PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đều biết: Cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn để cho con người
vượt qua và biết yêu quý những gì mình đang có. Vì vậy, mỗi con người cần có
những kỹ năng nhất định để tồn tại và phát triển. Là những nhà giáo dục, những
người luôn đồng hành với quá trình phát triển của học sinh, chúng ta càng thấy rõ
sự cần thiết giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Bởi giáo dục kỹ năng sống chính
là định hướng cho các em những con đường sống tích cực trong xã hội hiện đại
trong ba mối quan hệ cơ bản: con người với chính mình; con người với tự nhiên;
con người với các mối quan hệ xã hội.
Nhiều năm qua chương trình giáo dục phổ thông quan tâm chủ yếu tới việc
cung cấp kiến thức văn hóa cho học sinh có phần xem nhẹ việc giáo dục cảm xúc,
tình cảm, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Học sinh chỉ biết trú trọng vào việc
học văn hóa không mấy quan tâm đến giá trị của cuộc sống. Các em chỉ chăm chú
vào giải những bài văn, bài toán. Vô hình các em bị biến thành cỗ máy học chữ,
bị nhồi nhét kiến thức văn hóa mà không có thời gian vui chơi, giải trí. Tuổi thơ
của các em bị đánh cắp mà không hay. Những trò chơi dân gian mà biết bao thế hệ
ông cha ta gìn giữ và lưu truyền lại tự ngàn đời vô cùng bổ ích nhưng các em
không hề được chơi. Các em không còn thời gian được vui chơi, được trải nghiệm
trong cuộc sống. Chính điều đó là nguyên nhân dẫn đến những công dân tương lai
sẽ yếu kém về kỹ năng sống, các em không tự tin để thể hiện chính kiến của mình
và các em dần trở thành những con người thờ ơ trước cuộc sống, khả năng tư duy
bị hạn chế. Các em có những hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội.
gian là những trò chơi dân gian có sự vận động, đua tranh về thể lực là chính, thực hiện theo điều lệ của cuộc chơi và có sự nhận định hơn/kém, thắng/thua, được/hỏng. Đó chính là tiền đề của các nội dung hoạt động thể thao dân tộc ở Việt Nam hiện nay. Từ góc độ giáo dục thể chất, trò chơi vận động dân gian là một trong những biện pháp giáo dục thể chất có hiệu quả, nhằm góp phần xây dựng những con người mới phát triển toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới đất nước. 4. Vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc THCS thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian. Trò chơi dân gian trẻ em có vai trò luyện kỹ năng. Nó góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Trong đó, phát triển ngôn ngữ có mối quan hệ qua lại biện chứng với sự phát triển toàn diện về các mặt: Đức- trí- lao- thể- mỹ. Bởi lẽ ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc tích luỹ kiến thức, phát triển tư duy và còn là phương tiện làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, đáp ứng nhu cầu giao tiếp giữa trẻ và mọi người xung quanh. Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực”.Đưa trò chơi dân gian vào nhà trường là điều hết sức cần thiết, không những góp phần rèn luyện sức khỏe, kĩ năng ứng xử hợp lí các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc mà còn kích thích học sinh học tập tốt “chơi vui học càng vui”. Sau những giờ học căng thẳng, trò chơi dân gian là món ăn tinh thần bổ ích sảng khoái cho học sinh, tạo không khí vui tươi cởi mở, học sinh gần gũi thân thiện nhau hơn bởi những trò chơi có tính hài hước dí dỏm thể hiện sự tương tác khi chơi. Thông qua hoạt động vui chơi, thiếu nhi được trải nghiệm, từ đó hình thành các kỹ năng, những kinh nghiệm sống phục vụ cho việc hoc tập và sinh hoạt của các em. Đồng thời giúp các em phát huy trí tưởng tưởng, sáng tạo, nhanh nhẹn và tháo vát. Giúp các em biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc nhau. Các em không chỉ rèn luyện sức khỏe và trí thông minh mà còn hình thành những phẩm chất tốt đẹp trong các em như: tinh thần đoàn kết, tính trung thực, thật thà, thái độ lễ phép. Khi tham gia trò chơi sẽ tạo ra bầu không khí mới cho hoạt đông tập thể. Các em sẽ quên hết mỏi mệt sau những giờ học căng thẳng mà cùng nhau vui cười, hò reo cổ vũ cho nhau. Thông qua các trò chơi dân gian các em sẽ giúp đỡ nhau để hoàn thành phần chơi. Từ đó, các em trở nên đoàn kết hơn, hiểu biết hơn về cuộc sống để rồi các em có thêm kiến thức phục vụ cho học tập cũng như trong cuộc “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian” 8 sống. Đặc biệt khi tham gia vào các trò chơi dân gian các em tự tìm tói, suy nghĩ và thể hiện trí tưởng tượng của mình cho trò chơi thêm phong phú hơn. Thông qua các trò chơi dân gian chúng ta phát hiện được những khả năng tiềm ẩn của các em. Vậy ta có thể thấy, khi chúng ta tổ chức trò chơi cho các em trong trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp các em tự tin, hòa đồng, hình thành những thói quen tốt, biết tự mình xử lý các tình huống bất ngờ.và đặc biệt giúp các em hình thành và phát triển những đức tính tốt đẹp nhất của con người. 5. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh thông qua tổ chức trò chơi dân gian. Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, cần phải thay đổi tư duy, tiếp đó là tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ. Giáo dục kỹ năng sống, theo cách hiểu hiện nay là giáo dục những cách ứng phó với những thử thách như: Tai nạn, điện giật, bị ngộ độc, động vật cắn, bị xâm hại tình dục, phòng, chống các tệ nạn xã hội đây mới chỉ là mục đích trước mắt. Mục đích quan trọng nhất, lâu dài đó là hình thành nhân cách cho học sinh, trong đó quan trọng nhất là giáo dục tình thân ái và các ứng xử văn hoá. Cụ thể với những nội dung sau: + Kỹ năng tự nhận thức: Tự nhận thức là kỹ năng cơ bản, nó giúp cho các em hiểu bản thân mình: Tính cách, sở thích, đặc điểm, thái độ, cách suy nghĩ, những nhu cầu cá nhânĐồng thời các em cũng nhận ra những mặt tích cực cũng như hạn chế của bản thân. Từ đó, các em phát huy những điểm mạnh, dần dần khắc phục được nhược điểm của mình để hoàn thiện bản thân. + Kỹ năng giao tiếp: Giống như người lớn, trẻ em giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể (cau mày, nụ cười), bằng hành động (nắm tay thân thiết hoặc đấm), bằng sự im lặng (gay gắt hoặc lạnh lùng), cũng như sử dụng ngôn từ (khó nghe hoặc không tốt). Thông qua kỹ năng giao tiếp giúp các em bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình để người khác hiểu rõ mình hơn. Việc giao tiếp tốt khiến người nghe hiểu được rõ ý của các em muốn truyền đạt, không gây ra sự hiểu lầm. Giao tiếp tốt còn giúp cho các em có thêm nhiều mối quan hệ cần thiết cho cuộc sống, công việc. Vậy với tầm quan trọng như vậy thì chúng ta cần cho các em nhận thức rõ được tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Các em biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. + Kỹ năng giải quyết vấn đề: Vấn đề là những sự việc, khó khăn, thách thức mà các em học sinh thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Đứng trước một vấn đề cần giải quyết các em phải nhận biết đầy đủ vấn đề đang xảy ra, biết xác định các phương án khác nhau, lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề. Trong một tình huống các em có các cách giải quyết khác nhau và có những kết quả khác nhau. Sau khi thực hiện phương án giải quyết vấn đề, cần định hướng cho các em đánh giá kết quả thực hiện phương án của mình, để các em rút ra kinh nghiệm cho bản thân. + Kỹ năng thể hiện sự tự tin: Sự tự tin là kết hợp của năng lực và lòng tự trọng, đây là một phần không thể thiếu với mỗi con người. Năng lực là một cảm “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian” 9 giác nội tại, hoặc niềm tin mà với nó ta có thể đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống. Kỹ năng thể hiện sự tự tin giúp các em giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn hơn để bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình. Các em quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề; đồng thời cũng giúp các em có suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống. + Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng: Mỗi người chúng ta đều có những cách phản ứng khác nhau đối với căng thẳng, vì vậy thực tế không có giải pháp cụ thể nào để kiểm soát căng thẳng. Khi một học sinh có khả năng đương đầu với những tình huống căng thẳng thì đó là một nhân tố tích cực, bởi chính những tình huống căng thẳng buộc các em phải tập trung cao độ vào công việc của mình và có những cách giải quyết hiệu quả nhất. Tuy nhiên sự căng thẳng có sức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu nó quá lớn và không giải tỏa nổi nếu thiếu kỹ năng ứng phó. + Kỹ năng từ chối: Trong cuộc sống thường nhật có rất nhiều tình huống có thể dẫn đến hậu quả xấu, tác động xấu. Khi đó chúng ta cần giáo dục cho các em kỹ năng từ chối để tự bảo vệ mình tránh được những hậu quả đáng tiếc. Để có được kỹ năng từ chối, học sinh phải xác định được những tình huống cần từ chối, xác định được cảm xúc của mình về tình huống hay hành động đó; hình dung được hậu quả khi thực hiện hành động đó đồng thời có những phương án khác thay thế. Từ đó có thể ra quyết định và thực hiện từ chối. Để có được kỹ năng từ chối các em cần phối hợp nhiều kỹ năng quan trọng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng, kỹ năng giải quyết vấn đề. III. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ. 1. Nội dung tổ chức: Ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch lồng ghép các trò chơi dân gian trong kế hoạch hoạt động đội. Tôi giới thiệu trò chơi dân gian cho các lớp đồng thời tập huấn cho các em cán bộ lớp, cho phụ trách chi về kỹ năng tổ chức trò chơi dân gian và mục đích của việc tổ chức trò chơi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tôi. Kế hoạch cụ thể: STT Tháng ần Tên trò chơi dân gian 1 9 1 Trò chơi: Bắn bi 2 Trò chơi: Bỏ khăn 3 Trò chơi: Dung dăng dung dẻ. 4 Trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức. 2 10 1 Trò chơi: Cướp cờ. 2 Trò chơi: Bịt mắt bắt dê. 3 Trò chơi: Mèo đuổi chuột. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian” 10 4 Trò chơi: Ô ăn quan 3 11 1 Trò chơi: Chuyền mốt 2 Trò chơi: Rống rắn lên mây. 3 Trò chơi: Kéo cưa lừa sẻ. 4 Trò chơi: Kéo co. 4 12 1 Trò chơi: Ném lon. 2 Trò chơi: Ném vòng. 3 Trò chơi: Tìm dép. 4 Trò chơi: Nu na nu nống. 5 1 1 Trò chơi: Cá sấu lên bờ. 2 Trò chơi: Một- hai- ba. 3 Trò chơi: Ù. 4 Trò chơi: Tập tầm vông. 6 2 1 Trò chơi: Nhảy dây. 2 Trò chơi: Đánh quay. 3 Trò chơi: Dung dăng dung dẻ. 4 Trò chơi: Trốn tìm. 7 3 1 Trò chơi: Nhảy cóc. 2 Trò chơi: Nhảy lò cò. 3 Trò chơi: Đi tàu hỏa. 4 Trò chơi: Pháo nổ pháo nang. 8 4 1 Trò chơi: Ù ào ù ập. 2 Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ. 3 Trò chơi: Cua cắp. 4 Trò chơi: Đi cà kheo. 9 5 1 Trò chơi: Con cò, con bo, con sò. 2 Trò chơi: Thụt thò. 3 Trò chơi: Dài, ngắn, cao, thấp. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian” 11 4 Trò chơi: Nhảy bao bố. Sau khi được biết các trò chơi theo tuần và tháng, vào mỗi giờ ra chơi hoặc đầu giờ các em học sinh sẽ chơi các trò chơi đã được giới thiệu theo sự chỉ đạo của cán bộ lớp. Bên cạnh đó, một số nhóm, những đôi bạn tham gia trò chơi tự do không người tổ chức mà chỉ mang tính thỏa thuận đôi bên. Để tạo hứng khởi, yêu thích cho các em tôi luân phiên các trò chơi theo tuần. Tùy theo thời gian để tổ chức trò chơi sao cho có hiệu quả. Vào giờ chào cờ đầu tuần với thời gian từ 10- 12 phút tôi thường chỉ đạo lớp trực tuần tổ chức các trò chơi tĩnh, những trò chơi cần vận dụng óc tư duy, không di chuyển đội hình và ít vận động cơ bắp như trò chơi: Truyền dép, cao thấp và chơi thử trò chơi dân gian được giới thiệu. Trong các buổi kỷ niệm với không khí nghiêm trang có hai phần lễ và hội. Trong phần hội các em vẫn được tham gia các trò chơi dân gian có nội dung và hình thức phù hợp với nội dung ý nghĩa của buổi lễ. Ví dụ: Trò chơi kéo co, múa sạp, nhảy bao bố 2. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh trường THCS. Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống các em hoc sinh thông qua tổ chức trò chơi dân gian. Thông qua các trò chơi dân gian, các em có điều kiện để rèn luyện những kỹ năng sống cho bản thân. Chúng ta có thể thấy được một số kỹ năng cụ thể sau: kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng nhận thức, kỹ năng xử lý các tình huống . Những kỹ năng này thường được thể hiện qua các trò chơi ít vận động: trò chơi ô ăn quan, lò cò, bắn bi....thông qua luật chơi, động tác chơi, các em tự nhận thấy vai trò và vị trí quan trọng của mình trong quá trình chơi. Các em phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình cho nên cần có tư duy, tính toán, sắp xếp ý tưởng sao cho hiệu quả nhất. Kỹ năng giải quyết vấn đề: Đây là kỹ năng tư duy của trẻ. Các em có khả năng suy luận logic, rèn luyện phát triển trí tuệ qua các trò chơi như làm chong chóng, làm diều, pháo đất, chơi cờ..Ví dụ: khi làm diều rèn cho các em biết tính toán, tỉ mỉ sao cho khi làm xong chiếc diều thả lên trên cao gặp gió nó không bị rơi xuống đất. Bên cạnh đó còn rèn cho các em tính kiên trì, tỉ mỉ và tính tẩm mĩ cao. Kỹ năng giao tiếp, hợp tác, kỹ năng lắng nghe...Đây là nhóm kỹ năng mang tính xã hội, giúp các em có mối quan hệ tích cực với người khác thông qua các trò chơi. Các em thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, ý tưởngcủa mình qua các động tác khi tham gia trò chơi. Trong quá trình tham gia hoạt động các tình huống giao tiếp sẽ xuất hiện, các em sẽ tự biết cách điều chỉnh những tình huống đó để xây dưng và duy trì mối qua hệ bạn bè. Các em biết lựa chọn những lời nới dễ nghe, phù hợp để vừa lòng bạn bè tránh mất đoàn kết. Các em biết nhường nhịn nhau khi tham gia trò “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian” 12 chơi, biết đoàn kết để cùng chiến thắng. Các kỹ năng này thường được thực hiện qua các trò chơi cần số lượng người đông: Nhảy dây, Mèo đuổi chuột, cướp cờ. Biện pháp 2: Lựa chọn trò chơi dân gian để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. Trong kho tàng văn hóa Việt Nam, các trò chơi dân gian là một hình thức giải trí phản ánh phong tục tập quán của người Việt thuở xưa, được hình thành qua trí óc tưởng tượng tài tình của người lao động, nó được lưu truyền từ đời này sang đời khác chủ yếu do nhu cầu giải trí của người dân và mô tả lại đời sống tự nhiên và xã hội. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi của trẻ em Việt Nam thường bắt nguồn từ những bài đồng dao, một thể loại văn vần độc đáo của dân tộc. Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán. Hơn nữa, các trò chơi dân gian Việt Nam thường giản tiện, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái gậy, hòn đá, hòn bi,chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi. Xét về góc độ giáo dục, trò chơi dân gian có thể chia thành bốn nhóm: Loại trò chơi vận động như: Tập tầm vông, dung dăng dung dẻ, lò cò, bịt mắt bắt dê giúp tăng cường sức khỏe, thể chất cho học sinh. Loại trò chơi học tập: Điển hình là chơi cờ lá, cờ lật, chơi ô ăn quan giúp phát triển trí tuệ của trẻ em, dạy cho trẻ biết quan sát, tính toán. Loại trò chơi sáng tạo: Là những trò chơi mà học sinh có thể tự làm nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như làm chong chóng bằng lá dừa, nặn con trâu bằng đất sét, xếp lá dừa thành con châu chấu Những trò chơi này giúp trẻ khéo tay, phát huy sáng kiến, năng khiếu thẩm mỹ cần thiết cho hiện tại và cả tương lai sau này. Cuối cùng, loại trò chơi mô phỏng là những trò chơi mà trẻ bắt chước cách sinh hoạt của người lớn như làm nhà, nấu ăn, mua bán, Trong khi chơi, trẻ thi nhau xem ai làm đúng, làm đẹp, làm nhanh hơn và thật sự hóa thân, nhập vai. Nhờ đó, trẻ học được cách ứng xử của người lớn để chuẩn bị cho hành trang sau này, Các trò chơi dân gian như: Nu na nu nống, thả đỉa ba ba, chồng nụ chồng hoa, bịt mắt bắt dê, chơi đu, chắt chuyền, ô ăn quan,... kèm theo các câu đồng dao rèn luyện sự khéo léo, vui đùa tập thể, xây dựng tính cộng đồng, tính linh hoạt, nhanh nhẹn. Các trò chơi như: Đánh khăng, ống phốc, nhảy dây, lộn cầu vồng, nhảy bao bố, đánh quay,... giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, kỹ năng, kỹ xảo cá nhân, khả năng tính toán, phán đoán chính xác, xây dựng tình đoàn kết, ý thức cộng đồng trách nhiệm. Lớn dần lên theo lứa tuổi lại có các trò chơi có tính chuyên môn hơn như: bắn nỏ, đẩy gậy, đi cà kheo, thi bơi, vật, ném còn,... “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian” 13 Các trò chơi: Trốn tìm, cướp cờ, trận giả, kéo co, chọi gà, vật tay, đá cầu chinh, có vai trò vô cùng quan trọng trong sinh hoạt, góp phần giáo dục cho học sinh về tính tập thể, tinh thần kỷ luật, ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất, sự khéo léo và sức chịu đựng của con người, giúp con người ngày càng phát triển toàn diện về trí, đức, thẩm mỹ. Các trò chơi: Cờ tam giác, cờ ngũ hành, ô ăn quan, giấu tìm, ném còn, giúp các em phát triển trí tuệ, dạy cho trẻ biết quan sát, tính toán, xử lý tình huống. Ngoài ra, việc tổ chức các trò chơi dân gian tạo ra sân chơi lành mạnh, thu hút đông đảo học sinh tham gia hoạt động tập thể giúp các em tránh các trò chơi không lành mạnh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường; đồng thời trò chơi dân gian góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Qua đó cho thấy, trò chơi dân gian có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đặc điểm tâm lý của trẻ em là thích bắt chước, tò mò, luôn muốn biết có cái gì đang diễn ra xung quanh, thích khám phá, phát hiện cái mới, tưởng tượng mô phỏng lại cuộc sống tự nhiên, xã hội. Trò chơi là món ăn tinh thần, một phần tất yếu của cuộc sống để thỏa mãn các yêu cầu tâm lý của trẻ. Việc lựa chọn các trò chơi cho phù hợp với lứa tuổi, sở thích, điều kiện của học sinh; thời lượng và phương pháp tổ chức trò chơi một cách có hệ thống, khoa học, thường xuyên; việc hướng dẫn tổ chức chơi đúng với quy luật của nó, giúp cho các em dần dần hình thành và phát triển nhân cách theo hướng tích cực và theo ý muốn của những người làm công tác giáo dục. Vì vậy, để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các trò chơi dân gian tôi phải lựa chọn các trò chơi phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý của học sinh; việc bố trí thời lượng tổ chức các trò chơi; công tác bồi dưỡng, tập huấn,... nhằm mang lại hiệu quả cao nhất việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Ví dụ: Trò chơi: NU NA NU NỐNG. * Chuẩn bị: Học sinh đọc thuộc bài đồng dao trước khi tổ chức trò chơi. Bài đồng dao như sau: “Nu na nu nống. Đánh trống phất cờ. Mở cuộc thi đua. Chân ai sạch sẽ. Gót đỏ hồng hào. Không bẩn tí nào. Được vào đánh trống” * Cách chơi: Số lượng khoảng từ 8 – 10 học sinh. Những người chơi ngồi xếp hàng bên nhau, duỗi thẳng chân ra, tay cầm tay, vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc các câu đồng dao. Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân, bắt đầu từ đầu tiên của bài đồng dao là từ “nu”sẽ đập nhẹ vào chân 1, từ “na” sẽ đập vào chân 2 của người đầu, tiếp theo đến chân của người thứ hai thứ batheo thứ tự từng người đến cuối cùng rồi quay ngược lại cho đến từ “trống” . Chân của ai gặp từ “trống” thì co chân đó lại, ai co đủ hai chân đầu tiên người đó sẽ về nhất, ai co đủ hai chân kế tiếp sẽ về nhì người còn lại cuối cùng sẽ là người thua cuộc. Trò chơi lại bắt đầu từ đầu. Trò chơi: NHẢY BAO BỐ Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị mỗi đội 1 bao tải để chơi. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian” 14 * Cách chơi:Người chơi chia làm hai đội, mỗi đội có số người bằng nhau. Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai vạch mức, một xuất phát và một đích đến. Các bạn trong đội xếp thành hàng dọc. Người chơi đầu tiên bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh xuất phát người chơi mới nhảy từ vạch xuất phát đến đích rồi lại quay trở lại vạch xuất phát đưa bao cho người thứ 2. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước, đội đó thắng. * Luật chơi: Người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát, chưa đến đích mà quay lại, chưa đến đích mà bỏ bao ra là phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi. Trò chơi : KÉO CO. * Chuẩn bị: Dụng cụ để chơi trò chơi kéo co: Một sợi dây thừng dài khoảng 7m, dùng một dây vải màu đỏ buộc ở giữa dây thừng làm ranh giới giữa 2 đội để dễ phân biệt thắng thua. Vẽ 1 đường chỉ vạch làm ranh giới thua cuộc của cả 2 đội. * Luật chơi trò chơi kéo co: - Khi trọng tài hô bắt đầu và có tiếng trống vang lên, cả 2 đội sẽ cố gắng kéo sợi dây thừng về bên phía mình. Bên nào bị kéo về vạch ranh giới trước sẽ bị thua. * Hướng dẫn chơi trò chơi kéo co: Chia các thành viên tham gia thành 2 đội, mỗi đội có số thành viên bằng nhau, tương đương ngang sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi đội thường chọn thành viên có sức khỏe tốt để đứng ở vị trí đầu tiên (tùy theo chiến thuật của mỗi đội chơi), mỗi thành viên tham gia kéo co nắm chặt sợi dây thừng của bên mình lại. Khi có tín hiệu của ban tổ chức thì các thành viên tham gia tiến hành kéo sao cho dây thừng về phía bên mình. Nếu đội nào dẫm vạch tr
Tài liệu đính kèm: