Kinh nghiệm giải toán có lời văn lớp 1

Kinh nghiệm giải toán có lời văn lớp 1

 Để giúp học sinh giỉa toán có lời văn được tốt thì ngay từ những bài đầu về học số, phép tính cộng, trừ, giáo viên đã ngầm hướng cho học sinh làm quen với nó.

Ví dụ: để hình thành số 6 giáo viên đi từ bài toán có 5 em đang chơi có thêm 1 em đến nữa có tất cả mấy em ? (6 em số 6)

- Có 1 con gà thêm 1 con gà có mấy con gà? để có 1+1=2.

- Có 2 con ong bay đi 1 con còn lại mấy con ong ?để có 2-1=1.

 Sau đó đến dạng toán: Viết phép tính thích hợp để học sinh viết phép tính đúng vào ô trống thì học sinh cần quan sát kỹ và nêu miệng được đề toán sau đó mới là viết phép tính.

 

doc 4 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2230Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm giải toán có lời văn lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm
Giải toán có lời văn lớp 1
I) Đặt vấn đề:
	Chương trình toán lớp 1 là một bộ phận của chương trình môn toán tiểu học. Đây là tiền đề, nền móng cho học sinh học toán cả cấp học nói riêng và quá trình học nói chung.
	Ngay từ lớp 1 học sinh bước đầu có một số kiến thức cơ bản đơn giản và thiết thực về số, phép tính, đo đại lượng, hình học về giải toán có lời văn. Mà những kiến thức này tạo tiền đề cho các lớp học tiếp theo. Vì vậy ngay từ lớp 1 việc dạy và học toán là vấn đề không nhỏ đối với học sinh trong việc giáo dục toàn diện và phát triển sau này cho trẻ. Các em có muốn được những kiến thức này thì các em mới có thể học tiếp theo ở các lớp trên. Như vậy học sinh lớp 1 không chỉ là biết đếm, viết số, biết cộng trừ còn phải biết đo lường, hình học và giải toán có lời văn. Trong thực tế đối với học sinh lớp 1, các em vướng mắc ở nội dung giải toán có lời văn, có em được tìm ngay ra được kết quả nhưng khi trình bầy lại cho đạt, hoặc có em biết các trình bầy nhưng lại trả lời vòng vo dài dòng chưa hay chưa khoa học. Bên cạnh đó việc dạy học toán có lời văn nó góp phần luyện thêm, củng cố thêm kiến thức về số, về phép tính, về đo đại lượng, hình học. Để học tốt môn toán lớp 1, việc học về giải toán có lời văn cho các em một tầm quan trọng. Và tôi thấy nó có phần lý thú và hấp dẫn. Cho nên tôi đã đi sâu vào nghiên cứu và chọn vấn đề “ Giải toán có lời văn lớp 1” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
II) Nội dung:
1) Chương trình giải toán có lời văn lớp 1:
	ở lớp 1 học sinh bước đầu làm quen với giải toán có lời văn, giải các bài toán đơn bằng 1 phép tính cộng hoặc 1 phép tính trừ chủ yếu là các bài toán về thêm, bớt một số đơn vị học sinh nhận biết về dạy toán, cấu tạo của bài toán có lời văn, biết giải và trình bầy bài giải.
	Trong chương trình toán 1 về giải toán có lời văn chỉ có 3 tiết học trọn vẹn để dạy dạng toán này còn hầu hết được lồng ghép vào các bài khác.
2) Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn:
	Để giúp học sinh giỉa toán có lời văn được tốt thì ngay từ những bài đầu về học số, phép tính cộng, trừ, giáo viên đã ngầm hướng cho học sinh làm quen với nó.
Ví dụ: để hình thành số 6 giáo viên đi từ bài toán có 5 em đang chơi có thêm 1 em đến nữa có tất cả mấy em ? (6 em	số 6)
- Có 1 con gà thêm 1 con gà có mấy con gà? để có 1+1=2.
- Có 2 con ong bay đi 1 con còn lại mấy con ong ?để có 2-1=1.
	Sau đó đến dạng toán: Viết phép tính thích hợp để học sinh viết phép tính đúng vào ô trống thì học sinh cần quan sát kỹ và nêu miệng được đề toán sau đó mới là viết phép tính.
Ví dụ: 
Học sinh nêu miệng được đề: Cành trên có 3 quả táo, cành dưới có 2 quả táo. Hỏi tất cả có bao nhiêu quả táo:
	Học sinh viết phép tính: 3 + 2 =5.
	Khi học sinh	 đã có những kiến thức sơ giải về về dạng bài toán có lời văn thì giáo viên	 mới đưa ra dạng toán để học sinh nhận biết chắc chắn vì dạng toán và bước đầu biết giải toán, giáo viên đưa từ những dạng bài đơn giản đến phức tạp hơn 1 chút. giáo viên đưa ra đề toán học sinh nhận biết dạng bài toán có lời văn. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tóm tắt đề, hướng học sinh giải toán và trình bày bài giải. Đầu tiên với học sinh đưa bài toán sử dụng bằng 1 phép tính cộng sau đó là đến 1 phép tính từ gắn với cụm từ thêm, bớt. Nhưng dù bài toán giải nào giáo viên giúp học sinh đi theo đúng trình tự bước: Tìm hiểu Tóm tắt nội dung
 Tìm cách giải Trình bày bài. Trình bày bài thực hiện lần lượt: bài giải 
Lời giải phép tính đáp số.
Ví dụ: Bài toán: Em có 9 viên bi, anhc ho em thêm em 1 viên bi nữa. Hỏi em có tất cả bao nhiêu viên bi?
	Học sinh đọc kỹ đề và biết được bài toán cho biết những gì? và yêu cầu tính gì? Sau đó các em tóm tắt được.
	Có : 	8 viên bi
	Thêm: 	1 viên bi
	Có tất cả:  viên bi ?
	Khi đã hiểu kỹ đề bài học sinh giải toán: Các em sẽ tính được 8 viên bi thêm 1 viên bi là 9 viên bi, các em trình bày bài giải của mình.
Bài giải
	Số viên bi có tất cả là:
	 8 + 1 = 9 (Viên bi)
	đáp số: 9 viên bi
	Giáo viên nên cho học sinh đưa ra nhiều câu trả lời sau đó chọn ra câu trả lời hay, khoa học nhất vào bài của mình. Ngoài dạy toán trên, giáo viên đưa ra 1 số yêu cầu cao hơn đối với học sinh, học sinh viết tiếp hoàn thành đề toán rồi mới giải, giải theo tóm tắt hoặc giải toán gắn với hình học.
Bài giải:
đoạn thẳngBC dài là:
8 - 5 = 3 (cm)	
Đáp số: 3 cm
III. Kết luận
	Qua quá trình giảng dạy bản thân tôi thấy việc dạy học giải toán có lời văn phát huy được khả năng suy luận tìm tòi, tính tích cực sáng tạo của học sinh. Tạo cho học sinh ham muốn, hiểu biết, thích học hỏi và hứng thú trong học tập môn toán, đồng thời việc dạy học giải toán có lời văn giúp cho củng cố, khắc sâu toàn bộ kiến thức và tiếng Việt. Đó là cách trả lời tìm câu lời giải, khả năng trình bày bài toán sau khi các em giải được.
	Nói chung việc dạy học giải toán có lời văn của môn toán lớp 1 là 1 phần không nhỏ trong dạy học toán 1 và nó lôi cuốn cả thầy và trò.
	Mặc dù rất cố gắng nhưng kinh nghiệm và trình độ chuyên môn có hạn nên tôic hỉ mới tìm hiểu được một phần của vấn đề nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán của lớp mình. Tôi sẽ cố gắng đúc rút kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ sư phạm trong thực tế giảng dạy của mình ngày càng được tốt hơn.
	Ngàythángnăm 2006
	 Người viết
	 Lê danh thắng

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Le Thi Phong TH XT.doc