1. Lý do chọn đề tài (Rationale)
Ngày nay nhu cầu sử dụng tiếng Anh để học tập, nghiên cứu, làm việc và sinh sống trong các điều kiện trong nước và quốc tế ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập nhanh sâu và mạnh như hiện nay nhu cầu ấy càng trở nên bức thiết đối với không chỉ riêng mỗi cá nhân mà mà còn của cả dân tộc.
Những nhu cầu việc dạy và học ngoại ngữ đó đòi hỏi phải có một sự thay đổi toàn diện trong tất cả các cấp học, ngành học, tài liệu,cơ sở vật chất, phương pháp, thái độ động cơ của tất cả mọi đối tượng tham gia vào quá trình dạy và học ngoại ngữ, cụ thể ở đây là Tiếng Anh. Đứng trước những đòi hỏi đó, bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 theo quyết định số 1400/QĐTTg ngày 30/9/2008. Đề án đã đưa ra mục tiêu chung là “đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” “nhằm đến năm 2020 đa số các thanh niên Việt Nam có thể đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Để thực hiện được mục tiêu đó, bộ giáo dục và đào tạo đã tiến hành nhiều biện pháp cụ thể, trong đó đổi mới sách giáo khoa là một trong những giải pháp giúp cho việc dạy và học tiếng Anh có nhiều biến đổi tích cực.
Bộ sách Tiếng Anh 10 mới là một trong những tài liệu đang được thực hiện dạy thí điểm ở một số trường THPT trên toàn quốc. Trong bộ sách điểm khác biệt nổi bật so với bộ sách cũ là có phần Project hay còn được gọi là bài tập lớn hay bài tập dự án sau mỗi đơn vị bài học.
p và c) phỏng vấn học sinh. Giới hạn phạm vi nghiên cứu (Scope of the study) Như đã trình bày ở trên, nghiên cứu này chỉ giới hạn ở mục đích tìm ra thái độ của các em đồng thời xem đường hướng này có hiệu quả ở mức độ nào . Số lượng mẫu nghiên cứu (participants) khá hạn chế, là những học sinh lớp tiếng Anh thí điểm do người nghiên cứu đồng thời là giáo viên trực tiếp giảng dạy. Do đó sự khái quát hóa không nằm trong phạm vi của nghiên cứu này. Tầm quan trọng của nghiên cứu (Significance of the study) Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc học thông qua các bài tập dự án không đem lại hiệu quả và học sinh không hào hứng với đường hướng mới này (Felix,1999; Levy, 1997). Hơn thế nữa người thực hiện phải rất cẩn trọng để tránh những vấn đề có thể phát sinh như là sự chủ động tham gia của những người thực hiện dự án, quá trình đánh giá, thời gian thực hiên,... Để làm rõ những băn khoăn kể trên, nghiên cứu này đưa ra những hiểu biết cần thiết về việc học tập thông qua các bài tập lớn, tính ứng dụng của nó đối với các môn khoa học nói chung và môn tiếng Anh nói riêng trong bối cảnh dạy và học ở Việt Nam hiện nay. Quan trọng hơn là những phát hiện của nghiên cứu này sẽ giúp người nghiên cứu và các giáo viên tiếng Anh có những cách thức áp dụng đường hướng này một cách phù hợp nhằm nâng cao khả năng ngôn ngữ của học học sinh. Cấu trúc của đề tài (Structure of the study) Nghiên cứu gồm ba phần: Phần một: Lý do chọn đề tài: Giới thiệu những cơ sở chung của nghiên cứu như: mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,... Phần hai: Nội dung Cơ sở lý luận: Giới thiệu tổng quan về lich sử nghiên cứu của vấn đề, tóm tắt kết quả nghiên cứu của vấn đề có liên quan đến các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Cơ sở thực tiễn: Khái quát đặc điểm tình hình của đơn vị, trình bày toàn bộ những phân tích số liệu để đưa ra các câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đặt ra nhằm đạt được mục đích của nghiên cứu. Đưa ra các biện pháp chính để giải quyết vấn đề. Là ý kiến thảo luận về kết quả nghiên cứu, tác dụng của nghiên cứu Phần ba: Kết luận và kiến nghị: Trình bày những ý kiến kết luận, và những hạn chế cơ bản, các kiến nghị của nghiên cứu này cũng như các gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo. Cuối cùng là phần tài liệu tham khảo đã được sử dụng trong nghiên cứu này kèm theo những minh chứng, phiếu ghi chép, cùng những sản phẩm mà người thực hiện thu thập trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. PHẦN HAI: NỘI DUNG Cơ sở lý luận Phương pháp học tập thông qua dự án/ bài tập lớn (Project-based learning- PBL) Có rất nhiều định nghĩa về đường hướng dạy học thông qua dự án/ bài tập lớn. Mỗi định nghĩa hướng tới một khía cạnh mà tác giả muốn hướng tới. Carter và Thomas (1986, p.196) cho rằng học tập thông qua dự án/ bài tập lớn cần ba điều kiện: Có một vấn đề cần giải quyết (venue), có sự tự kiểm soát, điều chỉnh giữa các thành viên (inter-disciplined characteristic) và sự tự giác tham gia của người học (students’autonomy). Theo các học giả trên để đảm bảo được ba điều kiện trên mỗi bài tập lớn phải có những đặc điểm sau: Diễn ra bên ngoài lớp học. Các chủ đề chủ điểm của dự án/ bài tập lớn phải nằm trong chương trình môn học. Người học phải tự đặt ra kế hoạch và mục tiêu cần đạt được sau khi hoàn thành dự án. Theo Moss, D. và Duzer, V.C. (1998) thì phương pháp học thông qua bài tập lớn là một đường hướng mang tính hướng dẫn cao. Giáo viên phải tạo tình huống cho người học bằng cách nêu ra vấn đề mà học sinh cần giải quyết hoặc đưa ra một mô hình sản phẩm mà học sinh cần phải làm được sau khi hoàn thành dự án. Do đó điểm quan trọng nhất của đường hướng này là có thể thấy rõ được, đo đạc được, một sản phẩm cụ thể hay một giải pháp tối ưu cho một vấn đề cụ thể. Theo Thomas,(2000) thì việc học tập thông qua các dự án có đặc điểm tổng quát nhất là dựa trên những nhiệm vụ cụ thể, những hoạt động cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định và sau khi kết thúc dự án sẽ đạt được một kết quả cụ thể. Nói một cách cụ thể hơn, dự án chính là những nhiệm vụ phức tạp, dựa trên những nhiệm vụ khó hoặc những vấn đề khó khăn cần được giải quyết. Trong mỗi dự án, người thực hiện phải có được những kế hoạch, có nhiều cách thức giải quyết vấn đề, có sự lựa chọn và quyết định giải pháp phù hợp, những hoạt động cụ thể để giải quyết vấn đề đó. Một điều cần lưu ý rằng người hướng dẫn dự án phải cho những người thực hiện cơ hội để làm việc một cách tự chủ, một khoảng thời gian hợp lý và giúp họ hình dung ra sản phẩm mà họ cần phải đạt được là gì. Mỗi học giả có một cách định nghĩa về PBL khác nhau nhưng họ đều rút ra những đặc điểm chung của đường hướng này như sau: PBL phải nằm trong chương trình học. PBL phải trọng tâm và các câu hỏi, các vấn đề đặt ra cần được giải quyết nhằm trong chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học. PBL giúp cho học sinh tự thấy được những tiến bộ của mình trong quá trình thực hiện và hoàn thành các dự án. PBL phải do học sinh tự thực hiện. PBL phải có tính thực tiễn, không chỉ là những lý thuyết suông trong sách vở.. Để thực hiện nghiên cứu này chúng tôi đã dựa trên khung lý thuyết mà các học giả trên đưa ra vì đây là những lý thuyết đã được chứng minh qua thực tế nghiên cứu và đã được công nhận tại các hội thảo uy tín trên thế giới. Đồng thời chúng tôi cũng đã chọn những khung lý thuyết sát với thực tế nghiên cứu của mình. Các loại dự án/bài tập lớn áp dụng trong trường học Ông Sarah North (1990) đã phân dự án ra làm 4 loại chính: Dự án cộng đồng (Community Projects): Là những dự án mà học sinh từ cộng đồng nơi các em đang sống. Phương pháp chủ yếu để giải quyết dạng bài tập lớn này là: Quan sát, lập bảng hỏi, quan sát và ghi chép. Dự án điển cứu (Case studies): Là những dự án mà học sinh phải giải quyết một vấn đề điển hình nào đó. Trong dự án này học sinh sẽ được cung cấp những thông tin số liệu cụ thể (có thể là những số liệu thực tế hoặc giả định) Dự án thực tiễn (Practical projects): Là những dự án mà trong đó học sinh phải tiến hành một công việc cụ thể ví dụ như tạo ra được một bản thiết kế, xây dựng một mô hình, tiến hành một thí nghiệm hoặc tạo ra một sản phẩm có thực trong cuộc sống. Dự án thư viện (Library projects): Là dự án mà nguồn thông tin sử dụng chủ yếu là từ các loại sách vở, báo tạp chí trong thư viện hoặc của cá nhân, các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc diểm điển hình của của kiểu dự án này là học sinh sẽ phải chọn một chủ đề cụ thể, tìm tất cả những tài liệu có liên quan, đọc và tổng hợp tìm phương án giải quyết dưới dạng thuyết trình hoặc dạng viết. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi đã áp dụng dạng dự án thứ 4. Lý do thứ nhất là thời gian của các em rất hạn chế. Lý do thứ 2 là xung quanh các em có rất nhiều nguồn thông tin sách báo, trong thư viện, của cá nhân cũng như ở trên các phương tiện truyền thông khác. Lý do nữa cũng rất quan trọng đó là kiểu dự án này tiết kiệm được chi phí đi lại tìm hiểu vấn đề và hơn hết là đảm bảo an toàn cho học sinh khi thực hiện nhiệm vụ mà không có sự giám sát trực tiếp của giáo viên. Những lợi ích của PBL Theo như học giả Gallacher (2004), PBL có những ưu điểm sau đây: Tăng động lực đối với nghười học Bốn kỹ năng ngôn ngữ đều được tích hợp Giúp cho người học tự giác và tự chịu trách nhiệm về việc học của mình Có kết quả sau quá trình thực hiện dự án Giúp học sinh có sự tiếp xúc với các tình huống thực tế Mối quan hệ tương trợ giữa các thành viên trong nhóm được thiết lập Nội dung và phương pháp tiến hành được giáo viên và học sinh thảo luận do đó tăng cường việc lấy người học và việc học làm trung tâm Tạo điều kiện cho học sinh có được sự hỗ trợ từ phía gia đình vào việc học. Do đó cha mẹ sẽ hiểu hơn về việc học tập của con mình ở trường Tạo cơ hội cho các em phá vỡ những thói quen học tập theo lối mòn và học tập theo một cách sáng tạo hơn Tình huống thực tiễn sẽ giúp các em có sự trải nghiệm, có kiến thức để trình bày một cách chính xác và trôi chảy. Những bất lợi của PBL Gallacher (2004) cũng đã chỉ ra những bất lợi của đường hướng này, đặc biệt là trong lớp học tiếng Anh chủ yếu dùng tiếng mẹ đẻ. Đường hướng dạy và học này cũng gặp nhiều trở ngại đối với lớp học có sự khác nhau về trình độ giữa các học sinh. Theo nhà nghiên cứu Thomas, (2000), có ba trở ngại lớn khi áp dụng PBL. Hai trong ba trở ngại đó có liên quan đến học sinh. Đó là một số học sinh không có khả năng làm việc theo nhóm và một số học sinh không có kỹ năng tiến hành các nghiên cứu mang tính khoa học như là đưa ra câu hỏi nghiên cứu, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, phân tích dữ liệu cũng như có những phản biện để bảo vệ ý kiến của mình. Tiến trình để tiến hành PBL Các bước tiến hành của một dự án được chia làm các giai đoạn khác nhau tùy theo từng học giả. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi đã chọn tiến trình của Gallacher (2004) vì nó gần gũi với thực tế nghiên cứu của chúng tôi. Học giả này đã chia tiến trình của PBL thành ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Định hướng và lên kế hoạch Mục đích của giai đoạn này là giúp học sinh xác định rõ được chủ đề của dự án và phát triển một kế hoạch thực hiện. Trong giai đoạn này giáo viên cần giúp học sinh đưa ra các câu hỏi cụ thể như: Trong dự án cần giải quyết vấn đề gì, gồm bao nhiêu phần? Dự án sẽ được tiến hành với hình thức như thế nào? Ai sẽ đảm nhận trách nhiệm gì? Thời gian tiến hành cho mỗi phần là bao nhiêu? Những nguồn tài liệu nào sẽ cần được sử dụng? Giai đoạn 2: Nghiên cứu và thực hiện dự án Trong giai đoạn này học sinh phải tiến hành nghiên cứu và đưa ra các hoạt động cụ thể như là: Xác định vấn đề, lĩnh vực nghiên cứu, gặp gỡ với các nhà chuyên môn, tìm kiếm tài liệu, đọc tài liệu, viết báo cáo vẽ, soạn thảo trên máy tính,...Trong giai đoạn này, giáo viên phải hỗ trợ các em về mặt phương pháp, ngôn ngữ, kinh nghiệm trong quá trình làm việc theo nhóm. Những gợi mở ỏ bài học trên lớp sẽ rất hữu ích cho các em trong những bài tập dự án mà các em tự tiến hành. Giai đoạn 3: Trao đổi kết quả Hoạt động này diễn ra khi các em đã hoàn thành dự án. Việc chia sẻ những kết quả mình nghiên cứu được có thể diễn ra dưới dạng thuyết trình giữa các thành viên trong nhóm hoặc giữa các nhóm. Sự đánh giá lẫn nhau (ngoài sự đánh giá của giáo viên) giữa các thành viên, trong nhóm hoặc giữa các nhóm có thể dựa trên các tiêu chí như nội dung, bố cục, ngôn ngữ diễn đạt hoặc thuyết trình. Quá trình đánh giá này có thể nhằm mục đích lấy điểm hoặc là để trao đổi kiến thức, đánh giá hiệu quả của dự án. Cơ sở thực tiễn Đặc điểm tình hình Khái quát chung về việc dạy và học tiếng Anh tại trường THPT Lý Nhân Trường THPT Lý Nhân có 8 giáo viên dạy tiếng Anh trong đó có 1 nam và 7 nữ nằm trong độ tuổi từ 25-40. Hầu hết các giáo viên đều có nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo chính quy, trình độ chuyên môn vững vàng, trong đó có 2 thạc sĩ và 6 cử nhân. Từ năm học 2015-2016 theo sự chỉ đạo trực tiếp của sở giáo dục và đào tạo Hà Nam, trường đã tổ chức cho học sinh lớp 10 thi tuyển để học Tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa thí điểm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nằm trong khuôn khổ của đề án ngoại ngữ 2020. Học sinh phải vượt qua bài thi năng lực tiếng Anh bao gồm cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết với số điểm trên trung bình mới được học trong lớp này. Số lượng học sinh mỗi lớp dao động từ 40-45 học sinh. Các giáo viên được phân công giảng dạy các lớp thí điểm này là những người có trình độ chuyên môn tốt, tinh thần trách nhiệm cao và có kinh nghiệm giảng dạy ít nhất là 5 năm. Như đã nêu ở trên, nghiên cứu này tiến hành trên 92 học sinh của hai lớp 10A5 và 10D1 trường THPT Lý Nhân năm học 2016-2017. Tất cả các em đã vượt qua kỳ thi năng lực, đảm bảo có thể thực hiện được các bài tập lớn mà giáo viên giao. Hơn nữa các em hầu hết sống ở địa bàn thị trấn, trong các gia đình có điều kiện, có ý thức học tập tốt và tinh thần trách nhiệm cao. Nhà trường có đầy đủ các cơ sở vật chất, tài liệu sách vở giúp các em học tập môn học một cách tốt nhất. Tóm lại, trường THPT Lý Nhân có đầy đủ cơ sở vật chất, học sinh và giáo viên đạt chuẩn để học theo chương trình sách giáo khoa thí điểm trong đó đường hướng học tập qua các bài tập lớn được giới thiệu. Vấn đề cần giải quyết Mặc dù các em học sinh tham gia vào nghiên cứu này về cơ bản có đủ năng lực ngôn ngữ để học chương trình sách giáo khoa thí điểm, các em vẫn còn có nhiều hạn chế về khả năng viết báo cáo và khả năng thuyết trình bằng tiếng Anh trước đám đông. Các giờ Speaking trên lớp không thể đáp ứng yêu cầu nâng cao kỹ năng thuyết trình cho tất cả các em do số lượng 45 học sinh với một lớp học tiếng là quá đông và thời gian 45 phút là quá ít cho kỹ năng nói. Với kỹ năng viết, giáo viên cũng chỉ có đủ thời gian dạy các em những nội dung mà sách giáo khoa yêu cầu, khó có thể hướng dẫn các em viết báo cáo bằng tiếng Anh quá trình mà mình đã thực hiện trong dự án. Hơn nữa với yêu cầu của việc học tiếng Anh ngày nay là để dùng tiếng Anh như một phương tiện giao tiếp, không chỉ đơn thuần như một môn khoa học, việc thuyết trình bằng tiếng Anh và viết báo cáo trở nên rất quan trọng trong xu thế của xã hội hiện nay. Để giải quyết vấn đề này chúng tôi đã áp dụng phương pháp học tập thông qua các bài tập dự án/ bài tập lớn nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cho học sinh trong các nhóm nhỏ. Cụ thể khả năng sử dụng tiếng Anh ở trong phạm vi nghiên cứu này là khả năng thuyết trình và khả năng viết báo cáo dưới dạng một bài văn (text). Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề trên Trong tuần đầu của năm học mới, giáo viên cho học sinh của hai lớp 10 D1 và 10 A5 học sách giáo khoa thí điểm nghiên cứu kỹ các chủ điểm, chủ đề trong các đơn vị bài học trong sách giáo khoa bao gồm những vấn đề chính như sau: Theme 1: Our lives Topics Family life Healthy lifestyles Entertainment Theme 2: Our environment: Topics: Cultural diversity Preserving the natural environment Eco-tourism Theme 3: Our society Topics: Serving our community Inventions that have changed our life. Gender and equality Theme 4: Our future Topics: New ways to learn Colonizing other planets Using the World Wide Web for learning Giáo viên hướng dẫn học sinh làm những bước sau: Học sinh tự chọn các bạn tạo nhóm theo sở thích, mỗi nhóm khoảng 5 học sinh. Các nhóm họp và bốc thăm chủ đề tương ứng với các chủ đề nêu trên. Từng nhóm họp thống nhất outline và nội dung theo chủ đề đã chọn Theo sự phân công, từng nhóm tìm thông tin về chủ đề có liên quan trên sách, báo, tạp chí, Internet,... nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể có liên quan đến chủ đề mà mình lựa chọn. Mỗi nhóm viết một bài khoảng 500 từ về nội dung được phân công bằng tiếng Anh bao gồm tóm tắt thông tin thu thập được và ý kiến của nhóm về những thông tin đó. Từng nhóm viết lại cảm tưởng học được gì về tiếng Anh qua quá trình làm bài tập này (Có ví dụ cụ thể). Trong phần này học sinh phải nêu rõ cả những khó khăn (nếu có) và cách khắc phục khó khăn. Tất cả đều phải viết bằng tiếng Anh. Giáo viên hướng dẫn học sinh các cách thức tiến hành một dự án, các bước tiến hành, sự phân công của các thành viên trong nhóm. Đồng thời giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết báo cáo, cách thuyết trình báo cáo của mình. Sản phẩm của các em cần phải nộp là một bản báo cáo kết quả của dự án mà nhóm mình đã thực hiện dưới dạng Words, một bản trang trình bày Power point vắn tắt quá trình thực hiện dự án, một video clip quay lại phần thuyết trình bằng tiếng Anh của cả nhóm. Trước khi nộp cho giáo viên các nhóm sẽ được phân công đánh giá chéo giữa các nhóm dưới dạng nhật xét và cho điểm. Giáo viên đánh giá dựa trên cách thức làm việc, bố cục của từng dự án và phương thức giải quyết vấn đề của từng dự án mà không quan tâm nhiều đến lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp đối với bài viết. Bài thuyết trình giáo viên chú ý nhiều đến tính thuyết phục của dự án thông qua cách trình bày có tự tin lưu loát hay không, trọng âm, ngữ điệu có hợp lý, cách giao tiếp với người nghe qua cử chỉ, điệu bộ. Thời gian thực hiện của mỗi dự án là 1 tháng. Sau khi hoàn thành xong dự án thứ nhất các nhóm nộp bài cho giáo viên kèm theo bản đánh giá chéo giữa các nhóm. Giáo viên xem các sản phẩm của các nhóm cùng bản đánh giá nhận xét và đưa ra những lưu ý chung nhất cho từng nhóm để rút kinh nghiệp cho các bài tập tiếp theo. Giáo viên phụ trách mời sự cộng tác của các giáo viên khác trong nhóm chuyên môn cùng nhận xét, đánh giá sản phẩm của các em. Các nhóm hội ý rút kinh nghiệm tìm ra những điểm đã làm được và chưa làm được và tiếp tục chuẩn bị cho các nhiệm vụ tiếp theo. Trong học kỳ 1 mỗi nhóm sẽ làm 3 bài tập lớn như vậy với 3 chủ đề khác nhau. 3.Các biện pháp thu thập số liệu Để thu thập số liệu chúng tôi đã dùng phiếu khảo sát trong đó có các tiêu chí để đánh giá một bài văn (text) và một bài thuyết trình (Presentation). Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá một bài text và một bài presentation nhưng chúng tôi xây dựng tiêu chí cho mình dựa trên những tiêu chí chung nhất của các nhà nghiên cứu và thực tế nghiên cứu. Phiếu khảo sát trên được phát cho các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau qua 3 dự án các em đã thực hiện. Chúng tôi đã lấy 8 nhóm ngẫu nhiên trong 20 nhóm nghiên cứu. Thu lại phiếu khảo sát và có kết quả như sau. Với phần viết gồm 8 tiêu chí đặt ra, các nhóm đã đạt được số tiêu chí qua các dự án theo bảng tổng hợp dưới đây. Nhóm Project 1 Project 2 Project 3 Một 4 6 7 Hai 5 6 8 Ba 4 5 7 Bốn 6 7 8 Năm 5 6 7 Sáu 5 7 8 Bảy 4 7 8 Tám 6 7 8 Với phần thuyết trình gồm 10 tiêu chí đặt ra, các nhóm đã đạt được số tiêu chí qua các dự án như bảng dưới đây. Nhóm Project 1 Project 2 Project 3 Một 6 8 10 Hai 5 8 9 Ba 4 7 9 Bốn 8 9 10 Năm 6 7 9 Sáu 5 6 8 Bảy 8 9 10 Tám 8 8 9 Ngoài ra sau khi các nhóm hoàn thành xong các dự án, chúng tôi đã lấy ý kiến của các em thông qua phiếu câu hỏi. Các em viết ý kiến của mình ra giấy trong thời gian 15 phút của tiết học cuối cùng của môn tiếng Anh trong học kỳ 1 Trong 92 học sinh tham gia vào đường hướng học tập này thì có 88 (95,6%) học sinh cho rằng hình thức học tập này rất thú vị, nó giúp các em có cơ hội tự tìm tòi, hỏi học về chủ đề mà mình chọn cũng như hiểu bết thêm về chủ đề của các bạn nhóm khác. Các học sinh này cũng cho rằng thông qua kiểu bài tập này kỹ năng viết và kỹ năng thuyết trình của các em được cải thiện rất nhiều. Vốn từ vựng về chủ đề được chọn tăng lên đáng kể và các em có cơ hội dùng những từ đó để thực hành nói và viết. Đặc biệt là các em thấy tự tin khi nói tiếng Anh vì mình đã chuẩn bị về chủ đề rất kỹ. Đa số em các em được hỏi đều cho rằng cách thức học tập này còn giúp các em nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thu thập tổng hợp tài liệu, kỹ năng làm việc trên máy tính và nhiều kỹ năng khác. Đa số cá em đều muốn tiếp tục được học tập thông qua các bài tập lớn như thế này ở các năm học tiếp theo. Kết quả nghiên cứu Trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra Đối với câu hỏi số 1: “Thái độ của các em đối với việc học tập qua các bài tập dự án/ bài tập lớn như thế nào?” Theo như bảng số liệu thu được qua phiếu khảo sát và phiếu lấy ý kiến của các em đã tham gia chúng tôi có thể đưa ra kết luận rằng đa số các em rất hứng thú khi được tham gia vào quá trình học tập qua các bài tập dự án. Các em học được nhiều kỹ năng và đặc biệt kỹ năng sử dụng tiếng Anh để nói và viết được cải thiện đáng kể. Hơn nữa, các em rất muốn được học thông qua đường hướng này ở các năm học tiếp theo. Đối với câu hỏi số 2: “Việc học tiếng Anh thông qua các bài tập lớn để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh trong các nhóm nhỏ có hiệu quả ở mức độ nào?” Qua sự khảo sát sơ bộ, ngưởi thực hiện nghiên cứu này đã thấy được những hiệu quả bước đầu của phương pháp học tập thông qua các bài tập lớn trong việc phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong các nhóm nhỏ. Phương pháp này cho các em sự độc lập, sáng tạo trong việc tìm hiểu kiến thức nền, chủ động trong việc sử dụng tiếng Anh như một phương tiện để tìm hiểu các vấn đề của đời sống xã hội. Quan trọng hơn là giúp các em tự tin trong việc
Tài liệu đính kèm: