Một số kinh nghệm về việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học tự làm

Một số kinh nghệm về việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học tự làm

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản:

Nếu dùng nguồn điện bằng pin thì cần tháo pin ra khi không sử dụng, để pin dùng được lâu hơn và không làm rĩ giá đỡ.

Sử dụng các đồ dùng đặc biệt đoạn dây, ống dây phải cẩn thận nhẹ nhàng tránh méo móp. Như vậy dụng cụ mới dùng được lâu.

Tóm lại bộ dụng cụ thí nghiệm của tôi có ưu điểm: đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng, rẻ tiền, tận dụng được một số dụng cụ có sẳn.

Đồ dùng này đảm bảo chính xác, khoa học. Đảm bảo an toàn cho người dạy và học, học sinh dễ dàng quan sát tiếp thu kiến thức của bài học. Có thể sử dụng trong nhiều tiết học, nhiều năm.

Ngoài ra giáo viên có thể dùng bộ dụng cụ này để hướng dẫn học sinh lớp 7 mắc sơ đồ mạch điền ở một số bài.

 

doc 20 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1113Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghệm về việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học tự làm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự học.
Chương trình thay sách giáo khoa, đổi mới phương pháp làm và sử dụng thí nghiệm một số nội dung còn quá tải, tạo áp lực học tập cho học sinh, các em học yếu lại càng yếu nên chán học.
Do một số giáo viên còn hạn chế về năng lực phương pháp giảng dạy, học sinh chưa hiểu. Hay một số không nhỏ giáo viên có đời sống kinh tế khó khăn, phải bươn chải với những công việc làm thêm để nuôi gia đình nên không có thời gian nhiều đầu tư cho bài dạy, và làm ra những sản phẩm dạy học đơn giản mà có hiệu quả, nên học sinh không hiểu bài.
Các nguyên nhân trên ít nhiều ảnh hưởng đến việc dạy học của giáo viên và học sinh.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
	Công tác giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ quan trọng được Đảng và nhà nước quan tâm và xem là quốc sách hàng đầu.
Nhưng càng ngày các dụng cụ càng hư hỏng và sử dụng không hiệu quả. Gây ảnh hưởng đến việc dạy và học của nhà trường cũng như chất lượng của học sinh. Vì một tiết học có thành công hay không, học sinh có hiểu bài hay không là nhờ việc gây hứng thú học tập ở học sinh.
	Krông Ana là một huyện có điều kiện kinh tế tương đối khó khăn, đa số nhân dân ở đây làm nghề nông là chính. Dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ lại nhiều. Giáo viên vẫn còn nhiều gia đình khó khăn, chưa có thời gian nhiều để đầu tư làm ra bộ dụng cụ tốt. 
	Để làm ra một bộ đồ dùng dạy học cần phải tốn nhiều tiền, mất nhiều thời gian và công sức. Mà kinh phí của nhà trường thì hạn chế. Nên giáo viên chỉ làm bộ đồ dùng khi có các cuộc thi là chính.
	Những yếu tố trên đều có ảnh hưởng nhiều đến công tác dạy và học ở các trường THCS.
3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp,biện pháp:
Để khắc phục tình trạng dạy chay, hoặc sử dụng dụng cụ không mang lại kết quả, không có tính khoa học.
	Giúp cho huyện nhà nâng cao chất lượng dạy và học nói chung và nâng cao chất lượng mũi nhọn cũng như các cuộc thi sáng tạo khoa học, hoàn thành chỉ tiêu giáo dục THCS.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
	 *Đối với Giáo Viên
Giáo viên cần hiểu các đặc tính kỷ thuật của các thiết bị thí nghiệm:
 Mỗi dụng cụ có những đặc tính kỹ thuật khác nhau, nên người sử dụng cần hiểu để sử lý và sử dụng tốt hơn . Trước khi tiến hành một nội dung thí nghiệm, ngoài phương pháp chung thì khâu quang trọng nhất là cần hiểu đặc điểm cấu tạo của dụng cụ.
 Khi tiến hành thí nghiệm, tức là đang xét trong điều kiện thực. Làm thực hành là để hiểu lý thuyết sâu sắc hơn, chứ không đối chọi với lý thuyết. Vì vậy trong nhà trường hàng năm có thể phát động thi đua làm đồ dùng dạy học cho các bộ môn . Làm đồ dùng cần phù hợp với nguyên lý khoa học và lý luận dạy học giúp học sinh tiếp thu kiến thức sâu sắc, bền vững và chính xác. Phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học mới, kích thích hứng thú học tập của học sinh. Đảm bảo nguyên tắc, bền chắc  Hình dáng, kết cấu, màu sắc phù hợp, dễ sản xuất, rẽ tiền
Phải tích cực hóa thí nghiệm trong dạy học Vật Lý:
 Thực hành là tích cực hóa việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Nên phải gây được hứng thú cho học sinh trong từng bước tiến hành thí nghiệm. Mở rộng bài thí nghiệm với các ứng dụng trong đời sống. Giáo viên phải hiểu dạy Vật Lý có thí nghiệm thì mới làm sáng tỏ kiến thức một cách đúng đắn, mới làm cho học sinh hiểu được mối quan hệ giữa Vật Lý và Kỹ Thuật, dễ hấp dẫn hơn dạy chay. Và nhờ đó phát huy được hoạt động tích cực của học sinh .
Giáo viên cần nắm được các thủ thuật khi thí nghiệm Vật Lý:
 Giáo viên cần phải chú ý đến đặc tính kỹ thuật, phải thử nghiệm thí nghiệm trước. Và đặc biệt để ý về bố cục của ánh sáng.Cần kiểm tra dụng cụ trước khi làm thí nghiệm. Và đôi khi thầy giáo phải cần lợi dụng ưu thế của sân khấu để che đi những lỗi của mình (đó là những sơ suất không lớn lắm)
Làm được một số thí nghiệm đơn giản, phù hợp với điều kiện hiện có:
 Trong chương trình Vật Lý THCS, ngoài các bài thí nghiệm được chỉ định tối thiểu và đã có các thiết bị đi kèm, thì rất nhiều nội dung chưa có dụng cụ. Điều đó đòi hỏi sự sáng tạo, tích cực của cả giáo viên và học sinh dể tạo ra những dụng cụ phục vụ nội dung bài học. Nên hàng năm trường học phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đây là hoạt động rất có ý nghĩa đối với giáo viên Vật Lý. Làm đồ dùng cần phải chắc chắn, thẩm mỹ và có độ tin cậy, sử dụng được nhiều nội dung mang tính sáng tạo cao .
 Chúng ta có thể tự làm một số đồ dùng dạy học, khá đơn giản nhưng hiệu quả giảng dạy tương đối tốt. Và nếu sản phẩm tự làm tuy không so sánh được thiết bị mua, nhưng chúng ta sẽ cảm thấy vui, vì đó chính là sự đầu tư suy nghĩ và công sức bỏ ra.
 *Đối với học sinh:
 -Ví dụ như bài thí nghiệm trên máng nghiêng (lớp 8): Giáo viên phải làm cho Học sinh hiểu được với độ dốc của máng nghiêng không lớn lắm, có khi thả bánh xa Mắc xoen nó không lăn xuống mà lăn ngược lên dốc. Vì bên trong của bánh xe khi đúc đã có một bọt khí lớn làm cho khối lược của một phía nhẹ hơn phía kia tạo nên một mômen quay. Nếu phần tạo nên mômen quay nằm sau và có độ lớn đáng kể thì làm cho bánh không lăn xuống dốc. Nếu Giáo viên không để ý thì khi tiến hành thí nghiệm sẽ rất lúng túng .
 - Ví dụ xét thí nghiệm của bài Vật Lý 9: Ứng dụng của nam châm. Mục I: Loa điện. Giáo viên phải làm cho Học sinh nắm được phương pháp tiến hành bài thực nghiệm . Bài này thực hiện dưới dạng biểu diễn của thầy với sự tham gia tích cực của Học sinh . Theo các bước: Giới thiệu dụng cụ thí nghiêm, mắc mạch điện, đặt tình huống cho Học sinh để chuyển quan sát sang nghe, vì loa điện dùng để nghe. Như vậy trong quá trình thí nghiệm, Giáo viên luôn đặt trong các tình huống tích cực, sẽ phát huy tốt bài giảng mà lượng thông tin mà học sinh thu nhận được nhiều, nhưng tiết học lại rất thú vị
 - Ví dụ khảo sát đường dặc trưng Vôn- Ampe của điện trở. Học sinh cần lưu ý một số kỹ thuật:
 + Kỹ thuật bố trí dụng cụ trong bài thí nghiệm theo quy tắc: Vào trái ra phải
 + Thủ thuật tiến hành thí nghiệm giả sai số: Nếu lựa chọn R hợp lý và cách thức đóng ngắt mạch điện đúng sẽ giảm sai số của phép đo.
 + Thủ thuật thực hiện thí nghiệm để phép tính toán đơn giản không sai số: Có thể dùng thêm biến trở điều chỉnh sao cho giá trị của I là số nguyên để cho giá trị U có thể chia hết khi thực hiện phép tính.
 + Thủ thuật xử lý dụng cụ: Tìm những đặc điểm mà dụng cụ có thể gây lỗi hoặc người thực hiện khó khảo sát để có phương án thực hiện dễ thành công nhất.
 - Giáo viên cùng Học sinh tự làm đồ dùng sau:
 +Lực kế lò xo
 +Làm chuông điện
 +Dụng cụ ứng dụng rơle nhiệt
 +Loa điện từ đơn giản
 Ví dụ để dạy bài 24, 26 Ứng dụng cưa nam châm, thì thầy và trò có thể làm điện kế đơn giản với các bộ phận : 
 Giá bằng gỗ, bảng đứng cài then có thể tháo ra được
 Ống dây
 Lõi sắt
 Dây mảnh không dãn
 Ròng rọc nhỏ
 Lò xo nhỏ
 Kim bằng nhôm mỏng
 Bảng chia độ bằng giấy 
 Trước tiên ta phải có ý tưởng dựa vào kiến thức của bài 24, sau đó là thiết kế, làm các bộ phận của dụng cụ, lắp ráp và kiểm tra dụng cụ, mở rộng phạm vi ứng dụng(chế tạo loa điện từ) 
* Giáo viên đặt một số câu hỏi để học sinh trả lời .
 Trao đổi, nói chuyện với Học sinh về vấn đề tiết học có dụng cụ và tiết học không có dụng cụ .
 +Về vấn đề làm một số dụng cụ sau:
 -Làm đàn tam thập lục cho bài nguồn âm của lớp 7.
 -Làm con ve ve bài độ to - cao của âm lớp 7.
 -Làm hộp to bằng bìa cứng cho bài thực hành nhận biết ánh sáng đơn sắc..lớp 9 
 +Về vấn đề sử dụng thí nghiệm như:
 Dạy học trích đoạn “Tìm hiểu mối quan hệ giữa hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện dòng điện chạy qua dây dẫn đó”(Vật Lí 9).
 Mục tiêu của thí nghiệm: Trả lời câu hỏi: “Giữa hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện dây dẫn đó có mối quan hệ không và nếu có thì mối quan hệ đó như thế nào?”.
 Tìm hiểu các dụng cụ thí nghiệm: Nguồn điện, vôn kế, ampe kế, dây dẫn, công tắc.
 Các bước tiến hành thí nghiệm:
 Mắc mạch điện gồm nguồn điện, dây dẫn và công tắc, vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, ampe kế đo dòng điện chạy qua dây dẫn.
 Thay đổi hiệu điện thế và đo cường độ dòng điện .
 Ghi lại giá trị cường độ dòng điện tương ứng với mỗi giá trị của hiệu điện thế vào bảng số đã chuẩn bị sẵn .
 Xử lí kết quả thu được từ TN: Từ bảng số liệu thu được, vẽ đồ thị biểu thị sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây. Từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ này. Đó chính là nội dung của định luật ôm: “Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây”.
 +Câu hỏi kiểm tra:
 Lớp 7: 1.Khi quay con ve ve, cái gì dao động phát ra âm? Quay thế nào âm phát ra trầm bỗng?(TN này bỗ trợ cho C7 của bài học)
 Trả lời: Khi quay con ve ve. Quay nhanh thì âm phát ra trầm, quay chậm âm phát ra bỗng..
 2.Trong thí nghiệm sự truyền âm của chất lỏng H 13.3 SGK âm truyền đến tai qua những môi trường nào?
 Trả lời:Âm truyền đến tai qua môi trường: rắn, lỏng, khí.
 Lớp 9: 1.Vẽ đồ thị biểu thị sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây. Từ đó rút ra mối quan hệ giữa I và U ?
 Trả lời: HS vẽ hình. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
Sau đây Tôi xin đưa ra một vài bộ đồ dùng dạy học mà Tôi và đồng nghiệp đã tự làm và hiệu quả của nó mang lại:
BỘ THÍ NGHIỆM ĐIỆN HỌC 7 – 9, ĐIỆN TỪ HỌC 9
I. Thông tin chung:
Trong thực tiễn giảng dạy bộ môn Vật lí THCS nói chung và bộ môn Vật lí 9 nói riêng Tôi nhận thấy bộ dụng cụ phòng thí nghiệm phần điện từ học sử dụng chưa hiệu quả lắm ở một số nội dung, có một số dụng cụ không có, gây ảnh hưởng đến hiệu quả dạy học, kích thích hứng thú học tập của học sinh chưa cao. Để gây hứng thú cho học sinh trong học tập và giúp học sinh hiểu bài, nhớ bài lâu hơn Tôi quyết định chọn ý tưởng thiết kế bộ dụng cụ thí nghiệm về “Tác dụng từ của dòng điện”. Cải tiến bộ dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
II. Công dụng(chức năng của ĐDDH tự làm): 
	Bộ dụng cụ này phục vụ giảng dạy cho hầu hết các bài phần điện học, điện từ học của lớp 9 và phần điện học của lớp 7. Sau đây tôi xin giới thiệu một vài thí nghiệm cụ thể.
	Đối với lớp 9:
	Bài 22. Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường/ trang 61 SGK
	Bài 25. Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện/ trang 68 SGK
	Bài 26. Ứng dụng của nam châm điện/ trang 70 SGK
	Bài 27. Lực điện từ/ trang 73 SGK
	Đối với lớp 7:
	Bài 22. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện/ trang 60, 61 SGK.
	Bài 23. Tác dụng từ, tác dụng hóa học sủa dòng điện/ trang 63, 64 SGK.
III. Quy trình thiết kế đồ dùng dạy học tự làm:
1.Nguyên tắc và cấu tạo:
Đồ dùng dạy học này bao gồm: Nguồn điện, biến trở, công tắc, ampe kế, vôn kế, kim nam châm, nam châm chữ U, la bàn, ống dây có lõi sắt – thép, đinh ghim, ống dây, đoạn dây AB, bóng đèn, dây đồng, dây sắt, bình đựng dung dịch CuSO4 có nắp nhựa gắn hai đầu thỏi than, các đoạn dây dẫn có chiều dài – tiết điện – vật liệu khác nhau, đèn LED, bảng điện đa năng.
	Công dụng của các bộ phận:
Nguồn điện: Có tác dụng cung cấp dòng điện để các thiết bị hoạt động.
Biến trở: Dùng để điều chỉnh điện trở của mạch và từ đó điều chỉnh cường độ dòng điện.
Công tắc: Dùng đóng ngắt mạch điện.
Ampekế: Đo cường độ dòng điện.
Kim nam châm, nam châm chữ U, la bàn: Phát hiện ra từ trường, để tạo ra từ trường, so sánh góc lệch khi cuộn dây có lõi sắt và không.
Ống dây có lõi sắt – thép, đinh ghim: Để biết từ tính của chúng khi ngắt dòng điện.
Ống dây, đoạn dây AB: Để biết được khi có dòng điện thì có hiện tượng gì xảy ra với ống dây ( nghiên cứu hoạt động của loa điện)
Bảng điện đa năng: Dùng làm giá để lắp ráp các dụng cụ cho tất cả các bài.
2. Nguyên vật liệu: 
Các chi tiết ở mục III.1 đều gồm 1 chi tiết.
Nguyên vật liệu gồm: Đồng, thép, sắt, nhựa, dây dẫn.
Cách làm:
Tận dụng một số dụng cụ đã có trong phòng TN.
Dùng dây đồng uốn thành một cuộn dây, đoạn dây AB, cắt lá thép thành hình nam châm, tạo giá đỡ trên bảng gỗ, cắt đoạn dây đồng- sắt.
4. Lắp ráp và bố trí ĐDDH tự làm:
	Mắc mạch điện như hình (22.1/61 SGK Vật lí 9). Các TN có cách bố trí tương tự nhau.
IV. Hướng dẫn, khai thác, sử dụng:
	Thí nghiệm 1: Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện lên kim nam châm
Ưu điểm: Dụng cụ của phòng TN do giá đỡ dây dẫn AB thấp phải dùng la bàn, góc nhìn không rõ, học sinh toàn lớp không quan sát được. Trong TN của tôi thì dùng kim nam châm thay thế cho la bàn, nên toàn lớp có thể quan sát được hiện tượng kim nam châm không còn song song với dây dẫn nữa một cách rõ ràng, các em sẽ tập trung vào bài và hiểu bài hơn.
	Thí nghiệm 2: Nghiên cứu sự nhiễm từ của sắt, thép.
	Ưu điểm: Đồ dùng ở phòng TN có kim nam châm. Ở TN của tôi dùng một thanh thép treo trên sợi chỉ mảnh, như vậy học sinh cả lớp quan sát được góc lệch của kim nam châm rõ ràng hơn so với dùng la bàn, các em dễ hình dung và rút ra kết luận.
Thí nghiệm 3: 
Ưu điểm: TN2 và 3 của phòng TN chỉ có 1 ống dây. Nhưng TN của tôi hai ống dây được đấu nối tiếp, lực từ sẽ mạnh hơn, gây được hứng thú học tập và tính tò mò của học sinh.
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ứng dụng của nam châm (hoạt động của loa điện)
Thí nghiệm 5: Nghiên cứu tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện ( lực điện từ)
Ưu điểm: TN này có đoạn dây dẫn AB mà trong phòng TN không có, thông thường giáo viên dạy bài này có thể dùng loa điện thay thế hoặc là dạy chay, không gây được hứng thú và tính tò mò của học sinh. Nói nhiều nhưng học sinh vẫn không hình dung được đoạn dây dẫn AB dịch chuyển như thế nào. Khi có đoạn dây học sinh sẽ biết lúc đầu đoạn dây dịch chuyển vào trong. Đảo chiều dòng điện đoạn dây sẽ dịch chuyển ra phía ngoài.
Thí nghiệm 6: Nghiên cứu tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện. Mắc mạch điện như H.22.1/60 và TN H.22.5/62 SGK Vật lí 7. Có thể dùng biến thế và hiệu điện thế lớn hơn để HS cảm giác độ nóng của bóng đèn và dây sắt tốt hơn, học sinh sẽ nắm được tác dụng nhiệt chắc chắn.
Thí nghiệm 7: Nghiên cứu tác dụng từ, tác dụng hóa học của dòng điện. Mắc mạch điện như H.23.1/63,H.23.3/64 SGK Vật lí 7. Đưa một đầu cuộn dây lại gần vụn sắt, đồng. Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra khi công tắc đóng và ngắt? Đưa kim nam châm lại gần một đầu cuộn dây và đóng công tắc xem có hiện tượng gì? Ở TN H.23.3/64 có thể dùng biến thế thay cho pin ( với hiệu điện thế lớn) thì hiện tượng đồng bám trên thỏi than nối với cực âm diễn ra nhanh và rõ ràng hơn.
V. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản:
Nếu dùng nguồn điện bằng pin thì cần tháo pin ra khi không sử dụng, để pin dùng được lâu hơn và không làm rĩ giá đỡ.
Sử dụng các đồ dùng đặc biệt đoạn dây, ống dây phải cẩn thận nhẹ nhàng tránh méo móp. Như vậy dụng cụ mới dùng được lâu.
Tóm lại bộ dụng cụ thí nghiệm của tôi có ưu điểm: đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng, rẻ tiền, tận dụng được một số dụng cụ có sẳn.
Đồ dùng này đảm bảo chính xác, khoa học. Đảm bảo an toàn cho người dạy và học, học sinh dễ dàng quan sát tiếp thu kiến thức của bài học. Có thể sử dụng trong nhiều tiết học, nhiều năm.
Ngoài ra giáo viên có thể dùng bộ dụng cụ này để hướng dẫn học sinh lớp 7 mắc sơ đồ mạch điền ở một số bài.
MÁY PHÁT ĐIỆN ĐƠN GIẢN
I. Thông tin chung:
	Lí do cải tiến: Trong đồ dùng dạy học của trường đã có máy phát điện xoay chiều nhưng với bộ đồ dùng ở trường học sinh chỉ nhìn thấy cuộn dây quay tạo ra dòng điện. Tôi thiết kế không chỉ mỗi cuộn dây quay mà có cả trường hợp nam châm quay. Tôi đã lấy ý tưởng từ việc sử dụng nguồn năng lượng gió và năng lượng thủy điện.
	Đồ dùng này tôi tiến hành cải tiến vận dụng sức gió và sức nước làm cho nam châm và cuộn dây quay thay vì sử dụng tác dụng quay tay.
II. Công dụng ( chức năng của đồ dùng dạy học tự làm):
	Với đồ dùng này ta có thể dạy được môn Vật lí lớp 9 ở các bài như:
+ Bài 28: Động cơ điện một chiều
+ Bài 33: Dòng điện xoay chiều
+ Bài 34: Máy phát điện xoay chiều
+ Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều.
+ Bài 38: Thực hành vận hành máy phát điện xoay chiều, máy biến thế.
III. Quy trình thiết kế đồ dùng dạy học tự làm:
Nguyên tắc và cấu tạo: 
Đồ dùng dạy học hoạt động dựa vào nguyên tắc hoạt động của máy phát điện: 
+ Khi cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín (nhờ vào sức nước) tạo ra dòng điện xoay chiều
+ Khi cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường (nhờ vào sức gió) tạo dòng điện xoay chiều. Ta biết rằng điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn đây dẫn kín là số đường sức tứ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biện thiên (do cuộn dây quay tròn hoặc nam châm quay tròn) thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây cũng luân phiên đổi chiều. Đó chính là nguyên tắc của máy phát điện xuay chiều.
- Đồ dùng dạy học gồm các chi tiết sau:
+Cuộn dây dẫn .
+Bộ góp điện.
+Thanh quét.
+Nam châm vĩnh cửu.
+Bộ truyền lực.
+Quạt gió.
+Quạt nước.
+Đèn led.
+Ampe kế.
+Vôn kế.
Nguyên vật liệu
+Tấm sắt dài khoảng 30cm 
+Hai trục thẳng đứng cố định có gắn ổ bi (có thể lấy vòng sắt ở phuộc nhún xe máy).
+Thanh sắt nằm ngang dài khoảng 15 cm.
+ Hai trục nằm ngang dài khoảng 10 cm – 15cm (lấy ở quạt hỏng)
+ Nam châm vĩnh cửu.
+ Hai cuộn dây dẫn.
+ Hai đèn led
+ Bảng Mêca.
+ Một quạt gió.
+ Một quạt nước.
+ Keo dán 502, búa, bạc đạn, máy hàn
Cách làm:
Sử dụng cuộn dây có sẵn trong phòng thiết bị.
Trên trục ngang thứ nhất ta bố trí bộ góp điện, cuộn dây rồi đến quạt gió.
Nối cuộn dây dẫn vào bộ góp điện, mắc vào hai đầu cuộn dây dẫn 10 đèn 
led (hai màu khác nhau) song song và ngược chiều nhau.
Ta gắn vít mắc bảng mêca trên vào trục ngang thứ hai, đầu còn lại mắc 
vào đó một buli. 
Bắt vít quạt nước với một buli có đường kính lớn hơn. Vít cố định bộ phận
này vào tấm đế sao cho quạt nước quay ra ngoài.
Trên hai trục thẳng đứng cố định ta lắp các ổ bi để đỡ hai thanh ngang.
Hàn hai trục cố định trên tấm đỡ (ta phải bố trí các trục cho phù hợp) để bố
trí hai trục ngang.
Hàn thanh sắt nằm ngang để giữ hai thanh sắt.
Lắp ráp và bố trí đồ dùng dạy học tự làm:
Cách lắp ráp:
Đặt thanh ngang có cuộn dây vào phía có trục thẳng đứng, lắp đặt sao cho khớp với ổ bi. Bố trí sao cho quạt gió nằm phía ngoài nơi có thể lấy được hướng gió trời.
Bố thí quạt điện để cung cấp gió cho học sinh quan sát.
Đặt thanh ngang có nam châm vào phía hai trục thẳng đứng, lắp đặt sao cho khớp với ổ bi. Bố trí sao cho quạt nước ở phía ngoài, trục này không chạm vào cuộn dây.
Đối với mô hình này nếu bố trí được sức nước với tốc độ lớn thì sẽ làm quay rất mạnh.
IV. Hướng dẫn khai thác, sử dụng:
Dịch chuyển thanh quét phù hợp tạo dòng điện một chiều để dạy bài học động cơ điện một chiều, khi dạy bài này giáo viên chỉ cho học sinh biết cấu tạo động cơ điện một chiều gồm hai bộ phận chính là nam châm và khung dây dẫn. Tiến hành làm quạt gió quay ta thấy bóng đèn màu xanh sáng, sau đó ta thay đổi chiều đường sức từ bằng cách xoay nam châm thì thấy bóng đèn màu xanh tắt bóng đèn màu đỏ sáng.
Đối với bài dòng điện xoay chiều, máy phát điện xoay chiều ta có thể biểu diễn cả hai cách tạo ra dòng điện xoay chiều.
+ Trường hợp 1: Ta lơi dụng sức gió trời (nếu ta làm thí nghiệm gió trời quá nhẹ ta có thể sử dụng quạt điện) làm cánh quạt quay lúc này nam châm đứng yên. Ta thấy bóng đèn thay phiên nhau nhấp nháy chứng tỏ có dòng điện xoay chiều chạy qua bóng đèn.
+Trường hợp 2: Ta dội nước vào quạt nước thì quạt nước quay làm nam châm quay, lúc này cuộn dây đứng yên. Ta thấy bóng đèn thay phiên nhau nhấp nháy chứng tỏ có dòng điện
Đối với bài 35 ta tiến hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều:
Mắc ampe kế nối tiếp với bóng đèn, mắc vôn kế song song với bóng đèn, tiến hành quay quạt gió hoăc quạt nước, đo cước độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.
V. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản:
	- Khi sử dụng sức gió để quạt quay ta không sử dụng động cơ nào cả nên cần tận dụng gió trời tối đa. Trong quá trình hướng dẫn ta có thể nói cho học sinh biết là quá trình khai thác nguồn năng lượng tự nhiên.
	- Về trường hợp làm nam châm quay ta sử dụng nguồn năng lượng nước và ta cũng cần liên hệ cho học sinh biết được cách sản xuất điện của nhà máy thủy điện.
	- Trường hợp dội nước v

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - VAT LY - TRUNG - NGUYEN TRAI.doc