Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phép nhân, phép chia trong môn Toán Lớp 3

Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phép nhân, phép chia trong môn Toán Lớp 3

Mục đích: Rèn cho HS kĩ năng tính nhẩm nhanh, rèn phản xạ nhanh, tinh mắt cho học sinh, giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm.

+ Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị đồ dùng.

+ Cách chơi: GV hô: “Kết bạn, Kết bạn”. HS hỏi: “Kết mấy, kết mấy?”.GV hô các phép tính VD như: “Kết 54 : 9 ”, “Kết 18 : 6”, “Kết 21 : 7”, Khi GV đưa ra phép tính, HS phải nhẩm nhanh phép tính GV nêu để tìm được kết quả và kết thành nhóm theo yêu cầu. Ai kết thành nhóm đúng nhanh sẽ được tuyên dương, ai kết bạn không đúng, bị chậm sẽ phải nhảy lò cò xung quanh lớp.

Giải pháp 5: Khen ngợi, động viên học sinh

Học sinh Tiểu học tâm lí chung là thích được khen. Vì vậy trong quá trình dạy học tôi luôn khen ngợi các bạn tiến bộ bằng nhiều hình thức khác nhau như bằng hành động “ đập tay” với học sinh khi em làm bài đúng, hay khen bằng lời như “hôm nay em đã biết ước lượng thương rồi, cần cố gắng phát huy em nhé! hay Em ước lượng thương rất nhanh, thực hiện phép chia rất tốt hoặc Em làm phép nhân rất tốt, cô khen em! “ Ngoài ra, tôi còn chuẩn bị sẵn các phiếu khen khi học sinh có tiến bộ trong học tập. Tôi sẽ viết nhận xét và trao cho các em vào cuối tuần. Không chỉ khen những bạn khá giỏi, đối với những học sinh chậm tiến tôi càng phải động viên, khích lệ các em nhiều hơn, mỗi khi các em có tiến bộ dù nhỏ tôi sẽ khích lệ, động viên luôn để các em có niềm tin vào khả năng của bản thân, không nhút nhát, tự ti.

Ngoài ra, khi học sinh tiến bộ tôi trao đổi với phụ huynh bằng cách gặp trực tiếp, gọi điện hoặc sử dụng tin nhắn điện tử SMAS hay qua zalo những tiến bộ của các em để từ đó các em có thêm sự khích lệ, động viên từ bố mẹ và gia đình giúp các em thấy vui và cố gắng hơn trong học tập.

Khen ngợi, động viên học sinh giúp giáo viên gần gũi với học sinh hơn, học sinh không còn sợ làm sai, sợ hỏi cô giáo. Từ đó giáo viên sẽ biết được những khó khăn mà học sinh đang gặp phải từ đó nâng cao hiệu quả thực hiện phép tính nhân, chia. Học sinh học trong một môi trường tích cực, sẽ giúp các em tích cực, say mê hơn trong học tập.

Trong quá trình dạy học, giáo viên không chỉ chú trọng rèn kĩ năng tính toán cho học sinh, mà còn phải khen ngợi, động viên để giúp học sinh hứng thú trong giờ học.

 

docx 14 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 09/01/2025 Lượt xem 45Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phép nhân, phép chia trong môn Toán Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghĩ để tìm ra cách đặt tính và thực hiện phép tính chia 648 : 3)
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ tìm cách đặt tính và tính. Sau thời giam làm việc cá nhân là 1 phút, các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến của mình và cả nhóm thống nhất cách đặt tính và cách tính)
- Cả nhóm viết ý kiến chung của nhóm mình vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)
- GV cho một nhóm tốt nhất lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và chỉ trình bày những ý kiến mà nhóm bạn không có, để tránh mất thời gian.
- GV nhận xét.
Như vậy, việc sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn giúp học sinh tìm ra được cách chia số có ba chữ số cho số có một chữ số, giúp học sinh phát triển được năng lực giao tiếp toán học, năng lực giao tiếp và hợp tác, giúp học sinh tự chủ và tự học; phát triển phẩm chất: chăm chỉ.
Trong quá trình dạy học, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh các hoạt động học tập còn học sinh phải tự tìm ra tri thức. Việc lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học phải phù hợp với nội dung bài học, nhận thức của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất thực tế tại lớp mình.
Giải pháp 3: Tìm những lỗi học sinh hay mắc phải khi thực hiện phép tính và cách khắc phục.
Khi thực hiện các phép tính nhân, chia ở lớp 3 học sinh thường gặp một số khó khăn, sai lầm sau:
* Dạy học phép nhân .
* Quên nhớ trong phép nhân có nhiều lần nhớ
Ví dụ: 
x
175
4

400
+ Biện pháp khắc phục: GV yêu cầu học sinh ghi số cần nhớ ra lề, tránh bị quên.
	* Ghi kết quả sai 
Ví dụ: 	
x
34
3

912
+ Biện pháp khắc phục: GV cần phân tích cho HS hiểu: Nếu viết như trên thì tích có tới 91 chục, nhưng thực ra chỉ có 10 chục mà thôi. Vì:
- Ở lượt nhân thứ nhất: 3 nhân 4 đơn vị được 12 đơn vị, tức là 1 chục và 2 đơn vị, viết 2 ở cột đơn vị, còn 1 chục nhớ lại. để thêm vào hàng chục ở lượt nhân tiếp theo.
- Ở lượt nhân thứ hai: 3 nhân 3 chục được 9 chục, thêm một chục đã nhớ là 10, viết 10 ở cột chục. 
* Dạy học phép chia .
* Học sinh đặt tính sai
 Số bị chia
Số chia
- Khi mới học phép chia một số học sinh vẫn đặt tính phép chia theo cột dọc như khi đặt tính phép tính cộng, trừ, nhân. Vì vậy, giáo viên cần nhắc lại cách đặt tính và chỉ rõ cho học sinh biết được vị trí của số bị chia, số chia và thương.
Thương
* Ước lượng thương sai
 Khi chia ngoài bảng học sinh thường ước lượng thương sai nên số dư lớn hơn số chia. Kết quả phép chia lớn hơn cả số bị chia. Nguyên nhân học sinh chưa biết cách ước lượng thương, không nhớ trong phép chia, số dư luôn phải bé hơn số chia.
Ví dụ: Học sinh thực hiện tính như sau:
94
2
6
24
18
6
39
 + Biện pháp khắc phục:
- GV cần hướng dẫn kĩ học sinh cách ước lượng thương.
94
2
8
14
14
0
47
+ Để có kết quả 9 chia cho 2 được 4, học sinh phải nhân nhẩm từ 1 đến 5 
( 1 x 2 = 2, 2 x 2 = 4, 3 x 2 = 6, 4 x 2 = 8, 5 x 2 = 10) chọn được thương là 4. Như vậy, để ước lượng được thương phải nhân và thử nhiều lần rất mất thời gian. Vì vậy, để ước lượng thương nhanh hơn, GV sẽ hướng dẫn như sau : Khi chia cho 2, ta tìm trong bảng nhân 2, tích nhỏ hơn và gần nhất với số bị chia 9 đó là 8, mà 4 x 2 = 8, ta ước lượng thương được 4.
 Ở lớp 3 học sinh mới được học chia cho số có một chữ số. Vì vậy, khi chia cho số nào ta sẽ tìm trong bảng nhân của số đó, tích gần với chữ số bị chia nhất để từ đó ước lượng được thương. Như vậy, học sinh ước lượng thương nhanh và đơn giản hơn, không bị nhầm lẫn.
* Học sinh quên ghi số “0” trong phép chia có chữ số “0” ở thương. 
Ví dụ: Học sinh thực hiện tính như sau: 
414
2
4
014
14
0
27
* Nguyên nhân : Do khi hướng dẫn chia giáo viên chưa biết phân giải thành các thao tác tường minh để dạy cho học sinh, còn nói vắn tắt, chưa nói rõ từng bước, từng thao tác.
* Biện pháp khắc phục:
- Khi hướng dẫn học sinh chia giáo viên phải giúp học sinh chỉ rõ trong phép chia đó:
Nhân
Có bao nhiêu lượt chia?
Mỗi lượt chia thực hiện 3 bước 
Chia
Trừ nhẩm
 ( cần chỉ rõ thương, số dư ở mỗi lượt chia)
Mỗi một lượt chia, thương ghi được một chữ số
Chỉ có lần chia thứ nhất khi lấy nhiều hơn một chữ số ở số bị chia mà chỉ ghi một chữ số ở thương, còn các lần chia tiếp theo cứ hạ một chữ số ở số bị chia xuống để chia thì thương ghi được một chữ số.
Ví dụ: Khi hướng dẫn chia 414 : 2 = GV giúp học sinh chỉ rõ cách chia như sau:
414
2
4
01
0
14
207
 14
 0
+ Lượt chia thứ nhất: 4 chia cho 2 được 2, viết 2, 2 nhân 2 bằng 4, 4 trừ 4 bằng 0. Lượt chia thứ nhất được thương là 2 và số dư là 0.
+ Lượt chia thứ hai: hạ 1, 1 bé hơn 2 vì vậy 1 chia cho 2 bằng 0, 0 nhân 2 bằng 0, 1 trừ 0 bằng 1. Lượt chia thứ hai được thương là 0 và số dư là 1.
+ Lượt chia thứ ba: 1 không chia được cho 2, hạ 4 được 14. 14 chia cho 2 được 7, 7 nhân 2 bằng 14, 14 trừ 14 bằng 0. Lượt chia thứ ba được thương là 7 và số dư là 0.
+ Trong phép chia 414: 2 có 3 lượt chia vì vậy thương sẽ có 3 chữ số. Lượt chia thứ nhất là chia hết, lượt chia thứ hai là chia có dư, lượt chia thứ 3 là lượt chia hết.
Khi học sinh nắm rõ được các bước, các thao tác chia một cách rõ ràng như vậy thì việc chia trở nên dễ dàng, dễ hiểu, tránh bị nhầm lẫn.
 Giải pháp 4: Thiết kế một số trò chơi học Toán nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Trò chơi học tập giúp học sinh thay đổi hình thức hoạt động học, giúp không khí lớp học sôi nổi, giúp học sinh hứng thú, thu hút được sự chú ý của học sinh, học mà chơi, chơi mà học. Làm cho giờ học môn Toán không khô khan. Hiểu được điều đó, vào đầu giờ học hay trong các bài tập tôi thường thiết kế một số trò chơi để học sinh thực hiện phép nhân, phép chia tốt hơn, giúp học sinh hứng thú hơn, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: 
 Ví dụ một số trò chơi sau:
- Trò chơi: Đưa thỏ về chuồng.
Mục tiêu: Luyện tập làm tính nhân, phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
+ Chuẩn bị: Mỗi chuồng có 1 phép tính nhân, bao nhiêu phép tính thì có bấy nhiêu chuồng. Mỗi một con thỏ sẽ gắn trên mình một kết quả phép tính và được đặt sẵn vào một cái rổ.
+ Cách chơi: Để có nhiều học sinh được tham gia. GV chia lớp thành 3 tổ thi đua với nhau, có bao nhiêu phép tính thì mỗi đội có bấy nhiêu thành viên. Khi GV ra hiệu lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội sẽ lên đưa con thỏ có kết quả vào chuồng mang phép tính tương ứng. sau khi bạn thứ nhất về thì bạn thứ hai mới được lên. Cứ như thế cho đến hết.
HS chơi trò chơi “ Thỏ về chuồng” trong bài 2 ( trang 90 – SGK Toán lớp 3)
Trò chơi : “ Kết bạn”
Mục đích: Rèn cho HS kĩ năng tính nhẩm nhanh, rèn phản xạ nhanh, tinh mắt cho học sinh, giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm.
+ Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị đồ dùng..
+ Cách chơi: GV hô: “Kết bạn, Kết bạn”. HS hỏi: “Kết mấy, kết mấy?”.GV hô các phép tính VD như: “Kết 54 : 9 ”, “Kết 18 : 6”, “Kết 21 : 7”, Khi GV đưa ra phép tính, HS phải nhẩm nhanh phép tính GV nêu để tìm được kết quả và kết thành nhóm theo yêu cầu. Ai kết thành nhóm đúng nhanh sẽ được tuyên dương, ai kết bạn không đúng, bị chậm sẽ phải nhảy lò cò xung quanh lớp.. 
Giải pháp 5: Khen ngợi, động viên học sinh
Học sinh Tiểu học tâm lí chung là thích được khen. Vì vậy trong quá trình dạy học tôi luôn khen ngợi các bạn tiến bộ bằng nhiều hình thức khác nhau như bằng hành động “ đập tay” với học sinh khi em làm bài đúng, hay khen bằng lời như “hôm nay em đã biết ước lượng thương rồi, cần cố gắng phát huy em nhé! hay Em ước lượng thương rất nhanh, thực hiện phép chia rất tốt hoặc Em làm phép nhân rất tốt, cô khen em! “ Ngoài ra, tôi còn chuẩn bị sẵn các phiếu khen khi học sinh có tiến bộ trong học tập. Tôi sẽ viết nhận xét và trao cho các em vào cuối tuần. Không chỉ khen những bạn khá giỏi, đối với những học sinh chậm tiến tôi càng phải động viên, khích lệ các em nhiều hơn, mỗi khi các em có tiến bộ dù nhỏ tôi sẽ khích lệ, động viên luôn để các em có niềm tin vào khả năng của bản thân, không nhút nhát, tự ti. 
Ngoài ra, khi học sinh tiến bộ tôi trao đổi với phụ huynh bằng cách gặp trực tiếp, gọi điện hoặc sử dụng tin nhắn điện tử SMAS hay qua zalo những tiến bộ của các em để từ đó các em có thêm sự khích lệ, động viên từ bố mẹ và gia đình giúp các em thấy vui và cố gắng hơn trong học tập.
Khen ngợi, động viên học sinh giúp giáo viên gần gũi với học sinh hơn, học sinh không còn sợ làm sai, sợ hỏi cô giáo. Từ đó giáo viên sẽ biết được những khó khăn mà học sinh đang gặp phải từ đó nâng cao hiệu quả thực hiện phép tính nhân, chia. Học sinh học trong một môi trường tích cực, sẽ giúp các em tích cực, say mê hơn trong học tập. 
Trong quá trình dạy học, giáo viên không chỉ chú trọng rèn kĩ năng tính toán cho học sinh, mà còn phải khen ngợi, động viên để giúp học sinh hứng thú trong giờ học.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: sáng kiến có thể áp dụng vào dạy và học môn Toán lớp 3 ở trong các trường Tiểu học.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
*So sánh lợi ích kinh tế:
- HS học tập tiếp thu bài tốt, gia đình không phải cho học sinh đi học thêm ở các trung tâm góp phần giảm chi phí cho gia đình.
- Phụ huynh khi thấy con em mình học tập tiến bộ nên yên tâm làm việc, góp phần tăng năng suất lao động.
- HS tiếp thu bài nhanh góp phần tiết kiệm thời gian.
- HS học tốt phép nhân và phép chia giúp học sinh khi học các mạch kiến thức khác được nhanh hơn.
* So sánh lợi ích xã hội:
- Học sinh hiểu bài nên thích học môn Toán, không còn sợ đến lớp, đến trường, sợ cô giáo.
- Biện pháp giáo dục giúp giáo viên gần gũi, mến trẻ hơn. Đến lớp với tâm lí thoải mái, không còn căng thẳng.
- Học sinh học tập tốt gia đình đầm ấm, cha mẹ và học sinh vui vẻ, yêu thương nhau hơn.
 Sau khi áp dụng sáng kiến, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân và các em học sinh tôi đã thu được kết quả về chất lượng học phép nhân, phép chia khi học môn Toán của 33 học sinh lớp 3G như sau:
- Trước khi áp dụng sáng kiến:
Lớp
Tổng số học sinh
Học sinh làm các phép tính về phép nhân và phép chia
HS làm chưa đúng, còn nhầm
HS làm đúng
Số lượng
%
Số lượng
%
3G
33
15
45,5
18
54,5

 - Sau khi áp dụng sáng kiến:
Lớp
Tổng số học sinh
Học sinh làm các phép tính về phép nhân và phép chia
HS làm chưa đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxdon_cong_nhan_skkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_ph.docx