Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của trường Tiểu học Thị trấn Hoàng Mai A

Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của trường Tiểu học Thị trấn Hoàng Mai A

Câu1: Mỗi một dữ kiện, người dẫn chương trình đưa cách nhau 10 giây,

nếu trả lờiđược ở dữ kiện thứ nhất được 30 điểm, ở dữ kiện thứ hai được 20

điểm, ở dữ kiện thứ ba được 10 điểm.

TÌM MỘT CÂU TỤC NGỮ: Là câu ca dao

Dữ kiện thứ nhất: đề cao lòng quý trọng

Dữ kiện thư hai: Có 14 tiếng

Dữ kiện thứ ba: Liên quan đến tình thầy

Đáp án: “Muốn Sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.”

Câu 2: Có 3 câu hỏi,mỗi câuđược 10điểm,nếutrả lời được 3câuđược 30điểm.

Cho đoạn thơ sau:

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà

Mái chèo nghe vọng sông xa

Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa

Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? (10đ)

Hãy nêu tên tác giả của bài thơ? (10đ)

Bạn hãy trình bày bài thơ đó? (10đ)

pdf 20 trang Người đăng hoangphat_259 Lượt xem 2010Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của trường Tiểu học Thị trấn Hoàng Mai A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của tổ chức Đội thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh. Có thể nói hoạt động Đội là một trong những con đường
giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục nhân cách cho trẻ, giúp các em
phát triển toàn diện. Vì vậy việc tổ chức sinh hoạt ngoài giờ lên lớp là vô cùng
quan trọng và cần thiết.
Đề tài “Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp
trong trường tiểu học” giúp:
- Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả
cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa phương.
- Thông qua việc tìm hiểu những con số, ô chữ kỳ diệu về các chủ đề
mừng đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống dân tộc, quân đội, tấm
gương anh hùng tiêu biểu, truyền thống Đoàn, Đội Từ đó giúp các em có
thêm nhiều hiểu biết để xây dựng những tình cảm tốt đẹp, lòng yêu quê hương,
niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn các thế hệ anh hùng đã hy sinh thân mình vì
Tổ quốc.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đây là đề tài “Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ
lên lớp trong trường tiểu học” nên tôi tập trung nghiên cứu toàn thể học sinh
trong trường cùng tham gia tìm hiểu trong các giờ HĐNGLL đầu tuần hay trong
buổi tổ chức các ngày lễ kỷ niệm, sự kiện lớn trong năm theo chủ điểm tháng
với các nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng.
4B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong thư gửi cán bộ phụ trách thiếu nhi tháng 11 năm 1949 Bác căn dặn
đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi: “....Phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt
bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng(chớ nên làm cho chúng hóa ra
những người già sớm)... Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui
cũng cần làm cho chúng học. Ở nhà, ở trường học, ở xã hội, chúng đều vui,
đều học”.
Lời dạy của Bác cho đến nay vẫn rất gần và sống động trong thực tiễn
công tác Đội và phong trào thiếu nhi, đòi hỏi người cán bộ phụ trách Đội phải
luôn lấy lời dạy của Bác làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình nghĩa là bên
cạnh việc dạy chữ cần tổ chức cho các em vui chơi. Vui chơi cũng là một hình
thức giáo dục vui vẻ, nhẹ nhàng mà hiệu quả. Giáo dục cho thiếu nhi phải kết
hợp cả ba yếu tố đức dục, trí dục, thể dục mà mục tiêu cao nhất là: “Cách dạy
trẻ cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, biết giữ gìn vệ sinh,
giữ gìn kỷ luật, học văn hóa”.
Hiểu được ý nghĩ sâu sắc từ câu nói đó và bằng cả tấm lòng tôn kính Bác,
tôi đã tìm hiểu để nắm bắt được yêu cầu về nội dung phưuơng pháp giáo dục,
nắm bắt được đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi của các em: Hiếu động, dễ nhớ,
dễ quên, thích tìm hiểu, khám phá nhưng cũng chóng nhàm chán, tâm lý thích:
“Học mà chơi, chơi mà học” của các em để đưa ra những nội dung phù hợp
trong mỗi chương trình, tạo sự hấp dẫn, thu hút các em tham gia đồng thời tạo
cho các em sự vui vẻ, hoạt bát, hồn nhiên.
Thông qua chương trình, các em phát huy được tính sáng tạo, tính năng
động, tự chủ của mình, được hoà mình vào tập thể, được giao lưu học tập, được
tìm hiểu các kiến thức có nội dung phong phú để từ đó hướng các em tới những
chuẩn mực về đạo đức, những hiểu biết về văn hoá mà các cấp, ngành làm công
tác giáo dục mong muốn.
5- Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là một việc làm khoa học và
sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn bền bỉ và thường xuyên trau dồi
kinh nghiệm đóng góp cho khoa học công tác Đội.
- Vậy một liên đội có phong trào Đội phát triển mạnh là do cách tổ chức
hoạt động ngoài giờ lên lớp thường xuyên coa tính sáng tạo, phù hợp với lứa
tuổi và có hiệu quả.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trường tiểu học A Thị trấn Hoàng Mai, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An
đóng trên địa bàn Thị trấn Hoàng Mai, học sinh vừa là con gia đình kinh doanh,
một số là con cán bộ công nhân viên chức nhà nước và con em nông dân. các em
phần lớn đều dễ bảo, có phần mạnh dạn và nhiệt tình trong hoạt động Đội.
Trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp Huyện. Ban giám hiệu nhà trường,
công Đoàn, hội cha mẹ học sinh, ban chăm sóc thiếu nhi thị trấn giáo viên chủ nhiệm
nhiệt tình, luôn kịp thời hỗ trợ quan tâm giúp đỡ hoạt động Đội đạt kết quả.
Tuy thời gian làm công tác Tổng phụ trách chưa nhiều nhưng tôi luôn luôn
suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp cũng như tìm hiểu về tư liệu hoạt
động ngoài giờ lên lớp sao cho đạt hiệu quả. Thời gian đầu tôi luôn lo lắng phải tổ
chức một giờ sinh hoạt ngoại khoá như thế nào để lôi cuốn, thu hút các em tham
gia nhưng vẫn thật khó. Hết mỗi tuần, giờ HĐNGLL, có lúc tôi cảm thấy “sợ”,
“mệt” do thiết kế nội dung chương trình cho các giờ sinh hoạt còn đơn điệu, thiên
về kiểm điểm, giáo huấn, không phù hợp tâm lý học sinh tiểu học.
Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Đội Tỉnh, hội đồng Đội Huyện, trường Đội Thị
trấn Hoàng Mai, các anh chị đã từng nhiều năm làm tổng phụ trách, tôi đã phần nào
thực hiện tốt công tác tổng phụ trách và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu.
Do vậy ngay từ đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch hoạt động theo đợt thi đua, tháng,
tuần có sự phê duyệt của Ban giám hiệu nhà trường. Nội dung chương trình dựa vào
kiến thức các môn học với sự giúp đỡ của đồng chí hiệu phó và tổ trưởng chuyên
môn nên cho đến bây giờ tôi hoàn toàn tự tin với nội dung sinh hoạt trong các giờ
chào cờ, ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm của mình và đã đạt kết quả rõ rệt.
6III. CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH
1. Yêu cầu chung
Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là việc làm thường xuyên và quan
trọng không thể thiếu được của người phụ trách. Đây là yếu tố quyết định sự
thành công của phong trào Đội. Chính vì vậy để tổ chức tốt chương trình hoạt
động ngoài giờ lên lớp cần:
- Nội dung chương trình phải đảm bảo đúng với đường lối, quan điểm của
Đảng; Nhà nước, bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa, khoa học,
rõ ràng và thể hiện “Tính vừa sức” đối với các em.
- Hình thức tổ chức cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học” của các em học sinh.
- Đồ dùng cần thiết phục vụ chương trình phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ,
gây ấn tượng đối với các em.
- Thời gian thực hiện chương trình vừa phải, không nên dài quá dễ gây
mệt mỏi cho các em.
2. Xây dựng kế hoạch chương trình
Căn cứ vào nội dung chương trình năm học 2012 – 2013, Kỷ niệm 82 năm ngày
thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 72 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí
Minh, 123 năm ngày sinh nhật Bác tôi đã xây dựng theo chủ điểm tháng, tuần
với chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp như sau:
Tháng Chủ điểm Tuần Nội dung Hình thức
9/2012
Vui hội ngày
khai trường
3
4
* Tìm hiểu về trường, lớp,
chương trình hoạt động Đội.
* Tìm hiểu luật an toàn giao
thông.
Từ hàng dọc: MŨ BẢO HIỂM
Hội vui học tốt
Trò chơi ô chữ
10, 11 Ngàn hoa dâng
tặng thầy cô
10
11
* Tìm hiểu về ngày Nhà giáo
Việt Nam
Từ chìa khoá: BIẾT ƠN
* Tìm hiểu về các môn học.
Trò chơi ô
chữ
Hội vui học tốt
712 Em yêu chú bộđội
15
16
* Tìm hiểu truyền thống Quân
đội nhân Việt Nam
* Tìm hiểu về quân đội.
Từ chìa khoá: ANH HÙNG
Hái hoa dân
chủ
Trò chơi ô chữ
1/2013 Đón mùa xuânmới
20
21
* Tìm hiểu về các loại Hoa
Từ chìa khoá: HOA MAI
* Hội học mùa xuân
Trò chơi ô chữ
Hội vui học tốt
2 Mừng Đảngquang vinh
22
25
* Tìm hiểu về Đảng CSVN.
Từ chìa khoá: ƠN ĐẢNG
* Tìm hiểu môn học em thích
Trò chơi ô chữ
Hội vui học tốt
3, 4 Việt Nam – TổQuốc mến yêu
30
32
* Nhà sử học nhỏ tuổi
* Tìm hiểu về quê hương, Đất
nước
Từ chìa khoá: TỔ QUỐC
Hội vui học tốt
Trò chơi ô chữ
5
Tự hào truyền
thống Đội
Mừng sinh
nhật Bác
34
35
15/5/
2007
* Tìm hiểu truyền thống Đội
TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941)
* Tìm hiểu về cuộc đời và sự
nghiệp của Bác.
Từ chìa khoá: HỒ CHÍ MINH
* 66 mùa hoa - Đội ta lớn lên
cùng Đất nước.
Hái hoa dân
chủ
Trò chơi ô chữ
Hội vui học tốt
3. Tổ chức thực hiện
Qua các đợt tập huấn về cách tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, sự tìm tòi
học hỏi, kinh nghiệm của bản thân. Đặc biệt là các chương trình giải trí trên truyền
hình như: “Lực sĩ tí hon”; “Đường lên đỉnh Olimpia”; “Theo dòng lịch sử”; “Vượt qua
thử thách” tôi tham khảo và tổ chức các hình thức cho phù hợp với liên đội mình.
3.1. Hình thức: “Hội vui học tốt”
* Mục đích:
Để giúp các em học sinh ôn lại kiến thức của các môn học thì việc tổ chức
cho các em tham gia vào “Hội vui học tập” là điều cần thiết. Hình thức này tuy
8có mất nhiều thời gian hơn so với các hình thức khác nhưng lại giúp các em ôn
lại kiến thức một cách có hệ thống, rèn luyện phản xạ nhanh, tinh thần đoàn kết
của tập thể. Thường sử dụng hình thức này trong những tháng thi đua cao điểm.
3.1.1. Cách thức tổ chức:
Được tổ chức từ các tập thể lớp, chi đội đến liên đội với các phần thi:
Phần 1: Màn chào hỏi
Phần 2: Thi kiến thức (Môn Tiếng việt, toán, Tiếng Anh, khoa học,
lịch sử, âm nhạc, hội họa).
Phần 2: Dành cho khán giả.
3.1.2. Ví dụ cụ thể:
Tháng 11 với chủ điểm:
“Ngàn hoa dâng tặng thầy cô”
Đây là tháng cao điểm thi đua học tập chào mừng ngày nhà giáo Việt
Nam 20/11 tôi triển khai cho các em tham gia hội học theo tập thể lớp, liên
đội.Sau đó lựa chọn mỗi khối 3 em xuất sắc nhất (5 khối) chia thành 3 đội (Mỗi
đội 5 em) để tham gia hội thi. Dưới đây tôi xin giới thiệu chương trình hội vui
học dành cho toàn liên đội:
CHƯƠNG TRÌNH “HỘI VUI HỌC TỐT”
Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11
1. Giới thiệu 3 đội chơi đại diện cho 5 khối.
2. Giới thiệu thành phần ban giám khảo: Đại diện BGH (phụ trách
chuyên môn), giáo viên tiếng Anh, mỹ thuật, âm nhạc,
3. Giới thiệu luật chơi:
- Mỗi đội có một đèn bấm, khi mỗi câu hỏi đưa ra thì các đội bấm đèn để
dành quyền trả lời. Nếu đội nào bấm đèn sớm nhất thì đội đó dành quyền trả lời
đầu tiên. Nếu trả lời không chính xác thì cơ hội đó dành cho hai đội còn lại. Cả 3
đội không trả lời được, câu trả lời sẽ dành cho khán giả. (Trước khi vào phần thi
chính dành cho 3 đội, người dẫn chương trình tạo không khí cổ vũ từ phía khán
giả dành cho 3 đội).
94. Ba đội thực hiện phần thi thứ nhất:
MÔN TIẾNG VIỆT
Câu1: Mỗi một dữ kiện, người dẫn chương trình đưa cách nhau 10 giây,
nếu trả lờiđược ở dữ kiện thứ nhất được 30 điểm, ở dữ kiện thứ hai được 20
điểm, ở dữ kiện thứ ba được 10 điểm.
TÌM MỘT CÂU TỤC NGỮ: Là câu ca dao
Dữ kiện thứ nhất: đề cao lòng quý trọng
Dữ kiện thư hai: Có 14 tiếng
Dữ kiện thứ ba: Liên quan đến tình thầy
Đáp án: “Muốn Sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.”
Câu 2: Có3 câu hỏi,mỗi câu được10điểm,nếu trả lời được 3 câuđược30điểm.
Cho đoạn thơ sau:
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? (10đ)
Hãy nêu tên tác giả của bài thơ? (10đ)
Bạn hãy trình bày bài thơ đó? (10đ)
Đáp án: Bài thơ “Nghe thầy đọc thơ”, tác giả Trần Đăng Khoa.
Câu 3: Tìm một từ có thể điền vào tất cả các chỗ trống trong những câu
thanh ngữ, tục ngữ, danh ngôn sau:
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải........
- Đi một ngày đàng .......một sàng khôn
- .......Thầy không tày........bạn.
- ...........đi đôi với hành.
- ........, .........nữa ........mãi.
Đáp án: Từ học
MÔN TOÁN
Tổng của 20 số tự nhiên đầu tiên bằng bao nhiêu?
a. 210 c. 380
10
b. 190 d.420
(Người dẫn chương trình cộng điểm phần thi môn Tiếng việt và toán).
MÔN KHOA HỌC
Hãy kể tên sự sống trên trái đất?
Đáp án: Đất, Nước, Không khí.
MÔN LỊCH SỬ
Câu 1: Quốc hiệu nước ta thời nhà Hồ là?
Đáp án: Đại Ngu.
Câu 2: Một nữ tướng của 2 Bà Trưng là?
Đáp án: Lê Chân.
MÔN TIẾNG ANH
Em hãy cho biết giữa hai từ “Hour và Home” có sự khác nhau và giống
nhau như thế nào?
Đáp án: * Giống nhau: Cùng có cặp chữ “H” và “O” đứng đầu.
* Khác nhau: Hour chỉ một khoảng thời gian (VD: Hết 5 giờ)
- Home chỉ ngôi nhà
MÔN HÁT NHẠC
Nghe nhạc đoán tên bài hát và nói rõ bài hát này thuộc dân ca vùng nào?
Hãy trình bày một trong các bài hát mà đội chơi đoán được.
Đáp án: + Bài: “Gà gáy” - Dân ca Cống
+ Bài: “Xòe hoa” – Dân ca Thái
+ Bài: “Chim sáo” – Dân ca Ba na.
MÔN MỸ THUẬT
Trong vòng 5 phút các đội chơi vẽ xong bức tranh trên bảng phooc với
chủ đề: “Cô và Mẹ”.
(Các đội thi vẽ trên nền nhạc bài “Những bông hoa, những bài ca”)
5. Kết thúc phần thi dành cho 3 đội, trong khi chờ đợi BGK đánh giá,
tiếp đến là phần chơi dành cho khán giả.
1. Trò chơi 1: Gắn biển báo an toàn giao thông (Thi tiếp sức)
11
Cách chơi: Gọi 14 em chia thành hai đội xếp thành 2 hàng dọc, khi có
hiệu lệnh chơi, em đứng đầu lên gắn trở về vị trí, tiếp đến em thứ hai..
cho đến em cuối cùng.
Kết thúc trò chơi: Công bố dành chiến thắng và trao phần thưởng.
2. Trò chơi 2: Trò chơi âm nhạc mang tên: Gắn tên bài hát đúng với dân
ca các miền (Mỗi đội 5 em).
Cách chơi: Hai đội xếp thành hai hàng dọc, em đứng đầu lên gắn trở về vị
trí, tiếp đén em thứ 2. cho đến em cuối cùng.
Đáp án: + Bạn ơi lắng nghe – Dân ca Ba Na
+ Ru em – Dân ca Xê Đăng
+ Đi cấy – Dân ca Thanh Hóa
+ Cò lả - Dân ca Bắc bộ
+ Quê hương tươi đẹp – Dân ca Nùng
* Kết thúc trò chơi: Công bố dành chiến thắng và trao phần thưởng
6. Tổng kết hội thi: Người dẫn chương trình tổng kết điểm của BGK của
các đội chơi, mời đại biểu về dự phát biểu ý kiến và trao thưởng cho các đội
chơi.
3.2. Hình thức: “Hái hoa dân chủ”
Với hình thức này giúp các em học sinh trong toàn liên đội được tham gia.
Qua trò chơi các em được rèn luyện về phản xạ và khả năng tư duy cao.
3.2.1. Cách thức tổ chức:
Câu hỏi được đưa ra về các lĩnh vực: Tìm hiểu sự kiện, âm nhạc, giáo dục
truyền thống, tấm gương tiêu biểu từ dễ đến khó phù hợp với 5 khối và
được gắn vào những bông hoa theo màu sắc từ khối 1 đến khối 5 gắn trên 2 cây
Ngũ Gia Bì của sân khấu.
Khối 1: Hoa màu đỏ
Khối 2: Hoa màu trắng
Khối 3: Hoa màu hồng
Khối 4: Hoa màu xanh
12
Khối 5: Hoa màu vàng
Học sinh lên hái hoa, nếu trả lời đúng được nhận phần thưởng của ban tổ chức.
(quyển vở, bút chì, thước kẻ .v.v). Nếu trả lời sai bạn khác sẽ dành quyền trả lời.
3.2.3. Ví dụ cụ thể:
Chủ điểm tháng 5: Tự hào truyền thống Đội.
a) Mục đích:
Thông qua cuộc chơi gúp các em có những hiểu biết về tổ chức Đội
TNTP Hồ Chí Minh. Thể hiện lòng biết ơn, niềm tự hào đối với các anh hùng
nhỏ tuổi. Từ đó các em phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành Đội viên tốt,
cháu ngoan Bác Hồ.
b) Chuẩn bị:
+ Giấy màu cắt thành hoa.
+ Trang trí cây hoa.
+ Đàn
c) Nội dung câu hỏi:
1. Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày, tháng năm nào?
(15/5/1941).
2. Em hãy cho biết người đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh?
(Nông Văn Dền hay còn gọi là Kim Đồng).
3. Con hãy điền 2 từ còn lại vào câu thơ sau:
“ Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương ” (Nhi đồng)
4. Con hãy nghe 1 đoạn nhạc sau và cho biết tên bài hát đó. Con thể hiện
bài hát cho các bạn cùng nghe.
(Giáo viên nhạc đánh bài: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”)
5. Với 2 câu thơ sau, con hãy đoán xem tên người anh hùng nhỏ tuổi này là ai?
“ Giữa rừng Việt Bác chiến khu
Ai làm liên lạc giấu thư tài tình” (Anh Kim Đồng)
13
6. Thật dũng cảm, mưu trí, gan dạ khi một mình đốt kho xăng của địch.
Anh là ngọn đuốc sống của Thành phố mang tên Bác. Con cho biết tên anh là gì?
(Anh Lê Văn Tám).
7. Con hãy hát bài: “Hành khúc Đội TNTP Hồ Chí Minh” sáng tác của
nhạc sĩ Phong Nhã.
8. Con Cho biết Anh Kim Đồng hy sinh trong hoàn cảnh nào?
(Tóm tắt: Một lần đi liên lạc, anh phát hiện ổ phục kích của địch gần
nơi có bộ đội của ta. Vì sợ chúng phát hiện nên anh đã đánh lạc hướng để
bọn chúng nổ súng về phía mình, nghe tiếng súng bộ đội ta đã trốn thoát
nhưng anh Kim Đồng đã anh dũng hy sinh, lúc đó anh vừa tròn 14 tuổi).
9. Con hãy cho biết tên người anh hùng đã hy sinh thân mình cứu hai em
nhỏ giữa làn bom đạn của địch? (Anh Nguyễn Bá Ngọc).
10. Con hãy nêu những lần đổi tên của Đội?
(Năm 1941: Đội mang tên Đội nhi đồng cứu quốc.
Năm 1952: Đội mang tên Đội thiếu nhi tháng 8
Năm 1956: Đội mang tên Đội TNTP.
Năm 1970 đến nay: Đội mang tên Đội TNTP Hồ Chí Minh).
3.3. Hình thức: “Trò chơi ô chữ”:
Đây là hình thức luôn thu hút các em tham gia nhiệt tình nhất. Ở hình
thức này các em học sinh tham gia tìm hiểu những ô chữ kỳ diệu theo từng chủ
điểm giúp các em rèn luyện khả năng tư duy, óc phán đoán khi tìm tiếng, từ. Từ
đó các em được lĩnh hội, bổ sung thêm nhiều kiến thức trong học tập.
3.3.1. Cách thức tổ chức:
* Đoán từ hàng ngang ra từ hàng dọc.
* Đoán từ hàng ngang tìm từ chìa khoá.
Với mỗi câu trả lời đúng từ hàng ngang, các em sẽ được nhận phần
thưởng là 1 quyển vở, (thước kẻ, bút chì, cục tẩy) tìm ra chìa khoá (hay từ
hàng dọc) sẽ được nhận phần thưởng là 2 quyển vở.
3.3.2. Đồ dùng phục vụ:
14
Bảng di động được kẻ ô sẵn theo nội dung câu hỏi hàng ngang và hàng
dọc, phấn màu để điền chữ (Phấn mầu trắng hàng ngang, Phấn màu đỏ chữ hàng
dọc)
3.3.3. Ví dụ cụ thể:
Chủ điểm tháng 5 – Mừng sinh nhật Bác.
a) Mục đích: Giúp các em hiểu được ý nghĩa của ngày quốc tế phụ nữ.
b) Chuẩn bị:
* Bảng di động
* Phấn màu đỏ để ghi từ hàng dọc.
* Phấn màu trắng để ghi chữ cái hàng ngang.
* ảnh chụp: Mẹ và Cô.
c) Nội dung ô chữ:
* Ô chữ:
(1) I Q
(2) C A U V O N G
(3) H O N G
(4)
(5)
C O C
T A O Q U A N
(6) H U E
(7) P H U O N G
(8)
(9)
C H I H A N G
T R A U
(10) N G O C H A
(11) G U O M
15
* Gợi ý tìm từ:
Hàng ngang thứ 1: (Từ gồm 2 chữ cái): Cách gọi tắt chỉ số thong minh?
IQ  xuất hiện chữ Q
Hàng ngang thứ 2: (Từ gồm 7 chữ cái): hiện tượng thường xuất hiện sau các
trận mưa?
CẦU VỒNG  xuất hiện chữ U
Hàng ngang thứ 3: (Từ gồm có 4 chữ cái): Loài hoa được mệnh danh là
nữ hoàng các loài hoa?
HỒNG  xuất hiện chữ Ô
Hàng ngang thứ 4: (Từ gồm 3 chữ cái): Đây là con vật được dân gian
mệnh danh là “Cậu ông trời”?
CÓC  xuất hiện chữ C
Hàng ngang thứ 5: (Từ gồm 7 chữ cái): Đây là vị thần cai quản việc bếp
núc trong mỗi gia đình?
TÁO QUÂN  xuất hiện chữ T
Hàng ngang thứ 6: ( Từ gồm 3 chữ cái): Đây là cố đô gắn liền với triều
nhà Nguyễn?
HUẾ  xuất hiện Ê
Hàng ngang thứ 7: (Từ gòm 6 chữ cái): Nhân vật rất thích chiếc quạt mo
của Bờm?
PHÚ ÔNG  xuất hiện chữ P
Hàng ngang thứ 8: (Từ gồm 7 chữ cái): Tên gọi mặt trăng mà dân gian
hay dung?
CHỊ HẰNG  xuất hiện H
Hàng ngang thứ 9: (Từ gồm 4 chữ cái): Con vật này gắn liền với chú Cuội?
TRÂU  xuất hiện U
16
Hàng ngang thứ 10: (Từ gồm 5 chữ cái): Đây là một làng hoa nổi tiếng ở
Hà Nội?
NGỌC HÀ  xuất hiện N
Hàng ngang thứ 11: (Từ gồm 4 chữ cái): Đây là tên một hồ gắn liền với
truyền thuyết vua Lê Lợi
GƯƠM  xuất hiện Ư
Các chữ xuất hiện: QUỐC TẾ PHỤ NỮ
Trên đây là một số hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp của liên
đội tôi, hoạt động này đã thu hút 100% các em trong liên đội tham gia, nó tạo
cho các em sự thoải mái, không nhàm chán mà còn giúp các em chăm chỉ, hăng
say, phấn đấu, rèn luyện học tập trở thành con người phát triển toàn diện xứng
đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
17
C - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua một năm thực hiện đưa các hoạt động đội vào nhà trường, đặc biệt là
hoạt động ngòai giờ lên lớp, tôi thấy các em học sinh trang bị cho mình hiểu biết
về truyền thống của Đảng, Bác Hồ, về Đoàn, Đội... Chương trình chính là sân
chơi lành mạnh cho học sinh. Qua đó các em phát huy được tính chủ động, sáng
tạo, lĩnh hội, bổ sung thêm nhiều kiến thức mới. Đồng thời nhằm nâng cao ý
thức kỷ luật và động cơ thúc đẩy học tập cho mình.
Do vậy có thể khẳng định tổ chức đội là không thể thiếu được trong nhà
trường phổ thông. Tổ chức đội không chỉ tổ chức các hoạt động vui chơi mà tổ
chức đội góp phần không nhỏ vào phong trào học tập và phát triển toàn diện cho
học sinh. Qua đó cũng khẳng định vai trò của TPT và tổ chức đội là rất quan
trọng trong nhà trường. Tổ chức đội tổ chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi,
tâm sinh lý lứa tuổi của các em. Với kết quả trên cũng đã làm bớt đi những ý
nghĩ sai lệch về TPT và tổ chức đội trong nhà trường phổ thông.
2. Bài học kinh nghiệm:
* Phải luôn khẳng định tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho các em
tham gia thì vai trò người giáo viên - Tổng phụ trách rất quan trọng.
* Phải biết kết

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_o_tieu_hoc_1881.pdf