Giải pháp Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng làm dạng đề nghị luận xã hội cho học sinh giỏi người dân tộc thiểu số

Giải pháp Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng làm dạng đề nghị luận xã hội cho học sinh giỏi người dân tộc thiểu số

 Kiến thức phục vụ cho việc làm văn nghị luận xã hội rất phong phú bởi tính đa dạng của lĩnh vực xã hội làm đề tài cho bài văn nghị luận xã hội. Dạng đề này thường gắn với đời sống xã hội, văn hóa, tư tưởng yêu cầu học sinh phải có kiến thức thực tiễn, có năng lực vận dụng, trình bày suy nghĩ, hiểu biết, quan niệm của mình về những vấn đề đó. Vì vậy, học sinh có thể huy động các nguồn kiến thức như: kiến thức từ sách vở, kiến thức từ đời sống, kiến thức từ sự trải nghiệm của bản thân.

 Về kĩ năng, ngoài những kĩ năng làm bài văn nghị luận nói chung như: kĩ năng đọc và phân tích đề để tìm ra yêu cầu, vấn đề cụ thể mà bài văn yêu cấu nghị luận; kĩ năng tìm và lập ý để làm rõ vấn đề; kĩ năng diễn đạt, triển khai ý thành những đoạn văn cụ thể và kĩ năng trình bày bài viết.giáo viên hướng dẫn học sinh quan tâm đến một số vấn đề như: rèn luện thói quen độc lập suy nghĩ, dám phát biểu chính kiến, quan điểm riêng của cá nhân trước một vấn đề; nắm vững các thao tác lập luận; thấy được vai trò và những yêu cầu của luận điểm trong bài văn.

 Thường những em là học sinh giỏi môn ngữ văn đều có khả năng diễn đạt trong sáng, hàm súc, giàu cảm xúc, và có dấu ấn riêng; diễn đạt lưu loát. Bởi lẽ, ngôn ngữ vừa là công cụ, vừa là sản phẩm của tư duy.

 Học sinh giỏi môn ngữ văn còn phải có vốn tri thức phong phú và hệ thống; phải có sự hiểu biết càng nhiều càng tốt về con người và xã hội. Bởi vậy, khi bồi dưỡng học sinh giỏi dạng đề nghị luận xã hội cho học sinh cần chú trọng rèn luyện kĩ năng cho học sinh.

 

doc 19 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 656Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng làm dạng đề nghị luận xã hội cho học sinh giỏi người dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y là đòi hỏi khá cao và trên thực tế không ít học sinh đã thực sự gặp khó khăn khi giải quyết một đề bài cụ thể.
 Để làm tốt bài nghị luận xã hội, về cơ bản, có hai yêu cầu và cũng là điều kiện căn bản là kiến thức và kĩ năng. Có kiến thức mà không có kĩ năng thì không biết cách triển khai bài làm và lập luận thế nào cho thuyết phục; ngược lại, có kĩ năng mà không có kiến thức thì bài làm có vẻ bài bản nhưng nông cạn, hời hợt, thậm chí rơi vào sáo rỗng.
 Kiến thức phục vụ cho việc làm văn nghị luận xã hội rất phong phú bởi tính đa dạng của lĩnh vực xã hội làm đề tài cho bài văn nghị luận xã hội. Dạng đề này thường gắn với đời sống xã hội, văn hóa, tư tưởng yêu cầu học sinh phải có kiến thức thực tiễn, có năng lực vận dụng, trình bày suy nghĩ, hiểu biết, quan niệm của mình về những vấn đề đó. Vì vậy, học sinh có thể huy động các nguồn kiến thức như: kiến thức từ sách vở, kiến thức từ đời sống, kiến thức từ sự trải nghiệm của bản thân.
 Về kĩ năng, ngoài những kĩ năng làm bài văn nghị luận nói chung như: kĩ năng đọc và phân tích đề để tìm ra yêu cầu, vấn đề cụ thể mà bài văn yêu cấu nghị luận; kĩ năng tìm và lập ý để làm rõ vấn đề; kĩ năng diễn đạt, triển khai ý thành những đoạn văn cụ thể và kĩ năng trình bày bài viết...giáo viên hướng dẫn học sinh quan tâm đến một số vấn đề như: rèn luện thói quen độc lập suy nghĩ, dám phát biểu chính kiến, quan điểm riêng của cá nhân trước một vấn đề; nắm vững các thao tác lập luận; thấy được vai trò và những yêu cầu của luận điểm trong bài văn.
 Thường những em là học sinh giỏi môn ngữ văn đều có khả năng diễn đạt trong sáng, hàm súc, giàu cảm xúc, và có dấu ấn riêng; diễn đạt lưu loát. Bởi lẽ, ngôn ngữ vừa là công cụ, vừa là sản phẩm của tư duy. 
 Học sinh giỏi môn ngữ văn còn phải có vốn tri thức phong phú và hệ thống; phải có sự hiểu biết càng nhiều càng tốt về con người và xã hội. Bởi vậy, khi bồi dưỡng học sinh giỏi dạng đề nghị luận xã hội cho học sinh cần chú trọng rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 
1. Thuận lợi:
 Bản thân tôi dành nhiều thời gian tìm tòi, tham khảo nhiều tài liệu, suy ngẫm và chắt lọc về chuyên môn, giúp ích cho việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
 Đam mê tích lũy được một số đề thi học sinh giỏi trong tỉnh, các đề học sinh giỏi ở các tỉnh khác ... để cập nhật thường xuyên.
 Bộ môn ngữ văn là một bộ môn quan trọng, có một vị trí đặc biệt trong trường phổ thông, ảnh hưởng đến việc xếp loại học lực của học sinh. Môn ngữ văn còn là một bộ môn nghệ thuật, có sức hấp dẫn riêng nếu chúng ta biết khai thác để tạo hứng thú cho học sinh.
 Lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm, động viên sâu sắc đúng mức đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Các thầy cô đồng nghiệp trong tổ, trong trường tích cực ủng hộ.
 Quý phụ huynh học sinh đồng tình và tạo điều kiện, khuyến khích con em theo học bồi dưỡng. Một số học sinh có năng khiếu tích cực tham gia bồi dưỡng.
2. Khó khăn:
 Quan niệm của xã hội nói chung về việc học bộ môn ngữ văn ảnh hưởng đến tinh thần học tập và sự quan tâm của đại đa số học sinh, không thuận lợi cho việc chọn lựa học sinh tham gia. Nhiều học sinh có tư tưởng coi nhẹ môn ngữ văn. 
 Việc vận dụng kĩ năng làm bài, nhất là đối với dạng để xã hội ở một số học sinh còn hạn chế.
 Một số học sinh có khó khăn trong việc sưu tầm tài liệu tham khảo. Ngoài thời gian học tại trường, các em chưa dành nhiều thời gian ôn luyện thêm ở nhà.
 Chính vì những khó khăn trên, nên tôi thiết nghĩ: việc rèn luyện kĩ năng làm dạng đề cho học sinh (trong đó có học sinh là người dân tộc thiểu số) rất quan trọng. Giáo viên cần tiến hành từng bước kĩ càng, tỉ mỉ để học sinh hình thành được kĩ năng làm bài đối với dạng đề nghị luận xã hội trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1/ Phát hiện học sinh giỏi
 Chất lượng, hiệu quả của đội tuyển phụ thuộc phần lớn vào đối tượng được tuyển chọn. Tôi quan tâm tới đối tượng học sinh, đặc biệt là những học sinh có hứng thú và say mê học tập. Trên cơ sở đó, kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng và ý thức học tập của các em; khích lệ, động viên kịp thời; tránh để các em căng thẳng, mệt mỏi. 
 Để hoạt động học của học trò có hiệu quả thì không khí thân mật, lắng nghe chia sẻ giữa cô và trò là vô cùng quan trongCốt lõi trong vấn đề này là “đãi cát tìm vàng”. Nếu không cố gắng, tâm huyết với công việc thì khó thể phát hiện được học trò có tố chất “trò xuất sắc”. Không phát hiện được học trò có tố chất “trò xuất sắc” thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ rất gian nan.
 Yếu tố trò xuất sắc được hiểu là có tố chất học tập và nghiên cứu môn học, có tinh thần say mê, ham học hỏi, có khả năng biến quá trình được thày cô đào tạo thành quá trình tự đào tạo: và đặc biệt phải có khả năng và phương pháp tự học.
 Việc phát hiện và bồi dưỡng sinh giỏi là việc làm cần thiết và có cơ sở khoa học. Vì vậy, việc tìm hiểu kết quả học tập của học sinh ở ở những năm học trước qua điểm tổng kết môn học là rất quan trọng. Ngoài ra, giáo viên phát hiện cần tham khảo thêm ý kiến giáo viên đã trực tiếp giảng dạy học sinh năm học trước đó để nắm bắt những mặt mạnh, mặt yếu của học sinh.
 Khi chấm bài, thầy cô không chỉ chú trọng những bài chu đáo, khuôn mẫu, đầy đủ... mà còn quan tâm đến những bài có thể có chỗ chưa sâu, chưa đầy đủ, nhưng có sự độc đáo, sâu sắc phải sửa kỹ, phê kĩ, thật sự nghiêm khắc khi đánh giá chấm bài. Từ những bài kiểm tra còn thiếu sót, giáo viên có định hướng bồi dưỡng cho các em ở những bài viết tiếp theo.
 2. Lựa chọn hướng ra đề 
 Tôi luôn ý thức một cách sâu sắc rằng, việc ra đề là khâu quan trọng đầu tiên của quá trình phát hiện, đánh giá và lựa chọn học sinh giỏi. Đề đúng và hay sẽ kích thích hứng thú làm bài của học sinh, giúp người thầy nắm được điểm mạnh, điểm yếu của mỗi học sinh. Từ đó có thể đánh giá khách quan, chính xác, công bằng năng lực, sự cố gắng vươn lên của học sinh. Ngược lại, đề thiếu chính xác, sáo mòn không những không đánh giá được chính xác về năng lực học sinh, mà còn giảm thiểu tính độc lập sáng tạo không gây được hứng thú học văn. Và hậu quả của nó là việc rèn kỹ năng sẽ trở nên vô nghĩa.
 Theo dõi hướng ra đề thi học sinh giỏi các cấp trong những năm qua, tôi nhận thấy, đề thi HSG có xu hướng mở, và chú ý đến hình thức nghị luận xã hội. Khi ra đề để ôn luyện cho học sinh cần tăng cường các đề thi gắn với thực tiễn đời sống (nghị luận xã hội). Có thể ra đề về những vấn đề gần gũi với học sinh, thanh niên đó là những vấn đề về lý tưởng, đạo đức, lối sống những vấn đề mang tính thiết yếu, cập nhật của xã hội, đất nước, như về việc học tập, về đọc sách, giải trí, về văn hóa, thiên nhiên, môi trường v.v
 Từ nhận thức đó, trong quá trình ra đề rèn luyện kỹ năng cho học sinh tôi đã chú ý đến các dạng đề chẳng hạn như:
 Đề 1:
 Về hiện tượng một số giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc đang bị mai một.
 Đề 2:
 Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.
 Phát biểu suy nghĩ của anh ( chị ) được gợi ra từ hiện tượng nêu trên.
Đề 3: 
 " Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như một con đường chưa có, nhưng con người sẽ khám phá và vượt qua" ( Lỗ Tấn )
Anh ( chị ) suy nghĩ gì về ý kiến trên?
 Đề 4: 
 “ Nếu một người được gọi là phu quét đường, hãy quét những con đường như Mi-ken-lăng-giơ vẽ tranh, hãy quét con đường như Bét-tô-ven đã soạn nhạc và hãy quét con đường như Sếch-xpia đã làm thơ. Người phu quét đường cần phải quét những con đường sạch tới độ tất cả các thiên thần trên thiên đàng lẫn con người nơi trần gian sẽ phải dừng lại và nói rằng: " Anh là người quét đường vĩ đại, người đã làm thật tốt công việc quét đường của mình" 
 ( Mục sư Ma-tin Lu-thơ- Kinh ) 
 ( Dẫn theo Bài học làm người, NXB Trẻ - NXB Giáo dục, 2006)
 Anh/ chị hiểu thế nào về ý kiến trên?
Đề 5: 
 Trong việc nhận thức, F. Ăng-ghen có phương châm: “Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn nghi ngờ nó suốt đời”, C. Mác thì thích câu châm ngôn: “Hoài nghi tất cả”.
 Anh/Chị hiểu thế nào về những ý tưởng trên
 Đề 6:
 Từ vở kịch Hồn Trương Ba da làng thịt ?( Lưu Quang Vũ), anh ( chị) hãy nêu quan niệm thế nào là một cuộc sống có ý nghĩa ?
 Đề 7:
 Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận với chủ đề "Con đường phía trước"
 3. Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội:
 3.1. Kỹ năng tìm hiểu đề:
 Tìm hiểu đề của bài văn nghị luận nhằm xác định yêu cầu cơ bản của bài văn theo các phương diện: vấn đề trọng tâm ( nội dung) cần bàn luận, thao tác lập luận chính cần sử dụng, phạm vi tư liệu cần huy động.
 Thao tác này có ý nghĩa định hướng cho việc xử lý đề bài của học sinh. Cần phải cho học sinh thấy rằng, không thể có bài làm tốt nếu xác định sai yêu cầu, kiều dạng đề ra.
 Có những dạng đề yêu cầu này được thể hiện ngay ở đề bài, nhưng cũng có những đề bài không nêu yêu cầu cụ thể về vấn đề và thao tác nghị luận (còn gọi là đề mở), đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ kĩ càng, gạch chân những từ ngữ then chốt.
 Sau khi đã nhận diện đúng yêu cầu đề, việc xác định thao tác nghị luận chỉ cần củng cố và hệ thống lại. Điều cần lưu ý với học sinh là dù đề thi học sinh giỏi có yêu cầu hay không, học sinh vẫn phải vận dụng nhiều thao tác nghị luận khác nhau trong một bài làm (Phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh) và phải xác định thao tác nào là chính, thao tác nào là hỗ trợ. Nắm chắc yêu cầu này, học sinh sẽ có cơ sở để xây dựng hệ thống luận điểm hợp lý và khoa học cho bài viết. Đây cũng là trọng tâm của bài viết. Những thao tác hỗ trợ thường gắn với những ý phụ, ý bổ sung, giúp cho nội dung bài viết hoà chỉnh, trọn vẹn.
 Để triển khai bài nghị luận, cần chú ý xác định đúng yêu cầu của đề bài. Tuy nhiên, mỗi đề bài lại có đặc điểm riêng nên khi phân tích đề cần linh hoạt tránh máy móc.
3.2. Rèn kĩ năng lập dàn ý:
 Bước đầu tiên trong rèn kỹ năng lập dàn ý tôi thường yêu cầu học sinh phải lập dàn ý sơ lược theo các yêu cầu như: đề xuất được hệ thống luận điểm sẽ triển khai trong bài viết; xác định mối quan hệ giữa các luận điểm, tầm quan trọng của mỗi luận điểm trong việc thể hiện các yêu cầu của bài; sắp xếp các luận điểm theo trình tự chặt chẽ, khoa học.
 Để xác định được các luận điểm cho bài văn nghị luận, sau khi đã xác định được yêu cầu của đề bài, cần tôi thường hướng dẫn các em dựa vào vấn đề trọng tâm để đặt hệ thống câu hỏi và tự trả lời câu hỏi. Hệ thống các từ ngữ để hỏi như: là gì? như thế nào? tại sao? có ý nghĩa gì? phải làm gì...
 Khi đã tìm ra các luận điểm, cần tiếp tục hướng dẫn học sinh chia tách thành các ý nhỏ và sắp xếp hệ thống luận điểm, luận cứ một cách hợp lí, rõ ràng làm sáng tỏ được vấn đề
 Những nội dung này học sinh được suy nghĩ độc lập, sau đó học sinh sẽ trình bày ngắn gọn dàn ý của mình. Cuối cùng giáo viên mới nhận xét, sửa chữa hoàn chỉnh. 
 Kỹ năng này nếu được làm một cách nghiêm túc, thường xuyên sẽ giúp các em chủ động, độc lập tư duy, khắc phục dần tình trạng ngẫu hứng, nghĩ đến đâu viết đến đó, thậm chí làm bài xong không biết mình viết gì. Tác dụng của khâu này là giúp các em khi đọc đề bài có thể nhanh chóng hình thành hệ thống luận điểm, đủ ý và mạch lạc; định hướng kiến thức cho bài viết. Đây cũng là một trong những biểu hiện của tính khoa học ở một bài văn học sinh giỏi.
 Giáo viên cần chú trọng hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý. Cụ thể như:
 a) Cách lập dàn ý bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
 * Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng; trích dẫn ( nếu đề nêu nhận định hoặc đoạn tin )
 * Thân bài:
- Giải thích hiện tượng (nếu cần thiết).
- Biểu hiện của hiện tượng.
- Nguyên nhân: 
 + Khách quan:
 + Chủ quan : 
- Hậu quả hoặc ý nghĩa.
 - Bày tỏ ý kiến, thái độ ( phê phán, bác bỏ hoặc khẳng định, biểu dương).
 - Biện pháp (khắc phục hoặc phát huy).
 * Kết bài: Đánh giá lại vấn đề, rút ra bài học, liên hệ bản thân.
 b) Cách lập dàn ý bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
* Mở bài: Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận; trích dẫn ( nếu đề đưa ý kiến nhận định)
 * Thân bài:
 - Giải thích tư tưởng, đạo lí.
 - Bình luận về tư tưởng, đạo lí: 
 + Đánh giá, chứng minh: mặt đúng - mặt sai, tốt – xấu, ....
 + Khẳng định, ngợi ca hoặc phê phán.
 + Phương hướng, biện pháp phấn đấu.
 * Kết bài: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
 c) Cách lập dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
 * Mở bài: 
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm có vấn đề nghị luận.
 - Giới thiệu vấn đề được đưa ra bàn bạc
* Thân bài:
 - Nêu vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học. Phần này người viết phải vận dụng kĩ năng đọc-hiểu văn bản để trả lời các câu hỏi: Vấn đề đó là gì? Được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? Càn nhớ, tác phẩm văn học chỉ là cái cớ để nhân ý kiến đó mà bàn bạc, nghị luận về một vấn đề xã hội, vì thế không nên đi quá sâu vào việc phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra ý nghĩa khái quát để bàn bạc vấn đề có ý nghĩa xã hội.
 - Từ vấn đề được rút ra, người viết tiến hành làm bài nghị luận xã hội, nêu những suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy ( Chú ý cách thức làm dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng, đạo lí)
 * Kết bài: 
 - Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị tác phẩm.
 - Từ vấn đề bàn luận rút ra bài học cho bản thân.
 Trên đây chỉ là gợi ý cách lập dàn ý một số dạng đề nghị luận xã hội. Thực tế cho thấy, các em trong đội tuyển học sinh giỏi có khả năng nhận diện đề và lập dàn ý khá nhanh và tự tin, sáng tạo, có ý thức rõ rệt cần phải thiết lập hệ thống luận điểm trước khi bắt tay vào viết bài. Nhiều học sinh có cách giới thiệu vấn đề rõ ràng hấp dẫn, cách khái quát vấn đề đúng, lắng đọng, có chiều sâu.
3.3. Rèn luyện kỹ năng viết văn
 Đây là kỹ năng quan trọng có ý nghĩa quyết định chất lượng một bài làm văn của học sinh. Bởi lẽ, nhận thức đề đúng, đề xuất luận điểm hợp lý, có kiến thức phong phú, suy đến cùng mới chỉ là điều kiện ban đầu. Một bài viết tốt, học sinh phải biết trình bày những hiểu biết, những rung động, suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, sáng sủa, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục. Năng khiếu văn chương của học sinh được thể hiện rõ nhất là ở đây. 
 Rèn kỹ năng viết văn cho học sinh, tôi thường tiến hành theo hình thức nâng dần độ khó; đi từ nhỏ tới lơn; từ một ý đến nhiều ý và hoàn thiện.
 Viết thành văn một đoạn văn được xác định rõ yêu cầu: viết đoạn văn mở bài, viết đoạn văn kết bài, triển khai những luận điểm ở phần thân bài thành các đoạn văn. Đối với đoạn văn mở bài học sinh cần giới thiệu vấn đề nghị luận rõ ràng hấp dẫn, khuyến khich học sinh viết mở bài gián tiếp. Những đoạn văn triển khai luận điểm cần chú ý đến các câu chuyển đoạn, chuyển ý để tạo sự liên kết, lôgic cho bài văn.
 Viết thành bài văn hoàn chỉnh ở nhà trên cơ sở dàn ý đã được giáo viên chữa.Viết thành bài văn hoàn chỉnh trên lớp trong thời gian quy định. Yêu cầu trước hết đối với học sinh là phải diễn dạt lưu loát rõ ý; chữ viết sạch sẽ, dễ đọc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. Từ đó nâng dần yêu cầu học sinh phải viết được những đoạn văn hay, có cách dùng từ chính xác, sáng tạo, mới lạ, có giọng văn riêng, thể hiện được dấu ấn, phong cách của người viết.
 Để đạt được những yêu cầu đó, học sinh phải tham khảo những bài văn mẫu do giáo viên lựa chọn, định hướng; có thể học tập cách viết của các bạn của mình (những đoạn, những ý mà giáo viên cho là đúng và hay). Hình thức này rất có hiệu quả bởi đó là những đoạn văn, bài văn hay do chính các em viết. Các em rất tự hào khi có được bài văn, đoạn văn hay mà được thầy cô và bạn mình trân trọng, kích thích hứng thú học tập cho các em.
4. Chấm và chữa bài
 Đối với các em học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi là người dân tộc thiểu số nói riêng, khi chấm bài giáo viên phải chỉ ra được điểm mạnh, yếu cơ bản của mỗi bài; theo dõi và động viên kịp thời mức độ tiến bộ của mỗi học sinh trong từng bài viết. Khi chấm, giáo viên phải chỉ ra các lỗi cụ thể về dùng từ, viết câu, tổ chức ý phân tích cho học sinh hiểu nguyên nhân và định hướng cách chữa để học sinh có thể tự sửa chữa các lỗi của mình. Và để tạo hứng thú, giáo viên có thể tổ chức hướng dẫn học sinh đọc và chữa bài cho nhau. 
5. Hướng dẫn học sinh đọc tài liệu tham khảo:
 Song song với việc bồi dưỡng các chuyên đề cho học sinh giỏi thì khâu đọc tài liệu tham khảo cũng rất quan trọng. Từ việc đọc tài liệu tham khảo các em sẽ có vốn kiến thức, từ ngữ phong phú, đặc biệt sẽ phát huy được khả năng tự học của các em. Đối với học sinh là người dân tộc thiểu số, các em rất khó khăn về điều kiện kinh tế. Vì vậy, các em không có nguồn tài liệu phong phú để tham khảo. Giáo viên cần là người định hướng tài liệu tham khảo cho các em, sưu tầm và cho các em mượn tài liệu; hướng dẫn các em đọc sao cho có hiệu quả. 
 IV. THIẾT KẾ GIÁO ÁN 
 Tôi đã áp dụng những kinh nghiệm trên thông qua bài dạy thực nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi. Sau đây là một trong số thiết kế giáo án: Luyện đề nghị luận xã hội.
 LUYỆN ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm đề nghị luận xã hội:
 - Kĩ năng phân tích đề.
 - Kĩ năng lập dàn ý.
 - Kĩ năng dựng đoạn văn. 
B.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
I. Ổn định lớp:
II. Tiến hành luyện đề:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV: Ra đề bài
I. Đề bài:
 Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu chuyện sau:
Diễn giả Lê-ô- Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi.Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em bé hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: "Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc."
 (Theo Phép màu nhiệm của đời - NXB Trẻ, 2005)
GV: Gợi ý HS làm bài câu 1
GV: hướng dẫn học sinh phân tích đề bài ( vấn đề nghị luận, thao tác lập luận,TL dẫn chứng )
GV: hướng dẫn học sinh lập dàn ý 
HS: Lập dàn ý trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên.
GV: H/dẫn HS cách MB.
H: TB cần trình bày những luận điểm nào?
( Chú ý các luận điểm xoay quanh những câu hỏi như: sự quan tâm là gì? Cuộc sống nếu thiếu đi lòng quan tâm chân thành thì sẽ như thế nào? ...)
GV: hướng dẫn học sinh xác định luận điểm và sắp xếp luận điểm theo trình tự lôgic.
H: Nhiệm vụ của phần KB ? 
II. Gợi ý làm bài:
 1. Phân tích đề:
- Vấn đề nghị luận: 
Cần xác định rõ nội dung chính và ý nghĩa giáo dục của câu chuyện là: người thực sự biết quan tâm đến người khác là người dùng cả tấm lòng chân thành của mình để đồng cảm với cảnh ngộ của họ. Và khi đó, dù chỉ là những hành động nhỏ bé nhưng chân thành cũng trở thành sự sẻ chia, an ủi lớn lao nhất.
- Thao tác lập luận:
Cần phối hợp hài hoà các thao tác lập luận như: giải thích, bình luận, chứng minh, đồng thời phải trình bày được những suy nghĩ, cảm xúc cá nhân về câu chuyện niềm đồng cảm, sự sẻ chia với những người xung quanh. 
- TL dẫn chứng: chủ yếu trong cuộc sống
 2. Gợi ý dàn bài:
 * Mở bài:
- Giới thiệu ngắn gọn về câu chuyện: Em bé đạt giải trong cuộc thi vì em là người biết quan tâm, chia sẻ nỗi đau với người khác. Người được chia sẻ không đòi hỏi gì, chỉ cần một chỗ dựa trong lúc đau đớn cũng là quá đủ. Cách em bé quan tâm đến người khác cũng rất "trẻ con": ngồi vào lòng người hàng xóm. Thế nhưng đó là cách chia sẻ hiệu quả nhất ngay trong tình huống ấy.
-Giới thiệu vấn đề được đưa ra bàn bạc qua câu chuyện: để quan tâm, sẻ chia với mọi người cần niềm cảm thông sâu sắc. Và sự quan tâm chân thành làm cho con người và cuộc sống tươi đẹp, giàu ý nghĩa hơn.
* Thân bài:
a) Giải thích nội dung, bài học giáo dục trong chuyện:
- Cậu bé là người biết quan tâm tới người khác nhất bởi vì cậu đã dùng cả tấm lòngđồng cảm chân thành để sẻ chia nỗi đau mất mát với ông cụ.
- Sự quan tâm: là đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu họ một cách chân thành tự đáy lòng. Đó là sự sẻ chia có ý nghĩa và đáng trân trọng nhất.
b) Bàn luận về câu chuyện:
-

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_lam_dang_de_nghi_lua.doc