Một vài kinh nghiệm khai thác, sử dụng kênh hình SGK và ĐDDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh lớp 5

Một vài kinh nghiệm khai thác, sử dụng kênh hình SGK và ĐDDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh lớp 5

Chơi trò chơi: Tiếng anh là một môn học khó đối với học sinh. Vì nó là ngôn ngữ thứ hai, hoàn toàn xa lạ với học sinh. Hơn nữa, học sinh ít có môi trường để thực hành nó. Chính vì vậy, mà người giáo viên phải tạo cho các em một môi trường học tập thoải mái nhất, học mà chơi, chơi mà học. Việc tổ chức trò chơi trong tiết học Tiếng anh chính là chìa khóa giải quyết vấn đề này. Tùy vào mục đích tổ chức để giáo viên lựa chọn loại trò chơi, thời gian chơi, cách thức chơi sao cho phù hợp, vừa giúp học sinh hứng thú mà giáo viên đạt được mục đích dạy học. Thông thường, trò chơi được dùng trong phần khởi động, phần kiểm tra từ vựng và phần cũng cố bài. Giáo viên nên thiết kế trò chơi hấp dẫn, dễ chơi và hiệu quả.

 Đối với trò chơi khởi động vào bài, tôi thường thiết kế dạng trò chơi đơn giản, dễ chơi và lôi cuốn học sinh, nội dung trò chơi kết hợp kiến thức đã học đồng thời đưa nội dung liên quan đến bài mới để tạo ngữ cảnh dẫn dắt học sinh vào bài mới một cách tự nhiên. Các trò chơi tôi thường tổ chức cho học sinh chơi như: Slap the board (đập bảng), Kim’s Game (ghi nhớ nhanh), Nought and Cross (cờ ca rô).

 Đối với trò chơi cũng cố bài, tôi thường thiết kế dạng kích thích tính tư duy của học trò, giúp các em vận dụng được kiến thức bài học để chơi trò chơi. Các trò chơi cũng cố bài tôi thường sử dụng như: lucky numbers (con số may mắn), Bingo (chiến thắng).

 

doc 23 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1420Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một vài kinh nghiệm khai thác, sử dụng kênh hình SGK và ĐDDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học tích cực nhằm tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Đa số các em chưa mạnh dạn, tự tin trong việc thảo luận và đưa ra ý kiến của mình nhằm chia sẻ với bạn bè trong tiết học. Các em khó nhớ từ mới, cấu trúc ngữ pháp và khả năng vận dụng chưa tốt. Kĩ năng phản xạ của các em còn chậm,vì thế kết quả các giờ học tiếng Anh chưa cao.
 	Đặc biệt, các em học sinh chưa có thói quen nắm bắt nội dung qua tranh ảnh và đồ dùng học tập tốt.
Nguồn đồ dùng dạy học tự làm để phục vụ dạy học còn hạn chế. 
Trước khi áp dụng các giải pháp và biện pháp của sáng kiến vào giảng dạy, tôi tiến hành khảo sát học sinh khối 5 và có kết quả như sau (đầu năm học 2018-2019):
	+ Tổng số học sinh được khảo sát: 57 em.
	+ Khảo sát 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Lớp
TS
HS
Hiểu và vận dụng kiến thức vào thực hành các kĩ năng
27
Kĩ năng nghe
Kĩ năng nói
Kĩ năng đọc
Kĩ năng viết
5A
HTT
(SL, %)
HT
(SL, %)
CHT
(SL, %)
HTT
(SL, %)
HT
(SL, %)
CHT
(SL, %)
HTT
(SL, %)
HT
(SL, %)
CHT
(SL, %)
HTT
(SL, %)
HT
(SL, %)
CHT
(SL, %)
7
26
15
55.5
5
18.5
5
18.5
19
70.4
3
11.1
8
29.6
15
55.5
4
14.9
5
18.5
15
55.5
7
27
5B
30
8
26.7
16
53.3
6
20
6
20
20
66.7
4
13.3
8
26.7
16
53.3
6
20
8
26.7
15
50
7
23.3
	Số liệu khảo sát cho thấy, đa số học sinh hai lớp 5A và 5B mới đạt mức hoàn thành các kĩ năng. Số lượng học sinh đạt mức hoàn thành tốt thấp. Học sinh đạt mức chưa hoàn thành chiếm tỉ lệ cao.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề	
Để khai thác, sử dụng kênh hình sách giáo khoa và đồ dùng học tập có hiệu quả trong giảng dạy bộ môn tiếng Anh lớp 5, tôi thực hiện các giải pháp và biện pháp sau:
Giải pháp 1: Nắm vững vai trò và nguyên tắc khai thác và sử dụng kênh hình sách giáo khoa và đồ dùng dạy học.
* Xác định vai trò của kênh hình SGK và ĐDDH.
 Kênh hình sách giáo khoa và đồ dùng dạy học trong chương trình dạy môn tiếng Anh 5 có nhiều vai trò, nhưng quan trọng có những vai trò sau:
- Tạo hứng thú và hiệu quả cho người học: Việc học sinh chỉ lắng nghe và chép bài là một phương pháp lỗi thời, ít được áp dụng ngày nay. Ngày nay học sinh là người chủ động tiếp thu kiến thức, giáo viên chỉ là người hướng dẫn giúp các em khám phá kiến thức. Chính vì vậy để tạo cho các em niềm hứng thú trong các tiết học là một việc làm cần thiết và quan trọng. Đặc biệt với đặc thù bộ môn tiếng Anh mới, khá xa lạ với các em nên việc làm cho các em thích thú là điều không dễ. Thực tế, việc sử dụng các kênh hình bắt mắt kết hợp với các đồ dùng học tập trên lớp như bảng tương tác làm cho tiết dạy trở nên sống động, khích lệ sự tò mò và tạo hứng thú cho người học cũng như phát huy tư duy tính sáng tạo của các em một cách rõ rệt.
Ví dụ: Khi dạy phần 3, bài: Unit 10: When will Sports Day be? - Lesson 3 – Part 1,2, 3 ( Tiếng Anh 5, tập 1), tôi khởi động bằng trò chơi có tên gọi Safe Driving (lái xe an toàn). Tôi chiếu hình ảnh, chia đội và hướng dẫn học sinh chơi:
Hai đội thay phiên nhau lựa chon con số, sau đó lắng nghe một đoạn băng và chọn đúng bức tranh mà đoạn băng nói tới, trả lời đúng thì giúp xe đội mình vượt qua được một chướng ngại vật. Xe đội nào về đích đầu tiên thì sẽ chiến thắng trò chơi. Trò chơi vừa giúp các em ôn lại kiến thức đã học ở các phần trước, vừa dẫn dắt các em vào bài mới đầy hứng khởi.
- Mang lại hiệu quả cho bài dạy: Giáo viên sử dụng tranh ảnh, đồ dùng học tập cho từng mục đích cụ thể, cho từng bài học cụ thể. Thông thường, trong chương trình sách Tiếng anh 5, chúng thường được sử dụng cho các mục đích sau: hỗ trợ tạo tình huống, ngữ cảnh cho hội thoại của bài mới; dạy ngữ liệu mới như dạy từ vựng, dạy các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; sử dụng để làm bài tập như dạng bài nối từ với tranh, dạng điền khuyết...; hay hỗ trợ khi tổ chức các trò chơi khởi động và kết thúc bài học.
Ví dụ: Để giúp các em làm bài tập nghe tốt, khi dạy bài: Unit 13: What do you do in your free time? Lesson 1 – part 4: Listen and tick (Tiếng Anh 5, tập 2), tôi chiếu từng hình ảnh của các câu trong bài nghe và đặt câu hỏi: What does she/ he do in her/his free time? ( She surfs the Internet.)...
Sau khi học sinh nhận biết hết tất cả các hoạt động của các nhân vật trong tranh, tôi cho học sinh nghe băng và tích vào bức tranh đúng. Đa số học sinh đã nghe và lựa chọn đúng đáp án.
* Nắm vững nguyên tắc khai thác kênh hình và đồ dùng dạy học.
 Để mang lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng hình ảnh sách giáo khoa và đồ dùng dạy học, giáo viên cần nắm rõ nguyên tắc cũng như tiến trình khai thác và sử dụng của nó. 
- Xác định được mục đích sử dụng: trả lời cho các câu hỏi dùng để làm gì? dùng như thế nào?...Nếu dùng để giới thiệu ngữ liệu mới thì giáo viên khai thác các tranh ở phần đầu tiên của bài, và trong đó có sự chọn lựa để giới thiệu từ mới hay cấu trúc mới. Như chiếu tranh và đặt các câu hỏi: What is it? Who are they? What are they doing?...Dùng để dạy từ mới thì thường ở mục “point and say”, giáo viên dùng tranh ngay trong bài nếu dạy bằng máy chiếu hoặc bảng tương tác, nếu dạy thường thì giáo viên chuẩn bị tranh ảnh trước và chiếu cho học sinh khi dạy. Làm tương tự khi dạy các kĩ năng, làm bài tập hoặc trò chơi.
- Đồ dùng trực quan phải mang tính khoa học, sư phạm và có thẩm mĩ, tránh làm một cách hình thức. Phải cẩn thận, chu đáo có sự đầu tư kỹ cả về hình thức và nội dung. Cách bố trí, tạo hình dáng của đồ dùng trực quan phải đẹp, rõ ràng và nêu được vấn đề cụ thể. Không dùng nhiều màu sắc lòe loẹt, khó nhìn và mất mĩ quan.
- Sử dụng đúng mục đích, đúng thời điểm và đúng vị trí. Sử dụng vào thời điểm cần thiết nhất để cung cấp kiến thức và khai thác thông tin. Sự xuất hiện đúng lúc làm tăng thêm thế mạnh của kênh hình, nhất là trong sự háo hức chờ đợi của học sinh. Tìm vị trí để giới thiệu các kênh hình một cách hợp lý nhất. Đặt nơi vị trí học sinh dễ quan sát, có đủ ánh sáng và không bị khuất tầm nhìn. Khi thấy không cần thiết thì cất ngay để không bị nhiễu, làm học sinh mất tập trung.
	- Sử dụng đồ dùng dạy học dễ làm, phổ biến và phù hợp với trình độ, lứa tuổi và môi trường học tập của các em học sinh. Đồ dùng dễ làm, giáo viên sẽ thuận lợi để sử dụng thường xuyên hơn, học sinh cũng dễ dàng hiểu được vấn đề giáo viên đưa ra. Không nên sử dụng hình ảnh, đồ dùng xa rời thực tế, không gần gũi với môi trường sống của các em cũng như không đúng mục đích bài học làm cho các em không hứng thú, không hiểu bài.
Giải pháp 2: Nắm vững quy trình khai thác kênh hình và sử dụng đồ dùng dạy học
- Xây dựng mục tiêu bài học: Xác định mục tiêu cần đạt của bài học, xây dựng hệ thống hình ảnh, đồ dùng dạy học cần sử dụng và chú ý sắp sếp chúng theo từng hoạt động của bài dạy trong thiết kế bài dạy của mình.
Ví dụ: Khi dạy bài: Unit 6: How many lessons do you have today? Lesson 1 – Part 123 (Tiếng Anh 5, tập 1), tôi xây dựng mục tiêu bài học: học sinh hỏi và trả lời được số môn học trong ngày. ĐDDH đối với giáo viên: SGK, máy tính, đĩa nghe, tranh ảnh... ĐDDH đối với học sinh: SGK,TKB
(Tranh dạy phần 2: Point and say)
- Chuẩn bị đồ dùng và phương tiện dạy học phù hợp: Sau khi xác định được mục tiêu bài học, giáo viên cần biết được chuẩn bị đồ dùng gì và để dạy cái gì. Sử dụng tốt đồ dùng và phương tiện dạy học sẽ giúp cho giáo viên có thể thu hút sự chú ý, say mê và phát huy tối đa tính tích cực, năng động, sáng tạo hơn của học sinh trong học tập. Đối với môn tiếng Anh lớp 5, thông thường giáo viên cần chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện dạy học như: Phương tiện nhìn: gồm tranh ảnh, các vật thật, con rối Phương tiện nghe: đài, đĩa, băng ghi âm, file nghe Phương tiện nghe - nhìn: máy chiếu, bảng tương tác, máy tính...
- Đưa ra hệ thống câu hỏi để khai thác hết các khía cạnh tích cực của hình ảnh: Hệ thống câu hỏi và cách thức khai thác của giáo viên có tác dụng định hướng để học sinh tư duy, làm việc tích cực với các hình ảnh, chủ động nắm bắt và ghi nhớ kiến thức theo đúng mục đích cần đạt của bài học. Đặc biệt phải luôn có phương án điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp. Các câu hỏi thường được sử dụng như: What is it? Who is/ are he/she/they? What is/are he/she/they doing?... 
Ví dụ: Khi dạy bài: Unit 4: Did you go to the party? – Lesson 2 – Part 1: Look, listen and repeat (Tiếng Anh 5, tập 1), tôi chuẩn bị các câu hỏi để tạo ngữ cảnh và giới thiệu từ, cấu trúc mới như sau:
Hệ thống câu hỏi
Gợi ý trả lời
Who are they? (picture a)
What did Peter do at the party? (picture b) 
And what did Peter do at the party? (picture c) 
They are Quan and Peter.
Ate a lot of food.
Sang and danced happily.
- Dựa trên hệ thống câu hỏi, tổ chức để học sinh được trình bày ý kiến của mình với nhóm bạn hoặc với lớp. 
Điều này hết sức quan trọng trong việc tạo niềm tin cho học sinh, giúp học sinh mạnh dạn trong việc trình bày những kiến thức mà mình nắm được. Từ đó giúp giáo viên đạt được mục tiêu đề ra và có được những điều chỉnh phù hợp với đối tượng học sinh.
- Cuối cùng học sinh tiến hành vận dụng, thực hành và lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
Sau khi giáo viên thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình khai thác kênh hình SGK và ĐDDH, học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh, hiệu quả và không căng thẳng mệt mỏi.
Giải pháp 3: Cách thức khai thác, sử dụng kênh hình và đồ dùng dạy học vào các hoạt động dạy học.
* Tạo ngữ cảnh, giới thiệu ngữ liệu mới: Kênh hình SGK và đồ dùng dạy học hỗ trợ tạo tình huống, ngữ cảnh cho hội thoại của bài mới giúp học sinh làm quen và dẫn dắt vào từ mới và cấu trúc mới của bài. Đối với những bài học mà hình ảnh rõ ràng, dễ hiểu và sát với nội dung bài học thì giáo viên nên sử dụng ngay hình ảnh từ sách giáo khoa để dạy tránh mất thời gian và lãng phí. Còn đối với những bài học mà có nội dung sát với thực tế đời sống xung quanh học sinh và có các đồ dùng dễ kiếm thì giáo viên nên chuẩn bị thêm các vật thật như các loại trái cây, củ quả...nhằm tăng tính sinh động cho tiết học. Hay cho các em xem một đoạn video liên quan đến bài học chắc chắn sẽ tạo hứng thú cho các em cũng như dẫn dắt bài thành công. 
Ví dụ 1: Khi dạy bài hỏi và trả lời địa chỉ nơi bạn sống, tôi sử dụng hình ảnh ở sách giáo khoa để chiếu cho các em xem và đặt câu hỏi dẫn dắt khai thác cấu trúc mới: - Where do you live? + I live in flat 18 on the second floor of Hanoi Tower.
Unit 1: What’s your address? Lesson 1 – P1
Ví dụ 2: Khi dạy bài: Unit 18: What will the weather be like tomorrow? Lesson 1 – Part 1: Look, listen and repeat, tôi cho các em xem một đoạn video về dự báo thời tiết đã chuẩn bị và đặt các câu hỏi gợi mở: What’s the weather like? (It’s sunny) What will the weather be like tomorrow? (It will be rainy)...
* Dạy từ mới và kiểm tra từ mới: Dạy từ mới là một trong những nội dung chính của bộ môn tiếng Anh nói chung và tiếng Anh lớp 5 nói riêng, việc dùng tranh ảnh để dạy từ mới là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Học sinh vừa dễ ghi nhớ từ, vừa tạo hứng thú khi học mà không bị nhàm chán. Thường mỗi tiết học, giáo viên dạy cho các em 4 – 5 từ mới. Giáo viên sử dụng hình ảnh được thiết kế ở trong SGK để chiếu cho các em khi dạy từ mới với điều kiện nhà trường có máy chiếu hoặc bảng tương tác...Còn đối với các trường cơ sở vật chất chưa được trang bị máy chiếu thì giáo viên làm đồ dùng dạy học bằng cách in tranh để dạy từ mới cho học sinh. Từ năm học 2016 – 2017, trường Tiểu học Hà Huy Tập đã được trang bị bảng tương tác kết hợp sách mềm để giảng dạy môn tiếng Anh, nên việc kết hợp sử dụng kênh hình SGK khi dạy từ mới rất hiệu quả và tạo nhiều hứng thú cho các em. Dưới đây là một số ví dụ minh họa sử dụng hình ảnh để dạy từ vựng:
	Ví dụ: Khi dạy về các hoạt động hàng ngày, ở bài: Unit 2: I always get up early. How about you? Lesson 1 – Part 2: Point and say (Tiếng anh 5 tập 1), tôi chiếu hình ảnh của từng hoạt động ở SGK và dạy các từ tương ứng:
Brush my teeth do morning exercise cook dinner watch TV
	Dạy một số căn bệnh phổ biến, ở bài: Unit 11: What’s the matter with you? Lesson 1 – Part 2: Point and say (Tiếng anh 5, tập 2):
 Toothache earache sore throat stomach ache
	Sử dụng kênh hình SGK và đồ dùng dạy học còn là phương tiện hữu ích dùng để kiểm tra từ vựng mà học sinh đã học. Tôi thiết kế các dạng bài tập hoặc trò chơi giúp các em vừa hứng thứ, vừa dễ ghi nhớ từ mới. Các dạng bài tập và trò chơi như matching, slap the board, puzzle...
	Ví dụ 1: Bài tập: Matching (nối):
A
B
get dressed
do homework
wash your face
cook dinner
do morning exercise
	Sau khi dạy các từ về chủ đề hoạt động hàng ngày, tôi chiếu bài tập đã chuẩn bị sẵn. Bài tập nối các từ chỉ hoạt động ở cột A với các tranh mô tả hoạt động tương ứng ở cột B, cho học sinh trong lớp thay nhau lên nối cho tới khi hoàn thành bài tập. Học sinh đã rất hứng thú, thay nhau làm bài và nối đúng tất cả các từ đã học một cách tự nhiên mà không căng thẳng hay mệt mỏi.
	Ví dụ 2: Trò chơi: Slap the board (đập bảng). Là một dạng trò chơi kích thích tính năng động sáng tạo của học sinh. Tôi chiếu các tranh có nội dung tương ứng từ vựng đã học (thường có 4 – 5 tranh đã chuẩn bị sẵn). Chia lớp thành hai đội, mỗi đội 4 – 5 em. Đại diện thành viên của hai đội cùng nhau vỗ đúng vào tranh mà cô giáo đọc tên từ tiếng anh tương ứng với nội dung của bức tranh. Thành viên đội nào vỗ đúng và nhanh hơn sẽ ghi điểm cho đội mình. Lần lượt chơi như thế cho đến khi kết thúc trò chơi. Giáo viên công bố đội dành chiến thắng và tuyên dương. Kết thúc trò chơi, giáo viên chỉ tranh và cho cả lớp đọc lại từ tương ứng.
* Dạy các kĩ năng:
- Kĩ năng nghe: Kĩ năng nghe là một kĩ năng khó nhất trong bốn kĩ năng học môn ngoại ngữ. Nếu không có một phương pháp học hợp lí, người học sẽ gặp nhiều khó khăn và cảm thấy lo lắng chán nản. Giáo viên cần giúp các em ôn lại từ vựng và cấu trúc có trong bài nghe để giúp các em hoàn thành tốt bài tập nghe. Nên phần pre – listening rất quan trọng. Sách Tiếng anh lớp 5 được thiết kế rất thuận lợi cho dạy kĩ năng nghe. Vì đa số các bài nghe đề có hình ảnh minh họa cho bài nghe. Và giáo viên là người giúp đỡ các em khai thác tốt nội dung bài nghe qua các bức tranh trước khi mở đĩa cho học sinh nghe. Trước khi cho học sinh nghe và làm bài tập, tôi thường chiếu tranh và đặt các câu hỏi gợi mở và giúp học sinh ôn lại từ vựng và cấu trúc đã học có trong bài nghe. Chính vì vậy, đa số học sinh đều hoàn thành tốt bài tập nghe.
Ví dụ: Khi dạy Phần 4 - Listen and tick, Unit 15 “What would you like to be in the future?” (Lesson 1 - Tiếng Anh 5 – tập 2). Tôi chiếu tranh và đặt các câu: How many pictures are there? (9 pictures). Look at picture a: What would she like to be in the future? ( She’d like to be a nurse). Đặt câu hỏi tương tự cho cả 9 bức tranh. Sau đó, mở đĩa và cho học sinh nghe và chọn đáp án đúng.
- Kĩ năng nói: Kĩ năng nói là một trong bốn kĩ năng quan trọng của dạy học ngoại ngữ. Ngày nay, học tiếng Anh chú trọng tới kĩ năng giao tiếp của học sinh. Học sinh sử dụng kiến thức mình đã học để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Nên khi dạy, giáo viên không những dạy học sinh đọc được các từ đã học trong SGK mà giúp các em sử dụng câu từ đã học để sử dụng giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, giúp các em nói Tiếng anh càng nhiều càng tốt. Chính vì vây, mà sách Tiếng anh lớp 5 được thiết kế theo hướng kĩ năng giao tiếp. Dùng hình ảnh để gợi mở các em nói được các từ, câu, đoạn hội thoại, hoặc nói được một chủ đề xung quanh trong cuộc sống. Có hai dạng bài nói: nói có kiểm soát (phần point and say) và nói vận dụng (phần let’s talk). Đối với dạng bài nói ở phần 2 – point and say (lesson 1, 2), tôi chiếu tranh có sẵn ở sách Tiếng anh 5 và lần lượt dạy từ mới cho học sinh. Đối với dạng bài nói thứ hai, phần let’s talk, tôi chuẩn bị thêm tranh ảnh liên quan đến chủ đề đang học để giúp các em thực hành nói về bản thân mình hoặc những người xung quanh.
Ví dụ: Sau khi dạy xong Lesson 1, 2 Unit 17: What would you like to eat? (Tiếng Anh 5 – tập 2), tôi hướng dẫn luyện nói phần 3: Let’s talk cho học sinh như sau: Đầu tiên, tôi chiếu các hình ảnh lên màn hình, cho học sinh nói tên các món ăn, thức uống (an ice – cream, ). Sau đó, tôi cho các em thực hành với bạn hỏi và trả lời về thức ăn, đồ uống mình muốn và số lượng của chúng theo mẫu câu đã hoc:
What would you like to eat/drink? + I’d like.., please.
How many/ much do you eat/ drink everyday? + I eat/ drink..
- Kĩ năng đọc: Cũng như các kĩ năng khác, giáo viên cần giúp học sinh khai thác nội dung bài đọc qua tranh ảnh trước khi vào đọc bài và làm các nhiệm vụ một cách dễ dàng hơn. Có nhiều dạng bài tập đọc như đọc và tích đúng sai, đọc và trả lời câu hỏi, đọc và điền vào chổ trống Dù với dạng bài tập nào đi nữa thì phần trước khi đọc (pre – reading) đều rất quan trọng và cần thiết. Đa số các bài đọc đều được thiết kế kèm theo hình ảnh để thể hiện nội dung bài đọc. Giáo viên cần khai thác nội dung bài đọc thông qua hình ảnh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở như: who is he/ she? What does he/she like doing?...trước khi cho học sinh đọc bài và làm bài tập.
Ví dụ: Khi dạy Unit 13: What do you do in your free time? - Lesson 3, Part 4: Read and draw lines to match.
Trước tiên, tôi yêu cầu học sinh nhìn vào các bức tranh phía dưới và trả lời câu hỏi: Who are they? (They are Lien(1), Lien’s father (2) and Lien’s mother (3)). What do they do? ( go fishing (a), draw pictures (b), go hiking (c)).
Sau đó mới cho học sinh đọc bài và nối các câu với các bức tranh.
	- Kĩ năng viết: Tương tự, kĩ năng viết có nhiều dạng bài: trả lời câu hỏi, viết từ còn thiếu vào chỗ trống, viết một câu hoàn chỉnh hay viết một đoạn văn ngắn. Vì vậy, trước khi cho các em viết bài, giáo viên giải thích nhiệm vụ và yêu cầu của bài cho các em hiểu, sau đó gợi nhớ lại các nội dung có liên quan bằng cách khai thác chi tiết các bức tranh. Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi hướng đến nội dung bài viết, sử dụng những từ và các mẫu câu đã học. Sau đó giáo viên tổ chức cho các em viết theo nhóm hoặc cá nhân.
	Ví dụ: Khi dạy bài: Unit 9: What did you see at the zoo? Lesson 2 – Part 5: Write about your visit to the zoo (Tiếng Anh 5 – tập 1): Trước hết, tôi nêu yêu cầu bài: viết về chuyến tham quan của bạn tới sở thú. Sau đó, tôi chiếu tranh ở SGK:
	Và đặt câu hỏi gợi ý, học sinh trả lời: Where were you yesterday? (I was at the zoo).What animals did you see at the zoo?(I saw elephants/). What did the elephants/ do when you were there? (They sprayed water/). Cuối cùng mới cho học sinh tiến hành bài viết cá nhân, hoặc nhóm.
	- Chơi trò chơi: Tiếng anh là một môn học khó đối với học sinh. Vì nó là ngôn ngữ thứ hai, hoàn toàn xa lạ với học sinh. Hơn nữa, học sinh ít có môi trường để thực hành nó. Chính vì vậy, mà người giáo viên phải tạo cho các em một môi trường học tập thoải mái nhất, học mà chơi, chơi mà học. Việc tổ chức trò chơi trong tiết học Tiếng anh chính là chìa khóa giải quyết vấn đề này. Tùy vào mục đích tổ chức để giáo viên lựa chọn loại trò chơi, thời gian chơi, cách thức chơi sao cho phù hợp, vừa giúp học sinh hứng thú mà giáo viên đạt được mục đích dạy học. Thông thường, trò chơi được dùng trong phần khởi động, phần kiểm tra từ vựng và phần cũng cố bài. Giáo viên nên thiết kế trò chơi hấp dẫn, dễ chơi và hiệu quả.
	 Đối với trò chơi khởi động vào bài, tôi thường thiết kế dạng trò chơi đơn giản, dễ chơi và lôi cuốn học sinh, nội dung trò chơi kết hợp kiến thức đã học đồng thời đưa nội dung liên quan đến bài mới để tạo ngữ cảnh dẫn dắt học sinh vào bài mới một cách tự nhiên. Các trò chơi tôi thường tổ chức cho học sinh chơi như: Slap the board (đập bảng), Kim’s Game (ghi nhớ nhanh), Nought and Cross (cờ ca rô)...
	Đối với trò chơi cũng cố bài, tôi thường thiết kế dạng kích thích tính tư duy của học trò, giúp các em vận dụng được kiến thức bài học để chơi trò chơi. Các trò chơi cũng cố bài tôi thường sử dụng như: lucky numbers (con số may mắn), Bingo (chiến thắng)...
	Ví dụ: Trò chơi Nought and Cross (cờ ca rô). Khi dạy bài: Unit 13: What do you do in your free time ? Lesson 1 (Tiếng anh 5 – tập 2), tôi sử dụng trò chơi cờ ca rô cho phần khởi động. Trước hết, tôi nêu tên trò chơi và luật chơi, sau đó chia đ

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN 2018-19- Thai Ha.doc