Giải pháp Dạy học ngữ pháp theo hướng mới nhằm tăng hứng thú học tập phân môn Tiếng Việt cho học sinh trung học phổ thông

Giải pháp Dạy học ngữ pháp theo hướng mới nhằm tăng hứng thú học tập phân môn Tiếng Việt cho học sinh trung học phổ thông

Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, tôi cũng như các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đều nhận thấy một thực tế là:

 - Phần lớn học sinh không có hứng thú đối với bộ môn Ngữ Văn nói chung và với phần tiếng Việt nói riêng.

 - Phần lớn các giờ dạy tiếng Việt: giáo viên chủ yếu truyền tải kiến thức lý thuyết để học sinh tiếp thu và vận dụng vào bài tập. Tiết dạy thường khô khan, thiếu sinh động. Học sinh chưa biết cách lĩnh hội và vận dụng linh hoạt khi gắn vào các bài tập cụ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các em không có vốn kiến thức về phần Ngữ pháp ngay từ cấp II, một phần là do ý thức học tập phân môn tiếng Việt chưa tốt cho rằng không ảnh hưởng đến thi cử. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học tập chưa tốt ở phân môn này; học sinh còn nắm bắt kiến thức một cách mơ hồ, hời hợt.

- Thực trạng trên đặt ra nhiệm vụ thiết thực cho giáo viên Ngữ Văn: phải khiến cho học sinh có niềm yêu thích khi học tiếng Việt. Học sinh sẽ tiếp thu lĩnh hội kiến thức trong phân môn tiếng Việt một cách đơn giản nhất, nhanh nhất, từ đó có thể vận dụng giải quyết các câu hỏi phần Đọc- hiểu theo dạng đề câu hỏi Pisa chính xác, hiệu quả.

 

doc 20 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 1057Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp Dạy học ngữ pháp theo hướng mới nhằm tăng hứng thú học tập phân môn Tiếng Việt cho học sinh trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cách học tiếng Việt của học sinh qua khảo sát. Qua quá trình giảng dạy để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Dự giờ, thăm lớp để học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
Tham khảo các tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy học tích cực trong môn Ngữ văn, phương pháp dạy học môn tiếng Việt.
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
- Thời gian: Từ đầu năm học (Tháng 9/2013 – tháng 4/ 2014).
- Phạm vi: Học sinh lớp 11 Trường THPT số 2 Bảo Thắng.
VII. Số liệu khảo sát
Khối 11:
- 40% học sinh điểm dưới trung bình.
- 60% học sinh điểm trên trung bình.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận thực tiễn
 Dạy học ngữ pháp phải đảm bảo một số nguyên tắc sau: Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp, nguyên tắc gắn lí thuyết với thực hành, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc kết hợp các vấn đề ngữ pháp trong mối quan hệ hữu cơ giữa nội dung và hình thức ngữ pháp, nguyên tắc kết hợp giữa phát triển ngôn ngữ với phát triển tư duy. 
1.Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp:
Ngữ pháp là lĩnh vực trừu tượng và khái quát nhưng các khái niệm và quy tắc ngữ pháp được đúc rút ra từ thực tế hoạt động ngôn ngữ. Mục đích của việc dạy học ngữ pháp nói riêng và tiếng Việt nói chung không chỉ nhằm mục đích cung cấp các khái niệm và quy tắc ngữ pháp mà để nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho học sinh. Do vậy, dù muốn hay không, người GV luôn phải đảm bảo nguyên tắc giao tiếp khi dạy học ngữ pháp.
- Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu:
+ Ngữ liệu dùng để hình thành khái niêm và quy tắc ngữ pháp phải là những ngữ liệu được lấy từ thực tiễn giao tiếp sinh động, chuẩn mực. Các ngữ liệu trong sách giáo khoa chủ yếu được lấy ngay trong các văn bản ở trong bài học.
+ Học sinh vận dụng những tri thức và kĩ năng ngữ pháp vào giao tiếp tức là vận dụng vào phân tích, lĩnh hội và sản sinh được các sản phẩm lời nói để đạt được mục đích giao tiếp.
2. Nguyên tắc gắn lí thuyết với thực hành:
 Nguyên tắc này không chỉ được quán triệt trong dạy thực hành mà còn chi phối cả việc dạy lí thuyết. Hệ thống tri thức lí thuyết ngữ pháp phải tập trung vào các quy tắc, các thao tác hoạt động trong thực hành giao tiếp.
3. Nguyên tắc trực quan:
Nguyên tắc này có thể thực hiện thông qua các hình thức sau:
- Sử dụng ngữ liệu rút từ thực tế giao tiếp sinh động. Trong chương trình, các ngữ liệu đều lấy từ những văn bản văn học được tuyển chọn, có tính điển hình cao của thực tiễn giao tiếp sinh động.
- Ngôn ngữ của GV trong giờ dạy học phải chuẩn mực, đặc biệt là chuẩn mực về ngữ pháp và phải đảm bảo tính văn hoá. GV cũng phải chú ý điều chỉnh, chuẩn mực hoá lời nói của HS trong giờ học Ngữ văn và học các môn học khác.
- Sử dụng các mô hình cấu trúc, bảng biểu tổng kết, so sánh, tranh ảnh, sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
4. Nguyên tắc tiếp cận các vấn đề ngữ pháp trong mối quan hệ hữu cơ giữa nội dung và hình thức ngữ pháp:
 Các đơn vị và các hiện tượng ngữ pháp luôn là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức ngữ pháp. Việc chú trọng đến mối quan hệ này chẳng những đáp ứng về nhu cầu nhận thức các vấn đề ngữ pháp mà còn đáp ứng cả những nhu cầu sử dụng.
5. Nguyên tắc kết hợp giữa phát triển ngôn ngữ với phát triển tư duy:
Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, tư duy là hiện thực trực tiếp của ngôn ngữ. Hai lĩnh vực này không hề mâu thuẫn mà trái lại có quan hệ thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Phải chú ý rèn luyện các thao tác tư duy, phẩm chất tư duy trong quá trình dạy tiếng. Phải làm cho học sinh thông hiểu ý nghĩa các đơn vị ngôn ngữ, gắn từ, câu, đoạn văn với nội dung hiện thực mà chúng phản ánh đồng thời phải thấy được giá trị của chúng trong hệ thống ngôn ngữ.
II.Thực trạng
	Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, tôi cũng như các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đều nhận thấy một thực tế là:
	- Phần lớn học sinh không có hứng thú đối với bộ môn Ngữ Văn nói chung và với phần tiếng Việt nói riêng.
	- Phần lớn các giờ dạy tiếng Việt: giáo viên chủ yếu truyền tải kiến thức lý thuyết để học sinh tiếp thu và vận dụng vào bài tập. Tiết dạy thường khô khan, thiếu sinh động. Học sinh chưa biết cách lĩnh hội và vận dụng linh hoạt khi gắn vào các bài tập cụ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các em không có vốn kiến thức về phần Ngữ pháp ngay từ cấp II, một phần là do ý thức học tập phân môn tiếng Việt chưa tốt cho rằng không ảnh hưởng đến thi cử. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học tập chưa tốt ở phân môn này; học sinh còn nắm bắt kiến thức một cách mơ hồ, hời hợt.
- Thực trạng trên đặt ra nhiệm vụ thiết thực cho giáo viên Ngữ Văn: phải khiến cho học sinh có niềm yêu thích khi học tiếng Việt. Học sinh sẽ tiếp thu lĩnh hội kiến thức trong phân môn tiếng Việt một cách đơn giản nhất, nhanh nhất, từ đó có thể vận dụng giải quyết các câu hỏi phần Đọc- hiểu theo dạng đề câu hỏi Pisa chính xác, hiệu quả.
 III. Biện pháp cụ thể.
Khi bàn đến phương pháp cụ thể của việc dạy học ngữ pháp không những chỉ giải quyết vấn đề dạy cái gì? mà còn cần phải giải quyết vấn đề dạy như thế nào?. Phải làm cho học sinh nắm được bản chất của các từ loại và hệ thống quy tắc ngữ pháp tiếng Việt. Phải chú ý thực hành vận dụng các quy tắc ngữ pháp vào tiếp nhận và sản sinh văn bản. Phải chú ý tới việc góp phần rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh.. Đồng thời chú ý cả việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh một cách tự nhiên và phù hợp.
1.Phương pháp dạy học các tri thức lí thuyết về ngữ pháp:
a, Phương pháp hình thành các khái niệm ngữ pháp:
* Bước 1: Giới thiệu bài
Có nhiều cách giới thiệu bài mới nhưng nói chung cần ngắn gọn, rõ ràng, nêu bật được mục đích của bài học và tạo được sự tập trung, hứng thú cho HS. Cũng có thể giới thiệu bài mới bằng cách tạo ra một tình huống có vấn đề hay một câu chuyện về ngôn ngữ.
VD: Khi dạy tiết 72 : Thực hành về hàm ý ( Ngữ văn 12), GV có thể đưa ra tình huống “ Một bạn học sinh đi học muộn, vừa đến cửa lớp cô giáo liền hỏi : Bây giờ là mấy giờ rồi?” . Vậy theo em, mục đích câu hỏi của cô giáo là gì? Học sinh sẽ phát hiện ra hàm ý trong câu hỏi của cô giáo trong tình huống trên là phê bình bạn học sinh kia đã đi học muộn và có ý nhắc nhở. Từ tình huống trên GV dẫn vào bài học mới.
 *Bước 2: Chọn và cho học sinh tìm hiểu, phân tích ngữ liệu
 Trong chương trình, ngữ liệu thường được rút ra ngay từ những văn bản được chọn ở phân môn văn học đã nêu trước đó và có sự tương thích cao với kiểu loại văn bản sẽ được dạy học ở phân môn làm văn. GV tuỳ theo đặc điểm của mẫu và tri thức lí thuyết để lựa chọn một quy trình dạy học thích hợp. GV thường sử dụng câu hỏi đàm thoại theo quy trình quy nạp. Hệ thống câu hỏi có nhiều cấp độ, có câu hỏi trực tiếp nêu vấn đề, có câu hỏi dẫn dắt.
 Các thao tác thường sử dụng ở bước này:
 + Phân tích- phát hiện: Trên cơ sở các ngữ liệu, GV sử dụng các câu hỏi định hướng để học sinh quan sát, so sánh đối chiếu tìm ra các nét đặc trưng của khái niệm và quy tắc mới.
 + Phân tích-chứng minh: Sau khi đã sơ bộ hình thành được tri thức mới, học sinh cần củng cố và khắc sâu chúng. GV đưa ra các tài liệu ngôn ngữ chứa các hiện tượng ngôn ngữ mà các em mới được học, yêu cầu các em phát hiện và chứng minh chúng bằng việc vận dụng tri thức mới được học. Thao tác này được lặp đI lặp lại một số lần cho đến lúc GV yên tâm là các em đã nắm vững kiến thức và rút ra được khái niệm.
 *Bước 3: Trình bày định nghĩa về khái niệm:
Để HS có thể tự mình phát biểu được định nghĩa về khái niệm, những điều GV hướng dẫn học sinh phân tích ở bước 2 cần phải được sắp xếp theo những mối quan hệ hợp lí sao cho HS dễ nhận diện. GV nên để tự HS tự phát biểu thành định nghĩa sau đó đối chiếu với SGK, hiệu chỉnh và phân tích ngược trở lại.
VD: Nghĩa của câu bao gồm mấy thành phần?
 Em hiểu như thế nào về nghĩa sự việc ở trong câu?
HS trả lời: Nghĩa của câu bao gồm 2 thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc mà được đề cập đến ở trong câu. Nó thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác
 *Bước 4: Thực hành luyện tập:
Ngữ liệu của bước nàychủ yếu sử dụng trong hệ thống bài tập thực hành, luyện tập ngay trong SGK. Nhưng GV cũng có thể sáng tạo ra những bài tập khác phù hợp với nội dung, mục đích thực hành củng cố. Các bài tập này chủ yếu là bài tập nhận diện, tái tạo, sáng tạo.
b, Quy trình và phương pháp hình thành một quy tắc ngữ pháp:
Quy tắc ngữ pháp là những quy tắc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngữ pháp. Trong việc dạy học các quy tắc ngữ pháp phải chú ý các yêu cầu sau:
+ Phải xác định đúng nội dung quy tắc và các khái niệm liên quan.
+ Phải xem xét, chỉ ra một cách rõ ràng các điều kiện thực hiện quy tắc. Mỗi quy tắc chỉ có thể được thực hiện trong những điều kiện nhất định. Do đó, dạy- học quy tắc ngữ pháp cần xác định các điều kiện thực hiện quy tắc.
VD: Quy tắc lựa chọn trật tự từ trong câu cũng phải căn cứ vào ngữ cảnh, mục đích giao tiếp.
+ Phải chú trọng các thao tác thực hiện quy tắc.
Các quy tắc ngữ pháp cần được thực hiện hoá thành các thao tác càng chính xác, cụ thể càng tốt. Các thao tác được thực hiện theo đúng trình tự.
2. Phương pháp dạy học thực hành ngữ pháp:
 a, Mục đích, yêu cầu của dạy học thực hành:
 Dạy học thực hành nhằm làm sáng tỏ và củng cố cho các khái niệm, các quy tắc lí thuyết. Đồng thời giúp cho HS trực tiếp vận dụng những điều đã học trong hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho HS.
 Không nên quan niệm dạy học thực hành tách rời với dạy học lí thuyết. Như vậy bài ngữ pháp sẽ sinh động và HS sẽ chủ động nắm được tri thức lí thuyết.
 Đây là phần học sinh được thực hành, vận dụng những hiểu biết của mình về văn bản vừa học để giải quyết bài tập trong sách giáo khoa và những bài tập bổ sung khác. Học sinh có thể hoạt động cá nhân hoặc hoạt động theo nhóm tuỳ theo dung lượng yêu cầu của câu hỏi. ở phần luyện tập giáo viên có thể dành cho học sinh từ 10 - 15 phút để suy nghĩ, làm bài và trả lời câu hỏi. Giáo viên có thể đánh giá, cho điểm ngay học sinh để khích lệ tinh thần học tập của các em.
 	b, Dạy học thực hành ngữ pháp thông qua các bài tập:
 * Bài tập nhận diện phân tích:
 - Dạng bài tập này cho sẵn một số ngữ liệu và yêu cầu phân tích, xác định, nhận diện một số dấu hiệu của yếu tố ngữ pháp.
- Loại bài tập này có tác dụng làm sáng tỏ, củng cố và khắc sâu mở rộng hiểu biết về một khái niệm ngữ pháp nào đó.
 - Dạng bài tập này, GV lưu ý một số thao tác:
+ Xác định lại khái niệm ngữ pháp có liên quan để làm căn cứ.
+ Vận dụng vào ngữ liệu của bài tập để xác định đối tượng ngữ pháp cần nhận diện, phân tích.
- Các bước có thể như sau:
+ Bước 1: Treo bảng phụ có chép ngữ liệu.
+ Bước 2: Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập.
+ Bước 3: Gọi HS trình bày kết quả nhận diện.
+ Bước 4: Nhận xét, bổ sung, khái quát hoá để củng cố khái niệm.
 *Bài tập tạo lập:
 - Đây là loại bài tập yêu cầu HS tự mình tạo ra một sản phẩm ngôn ngữ theo yêu cầu nào đó.
- Bài tập tạo lập có những dạng: tạo lập theo mẫu, tạo lập tiếp sản phẩm theo những yêu cầu nhất định.
- Các bước có thể tiến hành như sau:
+ Bước 1: Yêu cầu HS đọc bài tập. 
+ Bước 2: Hướng dẫn HS xác định các yêu cầu sáng tạo.
+ Bước 3: Giám sát hoạt động làm bài của HS.
+ Bước 4: Gọi một vài HS đọc bài làm sáng tạo của mình.
+ Bước 5: Các HS khác nhận xét, GV đánh giá, bổ sung, sửa chữa.
VD: GV đưa ra bài tập: Em hãy tạo ra một câu có hàm ý từ chối lời mời đi chơi của một người bạn.
HS trả lời: Mình phải nấu cơm.
 Mình chưa làm bài tập.
 *Bài tập sửa chữa:
+ Hướng dẫn HS phát hiện, xác định loại lỗi.
+ Hướng dẫn HS phân tích biểu hiện lỗi.
+ Yêu cầu HS chỉ ra những nguyên nhân mắc lỗi cơ bản.
+ Xác định hướng và cách sửa chữa.
+ HS khác nhận xét và đánh giá
3. Phương pháp hoạt động nhóm khi dạy ngữ pháp
 Giáo viên cần phải tuân theo quy trình tổ chức dạy học theo nhóm: 
+ Bước 1: Thành lập nhóm
Sau khi giáo viên nêu vấn đề cần giải quyết và những nhiệm vụ đặt ra cho nhóm, giáo viên hướng dẫn cách thức tổ chức nhóm.
+ Bước 2: Hoạt động nhóm
Giáo viên phát phiếu hỏi hoặc nêu yêu cầu cho các nhóm, ấn định thời gian làm việc; các nhóm nhận nhiệm vụ, sau đó bầu nhóm trưởng, thư ký, giao trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm nếu cần; cả nhóm tập trung giải quyết vấn đề (nêu ý kiến, thảo luận, ghi chép) trong khi học sinh làm việc, giáo viên nên đến từng nhóm hỗ trợ, động viên, nhắc nhở để các nhóm làm việc đảm bảo tiến độ thời gian.
+ Bước 3: Thông báo kết quả
Sau khi các nhóm hoàn thành công việc giáo viên hoặc lớp trưởng điều khiển từng nhóm lên báo cáo kết quả trên giấy lớn hoặc trình bày miệng. Các nhóm khác bổ sung thống nhất ý kiến.
+ Bước 4: Kết luận vấn đề
Giáo viên tóm tắt kết quả đạt được, giúp học sinh tự nhận xét, đánh giá quá trình làm việc.
Qua đây ta thấy giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn và quản lý học sinh làm việc nhóm nhằm đạt được mục tiêu và nội dung học tập. Để đạt được điều này, trước đó giáo viên phải chuẩn bị rất kỹ phần thiết kế bài học, lựa chọn vấn đề cần làm việc theo nhóm, và có phương án dự kiến hình thức nhóm. Tại lớp giáo viên cần hướng dẫn kỹ cách thức tổ chức nhóm và định ra các vấn đề cần giải quyết. Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên luôn luôn theo sát từng bước hoạt động của học sinh, sẵn sàng hỗ trợ khi cần. Giáo viên cần có kết luận vấn đề, góp ý nhận xét nhằm giúp học sinh nhận được sự đánh giá đúng mức kết quả công việc của mình.
 IV. Áp dụng soạn giáo án
Phần Tiếng Việt- Tiết 64: 
Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
A. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - HS ôn tập, củng cố về kiến thức và cách sử dụng một số kiểu câu đã học.
 2. Kỹ năng:
- Rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng câu và kĩ năng lĩnh hội văn bản.
 3. Giáo dục:
- Giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng câu trong giao tiếp và trong quá trình tạo lập văn bản
- HS biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Phương pháp:
- Gợi mở, phân tích, đàm thoại, hoạt động nhóm, trình chiếu
C. Tiến trình tổ chức giờ dạy:
 1. ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Không.
 3. Bài mới:
Hoạt động Giáo viên - Học sinh Nội dung
HĐ1: Khởi động
- GV cho HS nhắc lại các kiểu câu đã học.Lấy ví dụ minh hoạ.
HĐ2: HD Tìm hiểu kiểu câu bị động
- Em hãy cho biết thế nào là câu chủ động? Lấy ví dụ?
- HSTL:
- GV nx, lấy ví dụ.
- Thế nào là câu bị động?Lấy ví dụ?
- HSTL
-GV nx, kq:
- Gv yêu cầu Hs lấy ví dụ về câu chủ động và tự chuyển thành câu bị động:
 +Con mèo vồ con chuột(câu chủ động)
->Con chuột bị con mèo vồ (bị động)
- Gv: Theo em việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) nhằm mục đích gì?
- HSTL
- Qua các vdụ trên em hãy nêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại chuyển câu bị động thành câu chủ động?
- HSTL, lấy vdụ
- Gv nx, khái quát:
 - Hs đọc yêu cầu của BT1 trên máy chiếu (SGKTr194)
 - Gv hướng dẫn cách làm.
 - HS hoạt động cá nhân (3 phút)
 - HSTL ->HSNX
 - GV nhận xét, đánh giá.
-HS xác định yêu cầu BT2.
- Hs suy nghĩ, trả lời.(3 phút)
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Gv nx, đánh giá,khái quát
 HĐ3: HD dùng kiểu câu có khởi ngữ:
- Em hiểu khởi ngữ là gì?Lấy ví dụ minh hoạ?
- HSTL.
- GV nx, kq:
-GV đưa ra ví dụ, Hs phân tích thành phần khởi ngữ.
-HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gv hướng dẫn cách làm.
- Hs hoạt động nhóm theo bàn ( 5 phút)
- Gọi 2,3 nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nx, bổ sung.
- GV nx, đgiá.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS suy nghĩ, trả lời (3 phút)
- HS khác nhận xét.
- Gv nhận xét, giải thích.
 HĐ4 :HDdùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống 
- Trạng ngữ là thành phần như thế nào? Vị trí của trạng ngữ trong câu?
-HSTL.
- Thành phần trạng ngữ còn có vai trò gì nữa trong đoạn văn, bài văn ?
- HSTL.
- GV kq:
- Gv nêu yêu cầu của bài tập.
- Hs làm bài(3 phút)
- Hs trả lời -> nhận xét.
- Gv nhận xét, đánh giá.
- Hs đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Hs hoạt động nhóm bàn ( 3 phút)
- Gọi 2, 3 nhóm trả lời.
- Gv nhận xét, đánh giá.
 HĐ5: HDTổng kết về việc sử dụng ba kiểu câu trong văn bản
- Gviên cho Hs tổng kết về việc sử dụng ba kiểu câu trong văn bản theo hệ thống câu hỏi trong sgk.
- HSTL
- GV khái quát.
I. Dùng kiểu câu bị động: 
1.Lí thuyết:
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
 +Ví dụ: Mọi người yêu mến em.
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật đợc hoạt động của người, vật khác hướng vào
 (chỉ đối tượng của hoạt động)
+ Ví dụ: Em được mọi người yêu mến
- Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) ở mỗi đoạn văn nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhất.
- Cách chuyển đổi:
+ Chuyển câu chủ động thành câu bị động: Chuyển từ ( hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.
+ Chuyển câu bị động thành câu chủ động:
 Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động lên đầu câu và bỏ đi từ bị hay được sau từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động.
2. Bài tập (SGK Tr194):
a, Bài tập 1:
 Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một ngời đàn bà nào yêu cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù?
*Đáp án:
- Câu bị động: Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả. 
- Chuyển câu bị động sang câu chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.
- Nếu thay câu chủ động vào vị trí câu bị động thì không sai về ngữ pháp nhưng mạch đề tài sẽ không thống nhất.
b, Bài tập 2: Xác định câu bị động trong đoạn trích sau và phân tích tác dụng của kiểu câu bị động về mặt liên kết ý trong đoạn văn.
 Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: Có ai nấu cho mà ăn đâu ? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa ! Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay đàn bà.
* Đáp án
- Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ đựơc săn sóc bởi một tay “đàn bà’’.
- Tác dụng: tạo nên mạch văn thống nhất cùng đề tài với câu trước “hắn”.
II, Dùng kiểu câu có khởi ngữ:
1, Lý thuyết:
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ, thường có thêm các quan hệ từ về, đối với.
 *Ví dụ:
 + Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
 ( Khởi ngữ: làm bài)
 + Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.
 (Kn: Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ)
2, Bài tập:(SGK Tr194-195)
a, Bài tập 1:
 Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành, ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà Thế là vừa sáng thị đã chạy đi tìm gạo. Hành thì nhà thị may lại còn. Thị nấu bỏ vào cái rổ, mang ra cho Chí Phèo.
* Đáp án:
 - Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn.( Kn: hành)
 - So sánh với câu tương đương về nghĩa: Nhà thị may lại còn hành.
+ Hai câu tương đương về nghĩa.
+ Khi sử dụng câu có khởi ngữ sẽ có tác dụng nhấn mạnh chủ đề “ hành” và tạo ra sự liên kết chặt chẽ với câu trước
b, Bài tập 2: Lựa chọn câu văn thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống trong đoạn văn sau:
 Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. ||
A- Các anh lái xe nhận xét về mắt tôi: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”
B- Mắt tôi được các anh lái xe bảo là : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”
C- Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo :“Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”
D- Mắt tôi theo lời các anh lái xe là có cái nhìn xa xăm.
* Đáp án: C ( chọn kiểu câu có khởi ngữ)
III. Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống 
 1, Lý thuyết:
- Trạng ngữ là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu về thời gian, địa điểm, phương tiện, nguyên nhân, cách thức, mục đích
- Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu.
- Trạng ngữ còn có tác dụng nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
2, Bài tập (SGK Tr195-196)
a, Bài tập 1:
 Thị nghĩ bụng : hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã.
 Thấy thị hỏi, bà già kia bật cười. Bà tưởng cháu bà nói đùa.
*Đáp án:
 -Thấy thị hỏi: nằm ở vị trí đầu câu, có cấu tạo là cụm động từ.
- Chuyển: Bà già kia thấy 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_day_hoc_ngu_phap_theo_huong_moi_nham_tang_hung_thu.doc
  • docBáo cáo hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm..doc
  • docĐơn đề nghị công nhận SKKN.doc