Ở chủ đề “Bản thân”, tôi giáo dục trẻ lợi ích của việc giữ gìn thân thể, những ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến sức khoẻ con người. Giáo dục trẻ những thói quen tốt trong ăn uống như rửa tay trước khi ăn, biết mời cô, mời các bạn, trong khi ăn không nói chuyện riêng, không làm rơi cơm, sau khi ăn xong biết rửa tay, lau miệng sạch sẽ. Trong giờ khám phá khoa học “Bé cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh”, tôi cung cấp cho trẻ lợi ích của việc ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bên cạnh đó để có 1 cơ thể khoẻ mạnh thì ngoài việc ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, tôi còn giáo dục trẻ phải thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường sức khoẻ, ăn chín uống sôi, giữ vệ sinh cơ thể và môi trường xung quanh sạch sẽ để phòng tránh bệnh tật.
Chủ đề “Gia đình” tôi giáo dục trẻ nhận biết được môi trường sạch – bẩn trong gia đình, giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng gia đình luôn sạch sẽ, ngăn nắp, có ý thức tiết kiệm năng lượng điện, biết tắt điện khi ra khỏi phòng, khoá vòi nước khi không sử dụng. Khi chơi hoạt động góc, ở góc gia đình, tôi gợi ý trẻ đóng vai các thành viên trong gia đình làm các công việc dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nền nhà sạch sẽ, ngăn nắp, gấp quần áo gọn gàng, nấu các món ăn hợp vệ sinh, vệ sinh dụng cụ nhà bếp, sử dụng tiết kiệm nước.
Chủ đề “Nghề nghiệp” tôi giới thiệu cho trẻ biết về tên gọi, đặc điểm, lợi ích các ngành nghề trong xã hội. Khi nói đến nghề dịch vụ tôi nhấn mạnh cho trẻ về công việc của các cô bác lao công hàng ngày phải quét dọn đường phố, xử lý rác thải để môi trường sống xung quanh ta trong sạch hơn. Nói về sự vất vả của các cô bác cũng như giáo dục trẻ hãy góp phần công sức nhỏ bé của mình để giảm bớt nỗi vất vả của các cô bác lao công và giúp môi trường sống sạch đẹp hơn.
Chủ đề “Thế giới động vật”, tôi cung cấp cho trẻ kiến thức về đặc điểm, ích lợi cũng như tác hại của một số con vật đối với đời sống con người. Tôi làm rõ vấn đề môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến các con vật như thế nào bằng cách cho trẻ tiến hành thí nghiệm với 2 con cá được thả ở trong 2 bình nước, 1 bình nước sạch, 1 bình nước bẩn. Cho trẻ quan sát, nhận xét về sự tồn tại của 2 con cá đó. Từ đó trẻ rút ra được bài học phải giữ gìn môi trường sống cho các con vật, không xả rác bừa bãi ra các ao, hồ, sông, suối.
Với chủ đề “Thế giới thực vật”, tôi giáo dục trẻ biết quá trình phát triển của cây, lợi ích của cây xanh đối với môi trường sống. Nếu không có cây xanh thì không khí sẽ ra sao, các thiên tai sẽ xảy đến như thế nào. Từ đó trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây xanh. Tôi còn tổ chức các buổi dạo chơi ngoài trời, cho trẻ được thực hành trồng cây, tưới cây, nhổ cỏ, bắt sâu cho cây.
Trong chủ đề “Phương tiện và luật lệ giao thông” tôi cho trẻ xem video về các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường. Cho trẻ tự nhận xét sau khi quan sát. Hay cho trẻ tô màu những bức tranh về phương tiện giao thông không gây ô nhiễm môi trường. Qua đó giáo dục trẻ biết đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, bịt khẩu trang khi đi đường, khi bố mẹ đưa đến trường cần để xe đúng nơi quy định, không đi xe vào trong sân trường để đảm bảo an toàn và hạn chế tiếng ồn, khói xe làm ô nhiễm môi trường trường học.
Chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên” tôi giúp trẻ nhận biết về nước sạch, nước bẩn, các hiện tượng tự nhiên: gió, mưa, sấm chớp, hạn hán, lũ lụt qua các video, giúp trẻ biết được một phần nguyên nhân của các thiên tai mà con người đang phải gánh chịu: do chặt phá rừng trái phép dẫn đến sạt lở đất, lũ lụt, do môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Từ đó trẻ có ý thức bảo vệ hơn đối với môi trường mình đang sống.
Chủ đề “Quê hương, đất nước” tôi giới thiệu cho trẻ những danh lam, thắng cảnh ở địa phương nơi trẻ sinh sống cũng như danh lam thắng cảnh trên đất nước Việt Nam. Từ đó khơi gợi ở trẻ niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước và cần phải làm gì để xây dựng và gìn giữ vẻ đẹp đó.
Tôi nhận thấy việc kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các chủ đề trên là việc làm thực sự cần thiết và bổ ích. Qua đó giúp trẻ có thêm những kiến thức, hiểu biết về chăm sóc bản thân cũng như có cái nhìn tích cực về việc bảo vệ môi trường xung quanh trẻ.
thêm mặt cười, đôi bàn tay xòe ra để xin rác. Tôi cảm thấy trẻ thích thú hơn và tự giác bỏ rác vào thùng hơn. Bản thân tôi luôn cố gắng làm tấm gương để trẻ noi theo. Tôi luôn giữ vệ sinh trong và ngoài phòng học. Không lãng phí nước, khóa vòi nước ngay khi dùng xong, tắt điện khi đi ra khỏi lớp, đóng cửa khi ra về. Từ đó giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, trẻ biết cách sử dụng tiết kiệm điện, nước. Tôi lên lịch vệ sinh phòng nhóm cụ thể từng ngày cho các tổ trong lớp và trao đổi với các thành viên trong tổ về công việc cần làm hàng ngày. Cho trẻ tự thảo luận, phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên. Sau mỗi buổi, tôi đều cho trẻ nhận xét về kết quả đạt được, tuyên dương, khen ngợi những thành viên làm việc tích cực. Tôi nhận thấy trẻ rất hăng hái thi đua lau dọn lớp học và vui thích khi được nhìn thấy thành quả của mình. Giải pháp thứ hai: Dạy trẻ làm đồ dùng, đồ chơi từ phế liệu Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, thường có rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng, như vỏ chai dầu gội, sữa tắm, lon bia, vỏ hộp sữa, bìa cattong cũ, vỏ sò, vỏ hến, lốp xe đó là nguồn vật liệu rất phong phú và đa dạng để chúng ta tận dụng nó tạo ra nhiều sản phẩm đồ chơi cho trẻ. Việc dạy trẻ làm đồ dùng, đồ chơi từ phế liệu sẽ giúp nâng cao chất lượng học tập, vui chơi của trẻ. Đồng thời, tạo cơ hội cho trẻ được thoải mái sáng tạo và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Tôi đã tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơi đơn giản được tận dụng từ nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và hướng dẫn trẻ làm cùng cô. Khi trẻ được tự khám phá, lựa chọn những nguyên liệu tưởng chừng như bỏ đi ấy để trực tiếp bắt tay vào làm tạo ra những sản phẩm mà trẻ yêu thích thì đó là một điều rất ý nghĩa. Nó tạo nên sự đa dạng, sinh động về đồ dùng, đồ chơi và nét độc đáo riêng có của mỗi lớp học, giúp tiết kiệm được kinh phí cho việc mua sắm thêm đồ dùng, đồ chơi, đồng thời góp phần giảm bớt đi một lượng rác thải rất lớn đang thải ra môi trường. Ví dụ: Hướng dẫn trẻ làm con bướm để phục vụ tiết làm quen với toán, bài về số lượng. Với các nguyên liệu: bìa catton, vỏ ngao, len, hạt đỗ, màu nước. Cách làm cũng không hề phức tạp: quét màu nước lên mặt bìa catton, dùng vỏ ngao gắn thành hình cánh bướm, dùng len làm râu, hạt đỗ đen làm mắt. Sau đó dán số lượng con bướm lên tấm bìa. Hoặc có thể tận dụng những vỏ hộp sữa susu sau khi uống xong, kết hợp với giấy màu xanh lá cây, cắt và dán để tạo thành những luống rau cải xanh mát, hay những lốp xe cũ hỏng chỉ với một vài lọ màu nước đã có thể tạo thành những chậu cây cảnh vô cùng rực rỡ và đẹp mắt. Còn vô vàn những sản phẩm ra đời từ những phế liệu bỏ đi như: con công bằng hộp và thìa sữa chua, con cá bằng đĩa CD hỏng, con voi bằng lọ nước xả vải, đoàn tàu bằng vỏ hộp sữa tươi, lọ hoa bằng lõi cuộn giấy vệ sinh, Hình ảnh đồ chơi tự làm từ phế liệu Qua cách làm này giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, làm giàu cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ. Sản phẩm trẻ tạo ra có thể ứng dụng rộng rãi vào hoạt động học tập, vui chơi và dùng trang trí trường lớp. Trẻ được tham gia thực hiện cùng cô một cách dễ dàng ở mọi nơi, mọi lúc với sự say mê, vui vẻ. Giải pháp thứ ba: Lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào những chủ đề học Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những nội dung quan trọng nhằm nâng cao đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho trẻ. Để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non đạt hiệu quả, khi mà giáo dục bảo vệ môi trường chưa thể là một môn học thì việc lồng ghép, tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào các hoạt động giáo dục gắn với các chủ đề thích hợp sẽ giúp trẻ có thái độ và hành vi đúng đắn với việc bảo vệ môi trường, có suy nghĩ và hành động cụ thể trước những sự việc xảy ra trong thực tế và nhận thấy được trách nhiệm của chính mình, mặc dù có thể là những hành động chưa lớn nhưng cũng sẽ hình thành cho trẻ tinh thần trách nhiệm trước môi trường đang bị đe dọa. Ví dụ: Chủ đề “Trường mầm non”, tôi giới thiệu cho trẻ về các khu vực trong trường, các khu vệ sinh, nơi vứt rác. Giáo dục trẻ ý thức giữ vệ sinh trường lớp: biết chăm sóc, bảo vệ cây, không vẽ bậy lên tường, bàn ghế. Hoặc có thể tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi để trẻ nhận biết hành vi đúng, sai. Như trò chơi: “Thể hiện thái độ”. Ở trò chơi này, tôi đưa ra rất nhiều tình huống trên máy chiếu về hành vi đúng như: bỏ rác vào thùng rác, tưới cây, lau dọn đồ chơi trong lớp, nhặt lá trên sân trường và những hành vi sai như: vứt rác bừa bãi, ngắt lá, bẻ cành, không khoá vòi nước sau khi rửa tay. Tôi cho trẻ quan sát, nếu trẻ thấy tình huống nào có hành vi tốt, đúng thì trẻ sẽ vỗ tay to, nếu tình huống nào có hành vi sai, xấu thì trẻ sẽ cúi mặt xuống buồn bã. Sau đó tôi nhận xét về từng hành vi để trẻ hiểu rõ hơn và giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường. Ở chủ đề “Bản thân”, tôi giáo dục trẻ lợi ích của việc giữ gìn thân thể, những ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến sức khoẻ con người. Giáo dục trẻ những thói quen tốt trong ăn uống như rửa tay trước khi ăn, biết mời cô, mời các bạn, trong khi ăn không nói chuyện riêng, không làm rơi cơm, sau khi ăn xong biết rửa tay, lau miệng sạch sẽ. Trong giờ khám phá khoa học “Bé cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh”, tôi cung cấp cho trẻ lợi ích của việc ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bên cạnh đó để có 1 cơ thể khoẻ mạnh thì ngoài việc ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, tôi còn giáo dục trẻ phải thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường sức khoẻ, ăn chín uống sôi, giữ vệ sinh cơ thể và môi trường xung quanh sạch sẽ để phòng tránh bệnh tật. Chủ đề “Gia đình” tôi giáo dục trẻ nhận biết được môi trường sạch – bẩn trong gia đình, giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng gia đình luôn sạch sẽ, ngăn nắp, có ý thức tiết kiệm năng lượng điện, biết tắt điện khi ra khỏi phòng, khoá vòi nước khi không sử dụng. Khi chơi hoạt động góc, ở góc gia đình, tôi gợi ý trẻ đóng vai các thành viên trong gia đình làm các công việc dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nền nhà sạch sẽ, ngăn nắp, gấp quần áo gọn gàng, nấu các món ăn hợp vệ sinh, vệ sinh dụng cụ nhà bếp, sử dụng tiết kiệm nước. Chủ đề “Nghề nghiệp” tôi giới thiệu cho trẻ biết về tên gọi, đặc điểm, lợi ích các ngành nghề trong xã hội. Khi nói đến nghề dịch vụ tôi nhấn mạnh cho trẻ về công việc của các cô bác lao công hàng ngày phải quét dọn đường phố, xử lý rác thải để môi trường sống xung quanh ta trong sạch hơn. Nói về sự vất vả của các cô bác cũng như giáo dục trẻ hãy góp phần công sức nhỏ bé của mình để giảm bớt nỗi vất vả của các cô bác lao công và giúp môi trường sống sạch đẹp hơn. Chủ đề “Thế giới động vật”, tôi cung cấp cho trẻ kiến thức về đặc điểm, ích lợi cũng như tác hại của một số con vật đối với đời sống con người. Tôi làm rõ vấn đề môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến các con vật như thế nào bằng cách cho trẻ tiến hành thí nghiệm với 2 con cá được thả ở trong 2 bình nước, 1 bình nước sạch, 1 bình nước bẩn. Cho trẻ quan sát, nhận xét về sự tồn tại của 2 con cá đó. Từ đó trẻ rút ra được bài học phải giữ gìn môi trường sống cho các con vật, không xả rác bừa bãi ra các ao, hồ, sông, suối. Với chủ đề “Thế giới thực vật”, tôi giáo dục trẻ biết quá trình phát triển của cây, lợi ích của cây xanh đối với môi trường sống. Nếu không có cây xanh thì không khí sẽ ra sao, các thiên tai sẽ xảy đến như thế nào. Từ đó trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây xanh. Tôi còn tổ chức các buổi dạo chơi ngoài trời, cho trẻ được thực hành trồng cây, tưới cây, nhổ cỏ, bắt sâu cho cây. Trong chủ đề “Phương tiện và luật lệ giao thông” tôi cho trẻ xem video về các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường. Cho trẻ tự nhận xét sau khi quan sát. Hay cho trẻ tô màu những bức tranh về phương tiện giao thông không gây ô nhiễm môi trường. Qua đó giáo dục trẻ biết đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, bịt khẩu trang khi đi đường, khi bố mẹ đưa đến trường cần để xe đúng nơi quy định, không đi xe vào trong sân trường để đảm bảo an toàn và hạn chế tiếng ồn, khói xe làm ô nhiễm môi trường trường học. Chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên” tôi giúp trẻ nhận biết về nước sạch, nước bẩn, các hiện tượng tự nhiên: gió, mưa, sấm chớp, hạn hán, lũ lụt qua các video, giúp trẻ biết được một phần nguyên nhân của các thiên tai mà con người đang phải gánh chịu: do chặt phá rừng trái phép dẫn đến sạt lở đất, lũ lụt, do môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Từ đó trẻ có ý thức bảo vệ hơn đối với môi trường mình đang sống. Chủ đề “Quê hương, đất nước” tôi giới thiệu cho trẻ những danh lam, thắng cảnh ở địa phương nơi trẻ sinh sống cũng như danh lam thắng cảnh trên đất nước Việt Nam. Từ đó khơi gợi ở trẻ niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước và cần phải làm gì để xây dựng và gìn giữ vẻ đẹp đó. Tôi nhận thấy việc kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các chủ đề trên là việc làm thực sự cần thiết và bổ ích. Qua đó giúp trẻ có thêm những kiến thức, hiểu biết về chăm sóc bản thân cũng như có cái nhìn tích cực về việc bảo vệ môi trường xung quanh trẻ. Giải pháp thứ tư: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ Chúng ta không thể phủ nhận công tác phối hợp với phụ huynh của giáo viên ngày càng trở nên quan trọng và được nhiều trường học áp dụng. Nếu như chỉ có giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh thì hiệu quả giáo dục sẽ không thể cao. Vậy phải phối hợp như thế nào là câu hỏi được đặt ra. Vì công tác tuyên truyền thì hầu như giáo viên nào cũng đã thực hiện nhưng tuyên tryền như thế nào để đạt được hiệu quả, khoa học và giúp trẻ phát triển toàn diện mới là điều quan trọng. Nhận thức được điều đó nên tôi đã chọn giải pháp phối kết hợp với phụ huynh để thống nhất với gia đình trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Trong cuộc họp phụ huynh tôi nêu tầm quan trọng của môi trường sống ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, nhận thức của trẻ như thế nào. Tôi tích cực tuyên truyền với phụ huynh về sự ô nhiễm môi trường của địa phương, về những hành vi tốt và chưa tốt của trẻ về bảo vệ môi trường và việc giáo dục ý thứ
Tài liệu đính kèm: