II. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ
- Đặc điểm tình hình:
+ Thuận lợi, khó khăn:
Được sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu, sự hướng dẫn cụ thể của Hội
đồng bộ môn Sinh trong việc thực hiện phân phối chương trình, lập kế
hoạch giảng dạy.
Có sự phối hợp và hỗ trợ tích cực của các giáo viên trong tổ chuyên môn
để cùng xây dựng chuyên đề dạy học.
Cơ sở vật chất phục vụ dạy học được trang bị khá tốt.
Nội dung chương trình tuy có giảm tải nhưng vẫn còn rất nặng đối với
học sinh khối 12 đặc biệt là giai đoạn ôn thi cuối cấp.
Chương trình Sinh 11 được đưa vào ôn thi THPT Quốc gia.
+ Tình hình học sinh: Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập khá tốt tuy
nhiên còn một số học sinh chưa tự giác học tập đặc biệt là những em học sinh
khối 12 học lệch.iv
- Tên sáng kiến cải tiến: “Áp dụng hình thức Dạy học gắn với hoạt động sản
xuất kinh doanh tại địa phương nhằm rèn luyện kỹ năng sống và phát triển
năng lực học sinh khối 12 ở Chương V. Di truyền học người”.
chức hướng nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tạo điều kiện cho HS bộc lộ năng lực, sở trường, hứng thú của mình đối với một lĩnh vực, ngành nghề, công việc nào đó và thông qua đó giáo viên định hướng cho HS xác định con đường phát triển nghề nghiệp trong tương lai. 1.1.5. Về kiểm tra đánh giá: Với mục đích tạo điều kiện cho HS vận dụng kiến thức, nâng cao năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành phẩm chất, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, định hướng nghề nghiệp trong tương lai và tiến đến phân luồng HS sau trung học... nên nhà trường cần chú trọng đánh giá quá trình, trân trọng tính sáng tạo của HS, đánh giá vì sự tiến bộ của HS, với mỗi loại hoạt động, giáo viên đã xây dựng được những tiêu chí, cách đánh giá phù hợp. 1.2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Sinh học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương 1.2.1. Khai thác, sử dụng tài liệu về sản xuất kinh doanh để tiến hành bài học ở trường phổ thông a) Mô tả hình thức 10 Việc dạy học môn Sinh học với định hướng gắn với hoạt động giáo dục kinh doanh tại địa phương được thực hiện hoàn toàn trên lớp theo thời khóa biểu thông thường. b) Tiến trình Việc triển khai tổ chức dạy học theo hướng gắn giáo dục nhà trường với SXKD tại địa phương có thể được thực hiện theo tiến trình các bước: - Tìm hiểu cơ sở SXKD tại địa phương liên quan đến chủ đề/ bài học để lựa chọn nội dung dạy học, lập kế hoạch dạy học. - Sưu tầm, thu thập các tư liệu, số liệu, sự phát triển của ngành nghề sản xuất kinh doanh của địa phương tại các cơ sở SXKD, dịch vụ đưa vào nội dung bài học. - Tổ chức dạy học trên lớp, chú ý đến hoạt động học để HS được tiếp thu, vận dụng và thảo luận những vấn đề liên quan đến SXKD của địa phương. c) Ưu điểm, hạn chế và biện pháp giải quyết Phương án này tuy có tính khả thi nhưng khó đạt hiệu quả cao, đòi hỏi GV phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên chú ý tới nhiệm vụ gắn nội dung dạy học với hoạt động SXKD. d) Một số lưu ý Giáo viên cần xác định mức độ liên hệ, sử dụng tư liệu trong bài học để lựa chọn thích hợp. Vì thời gian trên lớp có hạn nên GV và HS phải chủ động chuẩn bị trước các tư liệu về sản xuất kinh doanh của cơ sở địa phương. 1.2.2. Tiến hành bài học tại cơ sở sản xuất kinh doanh a) Mô tả hình thức Theo phương án này, toàn bộ nội dung dạy học được thực hiện tại cơ sở SXKD. GV cần chọn những bài, nội dung phù hợp mà có thể thực hiện được tại cơ sở SXKD. Với phương án này, khâu chuẩn bị rất quan trọng. Một mặt, GV phải làm việc trước với cơ sở để chuẩn bị báo cáo, phương tiện dạy học; một mặt, GV phải hướng dẫn HS chuẩn bị đọc trước bài ở nhà và những việc cần làm khi thăm quan học tập tại cơ sở. Ngoài ra, sau buổi học tại cơ sở, GV cần kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung nội dung dạy học nếu thấy cần thiết. 11 b) Tiến trình - Giáo viên hướng dẫn HS chuẩn bị đọc trước tài liệu ở nhà - Giáo viên hướng dẫn HS những việc cần làm khi học tập tại cơ sở sản xuất kinh doanh. - Kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung nội dung học tập (nếu thấy cần thiết). c) Ưu điểm, hạn chế và biện pháp giải quyết Phương án dạy học này gắn với các nội dung liên quan đến ngành nghề SXKD có tác dụng cao nhất nhằm phát triển phẩm chất và năng lực HS, thông qua hoạt động có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau khi các em rời ghế nhà trường. Hạn chế là đòi hỏi GV phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên chú ý tới nhiệm vụ gắn nội dung dạy học với hoạt động sản xuất kinh doanh. GV phải tổ chức thật khoa học tất cả các khâu: từ việc đưa đón HS đi lại, giao nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của HS để có kết quả học tập mong muốn sau bài học. d) Một số lưu ý Với hình thức dạy học này, khâu chuẩn bị rất quan trọng. GV phải làm việc trước với cơ sở để chuẩn bị báo cáo viên, phương tiện dạy học đồng thời phải hướng dẫn HS chuẩn bị đọc trước bài ở nhà và những việc cần làm khi thăm quan học tập tại cơ sở. Ngoài ra, sau buổi học tại cơ sở, GV cần kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung nội dung dạy học nếu thấy cần thiết. 1.2.3. Tổ chức tham quan học tập tại cơ sở sản xuất kinh doanh a) Mô tả hình thức Với hình thức này, trên lớp GV vẫn giảng dạy bình thường, việc gắn với hoạt động SXKD chỉ chủ yếu thể hiện ở khâu dặn dò trước khi tổ chức thăm quan học tập tại cơ sở SXKD. Khi hướng dẫn HS thăm quan, học tập tại cơ sở, ngoài các nội dung thăm quan thông thường, GV phải hướng HS liên hệ các hoạt động ở cơ sở với những nội dung đã học. Qua đó vừa giúp HS hiểu rõ hơn nội dung học tập vừa thấy được ý nghĩa của việc học tập môn Sinh học. 12 b) Tiến trình - Tìm hiểu cơ sở SXKD tại địa phương liên quan đến chủ đề/ bài học để lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh, từ đó lập kế hoạch tham quan học tập. - Thực hiện hoạt động tham quan học tập tại cơ sở SXKD theo kế hoạch. c) Ưu điểm, hạn chế và biện pháp giải quyết Với hình thức dạy học này gắn với các nội dung liên quan đến ngành nghề SXKD có tác dụng cao nhất nhằm phát triển phẩm chất và năng lực HS, thông qua hoạt động có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau khi các em rời ghế nhà trường. d) Một số lưu ý Để đảm bảo tính khả thi và không ảnh hưởng nhiều tới kế hoạch giáo dục của nhà trường, GV nên sắp xếp giờ thăm quan, học tập vào các tiết thực hành (Bởi với điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hiện nay thì việc thực hiện dạy học các bài thực hành gặp rất nhiều khó khăn). 1.2.4. Khai thác và sử dụng tư liệu về SXKD để tổ chức triển lãm, xây dựng các chuyên đề học tập a) Mô tả hình thức GV hướng dẫn phân công HS khai thác và sử dụng tư liệu về SXKD thông qua tổ chức triển lãm, xây dựng các chuyên đề học tập; qua đó giúp HS hiểu rõ hơn nội dung và ý nghĩa của việc học tập môn học. b) Tiến trình - Tìm hiểu cơ sở SXKD tại địa phương liên quan đến chủ đề/ bài học để lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh, từ đó lập kế hoạch giáo dục/dạy học giao cho HS, nhóm HS thực hiện ngoài giờ học. - Tổ chức triển lãm hoặc báo cáo kết quả hoạt động của HS thông qua các buổi sinh hoạt lớp, chuyên đề hoặc câu lạc bộ học tập. - Sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm. 13 c) Ưu điểm, hạn chế và biện pháp giải quyết Khai thác và sử dụng tư liệu về SXKD để tổ chức triển lãm, xây dựng các chuyên đề học tập có tác dụng hình thành năng lực tự học và phát triển bản thân, thông qua hoạt động có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau khi các em rời ghế nhà trường. Tiết kiệm được thời gian, cơ sở vật chất hơn so với phương án dạy tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Hạn chế là đòi hỏi GV phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng liên hệ với cơ sở SXKD, tạo điều kiện cho HS thực hiện nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của HS để có kết quả học tập mong muốn sau bài học. d) Một số lưu ý Giáo viên cần liên hệ cơ sở SXKD, hướng dẫn các em cách thu thập tư liệu học tập. 1.2.5. Tổ chức nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh trung học a) Mô tả hình thức - HS phải chủ động sáng tạo thực hiện nghiên cứu khoa học từ bước chọn chủ đề cho đến bước xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu, phát biểu kết quả. - Tái cấu trúc và thực hiện nghiên cứu khoa học theo tình hình thực tế của HS và trường học. - Để đạt được hiệu quả học tập tối đa cần lựa chọn và sử dụng thời gian tiết học và địa điểm học tập phù hợp với đặc điểm của dự án. - Thông qua nghiên cứu của nhóm nhỏ để xây dựng kế hoạch hợp tác lẫn nhau, tuy nhiên cũng có thể tiến hành nghiên cứu riêng tùy thuộc vào điều kiện trường học. - Quá trình nghiên cứu khoa học được thực hiện trong một thời gian khá dài nên trong quá trình thực hiện thường kiểm tra nội dung tiến hành và động viên và đưa ra lời khuyên thích hợp. - Thông qua báo cáo và phát biểu miệng để HS rèn luyện khả năng phát biểu quá trình và kết quả nghiên cứu một cách hệ thống và bên cạnh đó hiểu kết quả nghiên cứu của người khác đồng thời nuôi dưỡng khả năng thảo luận về nội dung khoa học. 14 - Đối với những HS có năng lực vượt trội trong các lĩnh vực đặc biệt, cần chuẩn bị các chỉ đạo cá biệt hoặc các phương án giảng dạy đặc biệt ở đại học, khuyến khích tiếp tục theo đuổi dự án nghiên cứu mang tính cá nhân, kết hợp với các trường đại học hoặc các trung tâm nghiên cứu để sử dụng tích cực các hỗ trợ xã hội của khu vực như tiến hành quá trình R&E (nghiên cứu & đánh giá). b) Tiến trình - Lựa chọn chủ đề nghiên cứu mà mình quan tâm và có hứng thú, tìm các tài liệu có liên quan và chọn lọc vấn đề nghiên cứu cụ thể. - Sử dụng các tìm kiếm luận văn trong và ngoài nước để tìm các tài liệu cần thiết cho nghiên cứu. - Trình bày được tính quy tắc trong các hiện tượng tự nhiên, mối quan hệ giữa các hiện tượng đó, trình bày được các giả thuyết khoa học tạm thời về các hành động và sự kiện đã và sắp xảy ra. - Tiến hành quá trình xây dựng nghiên cứu bao gồm quá trình kiểm soát biến điều tiết các biến tổ chức và các biến kiểm soát có trong nghiên cứu. - Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, sử dụng các tài liệu có thể nhận được; để xác minh các câu hỏi đưa ra trong nghiên cứu thì cần đưa ra kết luận là đề cập xác định về giả thuyết đã được xây dựng. - Sử dụng các kết luận đạt được trong quá trình nghiên cứu từ đó thông qua quá trình quy nạp để khái quát hóa bằng cách thuật lại một cách tổng quát. - Trao đổi giao tiếp trong nghiên cứu khoa học: + Viết kết quả nghiên cứu bằng báo cáo, thông qua phát biểu miệng và áp phích để phát biểu kết quả nghiên cứu. + Hiểu được sự quan trọng của hợp tác và thảo luận chung trong nghiên cứu khoa học hiện đại và áp dụng được các phương pháp thảo luận cụ thể trong nghiên cứu khoa học. - Thực tế nghiên cứu khoa học: + Giải thích được thực tế nghiên cứu khoa học nổi tiếng trong lịch sử. + Tự tiến hành được toàn bộ quá trình nghiên cứu. 15 c) Ưu điểm, hạn chế và biện pháp giải quyết - Có năng lực cần thiết để nghiên cứu khoa học khi tiến hành nghiên cứu khoa học. - Thông qua việc hiểu quá trình nghiên cứu khoa học và tiến hành nghiên cứu khoa học chuyên sâu, nuôi dưỡng năng lực nghiên cứu nhà khoa học cần phải có. - Nuôi dưỡng khả năng trao đổi giao tiếp về quá trình và kết quả nghiên cứu của bản thân với người khác. - Nhận thức đúng đắn về ảnh hưởng của các hoạt động nghiên cứu khoa học đến sự phát triển của khoa học công nghệ và sự phát triển của xã hội. d) Một số lưu ý Thông qua NCKH HS học được bản chất của khoa học, khả năng nghiên cứu cần thiết và phương pháp viết báo cáo khi tiến hành nghiên cứu khoa học, đồng thời kết hợp với các nội dung học tập như Vật lý, Hóa học, Khoa học đời sống, Khoa học Trái Đất, Toán học để từ đó có khả năng tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu trong các lĩnh vực nghiên cứu của mình. Thông qua nghiên cứu thảo luận và điều tra để tìm kiếm chân tướng của khoa học và các lĩnh vực nghiên cứu khoa học; lấy trọng tâm là các hoạt động thí nghiệm, thực tập để tiến hành học tập kết hợp kỹ năng nghiên cứu và kỹ năng nghiên cứu tổng hợp với quá trình tiến hành nghiên cứu thực tế. Với tư cách là giai đoạn cuối cùng của nghiên cứu khoa học, các HS lựa chọn chủ đề mà mình quan tâm rồi thu thập các tài liệu phong phú và nghiên cứu khoa học để có cơ hội viết và phát biểu báo cáo kết quả nghiên cứu. Theo xu hướng nghiên cứu khoa học hiện đại, với cơ bản là hoạt động của nhóm nhỏ để hợp tác lẫn nhau và cung cấp kinh nghiệm nghiên cứu chung về giải quyết vấn đề; tuy nhiên cũng có thể tiến hành các dự án nghiên cứu theo mỗi cấp lớp hoặc các dự án nghiên cứu cá biệt phù hợp với đặc tính của HS và điều kiện hiện trường. 1.2.6. Giáo dục hướng nghiệp về ngành nghề sản xuất kinh doanh tại địa phương a) Mô tả hình thức 16 Giáo dục hướng nghiệp về ngành nghề SXKD tại địa phương những nội dung dạy học về ngành nghề SXKD ở địa phương để hướng nghiệp cho HS được học tại trường hoặc thực hiện tại cơ sở SXKD. b) Tiến trình - Tìm hiểu cơ sở SXKD tại địa phương liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh cần hướng nghiệp cho HS để lựa chọn nội dung day học, lập kế hoạch dạy học; cần sưu tầm, thu thập các tư liệu, số liệu, sự phát triển của ngành nghề SXKD của địa phương tại các cơ sở SXKD, dịch vụ. GV có thể liên hệ với cơ sở SXKD mời các kỹ sư, nghệ nhân cùng tham gia giảng dạy. Việc thực hiện có thể tại trường học hoặc tại cơ sở SXKD hoặc hình thức phối hợp. - Tổ chức dạy học trên lớp, hoặc tại cơ sở SXKD, chú ý đến hoạt động học để HS được tiếp thu, vận dụng và thảo luận những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, tương lai nghề nghiệp sản xuất và kinh doanh của địa phương, giúp HS có ý thức chọn nghề nghiệp sau khi học xong ở phổ thông. - Giao nhiệm vụ cho HS tự tìm hiểu một số vấn đề của cơ sở SXKD tại địa phương và mở rộng cho ngành nghề khác. c) Ưu điểm, hạn chế và biện pháp giải quyết HS phát triển các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy nghề, có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau khi các em rời ghế nhà trường. Hạn chế là đòi hỏi GV phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng, có kinh phí hoạt động, đòi hỏi sự liên hệ với cơ sở SXKD, tạo điều kiện cho HS thực hiện nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của HS để có kết quả mong muốn. d) Một số lưu ý Giáo viên nên liên hệ cơ sở SXKD, lập kế hoặc, mời kỹ sư, các nhà khoa học để nói về tương lại nghề nghiệp, giúp các em chọn nghề sau khi học xong phổ thông. 17 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Hiểu biết của giáo viên về dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương Trong đợt tập huấn tháng 12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo dành cho GV giảng dạy THPT ở khu vực Tây Nam Bộ, khi giảng viên phụ trách chuyên đề “Dạy học gắn với SXKD ở địa phương” phỏng vấn trực tiếp GV tham gia lớp học qua hệ thống câu hỏi: Thầy/cô hiểu như thế nào là dạy học gắn với SXKD tại địa phương? Thầy/cô đã áp dụng hình thức dạy học này bao nhiêu lần trong một khối lớp? Theo thầy/cô, khó khăn lớn nhất của hình thức dạy học này là gì? Câu trả lời của học viên chỉ dừng lại ở mức lồng ghép nội dung hướng nghiệp chung chung, liên hệ thực tiễn các ngành nghề, sản xuất kinh doanh khắp cả nước. Đa số học viên đều cho rằng “Dạy học gắn với SXKD tại địa phương” là phải tổ chức cho HS đến tham quan, học tập trực tiếp tại các cơ sở SXKD và khó khăn lớn nhất GV gặp phải là công tác liên hệ với cơ sở, chi phí tổ chức tham quan. Nhưng đây chỉ là một trong những phương pháp và hình thức tổ chức của nội dung dạy học gắn với SXKD tại địa phương. Tùy theo tình hình thực tế của nhà trường, đặc điểm hoạt động SXKD tại địa phương và đối tượng HS, GV có thể lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp, vừa tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn cho HS, vừa mang lại hiệu quả giáo dục. 2.2. Vài nét về hoạt động sản xuất kinh doanh tại các xã có học sinh học ở trường THPT Võ Thành Trinh Trường THPT Võ Thành Trinh đóng trên địa bàn ấp An Thuận, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Hằng năm, trường tuyển sinh vào lớp 10 đa số HS ở xã Hòa Bình, Hòa An, An Thạnh Trung, số ít HS ở Hội An và thành phố Long Xuyên (nguyện vọng 3). Hoạt động SXKD của những xã này thuộc huyện Chợ Mới rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực nhưng còn nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch đồng bộ, chủ yếu là kinh doanh cá thể hộ gia đình, số ít là công ty trách nhiễm hữu hạn. Nổi bật là các ngành nghề trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, xay xát gạo, làm gạch, đóng bàn ghế, tủ thờ, uốn tóc-làm móng-trang điểm, kinh doanh quầy dược và một số hoạt động sản xuất khác như làm khô cá tra, sản xuất dầu ăn từ mỡ cá Bên cạnh các lợi ích kinh tế đạt được cho người dân và góp phần làm giàu cho địa phương thì 18 vấn đề bảo vệ môi trường, an toàn lao động chưa được chú trọng, tiềm ẩn nguy cơ gây tổn hại sức khỏe và có khả năng làm biến đổi di truyền của người dân. 2.3. Thực trạng dạy và học chủ đề Di truyền học người Chủ đề Di truyền học người trong chương trình Sinh học 12 gồm có 2 bài (20,21) được phân phối dạy trong 2 tiết. Vì có trong nội dung thi THPT Quốc gia nên khi giảng dạy, GV chú trọng nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức về cơ chế các bệnh di truyền ở người, bệnh ung thư, bệnh AIDS, liệu pháp gen; rèn luyện kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm ở phần củng cố, luyện tập và hướng dẫn HS vận dụng kiến thức di truyền để tìm kiểu gen, tính tỷ lệ mắc bệnh ở thế hệ con. Đảm bảo nội dung kiến thức cho HS làm tốt bài thi THPT Quốc gia là một mục tiêu rất quan trọng đối với GV được phân công giảng dạy lớp 12 nên hầu hết GV chỉ tập trung giảng dạy kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm, ít dám mạnh dạn áp dụng các PPDH mới như dạy học dự án, dạy học vì cộng đồng, ít tổ chức các hoạt động học ngoài lớp học như hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Tôi nhận thấy thực tế hiện nay, học phải đi đôi với hành, tổ chức các hoạt động học tập “vừa học-vừa chơi” một cách hợp lý sẽ giúp HS lớp 12 khắc sâu kiến thức, giảm căng thẳng, có thêm cơ sở, sự tự tin lựa chọn nghề nghiệp. Đây là lý do tôi lựa chọn xây dựng chủ đề dạy học Di truyền học người thông qua phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS tìm hiểu các hoạt động SXKD gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và có khả năng gây biến đổi di truyền của người dân thuộc các xã Hòa Bình, Hòa An, An Thạnh Trung, Hội An thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. 19 CHƯƠNG II. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC 1. Mô tả chủ đề và xác định mạch kiến thức Chủ đề này gồm 2 đơn vị bài học có trong chương V. Di truyền học người – phần năm. Di truyền học – Sinh học 12. - Bài 21. Di truyền y học với mạch kiến: Bệnh di truyền phân tử, Hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST, Bệnh ung thư. - Bài 22. Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học với mạch kiến thức: Một số biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người như tạo môi trường trong sạch nhằm hạn chế tác nhân gây đột biến, tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh, liệu pháp gen; Một số vấn đề xã hội của di truyền học như tác động xã hội của việc giải mã bộ gen người, vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào, vấn đề di truyền khả năng trí tuệ, di truyền học với bệnh AIDS. Thời lượng: 2 tiết. 2. Tổ chức dạy học chủ đề 2.1. Mục tiêu 2.1.1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm “di truyền y học” - Nêu được khái niệm, nguyên nhân, cơ chế, hậu quả, cách phòng và chữa một số bệnh di truyền ở người như bệnh phêninkêtô, hội chứng Đao và ung thư. - Trình bày được các biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người. - Nêu được một số vấn đề xã hội của di truyền học. - Hiểu được vai trò của tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh. 2.1.2. Về kỹ năng - Rèn kỹ năng khai thác, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Rèn kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước tập thể lớp. - Rèn kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ. - Rèn kỹ năng tìm kiếm, xử lý thông tin 20 - Rèn kỹ năng làm việc độc lập. - Rèn kỹ năng quản lý thời gian và đảm trách trong hợp tác. - Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, đánh giá. - Rèn kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, biết sử dụng điện thoại smartphone vào mục đích học tập. 2.1.3. Về thái độ - Có hiểu biết bao quát về các hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương, lợi ích cũng như hạn chế của mỗi ngành nghề tìm hiểu được có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và di truyền của người dân. - Xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường chống tác nhân gây đột biến. - Có niềm tin khoa học, nâng cao ý thức bảo vệ di truyền của loài người. - Xây dựng động cơ học tập đúng đắn, định hướng lựa chọn nghề nghiệp. * ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG CHỦ ĐỀ. STT TÊN NĂNG LỰC CÁC KỸ NĂNG THÀNH PHẦN 1 Năng lực phát hiện v
Tài liệu đính kèm: