Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi học toán Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi học toán Lớp 1

I. Lí do chọn đề tài:

Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng cho sự hình thành và phát triển toàn

diện nhân cách con người, là cơ sở hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ tương

lai cho đất nước thành những con người mang trong mình tài năng trí tuệ và

phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

Tâm lí học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh đầu cấp mang đậm màu sắc

“Học mà chơi, chơi mà học”. Vì các em vừa được chuyển từ hoạt động vui chơi,

hoạt động tự do theo ý thích ở trường mẫu giáo sang trạng thái học chữ và theo

kỉ luật nhất định ở trường Tiểu học. Những hoạt động mới mẻ này thường làm

cho học sinh dễ chán, cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi.

Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, ngay từ những ngày đầu

đến trường, học sinh đã được trang bị những kiến thức sơ đẳng ngày càng có

tính hệ thống về tự nhiên, xã hội, con người và những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng

qua các môn học: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên & xã hội, Thủ công, Âm

nhạc, Mĩ thuật, Thể dục. Trong đó phải kể đến môn Toán, đóng vai trò quan

trọng, là tiền đề cho sự lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, sự phát triển nhân cách học

sinh và góp phần quan trọng đào tạo nên con người phát triển toàn diện.

Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính logic và chính xác cao, nó là

chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác

pdf 40 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1753Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi học toán Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hìn chung, thông qua “chơi”
sẽ tạo nên một không khí mới cho giờ học: những tiếng hò reo, những khuôn
mặt rạng rỡ, những tiếng cười vang ... Tất cả sẽ là, các em gần gũi, đoàn kết với
nhau hơn, tích lũy được nhiều kiến thức về toán học và phát triển tư duy.
 “Chơi mà học” “Học mà chơi”, chơi để hình thành, vận dụng và củng cố
kiến thức đã học vào cuộc sống. Đồng thời phát triển trí lực là các tự giáo dục
rất tốt cho trẻ.
 Trò chơi học tập là phương tiện giáo dục có tác dụng nhanh nhất, dễ tiếp thu
và hiệu quả nhất. Có ý nghĩa trong việc phát huuy tính tích cực, độc lập diễn ra
một cách tự nhiên, hấp dẫn hơn.
 Ví dụ: Bài “Phép cộng trong phạm vi 5” (tr. 49 – Sách Toán lớp 1)
 Để củng cố lại kiến thức đã học, tôi cho học sinh chơi trò chơi “Tìm đường
về nhà”. Đây là trò chơi trí tuệ nhẹ nhàng giúp học sinh vừa chống lại mệt mỏi
vừa củng cố lại kiến thức đã học.
2. Nắm được vai trò của trò chơi học tập
2.1. Trò chơi học tập thích hợp với trường học 2 buổi/ ngày
 Đối với trường học 2 buổi/ ngày nói chung và trường Tiểu học Thanh Xuân
Trung nói riêng thì việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh là điều rất cần
thiết, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học. Bởi thời gian các em ở trường
khá nhiều, trường học chính là ngôi nhà thứ hai của các em. Ở trường, các em
10/39
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học toán cho học sinh lớp 1
cần được học nhưng cũng cần được vui chơi lành mạnh nhằm phát triển trí lực
cũng như thể lực, hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho các em.
2.2. Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức học tập
 Trong các tiết học Toán, việc tổ chức cho học sinh chơi vào bất cứ lúc nào
của bài học đều rất quan trọng bởi để phát huy tính độc lập, học sinh phải tự
phát hiện kiến thức một cách nhẹ nhàng. Vì vậy, giáo viên không thể giữ mãi
một hình thức học tập mà cần có sự thay đổi.
 Để đạt được mục tiêu của bài dạy, người giáo viên cần hướng học sinh hoạt
động theo các hình thức học tập như:
- Quan sát để phát hiện (Hoạt động cả lớp)
- Thảo luận (Hoạt động nhóm)
- Trò chơi học tập (Hoạt động cá nhân)
 Nếu ở hai hình thức trên, học sinh hoạt động trong một tập thể, phát huy
được sức mạnh tập thể, tương trợ, hỗ trợ lẫn nhau, thì ở hình thức thứ ba, học
sinh phát huy được tính độc lập tự chủ. Học sinh phải vận dụng được các giác
quan, những kinh nghiệm của bản thân để tìm ra kiến thức bài học. 
 Ví dụ: Bài Luyện tập (tr. 80 – Sách Toán lớp 1)
 Để củng cố kiến thức cộng, trừ trong phạm vi 9, tôi đã cho học sinh chơi trò
chơi “Xếp thành phép tính đúng”
2.3. Trò chơi học tập làm không khí lớp học thoải mái, dễ chịu hơn
 Để có được không khí lớp học như vậy, người giáo viên phải biết cách tổ
chức giờ học gắn với các trò chơi học tập.
 Ví dụ: Bài “Luyện tập chung” (tr. 80 – SGK toán lớp 1)
 Để rèn kĩ năng cộng, trừ trong phạm vi 9, tôi đã cho học sinh chơi trò “ Ghép
hình “
2.4. Trò chơi học tập làm giờ học trở nên nhẹ nhàng, học sinh hào hứng học
tập và yêu thích môn học
 Mặc dù, trò chơi học tập phải có nội dung gắn liền với nội dung bài học
nhưng không vì thế mà nó trở nên cứng nhắc, khô khan. Trò chơi học tập phải
vui, phải hấp dẫn để lôi cuốn học sinh.
 Ví dụ: Bài “Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 
 Để củng cố kiến thức cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100, tôi cho học
sinh chơi trò chơi “Làm tính để tiếp sức”
2.5. Trò chơi học tập giúp học sinh tiếp thu kiến thức tự giác, tích cực hơn
 Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh lớp Một thích chơi, thích
được thể hiện. Vì vậy, thông qua trò chơi, các kiến thức của bài học được tiếp 
11/39
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học toán cho học sinh lớp 1
cận các em và được các em tiếp thu một cách tự nhiên, không gò bó, gượng ép.
 Ví dụ: Bài “Luyện tập” (tr. 10 – SGK Toán 1)
 Để giúp học sinh nhận dạng hình tam giác, hình vuông, hình tròn, rèn luyện sự
khéo léo, óc thẩm mỹ cho học sinh, tôi cho các em chơi trò chơi “Tô màu đúng,
màu đẹp”
2.6. Trò chơi học tập giúp củng cố và hệ thống hóa kiến thức cho học sinh
 Trò chơi học tập không chỉ có vai trò hình thành và khắc sâu kiến thức của
bài học mới mà còn giúp cho học sinh hệ thống hóa các kiến thức đã lĩnh hội
thuộc chủ điểm đã học.
 Ví dụ: Bài “Luyện tập” (tr. 156 – SGK Toán 1)
 Để củng cố cho học sinh về phép cộng trong phạm vi 100. Tôi cho học sinh
chơi trò chơi “Ai đúng, ai sai”
3. Nguyên tắc tổ chức trò chơi trong môn Toán:
 Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao cho giờ học, khi tổ chức và
thiết kế trò chơi cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
3.1. Thiết kế trò chơi trong môn Toán
 - Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Toán nói chung và môn Toán lớp 1 nói
riêng, phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ
thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu
đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ, đảm bảo các yêu cầu sau:
 + Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.
 + Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
 + Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí học sinh lớp 1, phù hợp với khả năng
người hướng dẫn, cơ sở vật chất của nhà trường.
 + Hình thức tổ chức trò chơi phải phong phú, đa dạng.
 + Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo.
 + Trò chơi phải gây được hứng thú cho học sinh.
 - Cấu trúc của trò chơi học tập:
 + Tên trò chơi
 + Mục đích: nhằm ôn luyện củng cố kiến thức kĩ năng nào. Mục đích của trò
chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.
 + Chuẩn bị đồ dùng, mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học
tập.
 + Cách chơi – nêu luật chơi: Chỉ ra quy tắc của hành động chơi, quy định đối
với người chơi, thời gian chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
 + Số người tham gia chơi; Cần chỉ rõ số người tham gia chơi.
12/39
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học toán cho học sinh lớp 1
3.2. Cách tổ chức trò chơi:
 - Thời gian tiến hành thường từ 5 - 7 phút
 - Giới thiệu trò chơi:
 + Nêu tên trò chơi
 + Hướng dẫn cách chơi bằng cách mô tả và thực hành, nêu ra luật chơi.
 - Chơi thử, qua đó nhấn mạnh luật chơi.
 - Chơi thật
 - Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm
những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
 - Thưởng – phạt; phân minh, đúng luật chơi sao cho người chơi chấp nhận
thoải mái và tự giác làm trò chơi hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt
những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như: chào
các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò) 
Lưu ý: Thời gian, số lượng người chơi, bảng tính sao, phần thưởng
(tràng pháo tay, phiếu khen, ghi tên vào bảng danh dự), cách phạt nhẹ nhàng
(hát, nhảy lò cò, đứng lên ngồi xuống tại chỗ). Giáo viên linh hoạt khi sử
dụng vào trò chơi.
4. Giới thiệu một số trò chơi học Toán lớp 1:
* Các trò chơi được thiết kế cho các tiết học theo mạch kiến thức trong chương
trình sách giáo khoa Toán 1
- Phần thứ nhất: Số
- Phần thứ hai: Phép tính
- Phần thứ ba: Đại lượng và đo đại lượng
- Phần thứ tư: Hình học
* Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá
trình dạy Toán cho học sinh lớp 1.
Phần thứ nhất: SỐ
* Mục tiêu: HS được củng cố vế các kiến thức sau:
- Nhận biết số
- Nắm được cấu tạo số
- Biết đựợc vị trí của số trong dãy số
- Biết so sánh các số đã học
- Vận dụng các số được học vào thực tế
* Cách thực hiện: Tổ chức trò chơi trong giờ dạy Toán cho học sinh lớp 1.
* Ví dụ:
13/39
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học toán cho học sinh lớp 1
Trò chơi 1: Lô tô nhận biết số
1. Mục tiêu: Củng cố khái niệm số trong phạm vi 10 .
 Vận dụng vào các bài dạy số: Số 6, Số 7, ...., Số 10
2. Chuẩn bị: 4 bộ số gồm các số từ 1 đến 10 dưới dạng các quân bài (hình 1)
4 bảng gồm toàn tranh vẽ (hình 2), bộ thực hành Toán của học sinh.
3. Cách chơi: Mỗi bạn đặt bảng gồm tranh vẽ ở trước mặt. Tráo các thẻ bài
(ghi số) đặt úp sấp. Bốn bạn chơi “oẳn tù tì” để chọn người chơi đầu tiên, các
bạn ở bên phải của người đi trước sẽ được đi tiếp theo. Người chơi rút một quân
bài, quan sát nhanh bảng tranh vẽ rồi đặt thẻ đúng với số đồ vật có trong tranh.
Nếu sai thì bạn nào nhanh tay sẽ lấy được thẻ số đó đặt lên bảng của mình ai đặt
kín bảng sớm nhất là người thắng cuộc.
* Ngoài cách chơi theo nhóm như trên, trò chơi này có thể chơi theo nhóm
lớn (tổ, cả lớp): Mổi tổ quan sát một tranh rồi gài số tuơng ứng với hình vẽ trong
tranh lên bảng gài. Tổ nào không có bạn sai hoặc có ít bạn sai là thắng cuộc.
4. Tác dụng: Giúp học sinh biết đếm, nhận biết số
Hình 1
Hình 2:
Trò chơi 2: Ghép bài
1. Mục tiêu: Củng cố về cấu tạo của số 10.
 Vận dụng vào bài: Số 10, Luyện tập
14/39
1 2 3 4 5 6 9 107 8
   
   
  
 
 
   
 
   
    


   
  
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học toán cho học sinh lớp 1
2. Chuẩn bị : 4 bộ, mỗi bộ gồm 11 tấm bìa ghi các số từ 0 đến 10 (dạng quân
bài)
3. Cách chơi: 2 người chơi hoặc nhiều hơn.
- Tráo các quân bài (44 quân bài). Đặt ngửa 12 quân bài bất kì ở giữa bàn
chơi. Những quân bài còn lại đặt úp xuống thành một chồng.
- Các bạn tham gia chơi “oẳn tù tì” để tìm ra người đi trước. Người chơi lần
lượt lấy một quân bài ở chồng úp sấp, lật ngửa ra. Nếu quân bài vừa lấy ghép
(cộng) với một số trong các quân bài đã đặt ngửa trên bàn thành 10 thì bạn chơi
được nhặt quân bài lên và giữ lại (như vậy người chơi đã giữ được một cặp quân
bài tạo thành 10). Ví dụ: Bạn lấy được quân bài mang số 3, trong số các quân
bài ở bàn có quân bài mang số 7, như vậy bạn được nhặt quân bài mang số đó
lên và giữ lại (7 + 3 = 10)
- Nếu quân bài lấy được không ghép được với quân bài nào trong số các
quân bài đặt ngửa trên bàn, thì người chơi phải đặt ngửa quân bài của mình lên
mặt bàn và để bạn khác chơi tiếp.
- Bạn chơi tiếp theo cũng chơi tương tự như vậy.
- Khi đã lấy hết các quân bài ở chồng bài úp sấp, người chơi lần lượt lấy
từng cặp quân bài đặt ngửa trên bàn.
- Bạn nào thu được nhiều quân bài nhất là người thắng cuộc.
* Trò chơi này còn có thể chơi đơn giản hơn với các số trong bộ thực
hành Toán của học sinh.
 - Trong thời gian 1 phút bạn nào ghép được nhiều cặp số có kết quả bằng 10
gài lên bảng gài trong bộ thực hành thì sẽ chiến thắng.
4. Tác dụng: Học sinh nắm chắc cấu tạo số để vận dụng sang học phép
cộng trong phạm vi 10 được thuận lợi.
Trò chơi 3: Xếp đúng thứ tự
1. Mục tiêu: Củng cố về so sánh thứ tự các số trong phạm vi 10 
Vận dụng vào bài Luyện tập (tr.38), Luyện tập chung (tr.40)
15/39
 1 2 5 4
 6 8 3 9
 7 4 2 0
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học toán cho học sinh lớp 1
2. Chuẩn bị: Mỗi học sinh chuẩn bị 5 tấm bìa (thẻ số trong bộ thực hành
toán) ghi các số: 0; 6; 3; 8; 5
Ví dụ:
3. Cách chơi: Chơi theo cá nhân. Mỗi học sinh để sẵn các tấm bìa (thẻ số)
trên bàn. Giáo viên ra hiệu lệnh: “Hãy xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc
từ lớn đến bé)”. Học sinh làm theo hiệu lệnh của giáo viên. Ai làm xong trước
và đúng sẽ thắng cuộc.
4. Tác dụng: Từ việc nắm được giá trị của mỗi số mà học sinh biết sắp xếp
các số cho trước theo thứ tự yêu cầu.
Trò chơi 4: Tránh số 3
1. Mục tiêu: Củng cố về số đếm trong phạm vi 100
2. Cách chơi: Cả lớp cùng chơi. Các bạn ngồi theo vòng tròn (hoặc theo thứ
tự có sẵn trong lớp học), lần lượt đếm theo một chiều đã xác định, bắt đầu từ
một bạn nào đó: “1, 2, ..” đến lượt bạn nào đến chữ số “3” (13, 23, 30, 33, 43,
) thì phải tránh số theo quy định là số “cấm kị” và nêu số liền sau số “cấm kị”
đó, chẳng hạn sau số 2 bạn phải đếm 4, hoặc sau số 12 bạn phải đếm số 14,
Ai vi phạm điều phải tránh, chót nêu số đã “cấm kị” thì coi là phạm luật, bị
phạt nhảy lò cò (hoặc chạy một vòng). Sau đó bạn bị phạt đếm đầu tiên và
cuộc chơi lại tiếp tục. 
Trò Chơi 5: Đố biết số nào?
 1. Mục tiêu: Củng cố về cấu tạo các số có hai chữ số. Củng cố về so sánh, thứ
tự các số trong phạm vi 100.
 Vận dụng vào các bài học trong mạch kiến thức các số trong
phạm vi 100: Mười một, mười hai; Mười ba, mười bốn,mười lăm; Mười sáu,
mười bảy, mười tám, mười chín; Các số tròn chục; Các số có hai chữ số.
 2. Chuẩn bị: Mỗi học sinh chuẩn bị một bảng gài, 11 tấm bìa ghi các số từ 0
đến 10 (Trong bộ đồ dùng học Toán 1)
16/39
0 6 3 8 5
Bảng gài
0
6 7 8 9 10
1 2 3 4 553
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học toán cho học sinh lớp 1
3. Cách chơi: Cả lớp cùng chơi.
Giáo viên ra hiệu lệnh, yêu cầu cả lớp nêu các số theo hiệu lệnh của giáo
viên, chẳng hạn như:
- Số gồm 3 chục và 5 đơn vị 
- Số gồm 8 chục và 2 đơn vị
- Số liền trước số 40
- Số liền sau số 99
- Số bé nhất có 2 chữ số
- Số bé hơn 27 và lớn hơn 25
Cả lớp lấy các thẻ số gài vào bảng gài rồi giơ lên.
Bạn nào làm sai sẽ tự sửa hoặc bạn khác hay giáo viên giúp bạn đó hiểu
đúng và tự sửa lại được.
Phần thứ hai: PHÉP TÍNH
* Mục tiêu: Học sinh được củng cố vế các kiến thức sau:
- Kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10
- Kĩ năng làm tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100
* Cách thực hiện: Tổ chức trò chơi trong giờ dạy Toán cho học sinh lớp 1
* Ví dụ:
Trò chơi 1: Làm tính tiếp sức
1. Mục tiêu: Rèn kĩ năng làm tính cộng trừ trong phạm vi 5
 Vận dụng vào các bài: Phép cộng, trừ trong phạm vi 3,4,5
2. Chuẩn bị: Giáo viên vẽ sẵn trên bảng hai hình như sau:
 + 2 - 1 + 0 + 1 - 3 
 3. Cách chơi: Hai đội chơi, mỗi đội 5 học sinh. Khi giáo viên ra hiệu lệnh bắt
đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội lên điền kết quả vào hình tam giác rồi
nhanh chóng trao bút cho bạn thứ hai. Cứ tiếp tục như vậy, bạn thứ năm lên điền
kết quả phép tính cuối cùng vào hình ngôi sao.
Đội nào làm đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
 4. Tác dụng: Học sinh nhớ cách thực hiện tính từ trái sang phải.
Trò chơi 2: Nêu đúng kết quả
1. Mục tiêu: - Củng cố ý nghĩa của phép cộng, phép trừ trong phạm vi 6
17/39
3
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học toán cho học sinh lớp 1
- Rèn kĩ năng cộng, trừ trong phạm vi 6
2. Chuẩn bị: Mỗi HS chuẩn bị sẵn 7 tấm bìa (thẻ số) ghi các số từ 0 đến 6
3. Cách chơi: Cả lớp cùng chơi. Giáo viên nói, chẳng hạn: 1 cộng 5; 3 thêm
2, 6 trừ 4, 5 bớt đi 2,.. Lần thứ nhất giáo viên nêu một phép tính, lần thứ hai
nêu hai phép tính, lần thứ ba nêu ba phép tính. Học sinh thi đua giơ các tấm bìa
(thẻ số) ghi kết quả tương ứng (6 , 5, 2 , 3,..). HS nào làm sai sẽ bị phạt (nhảy
lò cò hoặc đứng lên ngồi xuống tại chỗ 3 lần).
Trò chơi 3: Hình vuông kì lạ
1. Mục tiêu: Luyện tập làm tính cộng trong phạm vi 9
2. Chuẩn bị: Một bảng vuông gồm 9 ô vuông, trong bảng có ghi sẵn 4 số
 (Hình vẽ). Tổ chức cho bao nhiêu người chơi thì cần ngần ấy bảng.
3. Cách chơi: 2 hoặc nhiều học sinh cùng chơi. Mỗi học sinh chơi phải điền
vào các ô trống của bảng những số thích hợp sao cho khi cộng các số ghi trong
các ô vuông theo hàng ngang, cột dọc và đường chéo thì đều được kết quả là 9.
Học sinh nào làm đúng và nhanh thì bạn đó thắng cuộc.
Đáp án:
Trò chơi 4: Tam giác kì lạ
 1. Mục tiêu: Luyện tập làm tính cộng trong phạm vi 6
 2. Chuẩn bị: Một tấm bìa có vẽ sẵn hình và 6 tấm bìa ghi sẵn các số sau:
3 2
3
4
3 4 2
2 3 4
4 2 3
18/39
0 1 2 3 4 5 6
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học toán cho học sinh lớp 1
3. Cách chơi: Có 2 đội chơi, mỗi đội 3 học sinh. Mỗi học sinh phải lên gắn 3 số
ở 3 ô thẳng hàng sao cho khi cộng 3 ô đó lại có kết quả bằng 6. Đội nào làm
xong trước và có kết quả đúng nhất, đội đó thắng.
 Đáp án:
 4. Tác dụng: Giúp học sinh ghi nhớ nhanh phép cộng trong phạm vi 6
 Trò chơi này có thể áp dụng với tất cả các phép cộng trong
phạm vi 100.
Trò chơi 5: Đố nhau tìm số chưa biết
1. Mục tiêu: Luyện tập làm tính nhẩm (cộng, trừ) trong phạm vi 10
2. Cách chơi: Có thể từ 3 đến 10 người cùng chơi. Một bạn làm chủ trò điều
khiển cuộc chơi. Chủ trò nêu lần lượt từng câu hỏi để tất cả suy nghĩ và trả lời.
Các câu hỏi có thể là:
19/39
0
2
4 5
13
0 1 2 3 4 5
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học toán cho học sinh lớp 1
1) Số nào cộng với 3 thì được 7.
2) Tìm một số sao cho khi lấy 9 trừ đi số đó thì được 4
3) Tìm hai số sao cho khi cộng chúng với nhau thì được kết quả là 6
4) Số 5 cộng với số mấy để bằng 8.
Bạn nào trả lời nhanh và đúng thì được ghi 1 điểm. Bạn nào được nhiều
điểm hơn sẽ được khen thưởng. 
Trò chơi 6: Xếp thành phép tính đúng
1. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ
2. Chuẩn bị: Hai bộ gồm 10 tấm bìa, trên các tấm bìa có ghi số và dấu phép
tính.
 3. Cách chơi: Giáo viên tổ chức cho 4 học sinh chia vào 2 đội. Mỗi học sinh
được xếp 1 phép tính. Học sinh xếp sau không được xếp lặp lại phép tính của
học sinh trước. Đội nào xong trước và đúng, đội đó chiến thắng.
Đáp án:
 4. Tác dụng: Giúp học sinh nắm chắc mối quan hệ giữa phép + và phép -
 Trò chơi này có thể áp dụng với tất cả các phép cộng, phép trừ
trong phạm vi 100.
Trò chơi 7: Ghộp hình
20/39
 = 8 +2 6
6 9 3= -
= 8+2 6
69 3 =-
= 8+ 26
69 3=-
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học toán cho học sinh lớp 1
 1. Chuẩn bị: 9 tấm bìa hình vuông như sau:
2. Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm có 5 học sinh. Giáo
viên phát cho mỗi nhóm một bộ các tấm bìa như trên. Các nhóm thi đua ghép
các tấm bìa sao cho mỗi phép tính ứng với kết quả đúng. Nhóm nào ghép xong
trước và có kết quả đúng, nhóm đó thắng cuộc.
Đáp án:
21/39
 2+3
 9
 9 -
2
5
6+ 
0
7
 0
6
 9 - 8
7- 7
3
0+ 
9
9 - 
1
4 8 - 5
2 
1+1
 8
1
 2+2
7 9 - 
2
9 - 8 
1
3 8 - 
5
2 + 2 
4
5 2 + 3
 9
0 + 9
 0
7 - 7 
9 - 1
8
 2 1 + 
1
6+ 0
 6 
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học toán cho học sinh lớp 1
 Trò chơi 8: Tìm đường về nhà
 1. Chuẩn bị: 2 tấm bìa có hình vẽ như sau:
 2. Cách chơi: 6 học sinh chia thành 2 đội. Nhiệm vụ của mỗi học sinh là lên
tìm những ngôi nhà có phép tính ứng với kết quả đúng trên mỗi chú thỏ rồi nối
chú thỏ với ngôi nhà đó. Đội nào nối nhanh và đúng nhất, đội đó thắng.
 Đáp án đúng của trò chơi:
22/39
15 1413
2 + 2 1 + 2 3 + 2
15 1413
2 + 
2
1 + 
2
3 + 
2
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học toán cho học sinh lớp 1
 Trò chơi 9: Xây nhà
1. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng làm tính cộng không nhớ trong phạm vi 100.
 Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh
2. Chuẩn bị: 2 hình vẽ ngôi nhà trên bìa và các mảnh giấy hình tam giác, chữ
nhật (như hình vẽ), có 5 mảnh ghi các kết quả tương ứng với các kết quả ghi trên
ngôi nhà và 2 mảnh ghi sai. 
3. Cách chơi: Chọn 2 đội, mỗi đội có 5 học sinh
Khi nghe hô “1, 2, 3 bắt đầu” các em phải nhẩm nhanh kết quả các phép tính
trên ngôi nhà, rồi tìm mảnh giấy có kết quả tương ứng gắn vào đúng vị trí. Khi
gắn xong sẽ có ngôi nhà có mái màu đỏ, tường vàng và cửa xanh.
- Cách tính điểm như sau:
 + Gắn đúng 1 hình được 1 sao, gắn đúng cả 5 hình được 5 sao, hình nào
gắn sai không được sao.
 + Đội nào gắn nhiều hình đúng, nhanh, xong trước là đội đó thắng cuộc.
 + Nếu cả hai đội cùng gắn được số hình đúng bằng nhau thì đội nào nhanh
hơn, đội đó thắng.
 + Nếu đội gắn xong trước mà gắn được ít hình đúng hơn đội xong sau thì
đội xong sau là đội chiến thắng.
 *Lưu ý: Trò chơi này nên đưa ra một vài kết quả không đúng để học sinh lựa
chọn, nếu không tính cẩn thận sẽ rất dễ nhầm.
23/39
5 + 25
74
99
7218
75 36
75 + 24
31 + 43 6 + 12
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học toán cho học sinh lớp 1
Trò chơi 10: Tìm bạn máy tính
 1. Mục tiêu: Củng cố các phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 100
 2. Chuẩn bị : 2 bộ quân bài, mỗi bộ 5 quân như sau :
 *Bảng kết quả, phần thưởng .
 3. Cách chơi : 
 Chọn hai đội, mỗi đội 05 bạn bước lên chơi. Ở dưới các bạn cổ vũ 
 Giáo viên đặt úp các quân bài trước mặt 2 đội .
 Khi 2 đội đã sẵn sàng, giáo viên ra lệnh: “bắt đầu!” và tính giờ thì tất cả 05
bạn của mỗi đội tự lật quân bài của mình rồi nhẩm và viết kết quả của phép tính
đó vào quân bài. Làm xong các bạn nộp cho giáo viên .
 Sau thời gian 2 phút, nếu đội nào xong trước và đúng thì thắng cuộc và đội
đó được các khán giả bên dưới tung hô: “Xin chào bạn máy tính” rồi vỗ tay hoan
hô. Mỗi phép tính đúng được 1 sao.
Trò chơi 11: Ai đúng, ai sai
 1. Mục tiêu: Củng cố phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100
 2. Chuẩn bị: Hai tấm bìa có hì

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_hoc.pdf