Giải pháp Sử dụng các trò chơi vận động giúp phát triển các tố chất thể lực cho học sinh trường THPT số 1 Bát Xát

Giải pháp Sử dụng các trò chơi vận động giúp phát triển các tố chất thể lực cho học sinh trường THPT số 1 Bát Xát

Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ “Cơ thể cường tráng là cơ sở vật chất của đời sống vật chất và tinh thần xã hội” không có cơ thể cường tráng khỏe mạnh thì học sinh khó có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập và khó phát huy được năng lực của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 Hồ Chủ Tịch cũng đã chỉ rõ cho thanh niên “phải rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh. Khỏe mạnh thi mới có đủ sức để tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những công việc ích nước lợi dân”. Qua đó chúng ta đã thấy được phần nào tầm quan trọng của môn học GDTC đối với thanh thiếu niên.

 Trò chơi nói chung và trò chơi vận động nói riêng là những hoạt động rất bổ ích, lý thú, và có sức hấp dẫn mạnh nhất là đối với tuổi trẻ. Với ưu thế đặc thù trong giáo dục: “Học mà vui, vui mà học”, trò chơi đã trở thành một phương tiện quan trọng trong sự nghiệp giáo dục toàn diện nói chung và GDTC nói riêng. Học đường là một hệ thống giáo dục rất rộng lớn bao gồm từ mầm non đến Đại học. Sự phát triển thể chất và tinh thần đối với lứa tuổi học đường là công việc hệ trọng và có tác dụng sâu sắc , lâu dài đến các thế hệ tương lai của một dân tộc. Vấn đề là ở chỗ chùng ta cải tạo và phát triển thể chất cho các em như thế nào và bằng cách nào? Với yêu cầu thiết yếu đó nhiều trò chơi vận động đã là nội dung quan trọng trong nhiều giờ GDTC chính khóa của các trường phổ thông hiện nay. Điều đó chứng tỏ trò chơi vận động đã có vị trí xứng đáng trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Thật dễ hiểu, bởi vì chơi là một nhu cầu tự nhiên và cần thiết của con người, xã hội càng phát triển thì nhu cầu được chơi của con người càng lớn và phức tạp. Hơn thế nữa, đối với tuổi trẻ do đặc điểm phát triển tâm sinh lý, nhu cầu chơi và học của các em có thể nói đều quan trọng như nhau. Thử hỏi trong 1 tuần lễ với 30 tiết/ 6 buổi học mà không có một giờ GDTC các em được chơi một trò chơi phải chăng chúng ta đã tạo ra sự căng thẳng quá mức về học tập cho các em, làm sao chúng ta có thể phát triển, cải tạo thể chất, tinh thần cho các em. Chính vì vậy, xu hướng hiện nay là trò chơi đã và sẽ được phổ biến rộng rãi trong toàn bộ hệ thống giáo dục đặc biệt là các cấp học phổ thông.

 

doc 16 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 1260Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp Sử dụng các trò chơi vận động giúp phát triển các tố chất thể lực cho học sinh trường THPT số 1 Bát Xát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ I BÁT XÁT
------------------------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG CÁC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG GIÚP PHÁT TRIỂN CÁC TỐ CHẤT THỂ LỰC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT SỐ 1 BÁT XÁT
 Họ và tên : Trần Ngọc Lệ
 Chức vụ : Giáo viên
 Tổ chuyên môn : Hóa – Sinh – Thể dục
 Đơn vị : Trường THPT Số 1 Bát Xát
Bát Xát, tháng 6 năm 2014
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
GHI CHÚ
 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1 - 3
 2
PHẦN NỘI DUNG
4-12
I. Cơ sở lý luận
4
II. Thực trạng
5-6
III. Biện pháp giả quyêt
7- 9
IV. Hiệu quả bức đầu và bài học kinh nghiệm
9 - 12
3
PHẦN KẾT THÚC
13
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay mọi mặt của cuộc sống đều phát triển như vũ bão, nhưng cuộc sống càng phát triển cao thì con người càng mất đi sự cân bằng giữa tâm hồn và thể chất. 
Như chúng ta đã biết tổng hợp những cá thể con người tạo lên xã hội loài người, xã hội ấy không ngừng hoàn thiện và phát triển tiến bộ theo quy luật công bằng và đào thải, nói một cách đơn giản hơn là “ làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng “. Muốn tồn tại và phát triển bắt buộc con người phải lao động, lao động để nuôi sống bản thân gia đình và làm giàu cho xã hội. Trước đây lao động chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu của con người nhưng nhờ vào sự phát triển tiến bộ của khoa học công nghệ và máy móc mà năng xuất lao động ngày càng tăng, con người đã được giải phóng khỏi lao động nặng nhọc bên cạnh đó là nhu cầu nghỉ ngơi và vui chơi giải trí tăng cao. Mặt khác khi khoa học và công nghệ ngày càng phát triển thì con người ngày càng lệ thuộc vào nó lao động trí óc thay cho lao động chân tay, máy móc thay cho con người. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cảnh báo nếu con người cứ tiếp tục lệ thuộc vào công nghệ thông tin, máy móc và ít vận động thi sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến thể chất và hình dạng trong tương lai.
Sự phát triển của khoa học công nghệ còn ảnh hưởng to lớn đến văn hóa xã hội, ở đây tôi xin được bó hẹp trong một khu vực vùng miền của đất nước Việt Nam. Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy trẻ em không còn ham thích với những trò chơi vân động dân gian như: Mèo đuổi chuột, bịt mắt băt dê, nhẩy bước... Thay vào đó là những games vi tính những trận chiến đẫm máu, bạo lực trong thế giới ảo. Trẻ em được tiếp xúc với công nghệ quá sớm, sẽ chẳng có gì là lạ nếu bạn thấy một em bé 4, 5 tuổi có thể ngồi hàng giờ trước máy vi tính hay màn hinh tivi và hệ quả kéo theo là các căn bệnh như : Béo phì, cận thị, tự kỷ...
Nắm bắt được trước tình hình đó trong suốt quá trinh xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Đảng, nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt đến công tác Thể dục thể thao nói chung và quá trình phát triển thể chất trong nhà trường nói riêng.
Đảng và nhà nước ta luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước, coi công tác giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp là một nhân tố quan trọng trong sự nghiệp giáo dục cũng như trong chiến lược phát triển sự nghiệp TDTT. Về mặt này trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng VII đã nêu rõ “Công tác TDTT cần coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học”. Với sự quan tâm đó trong thời gian qua GDTC trong nhà trường đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều mặt hạn chế chưa thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do chất lượng giờ GDTC còn thấp phương pháp tổ chức chưa hợp lý nội dung còn sơ sài, điều kiện vật chất còn hạn chế gây nhàm chán cho người học...hoặc do nguyên nhân chủ quan người học chưa nhận thức đúng đắn về mục đích ý nghĩa của môn học, ý thức tự giác rèn luyện bản thân chưa cao.
Bản thân tôi sau khi công tác tại trường THPT Số 1 Bát Xát 3 năm, dựa trên điều kiện thực tiễn của nhà trường và công tác tìm hiểu thực nghiệm về thể lực của học sinh qua các năm học tôi nhận thấy công tác GDTC chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn trong quá trình rèn luyện các tố chất thể lực cho học sinh. Nguyên nhân là do đa phần học sinh không có hứng thú với môn học dẫn đến tình trạng học sinh lười vận động.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với thực tế của nhà trường và sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp bản thân tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Sử dụng các trò chơi vận động giúp phát triển các tố chất thể lực cho học sinh trường THPT Số 1 Bát Xát”. 
II. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm ra phương pháp giảng dạy mời tạo hứng thú cho người học, bên cạnh đó góp phần giảm áp lực học tập, giảm căng thẳng cho học sinh sau các giờ học của các môn học khác.
- Tìm ra hệ thống trò chơi vận động và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển thể lực của học sinh.
- Trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm của bản thân góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDTC trong trường học.
III. Đối tượng nghiên cứu.
- Đánh giá về thực trạng hứng thú của học sinh đối với môn GDTC và thực trạng thể lực của học sinh Trường THPT Số 1 Bát Xát.
- Nghiên cứu, lựa chọn và đánh giá hiệu quả một số trò chơi vận động phát triển thể lực cho học sinh Trường THPT Số 1 Bát Xát.
IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm.
Học sinh lớp 10A5, 10A6, 12A1, 12A2 năm học 2013 – 2014.
V. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp trắc nghiệm.
VI. Phạm vi nghiên cứu.
- Thời gian: Từ đầu học kì II năm học 2013 – 2014. 
- Địa điểm: Trường THPT Số 1 Bát Xát.
PHẦN 2. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
	Từ nhiều năm nay, giáo dục thể chất đã được coi là một trong năm mặt giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, chứ không phải chỉ là một môn học đơn thuần. Đảng và Nhà nước đã nêu rõ mục tiêu của GDTC trường học ở nước ta là “nhằm tăng cường sức khỏe phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học” đó là phương hướng chiến lược của GDTC trường học trong đó đòi hỏi tất cả các mặt giáo dục phải hướng tới phát triển học sinh trên toàn diện tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ, kỹ để học sinh trở thành những con người mới XHCN.
	Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ “Cơ thể cường tráng là cơ sở vật chất của đời sống vật chất và tinh thần xã hội” không có cơ thể cường tráng khỏe mạnh thì học sinh khó có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập và khó phát huy được năng lực của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
	Hồ Chủ Tịch cũng đã chỉ rõ cho thanh niên “phải rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh. Khỏe mạnh thi mới có đủ sức để tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những công việc ích nước lợi dân”. Qua đó chúng ta đã thấy được phần nào tầm quan trọng của môn học GDTC đối với thanh thiếu niên. 
 	Trò chơi nói chung và trò chơi vận động nói riêng là những hoạt động rất bổ ích, lý thú, và có sức hấp dẫn mạnh nhất là đối với tuổi trẻ. Với ưu thế đặc thù trong giáo dục: “Học mà vui, vui mà học”, trò chơi đã trở thành một phương tiện quan trọng trong sự nghiệp giáo dục toàn diện nói chung và GDTC nói riêng. Học đường là một hệ thống giáo dục rất rộng lớn bao gồm từ mầm non đến Đại học. Sự phát triển thể chất và tinh thần đối với lứa tuổi học đường là công việc hệ trọng và có tác dụng sâu sắc , lâu dài đến các thế hệ tương lai của một dân tộc. Vấn đề là ở chỗ chùng ta cải tạo và phát triển thể chất cho các em như thế nào và bằng cách nào? Với yêu cầu thiết yếu đó nhiều trò chơi vận động đã là nội dung quan trọng trong nhiều giờ GDTC chính khóa của các trường phổ thông hiện nay. Điều đó chứng tỏ trò chơi vận động đã có vị trí xứng đáng trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Thật dễ hiểu, bởi vì chơi là một nhu cầu tự nhiên và cần thiết của con người, xã hội càng phát triển thì nhu cầu được chơi của con người càng lớn và phức tạp. Hơn thế nữa, đối với tuổi trẻ do đặc điểm phát triển tâm sinh lý, nhu cầu chơi và học của các em có thể nói đều quan trọng như nhau. Thử hỏi trong 1 tuần lễ với 30 tiết/ 6 buổi học mà không có một giờ GDTC các em được chơi một trò chơi phải chăng chúng ta đã tạo ra sự căng thẳng quá mức về học tập cho các em, làm sao chúng ta có thể phát triển, cải tạo thể chất, tinh thần cho các em. Chính vì vậy, xu hướng hiện nay là trò chơi đã và sẽ được phổ biến rộng rãi trong toàn bộ hệ thống giáo dục đặc biệt là các cấp học phổ thông.
II. Thực trạng của vấn đề.
	Qua thực tế giảng dạy môn GDTC tại trường THPT Số 1 Bát Xát, đặc biệt qua theo dõi quá trình học tập và rèn luyện của các em học sinh tôi nhận thấy thái độ của các em đối với môn học GDTC và hiệu quả đạt được về mặt rèn luyện của môn GDTC là chưa thực sự đạt yêu cầu.
1 Đánh giá thực trạng thái độ của học sinh đối với môn GDTC.
Tôi muốn làm rõ vấn đề thái độ của các em học sinh với môn học GDTC vì thái độ học tập ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiếp thu kiến thức và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả rèn luyện các tố chất thể lực, vì lý do đó tôi đã làm câu hỏi khảo sát trên 150 học sinh lấy từ các lớp đã chọn.
	150 hs sẽ trả lời câu hỏi : Em có thực sự hứng thú với môn học GDTC?
Để câu trả lời được khách quan các em được trả lời bằng giấy với việc chon 1 trong 2 đáp án Có hoặc Không và không cần ghi lại họ tên. Kết quả khảo sát như sau:
	- 93 hs tương ứng với 62% có câu trả lời là Không.
	- 57 hs tương ứng với 38% có câu trả lời là Có.
	Từ kết quả trên cho thấy đa phần học sinh không có hứng thú với môn GDTC.
2 Đánh giá thực trạng các tố chất thể lực của học sinh trường THPT Số 1 Bát Xát.
	Tôi đã tiền hành kiểm tra 150 hs trong 4 lớp đã chọn ( cả Nam và Nữ) với những test sau:
	- Chạy 100m ( Giây ).
	- Đứng lên ngồi xuống trong 1 phút ( Cai ).
	- Chạy bền 1500m đối với Nam và 800m đối với Nữ ( Giây ).
	- Bật xa tại chỗ ( cm ).
	Đây là những test chuẩn của tiêu chuẩn rèn luyên thân thể học sinh THPT, sau khi kiểm tra tổng hợp và sử lý số liệu thì kết quả thu được như sau:
Nội dung
Mức độ
Chạy 100m
Đứng lên ngồi xuống
Chạy bền 800, 1500m
Bật xa
Số lượng (hs)
Tỉ lệ (%)
Số lượng (hs)
Tỉ lệ (%)
Số lượng (hs)
Tỉ lệ (%)
Số lượng (hs)
Tỉ lệ (%)
 Chưa đạt
20
13.3
15
10
32
21.3
19
12.7
 Đạt
66
44
70
46.7
86
57.3
95
63.3
 Khá
54
36
46
30.7
21
14
19
12.7
 Giỏi
10
6.7
19
12.7
11
7.3
17
11.3
Bảng 1: Kết quả test tiêu chuẩn rèn luyện thân thể học sinh.
	Qua các test kiểm tra tôi rút ra kết luận thể lực của các em đa phần ở mức trung bình, tỉ lệ thể lực ở mức chưa đạt còn khá cao.
III. Biện pháp để giải quyết vấn đề.	
	Với mục đích của đề tài là sử dụng các trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh trường THPT Số 1 Bát Xát. Tôi đã tham khảo quấn:
	- Giáo trình trò chơi (BS: Hà Đình Lâm)- NXB Thể dục thể thao.
	- 130 trò chơi khỏe (BS: Phạm Tiến Bình)- NXB Thể dục thể thao.
	- Trò chơi vận động và vui chơi giải trí (BS: Phạm Vĩnh Thông).
	Cùng với sự thu thập các trò chơi khác từ những giáo viên giảng dạy, huấn luyện có kinh nghiệm, kết hợp với việc nghiên cứu kỹ lưỡng Phân phối chương trình môn Thể dục tôi đã chỉnh sửa và tổng hợp được 10 trò chơi. 
Trước khi đưa vào thực nghiệm tôi đã phỏng vấn 12 giáo viên GDTC có kinh nghiệm để chọn ra những trò chơi phù hợp nhất với việc phát triển các tố chất thể lực cho các em.
Kết quả thu được trong bảng sau: 
Bảng 2: Kết quả phỏng vấn lựa chọn trò chơi (n = 12).
STT
Tên trò chơi
Số phiếu đồng ý
Tỉ lệ (%)
1
Cướp Cờ
7
58.3
2
Nhà cóc nhảy thi
8
66.7
3
Kéo co
8
66.7
4
Chong chóng
3
25
5
Tiếp sức con thoi
9
75
6
Lò cò nhanh khéo
8
66.7
7
Chọi gà
4
33.3
8
Tranh phần
5
41.7
9
Nhảy cừu
6
50
10
Bóng qua hầm
10
83.3
Căn cứ vào kết quả trên tôi lựa chọn ra những trò chơi có trên 50% số phiếu đồng ý và đưa vào thực nghiệm được thể hiên ở bảng sau: 
Bảng 3: Các trò chơi đưa vào giảng dạy thực tế.
STT
Tên trò chơi
Định lượng
Mục đích của trò chơi
Tác dụng bổ trợ
1
Cướp cờ
5- 7 phút
Rèn luyện phản xạ, sức nhanh, sức mạnh tức thời.
Bổ trợ tốt cho môn chạy ngắn,chạy tiếp sức.
2
Nhà cóc nhảy thi
5- 7 phút
Rèn luyện sức mạnh, sức bền của cơ chân.
Hai trò chơi này bổ trợ rất tốt cho các môn nhảy cao, nhảy xa.
3
Lò cò nhanh khéo
5- 7 phút
Rèn luyên sức nhanh, mạnh của cơ chân, sự khéo léo.
4
Kéo co
Mỗi đội chơi 3 hiệp
Rèn luyện sức mạnh, sự gắng sức, phối hợp sứ mạnh giữa tay, ngực, chân và cơ thể.
Bổ trợ tốt cho các môn thể thao sử dụng sự phối hợp lực toàn thân.
5
Tiếp sức con thoi
5- 7 phút
Rèn luyện sức nhanh, sức mạnh tức thời.
Bổ trợ di chuyển cho các môn thể thao như: Đá câu, cầu lông, bóng bàn...
6
Bóng qua hầm
5- 7 phút
Rèn luyện sự khéo léo, mềm dẻo của cơ thể.
Bổ trợ cho các môn bóng như: Bóng rổ, bóng chuyền.
Tôi đã sử dụng 6 trò chơi trên vào giảng dạy với những lượng vận động thích hợp, phù hợp với điều kiên môi trường, sân bãi và vẫn đảm bảo nội dung yêu câu của giờ học.
Bên cạnh đó tôi kết hợp với Đoàn thanh niên của nhà trường tổ chức các hoạt động vui chơi thể thao chào mừng các ngày lễ như: Ngay nhà giáo Việt Nam 20- 11, ngày thành lập Đoàn 26- 3...các hoạt động thể thao là những trò chơi vận động mang tình chất tập thể và ganh đua giữa các lớp như trò chơi Kéo co, cướp cờ. Cùng với sự quan tâm của Ban giám hiệu và sự giúp đỡ của đồng nghiệp nhằm đẩy mạnh phong trào luyện tập thể dục thể thao cho học sinh chúng tôi đã tổ chức Hội khỏe Phù Đổng cấp trường với nhiều môn thể thao như: Đá cầu, cầu lông, kéo co, bóng chuyền, bóng đá...
IV. Hiệu quả ban đầu và bài học kinh nghiệm.
	Sau một học kì áp dụng những phương pháp trên nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh, để thấy được hiệu quả tôi lại tiến hành các bài test chuẩn để đánh giá thể lực học sinh trên 150 hs đã thực nghiệm của 4 lớp đã chọn.
	Kết quả được tổng hợp tại bảng sau:
Bảng 4: Kết quả test tiêu chuẩn rèn luyện thân thể học sinh sau khi thực nghiệm.
Nội dung
Mức độ
Chạy 100m
Đứng lên ngồi xuống
Chạy bền 800, 1500m
Bật xa
Số lượng (hs)
Tỉ lệ (%)
Số lượng (hs)
Tỉ lệ (%)
Số lượng (hs)
Tỉ lệ (%)
Số lượng (hs)
Tỉ lệ (%)
 Chưa đạt
13
8.7
7
4.7
19
12.7
15
10
 Đạt
70
46.7
76
50.7
89
59.3
97
64.7
 Khá
56
37.3
45
30
23
15.3
21
14
 Giỏi
11
7.3
22
14.7
19
12.7
17
11.3
	Kết quả cho thấy có sự chuyển biến đi lên rõ rệt, tỉ lệ Chưa đạt giảm và tỉ lệ Đạt cao hơn hẳn so với kết quả khảo sát đầu học kì, bên cạnh đó tỉ lệ Khá và Giỏi cũng tăng nhẹ. Có thể nói phương pháp đã đạt được những hiệu quả ban đầu đáng mừng.
Từ thực tế giảng dạy và kết quả đạt được ở trên tôi xin rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Đối với giáo viên:
Để thực hiện tốt tiết học môn GDTC có sử dụng các trò chơi vận động giáo viên phải:
Xác định rõ mục tiêu bài học lẫn kỹ năng cần tập luyện để có thể đưa các trò chơi phù hợp vào tiết học.
Thiết kế bài soạn đảm bảo đầy đủ nội dung, đúng phương pháp, phù hợp đối tượng học sinh.
Chuẩn bị tốt mọi điều kiện CSVC (sân bãi, dụng cụ,...), kiểm tra sức khoẻ của học sinh, tạo tâm lý hứng khởi khi tham gia các trò chơi vận động.
Tích cực sử dụng và khai thác triệt để tác dụng của đồ dụng dạy học, đồ dùng tự làm.
Sử dụng các trò chơi vận động hợp lí phù hợp với bộ môn, phù hợp từng đối tượng học sinh.
Tập trung chú ý quan sát, nhắc nhở học sinh trong giờ học cũng như khi tham gia các hoạt động trò chơi.
Có biện pháp sửa chữa những vướng mắc kịp thời trong quá trình diễn ra trò chơi.
Không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề.
- Đối với học sinh:
1. Có nhận thức đúng đắn, ý thức học tập tốt đối với bộ môn.
2. Có hứng thú tham gia giờ học.
3. Tích cực rèn luyện thể lực.
4. Tuân thủ sự hướng dẫn của thầy, cô giáo trong quá trình học tập, rèn luyện, hay khi tham gia các trò chơi.
5. Tích tham gia các hoạt động ngoại khoá, hội thi.
- Đối với nhà trường và tổ chuyên môn:
1. Tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu về CSVC, trang thiết bị dạy học để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp đổi mới trong quá trình dạy học. 
2. Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm với các trường bạn (sinh hoạt chuyên môn liên trường).
3. Bố trí, sắp xếp thời khoá biểu phù hợp với đặc trưng bộ môn.
PHẦN 3. KẾT LUẬN
	Qua thực tế nghiên cứu và áp dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh trường THPT Số 1 Bát Xát, nghiên cứu ban đầu đã thu được những kết quả đáng phấn khởi, chất lượng thể lực của học sinh được nâng lên rõ rệt. Nhưng điều đáng nói hơn là học sinh đã có thái độ tích cực hơn với môn học, các em hào hứng luyện tập, tiết học trở nên sôi động, hứng thú hơn. 
Với thời gian giảng dạy chưa nhiều, kinh nghiệm còn ít nhưng nhờ được sống trong tập thể nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên nòng cốt của ngành luôn sẵn lòng quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn, dìu dắt; sự cỗ vũ, hỗ trợ của bạn bè đồng nghiệp nên bản thân đã không ngừng học hỏi, tìm tòi giải pháp khắc phục hạn chế nhằm nâng cao chất lượng dạy học góp phần cùng nhà trường hoàn thành xuất sắc kế hoạch nhiệm vụ năm học.
 Mặc dù vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài " Sử dụng các trò chơi vận động giúp phát triển các tố chất thể lực cho học sinh trường THPT Số 1 Bát Xát" của tôi chắc chắn không tránh khỏi có thiếu sót. Vì vậy, bản thân kính mong sự đóng góp ý kiến của các nhà chuyên môn và sự tiếp tục nghiên cứu của các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, ban giám hiệu trường, đặc biệt là nhóm chuyên môn thể dục của trường THPT số 1 Bát Xát và đồng nghiệp ở các đơn vị bạn đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình trò chơi (BS: Hà Đình Lâm)- NXB Thể dục thể thao.
2. Trò chơi vận động và vui chơi giải trí (BS: Phạm Vĩnh Thông).
	3. 130 trò chơi khỏe (BS: Phạm Tiến Bình)- NXB Thể dục thể thao.
	4. Phân phối chương trình môn thể dục năm học 2013- 2014.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_su_dung_cac_tro_choi_van_dong_giup_phat_trien_cac.doc