Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử - Địa lí theo TT22/2016

Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử - Địa lí theo TT22/2016

Đề bài kiểm tra định kì được tiến hành trong thời gian một tiết học (khoảng 40 phút). Đề cần có đủ các nội dung cơ bản về kiến thức, kĩ năng và yêu cầu tối thiểu học sinh cần đạt theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học ở mỗi giai đoạn kiểm tra. Vì thế, viên soạn câu hỏi cần đảm bảo nguyên tắc loại câu hỏi, số câu hỏi, nội dung, cấp độ nhận thức câu hỏi theo ma trận đề đã thiết kế. Cách biên soạn cụ thể các loại câu hỏi (trắc nghiệm / tự luận) dựa vào phần trình bày mục 3.b.3.

Các câu hỏi trong đề kiểm tra cần đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp đối tượng học sinh và thời gian kiểm tra.

Nội dung các câu hỏi cần nên sắp xếp theo độ khó dần nhưng cũng không sắp xếp cứng nhắc theo thứ tự từ mức 1 đến mức 2, 3 và 4.

Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án và thang điểm)

Căn cứ vào nội dung các câu hỏi, bài tập, giáo viên xây dựng hướng dẫn chấm cụ thể, chi tiết, dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.

- Câu hỏi trắc nghiệm: ghi rõ từng phương án lựa chọn hoặc thể hiện cả nội dung của phương án đó.

- Câu hỏi tự luận: thể hiện rõ nội dung chính cần trả lời, thang điểm chi tiết. Tránh trường hợp ghi chung chung gây khó khăn cho giáo viên khác khi chấm.

 

doc 25 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 3038Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử - Địa lí theo TT22/2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 và 5); cách thiết kế đề kiểm tra định kì theo các mức độ.
+ Sự khác biệt giữa Thông tư 30/2014 và TT22/2016 là:
Nội dung
Thông tư 30/2014
Thông tư 22/2016
1. Đánh giá định kì về từng môn học
 Vào cuối học kì I và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục thuộc 1 trong 2 mức sau: 
 - Hoàn thành
 - Chưa hoàn thành
 Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn KTKN để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục thuộc 1 trong 3 mức sau: 
- Hoàn thành tốt
- Hoàn thành
- Chưa hoàn thành
2. Các môn học làm bài kiểm tra định kì và thời điểm kiểm tra
 - Các môn học làm bài kiểm tra định kì: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc.
 - Thời điểm kiểm tra: cuối học kì I và cuối năm học.
 - Các môn học làm bài kiểm tra định kì: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc.
 - Thời điểm kiểm tra: 
 + Cuối học kì I và cuối năm học: tất cả các môn học trên.
 + Giữa học kì I và giữa học kì II: Đối với lớp 4, lớp 5 có thêm bài KTĐK môn Tiếng Việt và Toán 
3. Đề kiểm tra định kì
 Gồm 03 mức độ:
 - Mức 1: Nhận biết 
 - Mức 2: Hiểu và vận dụng
- Mức 3: Vận dụng cao
Gồm 04 mức độ:
- Mức 1: Nhận biết
- Mức 2: Hiểu 
- Mức 3: Vận dụng 
- Mức 4: Vận dụng cao / sáng tạo
- Cuối học kì I, tôi mạnh dạn chỉ đạo các khối lớp thiết kế ma trận và xây dựng đề kiểm tra định kì các môn học (kể cả môn Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5) theo bốn mức độ. 
Từ những việc làm trên đã giúp giáo viên hiểu rõ bản chất của từng mức độ nhận thức và hạn chế việc xác định nhầm lẫn mức độ các câu hỏi, bài tập trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
b.2. Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi theo bốn mức độ 
Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, từng bước định hướng phát triển năng lực và đảm bảo phù hợp với đối tượng học sinh của đơn vị. Vì thế, tùy theo yêu cầu của từng Chuẩn để đặt câu hỏi ở các mức độ thích hợp.
- Đầu tiên, cho giáo viên nắm được 6 bước xây dựng câu hỏi theo các mức độ:
1. Xác định mục tiêu đánh giá (VD: nhằm đánh giá Chuẩn nào? Yêu cầu cần đạt mỗi chuẩn đó là gì?).
2. Xác định mức độ cần đánh giá (Mức 1: nhận biết; Mức 2: hiểu; Mức 3: vận dụng ở mức độ đơn giản; Mức 4: vận dụng ở mức cao).
3. Lựa chọn tình huống, bối cảnh (trường hợp mức độ vận dụng).
4. Lựa chọn hình thức câu hỏi(như các dạng: Đúng – Sai; nhiều lựa chọn; ghép nối; điền khuyết; trả lời ngắn; tự luận; )
5. Biên soạn câu hỏi; hướng dẫn đánh giá và đáp án.
6. Điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp nếu thấy cần thiết (nghĩa là: tăng hoặc giảm độ khó trong câu hỏi bằng cách tăng hoặc giảm thông tin, độ nhiễu, yêu cầu,.)
- Hướng dẫn giáo viên nắm được nội dung của từng mức độ và cách sử dụng một số từ/cụm từ/động từ để hỏi trong từng mức độ. Cụ thể:
Các
mức độ
Nội dung
Sử dụng các từ/ cụm từ / 
động từ để hỏi
Mức 1
Nhớ, nhận ra được, nhắc lại được những kiến thức, kĩ năng đã học.
- Ai, cái gì, ở đâu, khi nào, thế nào; nêu, mô tả, kể tên, liệt kê; bài tập điền từ (đã cho sẵn từ trước),
Mức 2
Hiểu biết kiến thức, kĩ năng đã học để trình bày, giải thích, so sánh,  được kiến thức đó. 
- Trình bày, nêu, phân biệt, điền từ vào chỗ chấm (không cho từ trước), bài tập đúng-sai, nêu những việc nên hoặc không nên làm, tìm ví dụ minh họa, so sánh, giải thích (đơn giản).
Mức 3
 Vận dụng KTKN đã học để giải quyết những tình huống đơn giản, quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. 
- Dự đoán, suy luận, vẽ sơ đồ, lập niên biểu, giải thích (ở mức khó hơn theo cách hiểu riêng của cá nhân: vì sao nói, vì sao,..)
Mức 4
Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống mới, phức tạp hoặc đưa ra những phản hồi hợp lí trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.
- Bình luận, đánh giá hoặc giải quyết tình huống bằng cách liên hệ với thực tiễn,
- Từ bảng gợi ý trên, tôi đưa ra một số ví dụ yêu cầu giáo viên xác định mức độ của mỗi câu hỏi dưới đây:
	* Phần Lịch sử: 
Câu 1. Đánh dấu X vào o chỉ mốc thời gian ra đời của nước Văn Lang
 Năm 1000	 Năm 700	 CN	 Năm 938
 o o o o 
Câu 2. Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô ?
Câu 3. Trong các nhân vật lịch sử thời Trần, em yêu thích nhất nhân vật nào? Vì sao ?
Câu 4. Em có suy nghĩ gì về hành động bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản?
* Phần Địa lí:
Câu 1. So sánh một số đặc điểm tự nhiên của Tây Nguyên và dãy Hoàng Liên Sơn theo bảng sau:
Địa danh
Địa hình
Khí hậu
Dãy Hoàng Liên Sơn
..
..
..
..
Tây Nguyên
..
..
..
..
Câu 2. Theo em, nếu rừng rậm Amazon mất đi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự biến đổi khí hậu của trái đất ?
Câu 3. Khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng các câu dưới đây.
 1. Một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là: 
A. Dân tộc Thái, Dao, Mông
C. Dân tộc Ba-na, Ê-đê, Gia-rai
B. Dân tộc Kinh, Xơ-Đăng, Cơ-ho
D. Dân tộc Mông, Tày, Nùng
 2. Châu Mĩ nằm ở bán cầu nào ?
 A. Bán cầu Bắc	C. Bán cầu Tây
 B. Bán cầu Nam	D.Bán cầu Đông
Câu 4. Ở địa phương em không có những hoạt động sản xuất nào mà ở Tây Nguyên có ? Hãy giải thích tại sao ở địa phương em lại không có những hoạt động sản xuất đó ?
Câu 5. Theo em, nếu rừng rậm Amazon mất đi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự biến đổi khí hậu của trái đất ? Em sẽ làm gì để góp phần giảm biến đổi khí hậu trên toàn cầu ?
Giáo viên sẽ dễ dàng xác định và giải thích được: 
Mức độ câu hỏi
Phân môn Lịch sử
Phân môn Địa lí
Lí do để xác định ?
Mức 1:
Câu 1
Câu 3
- HS đọc CH và điền ngay được
Mức 2:
Câu 2
Câu 1 và 2
- HS chỉ vận dụng kiến thức đã học để trả lời hoặc giải thích
Mức 3:
Câu 3
/
- HS dựa vào kiến thức đã học để tự lựa chọn và giải thích theo cách riêng của bản thân
Mức 4:
Câu 4
Câu 4 và 5
- HS giải quyết tình huống bằng cách vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tiễn
Câu hỏi, bài tập trong đề kiểm tra thường tồn tại dưới dạng trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận. Vì vậy, tôi chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng xây dựng các dạng hình thức câu hỏi, bài tập như sau:
* Đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quan là dạng câu hỏi có thể dùng cho mọi yêu cầu ở mọi trình độ nhận thức. Khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm, tôi định hướng cho giáo viên nắm bắt được:
- Xây dựng đa dạng hình thức trắc nghiệm như: điền khuyết, ghép đôi, đúng - sai, nhiều lựa chọn ...).
- Cấu trúc câu hỏi nhiều lựa chọn có ba phần: câu lệnh, câu dẫn và các phương án lựa chọn. Trong đó:
+ Câu lệnh (yêu cầu của câu hỏi) và câu dẫn (nội dung câu hỏi) phải rõ ràng; câu lệnh nêu trước câu dẫn.
+ Câu dẫn nên dùng ở thể khẳng định, tránh ở thể phủ định.
+ Mỗi câu hỏi thiết kế 04 phương án lựa chọn và sử dụng chữ cái “in hoa” kí hiệu mở đầu cho mỗi phương án (A, B, C, D). Độ dài của các phương án lựa chọn phải tương đồng nhau. Tránh xây dựng các phương án gây độ nhiễu quá nhiều với học sinh, hạn chế đưa ra phương án "Tất cả các đáp án trên đều đúng”.
Ví dụ về phân môn Địa lí (lớp 4): Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho câu hỏi sau: 
Đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì ?
 	A. Vựa lúa lớn nhất cả nước. 
B. Vựa trái cây lớn nhất cả nước. 
C. Nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước.
D. Tất cả các ý trên đều đúng. => Đây là phương án hạn chế sử dụng.
- Câu hỏi ghép đôi: thông tin cột A ít hoặc nhiều hơn thông tin ở cột B
Ví dụ: Nối hoạt động ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp (phân môn Địa lí, lớp 4)
 A
 B
1. Hoạt động nông nghiệp
a) Khai thác dầu khí sản xuất điện, phân bón,.....
2. Hoạt động công nghiệp
b) Chợ nổi trên sông 
3. Nét độc đáo của đồng 
bằng sông Cửu Long
 c) Vựa lúa, vựa trái cây và nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước.
d) Trồng nhiều cây công nghiệp: chè, cà phê, cao su,
- Câu hỏi điền khuyết: 
Nếu cho biết trước từ ngữ: đây là câu hỏi ở mức 1; số từ đưa ra để lựa chọn điền nhiều hơn chỗ trống để gây nhiễu cho học sinh.
Nếu không cho trước từ ngữ: đây là câu hỏi ở mức 2.
- Câu hỏi điền đúng - sai (Đ/S), nên - không nên (N/K): không nên xây dựng nội dung của 01 bài học; nên dàn trải mỗi phương án là nội dung của 01 bài học.
Ví dụ: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
 Trung du Bắc Bộ là một vùng núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải. 
 Một số dân tộc sống lâu đời ở Hoàng Liên Sơn là Thái, Dao, Mông. 
 Điều kiện thuận lợi để Tây Nguyên trồng được nhiều cây công nghiệp là đất đỏ ba dan màu mỡ, tơi xốp.
 Đồng bằng Bắc Bộ do sông Hồng và sông Ba bồi đắp. 
* Đối với câu hỏi tự luận
Câu hỏi tự luận thường dùng để yêu cầu học sinh nhớ và trình bày lại các khái niệm, thông tin đã học (mức 2); giải thích những khái niệm, vấn đề quen thuộc (mức 3) đến tình huống tương đối phức tạp (mức 4). Do đó, khi xây dựng câu hỏi tự luận, tôi định hướng cho giáo viên rằng:
- Câu hỏi diễn đạt dễ hiểu về yêu cầu và nội dung kiến thức cần đánh giá, tránh làm cho học sinh lạc đề.
- Tăng cường câu hỏi mở, câu hỏi phát huy năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
	- Câu hỏi mức 3: yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích những vấn đề quen thuộc theo cách hiểu, quan điểm của cá nhân. 
	- Câu hỏi mức 4: nội dung câu hỏi phải yêu cầu học sinh vừa vận dụng kiến thức kĩ năng đã học, vừa vận dụng kiến thức kĩ năng hiểu biết từ thực tế để giải quyết một vấn đề được đặt ra. Vì thế, câu hỏi mức 4 thường ra dưới dạng tình huống, đồng thời khuyến khích ra câu hỏi có nội dung tích hợp kiến thức về lịch sử, địa lí địa phương.
Ví dụ 1: Trong các nhân vật lịch sử thời Trần, em yêu thích nhất nhân vật nào ? Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 6 câu) thể hiện hành động hoặc việc làm tiêu biểu của nhân vật đó.
Ví dụ 2: Ninh Bình là một tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Nếu em là hướng dẫn viên du lịch thì em sẽ giới thiệu như thế nào ? (Viết khoảng 4 - 5 câu) 
Ví dụ 3: Vì sao ở nước ta thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông ? Ở địa phương em đã có những biện pháp gì nhằm hạn chế các tai nạn giao thông đó ?
b.3. Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng hoàn chỉnh đề kiểm tra định kì
Kiểm tra định kì là quá trình tổ chức cho tất cả học sinh làm bài kiểm tra theo từng môn học để kiểm tra kiến thức các em đã học sau từng giai đoạn học tập. Môn Khoa học kiểm tra định kì được thực hiện 2 lần/năm. Khi ra đề, giáo viên đều phải bám vào Chuẩn kiến thức kĩ năng, Hướng dẫn 5842 của Bộ Giáo dục - Đào tạo và đối tượng học sinh của đơn vị để xây dựng đề kiểm tra định kì phù hợp, nhằm đáp ứng yêu cầu các môn học. 
	Đề kiểm tra định kì thông thường được kết hợp cả hai hình thức: trắc nghiệm và tự luận. Theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 26/8/2016, đề kiểm tra định kì môn Lịch sử và Địa lí được chia tỉ lệ như sau:
Môn học
Chia theo cấu trúc đề
Chia theo các mức độ
Trắc nghiệm
Tự luận
Lịch sử 
và Địa lí
Phần Lịch sử
(50%)
30%
20%
Mức 1&2: khoảng 60%
Mức 3: khoảng 20 - 25%
Mức 4: khoảng 10 - 15%
 (Trong đó: Mức 4 có thể ở phần Địa lí hoặc phần Lịch sử hoặc tích hơp cả ĐL&LS)
Phần Địa lí
(50%)
30%
20%
Trong đó: Đề kiểm tra chỉ nên sử dụng một câu hỏi mức 4 (có thể phần Lịch sử; hoặc phần Địa lí, hoặc lồng ghép cả nội dung Lịch sử và Địa lí); câu hỏi mức 3 chỉ nên sử dụng 01 câu/phần. Vì vậy, căn cứ tình hình thực tế của từng khối lớp, hướng dẫn giáo viên linh động xây dựng tỉ lệ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận sao cho phù hợp.
Việc xây dựng đề kiểm tra định kì được thực hiện theo quy trình 6 bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm tra 
Cần xác định rõ bài kiểm tra dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau một học kì hay sau cả năm học.
Bước 2: Xác định nội dung kiểm tra. 
	Việc xác định các nội dung cần đánh giá để đưa vào đề kiểm tra phải dựa trên những mục tiêu giáo dục đã được cụ thể hóa bằng các chuẩn kiến thức, kĩ năng ghi trong chương trình từng môn học. Đây là việc làm công phu đòi hỏi người ra đề phải quán triệt các mục tiêu cụ thể của từng bài, từng chủ đề của chương trình. Khi ra đề, giáo viên cần bám vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng; Hướng dẫn số 5842/BGDĐT, để xác định yêu cầu cần đạt của đề kiểm tra phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học theo từng giai đoạn kiểm tra.
+ Đề kiểm tra học kì I: ra kiến thức, kĩ năng các bài đã học trong kì I.
+ Đề kiểm tra cuối năm học: ra kiến thức, kĩ năng các bài đã học trong kì II.
Nội dung kiểm tra cần xác định kiến thức, kĩ năng trọng tâm cốt lõi cần kiểm tra. Việc xác định nội dung kiểm tra được thực hiện như sau:
+ Hệ thống các mạch nội dung kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra.
Ví dụ: Yêu cầu cần đạt của đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử và Địa lí khối lớp 4 như sau :
Phần Lịch sử
Phần Địa lí
- Buổi đầu dựng nước và giữ nước (khoảng từ năm 700 TCN đến năm 179 TCN)
- Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập (từ năm 179 TCN đến năm 938)
- Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến năm 1009)
- Nước Đại Việt thời Lý (từ năm 1009 đến năm 1226)
- Nước Đại Việt thời Trần (từ năm 1226 đến năm 1400)
 - Một số đặc điểm về thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở :
+ Dãy Hoàng Liên Sơn
+ Trung du Bắc Bộ
+ Tây Nguyên
+ Đồng bằng Bắc Bộ
+ Xác định các mức độ ứng với các lĩnh vực kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra của từng phần lịch sử và địa lí.
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Việc thiết kế ma trận cho các đề kiểm tra định kì là khâu cực kì quan trọng không thể bỏ qua, nhằm xác định các tiêu chí cần kiểm tra, đánh giá. Hay nói cách khác: Ma trận đề sẽ là “bản đồ” cho các đề kiểm tra. 
Khung ma trận đề kiểm tra định kì cần thể hiện đầy đủ các nội dung: Yêu cầu cần đạt của các mạch kiến thức cần kiểm tra theo 4 mức độ; tỉ lệ số điểm, số câu hỏi, loại câu hỏi cho mỗi mức độ tương ứng từng mạch kiến thức; tổng số điểm, số câu hỏi của bài kiểm tra. Khi xây dựng khung ma trận, giáo viên cần căn cứ Chuẩn kiến thức, kĩ năng, hướng dẫn 5842/BGDĐT và mức độ nhận thức của đối tượng học sinh từng khối lớp, từng đơn vị để xây dựng số lượng câu hỏi, loại câu hỏi và tỉ lệ điểm phù hợp cho mỗi mức độ. 
Để tránh tạo áp lực cho giáo viên trong khâu ra đề, tôi chỉ đạo các khối trưởng thiết kế khung ma trận theo hướng “mở” nhằm đảm bảo mỗi khung ma trận có thể xây dựng được nhiều đề kiểm tra đáp ứng yêu cầu kiểm tra theo từng giai đoạn. Vì vậy, việc thiết lập ma trận đề được tiến hành theo trình tự sau:
- Lập bảng hai chiều, chiều dọc ghi lĩnh vực nội dung (kiến thức, kĩ năng) cần kiểm tra; chiều ngang là các cấp độ nhận thức cần đánh giá (mức độ 1 - nhận biết, mức độ 2 - thông hiểu, mức độ 3 - vận dụng, mức độ 4 - vận dụng cao). 
- Liệt kê nội dung các mạch kiến thức cần kiểm tra.
- Chia tỉ lệ số câu, số điểm và lựa chọn các dạng hình thức câu hỏi tương ứng với từng nội dung các mạch kiến thức, kĩ năng kiểm tra . 
- Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột.
- Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.	
Mạch
 nội dung 
Số câu và số điểm
Mức 1 
(Biết)
Mức 2 
(Hiểu)
Mức 3
(Vận dụng) 
Mức 4
(V. dụng cao)
Tổng
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
I. LỊCH SỬ
1. 
Số câu
Số điểm
2. 
Số câu
Số điểm
3. 
Số câu
Số điểm
II. ĐỊA LÍ
1. .
Số câu
Số điểm
2. ..
Số câu
Số điểm
3..
Số câu
Số điểm
Tổng:
Số câu
Số điểm
Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Đề bài kiểm tra định kì được tiến hành trong thời gian một tiết học (khoảng 40 phút). Đề cần có đủ các nội dung cơ bản về kiến thức, kĩ năng và yêu cầu tối thiểu học sinh cần đạt theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học ở mỗi giai đoạn kiểm tra. Vì thế, viên soạn câu hỏi cần đảm bảo nguyên tắc loại câu hỏi, số câu hỏi, nội dung, cấp độ nhận thức câu hỏi theo ma trận đề đã thiết kế. Cách biên soạn cụ thể các loại câu hỏi (trắc nghiệm / tự luận) dựa vào phần trình bày mục 3.b.3.
Các câu hỏi trong đề kiểm tra cần đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp đối tượng học sinh và thời gian kiểm tra. 
Nội dung các câu hỏi cần nên sắp xếp theo độ khó dần nhưng cũng không sắp xếp cứng nhắc theo thứ tự từ mức 1 đến mức 2, 3 và 4.
Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án và thang điểm)
Căn cứ vào nội dung các câu hỏi, bài tập, giáo viên xây dựng hướng dẫn chấm cụ thể, chi tiết, dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
- Câu hỏi trắc nghiệm: ghi rõ từng phương án lựa chọn hoặc thể hiện cả nội dung của phương án đó.
- Câu hỏi tự luận: thể hiện rõ nội dung chính cần trả lời, thang điểm chi tiết. Tránh trường hợp ghi chung chung gây khó khăn cho giáo viên khác khi chấm.
Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
- Sau khi biên soạn xong cần kiểm tra lại việc biên soạn đề kiểm tra: tính chính xác, tính khoa học, phù hợp với chuẩn đánh giá, cấp độ nhận thức cần đánh giá và thời gian dự kiến làm bài. Nếu thấy chưa phù hợp, giáo viên có thể tăng (giảm) độ khó trong câu hỏi bằng cách tăng (giảm) thông tin, yêu cầu, độ nhiễu, cho phù hợp với đối tượng học sinh của các khối lớp.
	- Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
Ví dụ: Minh họa ma trận đề và đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử - Địa lí - Lớp 5 (Xem phần minh họa trang 19 đến 22).
b.4. Bồi dưỡng cách sử dụng và lưu trữ đề kiểm tra định kì
Không những chỉ tập trung bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra định kì cho giáo viên, chúng tôi còn coi trọng bồi dưỡng cách sử dụng và lưu trữ đề kiểm tra nhằm giúp giáo viên không mất nhiều thời gian trong quy trình ra đề. Cụ thể:
- Hàng năm, giáo viên bám vào ma trận để cập nhật thêm nội dung câu hỏi các mức độ; điều chỉnh, bổ sung tỉ lệ, số câu, số điểm sao cho phù hợp với đối tượng học sinh nhằm hoàn thành bộ đề mới. Tuyệt đối không được sử dụng lại y nguyên đề kiểm tra của các năm học trước.
- Sau khi duyệt xong đề của các thành viên, tổ trưởng tổ chuyên môn chọn 02 đề có chất lượng trình lên lãnh đạo nhà trường thẩm định (trong đó: 01 đề chính thức và 01 đề dự phòng). Tổ thẩm định đề kiểm tra cấp trường tiếp tục hoàn chỉnh, đóng dấu và in ấn ”đề chính thức” để tổ chức kiểm tra đúng thời gian quy định. 
- Nhằm đảm bảo tính khoa học và mang tính lưu trữ lâu dài, đề kiểm tra định kì sau khi được thẩm định sẽ được lưu trữ như sau:
+ Đối với nhà trường: Bộ phận chuyên môn có trách nhiệm tổng hợp, kết nối đề kiểm tra định kì tất cả các môn học của các khối và lưu theo đợt: bằng văn bản có chữ kí, đóng dấu (cuối năm đóng thành tập) và lưu trong ổ đĩa. 
+ Đối với tổ chuyên môn: Thẩm định và lưu toàn bộ đề kiểm tra định kì của các giáo viên giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí trong tổ, sắp xếp theo thứ tự từng giai đoạn kiểm tra tại hồ sơ tổ chuyên môn.
b.5. Phối hợp tổ trưởng tổ chuyên môn tăng cường bồi dưỡng kĩ năng xây dựng đề kiểm tra cho đội ngũ giáo viên
Việc bồi dưỡng kĩ năng xây dựng đề kiểm tra cho đội ngũ giáo viên không chỉ thực hiện ngày một ngày hai mà kĩ năng đó cần được bồi dưỡng thường xuyên trong công tác dạy học.
Bên cạnh việc phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, chúng tôi cũng coi trọng việc phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong công tác bồi dưỡng kĩ năng ra đề kiểm tra cho giáo viên. Để làm tốt công tác này, bản thân đã định hướng cho tổ trưởng các tổ chuyên môn lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần đáp ứng nhu cầu dạy học của giáo viên và học sinh trong từng thời điểm. Trong đó, việc kiểm tra đánh giá học sinh cần được xem là một yếu tố quan trọng góp phần thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Từ kết quả thẩm định đề kiểm tra của Tổ thẩm định (tổ trưởng các tổ chuyên môn là thành viên). Tổ trưởng tổ chuyên môn đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong công tác ra đề kiểm tra của giáo viên; các thành viên trong tổ cùng chia sẻ kinh nghiệm, phát huy ưu điểm, tìm hướng khắc phục những tồn tại trong công tác ra đề kiểm tra.
Mặt khác, công tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên vẫn được duy trì thường xuyên hàng năm. Trong Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có các Modul 24, 25, 27 và 28 liên quan đến công tác kiểm tra đánh giá học sinh không còn phù hợp với thời đ

Tài liệu đính kèm:

  • docth_9_0313_2021883.doc