Muốn dạy học sinh làm tốt bài toán có lời văn thì trước hết phải dạy cho học sinh thói quen thực hiện đủ 4 bước khi giải toán có lời văn:
Ví dụ: Dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó.
Bài toán: Một sân trường có chu vi 380m. Chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Tính chiều dài, chiều rộng của sân trường.
- Bước 1 : Đọc kỹ đầu bài, xác định đúng cái đã cho và cái phải tìm
+ Đây là bước rất quan trọng bởi nếu xác định sai dữ kiện của bài toán thì sẽ kéo theo việc giải toán sai là tất nhiên. Với những bài toán đơn giản chỉ lắp công thức là tính ra kết quả thì tỷ lệ học sinh làm đúng chiếm phần nhiều nhưng với bài toán phức tạp hơn thì tỷ lệ nhầm lẫn ở các em bắt đầu tăng cao. Do vậy, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật kỹ đầu bài và xác định đúng cái đã cho và cái cần tìm.
+ Cái đã cho: Tỷ số của chiều rộng và chiều dài là: 2/3
+ Chu vi là 380m
+ Cái cần tìm là: Chiều dài và chiều rộng.
- Bước 2 : Phân tích bài toán
Đây là bước phân tích cái đã cho và cái phải tìm của bài toán nhằm xác lập mối quan hệ giữa chúng và tìm được các phép tính phù hợp. Đây là bước quan trọng quyết định hướng giải bài toán.
+Tỷ số của chiều rộng và chiều dài là: 2/3 ( tức là chiều rộng gồm 2 phần bằng nhau, chiều dài gồm 3 phần bằng nhau như thế ).
+ Chu vi là 380m: học sinh dễ bị nhầm lẫn 380 là tổng chiều dài và chiều rộng. Do vậy phải phân tích kỹ bài toán để học sinh hiểu 380 m tức là tổng của 2 lần chiều rộng và 2 lần chiều dài. Vậy trước hết ta phải tìm được tổng chiều dài và chiều rộng ( tức là nửa chu vi ) bằng cách lấy 380 : 2
- Bước 3 : trình bày bài giải
Dựa vào phân tich ở trên, học sinh thực hiện giải bài toán, chú ý làm sao câu trả lời ngặn gọn nhưng phải đầy đủ, phép tính thật chính xác.
- Bước 4 : Kiểm tra lại bài ( thử lại kết quả ) .
+ Sau khi giải xong, yêu cầu các em thử lại kết quả rồi hai bạn cùng bàn đổi vở cho nhau để nhận xét về câu trả lời và phép tính của mình với của bạn. Bước này giúp học sinh có thể tìm ra lỗi trong bài ( nếu giải sai ).
+ Với học sinh khá, giỏi giáo viên có thể đặt ra bài toán khác từ sự phát triển của bài toán này hoặc yêu cầu các em tìm ra các cách giải khác. Việc đi sâu vào tìm hiểu nhiều cách giải khác nhau giúp rèn kĩ năng, củng cố kiến thức, phát triển trí thông minh và óc sáng tạo cho các em. Trong khi cố gắng tìm ra các cách giải khác nhau, học sinh hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Học sinh sẽ lựa chọn được cách giải hay hơn và tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm giải toán hay và đúng.
giỏi và có tinh thần giúp đỡ bạn bè. Khi trong nhóm có cả 4 đối tượng giỏi- khá- trung bình- yếu thì hướng dẫn cho các em cách hoạt động để có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhau làm tốt nhiệm vụ được giao. Giải pháp 2: Giáo viên phải nắm được chương trình của môn toán ở tiểu học, chuẩn bị chu đáo cho từng tiết dạy. - Các giáo viên trẻ mới vào nghề thường là dạy khối lớp nào thì biết chương trình của khối lớp đó, không tự tìm hiểu mạch kiến thức chung của tiểu học cho nên dẫn đến không biết lớp dưới các em đã học những gì gây hạn chế trong việc bổ sung kiến thức cho học sinh.Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải nắm chắc chương trình môn toán của tất cả các khối lớp để khi dạy giáo viên có thể nhắc lại kiến thức chương trình cũ vừa định hướng cho kiến thức của lớp tiếp theo. - Chương trình toán 4 gồm các dạng toán có lời văn điển hình: + Tìm số trung bình cộng + Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó + Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. + Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. + Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó. + Bài toán có nội dung hình học ( diện tích hình thoi, hình bình hành..) - Giáo viên phải soạn bài và chuẩn bị bài chu đáo, có thiết kế cụ thể từng phần của bài dạy, phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu thật kỹ nội dung của từng bài học. Nghiên cứu về cách truyền đạt phần kiến thức mới như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp. Khi thực hành các bài tập của dạng toán đó cũng phải có phương pháp hướng dẫn ngắn gọn, giúp học sinh dễ hiểu. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn còn học sinh đóng vai trò là người thực hiện. Trong một tiết dạy luôn có các bài tập dành cho 4 đối tượng học sinh, với các em có năng khiếu thì phải tìm ra các bài tập mới để nâng cao kiến thức đồng thời cũng lường trước được chỗ học sinh hay thắc mắc để giải đáp, với các em có lực học trung bình hay yếu thì xác định trước những phần hay nhầm lẫn để lưu ý hướng dẫn giúp các em hạn chế sự nhầm lẫn trong thực hành. - Khi dạy đến dạng toán nào, giáo viên phải nắm được cách giải chung của dạng toán đó và còn phải biết được dạng toán đó lại được chia ra thành bao nhiêu dạng khác nhau, cách giải của các dạng toán khác nhau đó như thế nào. - Ví dụ: Bài toán về số trung bình cộng. Phương pháp giải chung + Xác định tổng của tất cả các số. + Tìm số số hạng. + Tìm số trung bình cộng ( Số TBC = tổng các số: số số hạng ) Với loại toán này lại chia ra làm 3 dạng khác nhau: + Dạng 1: Tìm số trung bình cộng của nhiều số + Dạng 2: Tìm số khi biết số trung bình cộng + Dạng 3: Tìm số khi biết mối quan hệ giữa số TBC với số đó. - Mỗi dạng toán trên đều có cách thực hiện khác nhau, nếu học sinh không nhận biết được bài đang làm thuộc dạng nào, không nhớ được phương pháp giải thì dẽ nhầm lẫn hoặc không làm được. Do vậy, giáo viên phải nắm chắc cách giải đặc trưng của từng loại toán này và dự đoán được những phần học sinh dễ nhầm lẫn để nhắc nhở học sinh trước khi làm bài. + Ví dụ: Một ô tô trong 3 giờ đầu, mỗi giờ đi được 45km; trong 2 giờ sau, mỗi giờ đi được 54km. Hỏi trung bình, mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét? + Ở bài toán này, lỗi học sinh dễ mắc phải là không xác định đúng cái đã cho, cái cần tìm thì các em sẽ làm sai: lấy số quãng đường đi được của 3 giờ đầu cộng với số quãng đường đi được của 2 giờ sau rồi chia cho 2 ( đúng là phải chia cho 5 ). Làm sai do các em không hiểu kỹ cái đã cho là ô tô đi trong 5 giờ, cái cần tìm là trung bình 1 giờ thì phải chia cho 5 mới đúng. Khi xác định được lỗi cơ bản mà học sinh dễ mắc phải này thì giáo viên sẽ có cách giúp các em hiểu kỹ đề bài nắm được cái đã cho và cái cần tìm, giúp các em giải toán đúng. - Giáo viên phải sử dụng thường xuyên đồ dùng dạy học có ở nhà trường, sử dụng triệt để hệ thống bảng tương tác và máy chiếu được cấp trong việc khai thác thông tin hoặc hình ảnh trực quan hoặc làm thêm thiết bị dạy học để tiết học sinh động, giúp học sinh khắc sâu kiến thức. - Không chỉ chăm chú vào dạy các bài toán cơ bản trong sách giáo khoa, giáo viên còn phải rèn trí thông minh và óc sáng tạo cho học sinh khá giỏi. Nếu học sinh khá giỏi chỉ làm thành thạo các các bài toán cơ bản trong sách giáo khoa rồi dừng lại thì không thể phát triển lên được. Lúc này, giáo viên cần khai thác và phát triển bài toán, đó là tìm ra các cách giải khác cho bài toán hay từ bài toán này có thể đặt ra các bài toán khác Vì vậy, việc nghiên cứu chuẩn bị bài chu đáo như trên sẽ giúp cho giáo viên có thể dạy tốt cho các trình độ trong lớp học, phát huy được trí tuệ của học sinh có năng khiếu. Học sinh nắm chắc kiến thức bài học và tránh được các lỗi cơ bản của từng bài, giúp các em hạn chế sai sót hơn. Giải pháp 3: Dạy cho học sinh ghi nhớ phương pháp chung về “giải toán có lời văn”. Muốn dạy học sinh làm tốt bài toán có lời văn thì trước hết phải dạy cho học sinh thói quen thực hiện đủ 4 bước khi giải toán có lời văn: Ví dụ: Dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó. Bài toán: Một sân trường có chu vi 380m. Chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Tính chiều dài, chiều rộng của sân trường. - Bước 1 : Đọc kỹ đầu bài, xác định đúng cái đã cho và cái phải tìm + Đây là bước rất quan trọng bởi nếu xác định sai dữ kiện của bài toán thì sẽ kéo theo việc giải toán sai là tất nhiên. Với những bài toán đơn giản chỉ lắp công thức là tính ra kết quả thì tỷ lệ học sinh làm đúng chiếm phần nhiều nhưng với bài toán phức tạp hơn thì tỷ lệ nhầm lẫn ở các em bắt đầu tăng cao. Do vậy, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật kỹ đầu bài và xác định đúng cái đã cho và cái cần tìm. + Cái đã cho: Tỷ số của chiều rộng và chiều dài là: 2/3 + Chu vi là 380m + Cái cần tìm là: Chiều dài và chiều rộng. - Bước 2 : Phân tích bài toán Đây là bước phân tích cái đã cho và cái phải tìm của bài toán nhằm xác lập mối quan hệ giữa chúng và tìm được các phép tính phù hợp. Đây là bước quan trọng quyết định hướng giải bài toán. +Tỷ số của chiều rộng và chiều dài là: 2/3 ( tức là chiều rộng gồm 2 phần bằng nhau, chiều dài gồm 3 phần bằng nhau như thế ). + Chu vi là 380m: học sinh dễ bị nhầm lẫn 380 là tổng chiều dài và chiều rộng. Do vậy phải phân tích kỹ bài toán để học sinh hiểu 380 m tức là tổng của 2 lần chiều rộng và 2 lần chiều dài. Vậy trước hết ta phải tìm được tổng chiều dài và chiều rộng ( tức là nửa chu vi ) bằng cách lấy 380 : 2 - Bước 3 : trình bày bài giải Dựa vào phân tich ở trên, học sinh thực hiện giải bài toán, chú ý làm sao câu trả lời ngặn gọn nhưng phải đầy đủ, phép tính thật chính xác. - Bước 4 : Kiểm tra lại bài ( thử lại kết quả ) . + Sau khi giải xong, yêu cầu các em thử lại kết quả rồi hai bạn cùng bàn đổi vở cho nhau để nhận xét về câu trả lời và phép tính của mình với của bạn. Bước này giúp học sinh có thể tìm ra lỗi trong bài ( nếu giải sai ). + Với học sinh khá, giỏi giáo viên có thể đặt ra bài toán khác từ sự phát triển của bài toán này hoặc yêu cầu các em tìm ra các cách giải khác. Việc đi sâu vào tìm hiểu nhiều cách giải khác nhau giúp rèn kĩ năng, củng cố kiến thức, phát triển trí thông minh và óc sáng tạo cho các em. Trong khi cố gắng tìm ra các cách giải khác nhau, học sinh hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Học sinh sẽ lựa chọn được cách giải hay hơn và tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm giải toán hay và đúng. Giải pháp 4: Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua hình thức phong phú các hoạt động dạy học Toán học thường được nhận xét là khô khan vì chỉ quanh quẩn với những dãy số, phép tính có thể làm cho học sinh mệt mỏi và chán nản. Nắm được điều này, người giáo viên cần phải khai thác được sự lý thú khi học toán trong chính nội dung bài học. Hứng thú của học sinh còn được hình thành và phát triển nhờ các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của các em. Thay vì cứ ngồi im một chỗ, tự mình đọc bài, tự mình giải quyết vấn đề, nếu giáo viên tổ chức đa dạng các hình thức dạy học như tổ chức hoạt động nhóm, tổ chức dưới dạng các trò chơi, câu đố hoặc học ngoài trời sẽ gây hứng thú cho các em hơn. Một số các hoạt động dạy học đó là: 4.1. Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm. - Qua phân loại, đánh giá về lực học của từng học sinh giáo viên xếp chỗ ngồi cho phù hợp để áp dụng phương pháp học nhóm. Chia học sinh thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm tối đa có 6 em, được giao một nhiệm vụ. Trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự phân công công việc cho các thành viên và hợp tác làm việc cùng giải quyết nhiệm vụ chung. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. - Dạy học theo cách hoạt động nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo, sở trường và kĩ năng hợp tác của mỗi thành viên trong nhóm bởi thay vì trước đây chỉ thụ động nghe cô giáng thì bây giờ các em được chủ động để tìm ra kiến thức, tự hỏi tự trao đổi với nhau nên không cảm thấy ngại. Do đã hiểu vấn đề nên việc trình bày của em đó sẽ lưu loát, tự tin hơn dẫn dần giúp học sinh mạnh dạn hơn. Biện pháp này giúp cho học sinh có năng khiếu phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong học tập. Với học sinh yếu sẽ được các bạn giải thích những chỗ chưa hiểu và dành những câu hỏi dễ để các em có thể trả lời đúng. Giáo viên thường xuyên khen ngợi các em khi có sự tiến bộ dù là rất nhỏ để tạo nên sự tự tin trong học tập. 4.2. Tổ chức cho học sinh học tập theo dạng các trò chơi: - Phương pháp dạy học này được đề cao trong hoạt động dạy học do có tác dụng khơi dậy nhiều hứng thú cho người dạy lẫn người học đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc về bài học, giúp việc học nhẹ nhàng mà hiệu quả. Giáo viên có thể sử dụng trò chơi như sau: + Sử dụng trò chơi ở phần giới thiệu bài: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi để kích hoạt không khí lớp học, tạo sự hưng phấn cho HS trước khi vào bài học. + Sử dụng trò chơi như một hình thức học tập: Giáo viên tổ chức trò chơi để người học tiếp nhận nội dung một cách sinh động, hào hứng. Kích thích tính tích cực học tập, thao tác chơi là hình thức học tập. Yêu cầu giáo viên phải có kỹ năng tổ chức trò chơi trên lớp và chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở để dẫn dắt họ
Tài liệu đính kèm: