Lập kế hoạch giảng dạy.
- Đây là chương trình giáo dục phổ thông mới, nên tôi phải tìm hiểu trước nội dung, cấu trúc của chương trình giáo dục 2018 của Bộ giáo dục và đào tạo. Sau đó, tôi tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Bộ, Sở và Phòng giáo dục tổ chức.
- Nghiên cứu kĩ bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của phân môn Tiếng Việt lớp 1 để thiết kế bài dạy sao cho phù hợp với mức độ nhận thức của từng đối tượng học sinh trong lớp.
- Lập kế hoạch giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình.
- Thường xuyên đi dự các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh do Phòng, trường và tổ thực hiện.
- Trong mỗi tiết học tôi thường sử dụng đồ dùng dạy học thiết thực gắn liền với thực tế của bài học.
- Lựa chọn phương pháp và các hình thức dạy học thích hợp trong quá trình giảng dạy như: Phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp động não,
- Ngoài ra, tôi còn tham khảo thêm những bài dạy mẫu chuẩn trên video và tham khảo thêm các bộ sách khác của lớp 1.
ại học Sư phạm Tiểu học. - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến : 100%. b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đào Thị Hạnh c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật. - Tên sáng kiến:“Giải pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 1”. - Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng trong công tác giảng dạy môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 trong chương trình Tiểu học. - Mô tả sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: Tiếng Việt là môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình bậc Tiểu học, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh qua kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Trong đó, kĩ năng đọc là một kĩ năng quan trọng hàng đầu của bậc Tiểu học vì đọc đúng giúp các em nói chuẩn và viết được một cách chính xác góp phần không nhỏ vào việc phát triển cho học sinh kiến thức kĩ năng cơ bản ban đầu về Tiếng Việt. Từ đó, các em sẽ học tốt các môn học khác. Do vậy, tôi mạnh dạn đưa ra “Giải pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 1” và các bước thực hiện giải pháp như sau: Bước 1: Hệ thống toàn bộ kiến thức cơ bản giảng dạy về phân môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” để định hình kiến cơ bản và cấu trúc trong giảng dạy. Năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục đã đưa chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 vào giảng dạy và huyện Bình Xuyên đã chọn phân môn Tiếng Việt dạy bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Đây là một trong những môn học rất quan trọng đối với các em mà phương pháp dạy học được vận dụng theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Vì thế, đầu năm học khi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1, tôi đã hệ thống kiến thức phân môn Tiếng Việt lớp 1 cụ thể như sau: - Ở học kì 1, ngay từ những tuần học đầu tiên học sinh đã được đọc âm và chữ đặt vào câu ở phần “Nhận biết” để nhận biết âm chữ, vần; rồi từ âm chữ, vần ghép thành tiếng, từ ngữ, câu, đoạn. Hơn nữa, ngôn ngữ được sử dụng nhiều trong ngữ cảnh giao tiếp giúp học sinh phát triển tốt kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. - Sang học kì 2, các em được học trọn vẹn các văn bản. Đồng thời, các em được học tiếp các vần ít sử dụng lồng ghép luôn trong bài học như các vần: oong, ooc, uynh, uych, uyp, uyu, uyt,Ngoài ra, kĩ năng đọc và viết các vần trong bài sẽ được củng cố, phát triển thêm trong hai tiết luyện tập tăng cường trong mỗi tuần, trong mỗi bài ôn tập cuối tuần và được lặp đi lặp lại trong những bài học còn lại của sách. Qua đó, tôi thấy rất hiệu quả trong việc định hướng giảng dạy cho học sinh. Đồng thời phối hợp tốt giữa giáo viên và phụ huynh học sinh trong việc giảng dạy phân môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Bước 2: Khảo sát, thăm nắm để phân loại đối tượng học sinh. Vì các em vừa ở mẫu giáo nên tôi chưa thể tiến hành kiểm tra chất lượng để phân loại trình độ học tập của học sinh. Do vậy, tôi thường đưa trò chơi, bài hát hay câu đố đơn giản ở ngay phần “Khởi động” và “Nhận biết” để tìm hiểu mức độ nhận thức của các em trong từng tiết học và ngay cả khi ra chơi, tôi thường xuyên trò chuyện và chơi những trò chơi dân gian cùng học sinh như: Bịt mắt bắt dê; Trồng nụ, trồng hoa; Rồng rắn lên mây; Cờ vua, tạo hứng thú để cho các em phát triển hết các năng lực, phẩm chất vốn có của mình. Từ đó, tôi phân loại được từng đối tượng nhận thức của học sinh như sau: + Học sinh mà có kĩ năng tự tin trong giao tiếp, trả lời nhanh và chính xác các câu hỏi là những em nhận thức nhanh. + Còn học sinh mà chưa đưa ra được câu trả lời đúng, còn e ngại, rụt rè và lúng túng là những em nhận thức còn chậm. Qua quá trình đó, tôi đã nắm rõ được tình hình học tập của từng học sinh trong lớp để tìm ra biện pháp dạy học tốt nhất. Bước 3: Lập kế hoạch giảng dạy. - Đây là chương trình giáo dục phổ thông mới, nên tôi phải tìm hiểu trước nội dung, cấu trúc của chương trình giáo dục 2018 của Bộ giáo dục và đào tạo. Sau đó, tôi tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Bộ, Sở và Phòng giáo dục tổ chức. - Nghiên cứu kĩ bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của phân môn Tiếng Việt lớp 1 để thiết kế bài dạy sao cho phù hợp với mức độ nhận thức của từng đối tượng học sinh trong lớp. - Lập kế hoạch giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình. - Thường xuyên đi dự các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh do Phòng, trường và tổ thực hiện. - Trong mỗi tiết học tôi thường sử dụng đồ dùng dạy học thiết thực gắn liền với thực tế của bài học. - Lựa chọn phương pháp và các hình thức dạy học thích hợp trong quá trình giảng dạy như: Phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp động não, - Ngoài ra, tôi còn tham khảo thêm những bài dạy mẫu chuẩn trên video và tham khảo thêm các bộ sách khác của lớp 1. Bước 4: Tiến hành thực hiện dạy học thực tế. Tôi đã nghiên cứu và áp dụng theo quy trình dạy Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Đồng thời, tôi còn tham khảo kiến thức của các bộ sách có liên quan đến việc giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 1 để đưa ra phương pháp dạy học tốt nhất cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy, tôi thường xuyên tổ chức một số trò chơi như: Trò chơi ai nhanh, ai đúng; Trò chơi bắn tên hay hát bài hát có liên quan đến nội dung của bài học,cùng với các hoạt động giờ dạy trên lớp. Ví dụ: Học vần “on, ôn, ơn”, tôi cho học sinh chơi trò chơi “Tìm các con vật có vần “ôn” và vần “ơn”. Qua trò chơi, các em rất hứng thú, vui vẻ, tạo được bầu không khí vui tươi, thoải mái trong mỗi giờ học. Đồng thời, các em củng cố được kiến thức bài học và hình thành phát triển những phẩm chất, năng lực cho học sinh. Hơn nữa, tôi thường xuyên sử dụng phương pháp học nhóm trong các tiết học. Ví dụ: Tôi chia làm 3 nhóm (mỗi nhóm 3 bạn) cho thi đọc theo khổ thơ trong bài:“Tết đang vào nhà” SGK - Tiếng Việt tập 1 trang 175. Sau khi các nhóm thi đọc xong, các em nhóm khác biết nhận xét bạn đã đọc đúng chưa. Phương pháp này rất tốt cho việc rèn các em có kĩ năng nghe, nhận xét - sửa sai giúp bạn và tự sửa sai cho mình. Từ đó còn rèn luyện cho các em tác phong mạnh dạn, tự tin trong học tập cũng như giao tiếp trong cuộc sống. Khi các em đọc to, rõ ràng và lưu loát, tôi luôn khen ngợi các em cùng với một chàng pháo tay của cả lớp. Còn những bạn đọc có tiến bộ, tôi luôn cổ vũ, khích lệ các em bằng những lời động viên “ Em đã đọc to và tốt rồi đấy!” hay “Cô khen em, đọc bài rất hay”. Cuối tuần, tổ nào có nhiều bạn học tốt và có tiến bộ trong học tập thì tôi thưởng cho các em phần quà nhỏ như một quyển vở, một cục tẩy hoặc phiếu khen để khích lệ tinh thần học tập của học sinh. Bước 5: Đánh giá. Sau khi tiến hành giảng dạy, học sinh đã có sự tiến bộ rất rõ rệt. Từ những học sinh còn chưa nhận biết hết cách phát âm của các chữ cái nay đã đọc được vần, tiếng, từ, câu và bài đọc. Từ những em nhút nhát, rụt rè nay đã tự tin góp ý trao đổi, trình bày ý kiến, góp phần hình thành nhân cách và phát triển các năng lực, phẩm chất và tạo được bầu không khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện, xây dựng được phong trào thi đua học tập sôi nổi. + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có thể áp dụng trong dạy phân môn Tiếng Việt lớp 1 trong trường Tiểu học. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: + So sánh lợi ích kinh tế: Học sinh được thực hành và hoạt động nhiều, tiếp thu bài nhanh và tự giác học tập đạt hiệu quả cao. Còn giáo viên nói ít hơn, tiết kiệm được thời gian để nâng cao chất lượng dạy học. Đặc biệt các em phát huy được các năng lực, phẩm chất theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. + So sánh lợi ích xã hội: Đối với giáo viên: - Giáo viên tích cực, chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong cách dạy học. - Giáo viên có phương pháp dạy học phù hợp và thực hiện tốt được mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới là dạy học kiến thức cùng với phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh. Đối với học sinh: Các em chủ động, lĩnh hội tiếp thu biết góp ý trao đổi, trình bày ý kiến cá nhân của mình trước đám đông, có tinh thần đoàn kết cao trong học tập và có khả năng tự lập, tự tin trong giao tiếp. Đối với phụ huynh: Phụ huynh yên tâm, tin tưởng cùng đồng hành với Nhà trường với giáo viên thực hiện tốt giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 và cảm thấy phấn khởi khi con em mình phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất. * Kết quả thực hiện. + Kết quả khảo sát học kì 1 năm học 2019 - 2020 trước khi áp dụng sáng kiến : Tổng số HS Học sinh đạt yêu cầu Học sinh chưa đạt yêu cầu Tổng số % Tổng số % 36 27 75 9 25 + Kết quả khảo sát học kì 1 năm học 2020 - 2021 sau khi áp dụng sáng kiến: Tổng số HS Học sinh đạt yêu cầu Học sinh chưa đạt yêu cầu Tổng số % Tổng số % 30 25 83,3 5 16,7 - Những thông tin cần được bảo mật: Không. d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Theo ý kiến chủ quan của riêng tôi, để áp dụng hiệu quả sáng kiến này vào thực tế giảng dạy thì nhất thiết phải đáp ứng được các điều kiện sau: Điều kiện chủ quan từ giáo viên: - Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. - Lập kế hoạch mỗi bài học và phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. - Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích hợp, tạo ra những giờ dạy gây hứng thú học tập cho học sinh và đạt kết quả học tập cao. - Phải thành thạo công nghệ thông tin và tích cực tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Điều kiện khách quan: - Nhà trường cần trang bị đầy đủ máy chiếu, thiết bị, đồ dùng học tập để giáo viên dạy học. - Thường xuyên mở các chuyên đề về phương pháp dạy phân môn Tiếng Việt lớp 1 theo bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” để giáo viên được trau dồi học hỏi kinh nghiệm. Gia đình học sinh cần quan tâm, trao đổi thường xuyên với giáo viên về việ
Tài liệu đính kèm: