Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 4

Khi giao tiếp các em cần mạnh dạn; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; ứng xử thân thiện, chia sẻ với mọi người; biết lắng nghe người khác, biết tranh thủ sự đồng thuận của thầy cô, bạn bè.

Thông qua hoạt động giao tiếp các em sẽ phát huy được vốn ngôn ngữ, nói đúng cấu trúc ngữ pháp, mở rộng thêm vốn từ, làm cơ sở cho việc tiếp thu tri thức. Cũng nhằm hình thành thói quen, ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Khi đã có kĩ năng giao tiếp các em sẽ tự tin trước đám đông, truyền tải được đến với người nghe những gì mình muốn nói và chắc chắn rằng các em sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực.

Để giúp học sinh khắc phục được những hạn chế trong giao tiếp, để các em trở thành những học sinh phát triển một cách toàn diện dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, thích ứng với các tình huống xảy ra trong xã hội, và đặc biệt giúp các em có cơ hội bày tỏ niềm vui, chia sẻ những nỗi buồn với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, những người xung quanh bằng chính ngôn ngữ và việc làm của chính mình, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 4”

 

docx 15 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 8161Lượt tải 9 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t ra.
- Rào cản tâm lý: Học sinh mắc phải các chướng ngại tâm lý luôn có cảm giác bị đóng băng, sợ hãi đến mức tâm trí của chúng hoàn toàn trống rỗng khi phải đứng tại các chốn đông người hoặc đơn giản chỉ là việc bị gọi bất chợt trả lời câu hỏi trong lớp học. Học sinh nhút nhát, chưa tự tin trong quá trình giao tiếp. 
 2. Kết quả thực trạng: 
Tôi được nhà trường phân công dạy lớp 3 và theo lớp lên lớp 4. Qua quan sát, khảo sát về kĩ năng giao tiếp của 48 học sinh trong lớp tôi đã thu được kết quả như sau: 
Năm học
Học sinh có kĩ năng giao tiếp tốt
Học sinh có kĩ năng giao tiếp chưa tốt
Năm học 2018-2019
12 em = 25 %
36 em = 75 %
Đầu năm học 2019-2020
14 em= 29,2%
34 em = 70,8 %
Từ thực trạng trên tôi thấy: Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh là rất cần thiết, đòi hỏi giáo viên phải suy nghĩ tìm ra phương pháp giáo dục hiệu quả, giúp học sinh có kĩ năng giao tiếp phù hợp trong mọi tình huống trong học tập, trong các hoạt động tập thể và một số hoạt động khác.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Lồng ghép giáo dục kĩ năng giao tiếp thông qua các tiết học:
Việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao, tôi đã vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Khoa học; An toàn giao thông, Kĩ năng sống, Sống đẹp .... để những giờ học sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực.
Trong chương trình lớp 4, ở môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể giáo dục kĩ năng giao tiếp xã hội cho các em như: Viết thư, Điền vào giấy tờ in sẵn, Giới thiệu địa phương,... được lồng cụ thể qua các tình huống giao tiếp. Tôi chỉ gợi mở, sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn không gò bó áp đặt. 
Nhiều bài Luyện từ và câu có nội dung rèn luyện các nghi thức, lời nói; nhiều bài Tập đọc giới thiệu những văn bản mẫu chuẩn bị cho việc hình thành một số kĩ năng giao tiếp cộng đồng như mẫu đơn, thư,hoặc cung cấp những câu chuyện mà qua đó học sinh có thể rút ra những nội dung rèn kĩ năng giao tiếp. Khi dạy bài: “Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị” môn Luyện từ và câu. Tôi cho học sinh chuẩn bị những hộp thư: Yêu cầu, đề nghị và tổng kết lại vào cuối tiết. Em nào nêu được nhiều câu yêu cầu, đề nghị lịch sự nhất sẽ được tuyên dương. Không những vậy, tôi tổ chức cho các em trao đổi: “Theo em, như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?”, “Em đã lịch sự khi yêu cầu đề nghị chưa?”... qua đó các em sẽ bộc lộ những suy nghĩ của mình. 
Tiết Kể chuyện: Bài “Kể chuyện đã nghe, đã đọc” hoặc “Kể chuyện được chứng kiến, tham gia”, tôi yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện con đã được học, được chứng kiến hay tham gia trong cuộc sống cho cả lớp nghe, giúp học sinh rèn kĩ năng giao tiếp trước đám đông, mạnh dạn và tự tin, nói năng ngày càng lưu loát hơn. Khi kể xong, học sinh mời các bạn nhận xét, trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện, nhận xét về tính cách của các nhân vật trong truyện, giúp các em tạo cảm giác tự tin khi trao đổi một vấn đề, cách giải quyết một vấn đề có hiệu quả nhất.
Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh qua môn Tiếng Việt, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành kĩ năng giao tiếp một cách triệt để.
Trong tiết Toán: Khi học sinh đánh giá, nhận xét bài làm của bạn, các em đã được rèn kĩ năng giao tiếp một cách đúng mực và kĩ năng chia sẻ. Chẳng hạn: Bạn làm sai. Tôi luôn nhắc nhở các em phải nhận xét là: "Theo tớ, cách giải thế này" chứ không nên nói là:"Cậu làm sai rồi!" hoặc nhận xét một cách không tế nhị.
Ở môn Đạo đức: Để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh, tôi đã chủ động sử dụng phương pháp dạy học đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lí tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh,Sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, đóng vai, trò chơi,Và chính thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đó, học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm kĩ năng giao tiếp cho phù hợp với lứa tuổi. 
Khi dạy bài: “Biết bày tỏ ý kiến”, bản thân tôi đã tổ chức cho các em đóng vai, chơi trò chơi. Sau vài lời khuyến khích đầu tiên, tôi tổ chức cho các em đứng thành vòng tròn đóng vai, giới thiệu, bày tỏ ý kiến,Lúc đầu các em rất ái ngại không tự tin khi đóng vai, bày tỏ ý kiến trước lớp nhưng tôi đã kịp thời động viên cũng như nhắc nhở các em những điều cần chú ý trong khi giao tiếp, cộng thêm một môi trường hòa đồng thân thiện các em thực hiện rất tốt, không còn những cái nhìn ái ngại. Thay vào đó là những cánh tay tự tin cùng những câu nói rõ ràng, chắc gọn, mạnh dạn hơn.
Rèn kĩ năng giao tiếp có hiệu quả còn được tôi vận dụng khá nhiều trong trong các môn học thông qua xử lí tình huống hay các trò chơi học tập có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em. Hiệu quả đào tạo kĩ năng giao tiếp không đo đếm được bằng những con số chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý thức, thái độ khác với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi nói năng,... đó chính là hiệu quả từ đào tạo kĩ năng sống, cụ thể là kĩ năng giao tiếp. 
1.2. Giáo dục kĩ năng giao tiếp qua học nhóm:
	Tổ chức nhóm là nhằm tạo cơ hội cho mọi đối tượng được nói, được trình bày miệng trước tổ, được mạnh dạn trình bày và biết cách trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể. Từ đó, giúp các em rèn kỹ năng giao tiếp, biểu hiện thái độ cử chỉ khi trình bày để tăng thêm sức biểu cảm, tăng sức thuyết phục của vấn đề mà mình trình bày, cũng nhờ đó các em tự tin hơn trong giao tiếp, mạnh dạn hơn khi nói trước đông người .
	Tôi xác định cần tạo ra môi trường học tập thân thiện cho các em, giúp các em hợp tác tốt hơn trong hoạt động nhóm, phát huy tinh thần “Học thầy không tày học bạn”, tôn trọng lắng nghe ý kiến của bạn, suy nghĩ và lựa chọn để đưa ra ý kiến riêng của mình. Tránh làm mất đi tính tự tin dẫn đến tiêu cực. 
Khi dạy Khoa học ở lớp 4, tôi thường tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, với nhiệm vụ mỗi em trong nhóm cùng thảo luận bàn bạc và đi đến thống nhất một nội dung mà giáo viên yêu cầu thảo luận. Cử một bạn ghi vào bảng nhóm kết quả đã thống nhất. Khi các nhóm đã thực hiện xong nhiệm vụ, các nhóm trình bày trước lớp để cả lớp cùng nhận xét về cách trình bày của nhóm bạn. Kết quả tham gia các hoạt động nhóm, các em có thể rèn luyện cho mình cách nói năng rõ ràng, mạch lạc, tự tin.
	Khi hoạt động cả lớp, giáo viên đưa ra những câu hỏi nhẹ nhàng, hợp lí để học sinh luôn cảm thấy tiết học nhẹ nhàng, thân thiện cởi mở không gò bó, các em có cảm giác thoải mái, tiết học thực sự hứng thú, tạo nên tiết học sinh động mang lại hiệu quả cao hơn.
Tổ chức học nhóm các em chính là những người tự giác và chủ động tìm và nói ra kiến thức đã khám phá. Mỗi khi báo cáo kết quả, tôi chú trọng rèn học sinh ý thức tôn trọng và lắng nghe ý kiến của bạn, của nhóm khác, tự tin và tự giác cùng trao đổi, bàn bạc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm, dám nói ra suy nghĩ hoặc bảo vệ ý kiến của nhóm mình trước tập thể, trước các nhóm khác một cách đúng đắn, theo hướng tích cực. Qua học nhóm các em ngày một mạnh dạn hơn, nói năng tự tin hơn.
1.3. Rèn cho học sinh sự mạnh dạn trong giao tiếp	
Đa số trẻ ở lứa tuổi Tiểu học vẫn còn khá non nớt để nhận thức về xã hội. Muốn giáo dục cho học sinh có kĩ năng giao tiếp tốt thì việc định hướng, khuyến khích các em học sinh tự tin bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình trước đám đông là điều rất quan trọng. Muốn các em mạnh dạn, tự tin thì phải tạo nhiều cơ hội cho các em được nói, được làm và được chia sẻ. 
	Vào đầu năm học, tôi thường cho các em tự giới thiệu về bản thân theo các câu hỏi gợi ý đã được viết lên bảng. Ví dụ như:
	- Em tên là gì? Địa chỉ gia đình em? Gia đình em có mấy người? Em hãy giới thiệu một vài nét chính về từng thành viên trong gia đình mình. Em có sở thích gì đặc biệt? Hãy chia sẻ cho cô giáo và các bạn cùng biết.
	Khi gọi học sinh giới thiệu, tôi thường gọi những học sinh bạo dạn (hào hứng xung phong) trước. Những em này thường nói rất tốt: đầy đủ và tự nhiên. 
Chỉ một lúc sau, những cánh tay xung phong sẽ nhiều dần lên, không khí lớp học vui hơn bởi những tiếng cười, tiếng nói xì xào để nhắc nhở bạn nói gì tiếp theo,Với những học sinh còn e dè chưa dám giơ tay xung phong, tôi đến tận nơi nhẹ nhàng động viên và hỏi từng câu hỏi nhỏ. Lúc đầu, các em còn có phần e ngại nhưng những câu hỏi sau các em đã trả lời lưu loát hơn và nét mặt phấn khởi hơn.
	Không những vậy, tôi còn khuyến khích các em hãy chia sẻ những cảm nhận, những suy nghĩ, những quan sát thường ngày của mình với cô giáo, với bạn bè một cách thoải mái, tự nhiên không gò bó, áp đặt.
	Trong những tiết sinh hoạt lớp, sau phần đánh giá, nhận xét của bạn lớp trưởng và cô giáo chủ nhiệm, tôi tạo cơ hội để các em được thể hiện sở trường của mình trước lớp. Có em hào hứng xung phong lên hát, đọc thơ, khiêu vũ, đưa câu đố, hát đố,Lúc đầu, chỉ là những tiết mục đơn lẻ, sau đó tôi đã gợi ý các em động viên những bạn thường e dè, nhút nhát cùng tham gia những tiết mục múa hát tốp ca hoặc đóng tiểu phẩm. Dần dần, những em còn nhiều hạn chế về giao tiếp trước kia đã mạnh dạn hơn trước lớp. 
	Trong giờ truy bài, mỗi ngày tôi phân công một em lần lượt điều hành lớp. Em này sẽ đưa ra các nhiệm vụ để các bạn phải thực hiện: hỏi các bạn những câu hỏi có liên quan đến kiến thức của bài học trước, gọi bạn đọc hoặc tìm hiểu trước kiến thức của những bài học mới, Qua theo dõi, tôi thấy các em rất hứng thú và đưa được nhiều câu hỏi khá trọng tâm. Đó cũng là biện pháp rèn cho các em có thói quen biết hệ thống kiến thức đã học và tự phát hiện kiến thức liên quan đến bài mới đồng thời giúp những em nhút nhát có cơ hội được chia sẻ với bạn, các em được nói nhiều tự nhiên cái nhút nhát ấy sẽ bớt dần, các em sẽ mạnh dạn giao tiếp với thầy cô và khách lạ đến trường. 
	Ở một số tiết hướng dẫn học, nhiều bài tập, hoạt động phù hợp tôi cho các em lựa chọn theo năng lực và sở thích. Mỗi học sinh thích hành động nào thì điều hành hoạt động đó. Ví dụ, tôi hay cho các em chơi trò chơi làm thầy cô giáo: Những “thầy cô” nào thích học Toán thì cho “học sinh” của mình thi làm Toán nhanh, những “cô giáo” yêu văn học thì cho “học trò” của mình thi đọc diễn cảm. Tôi quan sát thấy khi học sinh điều hành hoạt động luyện đọc, các em chú ý lắng nghe bạn đọc vô cùng. Các em phát hiện ra những chỗ bạn đọc sai, bỏ từ hoặc bạn đọc hay ra sao,.. rất tốt. Như vậy, khi các em được đóng vai làm thầy cô thì các em được hình thành kĩ năng lắng nghe, kĩ năng tôn trọng, đánh giá nhận xét người khác và hơn thế nữa là được rèn sự mạnh dạn, tự tin trước đông người.
	Trong tất cả các hoạt động của các em tôi đều theo dõi để kịp thời đưa ra những góp ý, sửa chữa kịp thời về cách thức thực hiện cũng như cách diễn đạt hay mối giao lưu của các em trước tập thể.
	Với một số việc làm ở trên, tôi thấy rất có tác dụng để rèn sự mạnh dạn, tự tin cho các em. Ở lớp tôi có em Duy Minh (học sinh nam) và em Hồng Hoa (học sinh nữ) là hai học sinh nhút nhát nhất lớp: Em Duy Minh, mỗi lần cô giáo gọi lên đọc bài là em ấy lại run cầm cập, chỉ đọc được 1, 2 câu xong đứng khóc. Còn em Hồng Hoa thì không bao giờ giơ tay phát biểu, cô giáo gọi lên đọc bài hoặc chữa bài trên bảng thì không đứng lên, chỉ cúi mặt xuống mặt bàn. giờ ra chơi cứ lủi thủi một mình, Nhưng sau một học kì thì những biểu hiện ấy không còn nữa mà thay vào đó là nét mặt rạng ngời, hòa nhập với các bạn trong lớp và thường xuyên xung phong lên bảng chữa bài để được cô giáo tặng hoa điểm giỏi. Nhiều khi hai em này còn muốn cô cho lên điều khiển các hoạt động trước lớp. Cảm nhận được sự thay đổi bất ngờ của hai học sinh này mà tôi thấy hạnh phúc.	
1.4. Giáo dục kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động tập thể:
Hoạt đông tập thể là một hoạt động cần thiết. Vì thế tôi không chỉ chú ý rèn kĩ năng giao tiếp cho HS trong học tập mà tôi còn chú ý rèn kĩ năng giao tiếp cho HS trong cả các hoạt động tập thể, bao gồm: Hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đầu giờ, hoạt động Đội. Trong các hoạt động này, HS là người thực hiện. Để rèn được kĩ năng giao tiếp cho các em, ngay những ngày đầu tiên khi nhận lớp tôi đã phát động phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” qua cách ứng xử lễ phép như: biết đi thưa về trình, chào hỏi những người lớn tuổi; biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cảm ơn khi được tặng quà; vui vẻ hòa nhã với bạn bè, lễ phép với thầy cô và những người lớn tuổi, biết vỗ tay khi được xem biểu diễn hoặc nghe nói chuyện dưới cờ trong các buổi lễ, buổi diễn thuyết, Tôi cùng sinh hoạt với các em, lắng nghe ý kiến của các em. Tôi hướng dẫn các em giao tiếp một cách lịch sự, không chỉ chích nhau trong tiết sinh hoạt mà chỉ khuyên các bạn cố gắng khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm để thực hiện một cách tốt hơn trong tuần tiếp theo.Đồng thời khuyên các em biết lắng nghe ý kiến của nhau, giao tiếp với nhau cởi mở, thân thiện, gọi “bạn”, xưng “tôi”. Tôi cũng hướng dẫn các em trong ban cán sự lớp, ban chỉ huy chi đội luôn làm mới các tiết sinh hoạt lớp để làm tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn của tiết học này. Cụ thể là trong mỗi tháng, các tiết sinh hoạt đều có một chủ đề riêng. Chẳng hạn, chủ điểm của tháng 11là “Biết ơn thầy cô giáo”. Trong tiết sinh hoạt đầu tiên của tháng, sau khi tổng kết xong các hoạt động của tuần trước tôi cho các tổ, nhóm đăng kí các tiết mục văn nghệ với chủ đề “Ngàn lời tri ân”. Các em rất hào hứng tham gia. Tôi thấy các em còn biết bàn bạc trong tổ, trong nhóm; trao đổi với nhau xem nên chọn bài hát, bài thơ nào?...Rồi các em tập luyện với nhau trong giờ ra chơi hoặc cuối buổi học. Các em cũng mạnh dạn hỏi tôi về ý tưởng cũng như các động tác múa phụ họa cho bài hát của nhóm mình và nhờ tôi góp ý. Sau hai tuần cho các em chuẩn bị và tập luyện, tôi tổ chức cho các tổ, nhóm thi với nhau trong tiết sinh hoạt lớp để chọn ra tiết mục hay nhất tham gia thi cấp trường. Kết quả, tiết mục múa hát bài “Niềm vui của em” của tổ 2 được chọn để tham gia thi cấp trường. Với sự tự tin cùng với năng lực của mình, các em đã giành được giải Nhất cấp trường và được chọn là một trong các tiết mục biểu diễn vào ngày lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 – 2019 của trường. Sau buổi lễ đó, nhiều em tỏ ra rất mạnh dạn tự tin trong các hoạt động của lớp mặc dù trước đó còn rụt rè, nhút nhát như em: Nguyễn Ngọc Anh, Trần Phương Mai, Trần Diễm Quỳnh, Trần Mạnh Ninh,.Tôi cũng luôn chú trọng rèn kĩ năng giao tiếp cho các em qua những tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhân kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 -12 tôi đã cho các em tìm hiểu về truyền thống của quân đội ta. Các em thi nhau tìm hiểu qua sách, báo, in tơ nét; có em thì hỏi ông bà, cha mẹnhững việc có liên quan đến sự hình thành, phát triển và những chiến công vang dội của quân đội ta. Tôi đã tạo điều kiện cho các em thể hiện những hiểu biết của mình qua phần thi Hái hoa dân chủ. Tôi thấy các em trả lời câu hỏi của mình rất rõ ràng, mạch lạc pha lẫn cả niềm tự hào trong đó. Em Đức Huy – một HS rất nhút nhát, ít khi phát biểu – sau khi trả lời đúng câu hỏi “ Đội Tuyên truyền giải phóng quân được ra đời ở đâu, vào ngày, tháng, năm nào?” còn nói thêm “ Lớn lên, con sẽ xung phong đi bộ đội vì con thấy các chú bộ đội rất dũng cảm.”.Tiết học hôm đó không chỉ giáo dục cho các em về truyền thống của quân đội ta mà còn giúp các em thể hiện được những hiểu biết, những ước mơ đồng thời thấy được cả trách nhiệm của mình viết tiếp những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc.
 Hoạt động Đội là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh lớp 4 vì có những em vừa được kết nạp Đội ở đầu năm lớp 4. Vào Đội, các em được giao lưu, học hỏi với các đội viên khác trong trường, được hoạt động chung, được tham gia các phong trào, các cuộc thi do Đội tổ chức. Chính những hoạt động đó đã giúp các em thấy mình dường như lớn lên, trưởng thành hơn.
	Để rèn cho các em những kĩ năng giao tiếp qua hoạt động Đội, tôi đã thường xuyên bám sát các kế hoạch hoạt động của chi đội lớp mình cũng như tham khảo hoạt động chung của Liên đội. Cứ cuối tuần, tôi lại dự họp cùng cán bộ lớp và cán bộ chi đội để đóng góp ý kiến hoặc định hướng cho các em những hoạt động trong tuần tới.Tôi luôn khuyến khích các em tìm đọc rồi kể trước tập thể những câu chuyện về tấm gương đội viên, thanh thiếu niên dũng cảm. Các em say sưa lắm! Tôi rất vui vì qua việc làm này đã góp phần bồi dưỡng cho các em lòng tự hào về Đội, tự hào về truyền thống yêu nước của các thế hệ đi trước đồng thời nó còn có tác dụng rất nhiều trong việc rèn kĩ năng giao tiếp cho các em. Tôi khuyến khích các em tham gia các hoạt động của Liên đội tổ chức như: thi văn nghệ, thi phụ trách sao giỏi. Qua các hoạt động Đội, các em được giao tiếp với các anh chị phụ trách Đội, các đội viên, các Sao, giao tiếp với các bạn trong Ban chỉ huy Liên đội, tạo cho các em các mối quan hệ đa dạng hơn; giáo dục các em biết giao tiếp phù hợp trong các tình huống của môi trường mới mà người đội viên tham gia.Thông qua các hoạt động Đội, kĩ năng giao tiếp của các em sẽ tiến bộ hơn, lớp có nhiều đội viên mạnh dạn, nói năng hoạt bát, có sức thuyết phục tập thể thì đó là tấm gương để các học sinh khác noi theo. Và chắc chắn, đó cũng là một trong những động lực để các bạn chưa là đội viên sẽ cố gắng rèn luyện để được đứng trong hàng ngũ của Đội giống như bạn mình.	
Hoạt động vui chơi cũng chiếm nhiều thời gian của các em khi tới trường. Đặc biệt trong giờ ra chơi các em giao tiếp với nhau rất nhiều và rất tự nhiên. Khi chơi với nhau, khả năng ganh đua để giành thắng – thua, hơn – thiệt thường xảy ra. Lúc này các em mới bộc lộ hết tính cách của mình. Các em sẵn sàng tranh giành hoặc không nhường nhịn nhau. Có em còn xưng “ mày”, “ tao” với bạn. Vì vậy trong giờ ra chơi tôi luôn theo dõi, quan sát mọi HS trong lớp. Tôi chú ý xem các em chơi những trò chơi gì, nói năng với nhau ra sao, nhắc nhở những HS còn nói năng chưa phù hợp nói sao cho lịch sự hơn. Làm như vây các em mới chú ý rèn cách nói của mình cho đúng, cho phù hợp. Qua một vài lần được tôi nhắc nhở, các em đã thực sự thay đổi. Các em biết nhường nhịn, yêu thương, quan tâm tới nhau, biết nói với nhau một cách thân mật, lịch sự, gọi nhau là: “bạn; cậu”, xưng là “tớ; mình”. Giờ đây các em đã thực sự có những ra chơi vui vẻ, bổ ích, khi vào lớp các em tiếp thu các tiết học tiếp theo được tốt hơn. Tôi cũng đặc biệt chú ý hướng dẫn HS chơi các trò chơi lành mạnh, có ý nghĩa , có tinh thần tập thể như: chơi chuyền, nhảy dây, đá cầu, kéo coCó lúc tôi còn tham gia chơi cùng các em trò chơi: ô ăn quan, chơi chuyền, vừa chơi, vừa đọc các câu đồng dao làm các em rất thích thú. Nhờ vậy tôi đã giáo dục kĩ năng giao tiếp giữa các em với nhau một cách tự nhiên và hiệu quả.
1.5. Phối kết hợp với phụ huynh để rèn kĩ năng giao tiếp : 
Gia đình là môi trường ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách kĩ năng giao tiếp của các em, đây là ngôi trường đầu tiên mà bố mẹ là người thầy của các em. Vai trò của phụ huynh cực kỳ quan trọng. Vì vậy thông qua các buổi họp, tiếp xúc với phụ huynh tôi, cùng phụ huynh toạ đàm, định hướng giúp các em giao tiếp đúng, phù hợp trong các ngữ cảnh ở trong cuộc sống 
Ở các buổi họp hay những buổi được gặp gỡ tiếp xúc đó tôi giúp phụ huynh hiểu: Giao tiếp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống hàng ngày và trong học tập của học sinh Tiểu học. Qua giao tiếp bộc lộ được tính cách của 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_giao_tiep.docx