Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh tiểu học, học tốt bài thể dục phát triển chung

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh tiểu học, học tốt bài thể dục phát triển chung

Bên cạnh đó năm học 2020 -2021 mặc dù mới thực hiện giảng dạy bài thể dục phát triển chung được một phần chương trình, nhưng qua quá trình áp dụng các biện pháp tôi nhận thấy học sinh nắm bắt và thực hiện kỷ thuật của bài thể dục phát triển chung ngày càng tốt hơn.

 Bên cạnh kết quả khảo sát trên tôi còn nhận thấy: Các em có tính nề nếp tập luyện thể dục thể thao, có ý thức giữ gìn sức khỏe của bạn thân, có nếp sống lành mạnh, vui chơi giải trí, có tổ chức và kỷ luật góp phần giáo dục đạo đức lối sống lành mạnh, hình thành nhân cách con người mới. Tăng thêm hiệu quả các bài tập thể dục về nhiều mặt. Ngoài ra, học sinh hứng thú, say mê hơn trong tập luyện.

 

doc 5 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 638Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh tiểu học, học tốt bài thể dục phát triển chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Giáo dục thể chất là môn học được quan tâm thực hiện từ bậc mầm non đến Đại học. Chính vì vậy vấn đề đặt ra cho giáo viên giáo dục thể chất phải làm sao để dạy tốt môn thể dục ở các cấp học nói chung, cấp tiểu học nói riêng, cụ thể là bài thể dục phát triển chung. 
Bài thể dục phát triển chung chiếm vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của môn thể dục.
Nhưng bên cạnh đó khi thực hiện bài thể dục phát triển chung học sinh thường mắc phải nhiều lỗi sai cơ bản mà các em chưa khắc phục được. Ngoài ra nhiều học sinh còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin trong học tập. Tiếp thu nội dung học còn chậm nhưng không nhờ giáo viên hoặc bạn bè giúp đỡ.
Qua thời gian 6 năm trực tiếp giảng dạy thể dục tôi thấy cần phải tìm hiểu nghiên cứu về vấn đề này nhằm giúp các em có vốn kiến thức cơ bản để các em học tốt bài thể dục phát triển chung, tạo điều kiện cho các em tập luyện thường xuyên để nâng cao sức khỏe và thể lực của học sinh. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày những suy nghĩ của mình để giúp cho giáo viên và học sinh có những phương pháp và tập luyện đạt kết quả tốt hơn. Những thực tế nêu trên cũng chính là yếu tố quan trọng và là lí do khiến tôi chọn đề tài: “ Biện pháp giúp học sinh tiểu học, học tốt bài thể dục phát triển chung”
II. NỘI DUNG
Mục tiêu, nhiệm vụ: 
	- Trang bị cho học sinh về kiến thức môn học. Giúp cho các em học sinh nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, tố chất thể lực, tạo sự hứng thú cho học sinh tập luyện, đồng thời nâng cao tinh thần rèn luyện sức khỏe của các em.
	 - Giúp giáo viên có thể chọn ra những học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng tham gia các hội thi các cấp.
 2. Đối tượng nghiên cứu:
	- Học sinh Tiểu học.
3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
	- Trường tiểu học nơi tôi công tác đóng trên địa bàn xã có nhiều dân cư phân bố khá rộng, khuôn viên nhà trường lại hẹp và nhất là chưa có nhà đa năng, khiến cho việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc tập luyện của học sinh còn gặp nhiều khó khăn.	
	- Thể trạng học sinh trong lớp không được đồng đều, sự quan tâm của gia đình còn hạn chế...dẫn đến mức độ vận động của từng học sinh còn chênh lệch.
	- Bài thể dục phát triển chung được học từ lớp 1 đến lớp 5, nên việc nắm bắt nội dung học ở từng độ tuổi cũng khác nhau. 
4. Giải pháp chủ yếu:
4.1. Giúp học sinh thấy được lợi ích của việc học thể dục:
	Luyện tập thể thao góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Đồng thời, mang lại nhiều lợi ích cho con người như sức khỏe và trí tuệ. Cung cấp kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể, môi trường, 
	TDTT góp phần hình thành nhân cách của học sinh, giúp các em vừa học tập, vừa tham gia tốt các hoạt động của nhà trường và xã hội. 
	TDTT còn giúp các em có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, có tính kỷ luật cao và tinh thần trách nhiệm tốt trước tập thể.
	Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học các em đang ở giai đoạn phát triển về chiều cao, cân nặng nếu được kết hợp với tập luyện đúng phương pháp sẽ phát triển một cách toàn diện về thể chất và con người.
4.2. Giáo viên chuẩn bị tốt các điều kiện, nội dung của bài dạy
	Trước khi lên lớp giáo viên cần kiểm tra toàn bộ các điều kiện, nội dung bài dạy như: sân bãi, tình hình sức khỏe của học sinh, hoạt động học tập
	Giáo viên cần phối hợp với cán sự lớp để giúp giáo viên điều khiển lớp khi tham gia tập luyện.
	Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các em.
4.3. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh:
	a. “Giải thích kỹ thuật” một cách hợp lý:
	Việc vận dụng phương pháp giải thích trong giải thích kĩ thuật động tác nhằm giúp học sinh hiểu được mục đích, nắm được kĩ thuật từng phần động tác, qua đó hình thành biểu tượng chung về động tác cho học sinh. Thường khi giải thích kĩ thuật phải diễn ra đồng thời với làm mẫu động tác.
	Lời giải thích của giáo viên cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. 
	b. “Thực hiện khẩu lệnh” chuẩn xác, đúng lúc:
 Khẩu lệnh của GV phát ra phải chính xác, bắt buộc học sinh hành động theo.
	Khẩu lệnh đưa ra phải đúng lúc, lời phát ra cần có sức truyền cảm, rõ, nhanh, chính xác. Lệnh phát ra kéo dài hợp lý, đủ để cho HS chuẩn bị thực hiện khi lệnh phát ra.
	Ví dụ: Khi hô động tác “bụng” GV dùng khẩu lệnh điều hành: “Động tác bụngchuẩn bị” sau đó hô nhịp cho HS tập.
	Nhịp điệu trong khi học sinh tập bài thể dục thay đổi theo yêu cầu của từng động tác và đối tượng.
	Ví dụ: Động tác vươn thở, toàn thân, điều hòa thì cần hô nhịp chậm, ở động tác chân, tay, nhảy cần hô nhịp nhanh hơn. Hoặc đối với những em tiếp thu chậm thì nhịp hô phải chậm để các em vừa có thể thực hiện và giáo viên cũng có thể quan sát và sửa sai cho các em.
	c. “Làm mẫu” phải rõ ràng, dễ hiểu:
	Khi làm mẫu, giáo viên phải thể hiện đúng kỷ thuật động tác. Khi giảng dạy những động tác mới, phức tạp giáo viên phải làm mẫu 2 đến 3 lần. Lần đầu làm mẫu là rất quan trọng vì hình ảnh đầu tiên về động tác là hình ảnh mà các em có ấn tượng sâu sắc nhất, dễ nhớ nhất.
	Làm mẫu phải kết hợp giải thích, nhắc học sinh quan sát những khâu chủ yếu, nhấn mạnh những điểm then chốt cho HS.
	Khi hướng dẫn học sinh bài thể dục phát  triển chung nên sử dụng hình thức làm mẫu “soi gương” đối với lứa tuổi nhỏ.
	d. Tổ chức các hình thức tập luyện phong phú, phù hợp, hấp dẫn:
	Khi ôn tập động tác đã học, GV cần thay đổi hình thức tập luyện để học sinh không bị nhàm chán như: tập đồng loạt, tập theo tổ, tập theo nhóm 2, thi đua giữa các tổ, các nhómGV phải có đánh giá, nhận xét và biểu dương. 
	Khi đã tập tương đối thuần thục cơ bản động tác giáo viên nên cho các em tập luyện theo băng đĩa nhạc để gây hứng thú cho học sinh, làm cho giờ học thêm sinh động.
	e. Kiểm tra, đánh giá kết quả giờ dạy phù hợp với học sinh:
	Cần kiểm tra kết quả đạt được của học sinh một cách nhẹ nhàng, động viên, khích lệ học sinh, để các em tích cực luyện tập thu được kết quả tốt. Không chê những em chưa tập được mà động viên các em cố gắng luyện tập để có được sức khoẻ tốt.
4.4. Kết hợp giữa gia đình và nhà trường
	a. Đối với nhà trường:
	- Cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho học sinh để các em có một sức khoẻ tốt trong học tập.
	- Nhà trường liên hệ thường xuyên mọi gia đình, nhất là gia đình có con em khuyết tật, đặc biệt một số em bị bệnh tim.
	b. Đối với giáo viên:
	- Giáo viên thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh về tình hình học tập con em và giờ giấc học tập, theo dõi tình trạng sức khỏe của học sinh từ đó có hướng giải quyết phù hợp.
	- Trước giờ dạy cần nắm chắc tình hình sức khỏe của các em, từ đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch dạy học.
	- Trong quá trình tổ chức cho học sinh tập luyện động tác giáo viên phải hết sức chú ý về sân bãi, dụng cụ tập luyện, biên độ động tác cũng như phương pháp tổ chức. 
	c. Đối với phụ huynh học sinh
	- Cần phải quan tâm đến sức khỏe của các em, để các em có đủ sức khỏe tập luyện hằng ngày.
	- Chuẩn bị trang phục, dụng cụ tập luyện cho các em, tạo cho các em không gian vui chơi sau thời gian học tập.
	- Thường xuyên liên lạc với giáo viên để nắm được tình hình học tập cũng như lịch học của con em mình.
Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
	- Kết quả đánh giá quá trình tập luyện bài thể dục phát triển chung của các khối lớp như sau: 
Khối
Năm học: 2018 - 2019
Năm học: 2019 - 2020
Năm học: 2020 - 2021
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
1
30%
70%
 32,3%
67,7%
34%
66%
2
35,5%
64,5%
39,5%
60,5%
40,1%
59,9%
3
40,2%
59,8%
 45,2%
54,8%
46,2%
53,8%
4
50,8%
49,2%
52,7%
47,3%
51,5%
48,5%
5
59%
41%
60,4%
39,6%
61%
39%
	Bên cạnh đó năm học 2020 -2021 mặc dù mới thực hiện giảng dạy bài thể dục phát triển chung được một phần chương trình, nhưng qua quá trình áp dụng các biện pháp tôi nhận thấy học sinh nắm bắt và thực hiện kỷ thuật của bài thể dục phát triển chung ngày càng tốt hơn.
	Bên cạnh kết quả khảo sát trên tôi còn nhận thấy: Các em có tính nề nếp tập luyện thể dục thể thao, có ý thức giữ gìn sức khỏe của bạn thân, có nếp sống lành mạnh, vui chơi giải trí, có tổ chức và kỷ luật góp phần giáo dục đạo đức lối sống lành mạnh, hình thành nhân cách con người mới. Tăng thêm hiệu quả các bài tập thể dục về nhiều mặt. Ngoài ra, học sinh hứng thú, say mê hơn trong tập luyện.
III.KẾT LUẬN 
	Từ những kinh nghiệm trên tôi nhận thấy: Học sinh trường tiểu học nơi tôi giảng dạy ngày một ham thích, hăng hái, say mê tập luyện thể dục cũng như tham gia trò chơi đầy nhiệt tình và tự giác hơn, sức khỏe và tinh thần học tập của các em ngày càng đi lên. Việc tập luyện bài thể dục phát triển chung ngày một tiến bộ và có khả quan hơn.Với sự nổ lực tìm tòi và qua quá trình vận dụng đã được nhà trường công nhận, các giáo viên trong trường cùng với phụ huynh và học sinh tin tưởng về sự cống hiến đó. Đây chính là động lực thôi thúc tôi tiếp tục tìm giải pháp thiết thực hơn và nhân rộng hơn đến các trường bạn.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Quảng Hòa, ngày 10 tháng 11 năm 2020
 Người thực hiện 
 Nguyễn Thị Phương Linh

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_tieu_hoc_hoc_t.doc