Đề thi Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Đề thi Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Chủ tịch Hội đồng tự quản chịu trách nhiệm quản lí, điều hành toàn bộ hoạt động của lớp. Có trách nhiệm phân công, giao nhiệm vụ và đôn đốc cho các Phó chủ tịch, các trưởng ban sau mỗi giờ học, ngày học. Giám sát, nắm bắt đầy đủ mọi tình hình trong lớp để có đánh giá, nhận xét từng điểm mạnh, điểm yếu qua mỗi ngày học sau đó báo cáo giáo viên chủ nhiệm. Các Phó chủ tịch Hội đồng phụ trách theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ các bạn thực hiện các nhiệm vụ được phân công phụ trách. Ví dụ nếu phụ trách về học tập thì hàng ngày cùng với Ban học tập kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập, bài học ở nhà, bài học ở lớp của các thành viên trong lớp. Các trưởng ban (Ban học tập; Ban văn nghệ; Ban đối ngoại ; Ban đời sống ; Ban TDVS.) có chức năng giao nhiệm vụ, theo dõi, hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên trong Ban thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động liên quan.

doc 15 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1954Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểu học Nguyễn Thị Minh Khai.
V. Phương pháp nghiên cứu 
- Một số phương pháp được vận dụng nghiên khi cứu như: Điều tra, quan sát, vấn đáp, hội thảoKhi triển khai thí điểm sáng kiến đã tổ chức rút kinh nghiệm sau đó tư vấn, hỗ trợ những vấn đề cần điều chỉnh.
B. NỘI DUNG
I.Cơ sở lí luận:
Mô hình trường học mới VNEN dựa trên kết quả và thành tựu đổi mới Giáo dục Quốc tế. Vận dụng cách làm của Giáo dục Colombia một cách sáng tạo phù hợp với mục tiêu và đặc điểm của Giáo dục Việt Nam.
	Mô hình này đã tăng cường sự hợp tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Tạo không khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện. Học sinh học không thụ động mà bắt buộc phải trao đổi, tìm tòi kiến thức với giáo viên và các bạn học trong lớp.
	 Để mô hình vận dụng thành công, hiệu quả thì ngoài việc tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Chúng ta cần quan tâm sâu sắc đến yếu tố con người, trong đó trang bị cho đội ngũ giáo viên các cách tổ chức dạy học, cách thành lập và bồi dưỡng năng lực cho Hội đồng tự quản lớp học.
II. Thực trạng
 1.Thuận lợi, khó khăn
a. Thuận lợi
- Mô hình VNEN khi được áp dụng tại trường được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của ngành và của chính quyền địa phương.
- Được nhà trường quan tâm và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tối đa để chúng tôi hoàn thành tốt công việc của mình đúng theo tinh thần VNEN.
 - Cơ sở trường lớp khang trang. Lớp học có đầy đủ hệ thống bóng đèn, máy quạt, cửa sổ, cửa chính cung cấp đủ ánh sáng cho các em học tập. Môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện.
- Bản thân giáo viên nhiệt tình, có tay nghề vững vàng và được tham gia lớp tập huấn về phương pháp, nội dung dạy học theo Mô hình VNEN tại tỉnh.
 - Tài liệu học tập của học sinh được cấp phát đầy đủ và trong tài liệu có tranh ảnh rất đẹp nên thu hút được học sinh học tập.
- Phụ huynh quan tâm mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh, quan tâm giúp đỡ giáo viên rất nhiều trong công tác giảng dạy cũng như trang trí lớp.
- Học sinh lớp 5 các em đã lớn và chăm học, ngoan nên trong quá trình học các em đều rất sôi nổi và tự giác.
b.Khó khăn
* Về giáo viên
 Đây là năm học thứ hai, tôi được trực tiếp tham gia giảng dạy thí điểm mô hình trường học mới, nhưng với bản thân cũng đang vừa trải nghiệm, vừa rút kinh nghiệm nên đôi lúc còn lúng túng, chưa biết làm thế nào để lựa chọn và xây dựng ban HĐTQ của lớp được tốt.
* Về phía học sinh
 Hội đồng tự quản chưa mạnh dạn, tổ chức chưa có hiệu quả, chưa linh hoạt trong việc điều hành lớp, nhóm hoạt động. Một số em vẫn có thói quên nghe lời cô chứ không nghe lời bạn. Từ những thực trạng trên, tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại, cụ thể như sau:
2. Thành công, hạn chế
a. Thành công
- Cho dù đang trên bước đường vừa thử nghiệm, vừa rút kinh nghiệm nhưng hiệu quả mang lại tương đối cao. Học sinh phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo thông qua từng hoạt động. Vai trò của Chủ tịch Hội đồng tự quản là rất quan trọng , các em có thể điều hành mọi hoạt động của giáo viên. Hội đồng tự quản đảm bộ toàn bộ các hoạt động của lớp, khi cần thiết mới cần cô giáo trợ giúp. Vì vậy công việc của giáo viên chỉ còn vai trò là người định hướng và hướng dẫn cho các em.
 b. Hạn chế 
Trong một lớp học có nhiều đối tượng học sinh, không phải học sinh nào cũng có khả năng lãnh đạo được cả tập thể, có nhiều em còn nhút nhát. Vì thế để lựa chọn ra được một Ban tự quản để giúp giáo viên điều hành lớp thì vẫn là một việc làm phải tốn rất nhiều thời gian.
3.Mặt mạnh, mặt yếu
a. Mặt mạnh
- Giáo viên đã thành thạo với phương pháp dạy học theo mô hình VNEN, chủ động , linh hoạt sáng tạo trong mỗi yêu cầu của từng bài học, có nhiều tiết học thành công được Sở và Phòng Giáo dục đánh giá tốt.
- Phụ huynh đã tích cực tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường, của lớp.
- Các nhóm trưởng phát huy được hết khả năng của mình điều hành nhóm tham gia vào các hoạt động học tập đạt hiệu quả. Hội đồng tự quản linh hoạt hoạt, chủ động sáng tạo trong việc quản lí điều hành các hoạt động của lớp.
 b. Mặt yếu
- Mô hình học nhóm suốt trong buổi học, tạo cho một bộ phận học sinh có cơ hội nói chuyện riêng và ỷ lại vào người khác. Một vài em luôn quen nghe theo sự chỉ dẫn của giáo viên nên khi các bạn trong Ban tự quản hướng dẫn thì lại không nghe và ngồi nói chuyện chưa quan tâm đến nội dung của bài học.
4.Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Mô hình trường học mới VNEN được áp dụng từ ba năm nay đến đây cũng chỉ mới bước sang năm thứ tư dạy thử nghiệm, việc vận dụng sáng tạo của cả giáo viên và học sinh còn đang trên bước đường trải nghiệm nên cũng còn nhiều hạn chế. Hội đồng tự quản vẫn còn đang phụ thuộc nhiều vào sự hướng dẫn, điều hành của giáo viên. Các em vẫn chưa thực sự năng động, chưa giám sát điều hành nhóm, lớp hoạt động tốt để mang lại hiệu quả.
 5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
 a.Thành lập ban hội đồng tự quản :
 Nhà trường thông báo tới giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh. Lấy ý kiến tư vấn của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh .Xây dựng kế hoạch bầu cử hội đồng . Đăng ký danh sách ứng cử, đề cử. Ứng cử viên trình bày đề xuất hoạt động. Giáo viên, học sinh tổ chức bầu cử Chủ tịch và phó chủ tịch được bầu thành lập các ban của hội đồng.
 Trong quá trình thành lập HĐTQ, giáo viên phải tạo cho học sinh có cơ hội được tự tranh cử vào các vị trí Chủ tịch và Phó chủ tịch, đây là một trong những bước phát hiện học sinh mạnh dạn, dám nói trước đám đông. Sau khi việc đăng kí hoàn tất, các ứng cử viên nên trình bày các đề xuất có liên quan đến những hoạt động mà các em có thể sẽ thực hiện khi trúng cử. Những hứa hẹn này phải khả thi trong vòng 3 tháng thử nghiệm. Việc lựa chọn chủ tịch và phó chủ tịch là vô cùng quan trọng, đây chính là những người giúp giáo viên rất nhiều trong việc quản tất cả các hoạt động của lớp cũng như trong tiết học. Sau đó, HĐTQ tự mời các thành viên tham gia vào các ban do HĐTQ điều hành. Nhưng muốn làm được điều này, đầu năm học sau khi nhận danh sách lớp, giáo viên trao đổi ngay với giáo viên chủ nhiệm năm trước để tìm hiểu kỹ tình hình học tập của lớp mình như: số lượng học sinh giỏi, năng khiếu, học sinh nhanh nhẹn, mạnh dạn, nói to Sau khi tìm hiểu xong, giáo viên phải đặt ra những tiêu chí để lớp lựa chọn các bạn trong ban HĐTQ thật chính xác như :
 - Phải nhanh nhẹn, năng nỗ
- Mạnh dạn, tự tin
- Có năng khiếu
- Năng lực học tập tốt
b. Phân công nhiệm vụ các thành viên trong ban Hội đồng tự quản
 Sau khi đã thành lập được HĐTQ, tôi đã tổ chức tập huấn cho HĐTQ học sinh về nhiệm vụ cụ thể của từng ban và cách thức làm việc. 
 - Chủ tịch HĐTQ: Tổ chức, quản lí lớp học: Khi có khách đến thăm lớp chủ tịch giới thiệu chung và điều hành các ban lên làm việc. 
 - Phó chủ tịch HĐTQ (Đối ngoại): giới thiệu lớp với khách, tên lớp, Sĩ số hoch sinh, tên giáo viên chủ nhiệm, tên và chức danh các ban, nhóm trong hội đồng tự quản.
 -Phó chủ tịch HĐTQ (Ban học tập): Kiểm tra Bài tập ứng dụng ở nhà của học sinh, hỗ trợ giáo viên kiểm tra kết quả làm việc của các nhóm, giúp đỡ học sinh yếu.
 -Ban Văn nghệ: Tổ chức văn nghệ, trò chơi, khởi động đầu tiết, tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
* Ban học tập: Có nhiệm vụ phát đồ dùng và mời các nhóm trưởng lên nhận tài liệu và đồ dùng học tập. Kiểm tra bài tập ứng dụng của các bạn, báo cáo với cô giáo vào đầu giờ. Trong tiết học ngoài nhiệm vụ học tập của mình phải quan sát bao quát lớp để cuối mỗi tiết học nhận xét đánh giá tình hình học tập của lớp.
Ngoài ra, tùy từng bài mà đặc biệt là ở hoạt động làm việc cả lớp, giáo viên có thể để ban học tập thay cô giáo kiểm tra lại kiến thức mà các nhóm vừa thảo luận xong. Muốn làm được tốt công việc đó, cuối mỗi buổi học, tôi thường mời ban học tập ở lại để giao nhiệm vụ trước cho các em.
*Ban lao động: Có nhiệm vụ theo dõi vệ sinh chung của cả lớp. Đầu mỗi buổi học phải phân công vệ sinh lần lượt cho các nhóm và kiểm tra nhóm nào chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt. Cuối mỗi buổi học cũng phải kiểm tra lại xem nhóm nào thực hiện vệ sinh chưa tốt để kịp thời nhắc nhở các bạn thực hiện tốt.
* Ban thể dục: Có nhiệm vụ theo dõi phần tập thể dục giữa giờ và các tiết học thể dục xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào thực hiện chưa tốt.
* Ban sức khỏe: Theo dõi về sức khỏe nếu trong lớp bạn nào có vấn đề về sức khỏe thì đưa bạn lên phòng y tế của trường hoặc chạy đi báo với cô y tế.
* Ban thư viện: Ra chơi cho các bạn mượn truyện đọc, thu truyện và sắp xếp thư viện gọn gàng ngăn nắp.
* Ban ngoại giao: Có nhiệm vụ nếu lớp có khách đến thăm thì ra mời khách vào và biết  giới thiệu về trường, lớp các góc học tập, cô giáo, các bạn. 
- Sau mỗi buổi học, HĐTQ ở lại về sau các bạn 5 phút để gặp giáo viên báo cáo những việc đã làm được những việc chưa làm được còn gặp khó khăn để giáo viên kịp thời tư vấn giúp đỡ và giao nhiệm vụ ngày mai cho các bạn.
III. Giải pháp, Biện pháp.
1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
Thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ của các em với những người xung quanh.
Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường.
Tạo cơ chế khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh. 
Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo; đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình.
Hội đồng tự quản học sinh: Thành lập vì học sinh, cho học sinh, bởi học sinh; học sinh tự bầu, tự tổ chức, tự quản. Tự xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động. Tự điều hành hoạt động.
 2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 a. Phát huy vai trò của một nhóm trưởng
 Học theo mô hình VNEN, bàn ghế sẽ được sắp xếp cho học sinh ngồi đối diện nhau. Học sinh tự thảo luận, tự tìm khúc mắc và tự đưa ra phương án giải quyết. Mỗi nhóm có 4 đến 6 học sinh, ngồi quây tròn, mỗi bạn đều được đặt câu hỏi cho các bạn khác trả lời.
 Những tuần học đầu giáo viên đóng vai trò nhóm trưởng cùng tham gia điều hành các hoạt động của nhóm, nhằm giúp các em nắm được vai trò, nhiệm vụ của nhóm trưởng và các thành viên trong các hoạt động cần phải làm gì? 
 Ví dụ: Hoạt động cá nhân hoặc nhóm đôi nhóm trưởng biết nêu yêu cầu, phân công nhiệm vụ để các bạn làm bài và kiểm tra kết quả lẫn nhau, nhóm trưởng báo cáo kết quả với giáo viên, đối với hoạt động nhóm lớn, nhóm trưởng biết nêu yêu cầu của hoạt động, biết hỏi ý kiến, lắng nghe ý kiến và thống nhất ý kiến của các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. 
 Cách 1: Vào cuối hoặc đầu mỗi buổi học giáo viên cần mời các nhóm trưởng ngồi lại tạo thành một nhóm và hướng dẫn các em cụ thể  từng bước một.
 Ví dụ:  Sau khi đã ghi xong đề bài nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc mục tiêu:
- Nhóm trưởng nói to đủ cho cả nhóm nghe (Mời các bạn đọc mục tiêu. Bạn nào đọc
 xong thì giơ tay lên)
-  Nhóm trưởng nói: Mình mời bạn A đọc mục tiêu thứ nhất
- Mời bạn B đọc mục tiêu thứ hai.
(Sau khi các bạn trong nhóm mình đọc xong thì giơ thẻ hoàn thành lên để giáo viên biết đến kiểm tra).
 Cách 2: Đối với những nhóm còn yếu, nhóm trưởng làm việc còn lúng túng. Vì vậy, người giáo viên phải là người “làm mẫu” và đóng vai trò là một nhóm trưởng chứ không phải vai trò là một người giáo viên.
 Cách 3: Giáo viên chọn ra một số học sinh học giỏi, nhanh nhẹn trong học tập xếp cho các em này ngồi vào một nhóm để giáo viên huấn luyện khi học sinh đã biết việc và biết cách điều hành nhóm rồi thì chia các bạn này đến mỗi nhóm mỗi bạn làm nhóm trưởng các nhóm.
 Cách 4:  Hoặc có thể cho nhóm làm tốt làm mẫu thảo luận một hoạt động nào đó và các nhóm còn lại chú ý để học tập theo. GV cũng không quên động viên, tuyên dương kịp thời các nhóm làm tốt .
 - Một điều nữa cần phải lưu ý đó là vị trí đứng của giáo viên khi các nhóm thảo luận cũng hết sức quan trọng. Qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy giáo viên nên đi xung quanh bốn bức tường của lớp vì vừa có thể bao quát các nhóm, vừa đánh giá đúng nhóm nào làm nhanh nhất, chậm nhất, nhóm nào giơ thẻ hoàn thành lên trước hay lên sau hay nhóm nào giơ thẻ cần cứu trợ, để từ đó giáo viên kịp thời đến kiểm tra hay giúp đỡ.
b. Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn Hội đồng tự quản thực hiện các nhiệm vụ, kĩ năng như những người thầy thứ hai:
 * Hướng dẫn kĩ năng cho Hội đồng tự quản một số kĩ năng giám sát, điều hành lớp hoạt động
- Kĩ năng giao nhiệm vụ: Hướng dẫn cho Hội đồng tự quản một số câu, lệnh mẫu khi giao nhiệm vụ cho nhóm, lớp thực hiện. Yêu cầu câu lệnh mẫu phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu tránh câu dài, rườm rà, khó hiểu. 
- Kĩ năng quan sát: Đây là một trong những kĩ năng rất quan trọng, quyết định tới hiệu quả làm việc của Hội đồng tự quản lớp học. Trong mỗi giờ học hay một hoạt động nào đó Chủ tịch Hội đồng, các Phó chủ tịch, các trưởng ban, các nhóm trưởng cần theo dõi sát sao, chặt chẽ, bao quát được từng thái độ, cử chỉ, hành động, việc làm của mỗi thành viên trong lớp. Nắm được bạn này, bạn kia đang làm gì? Có làm việc lớp giao cho không? Tích cực hay thờ ơ ? Những thái độ của bạn nếu có ảnh hưởng lớn tới kết quả công việc thì cần ghi chép để làm minh chứng cho đánh giá, nhận xét. Một yếu tố nữa tạo điều kiện thuận lợi rất tốt cho Hội đồng tự quản trong quá trình quan sát, bao quát lớp mà giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đó là bố trí vị trí chỗ ngồi cho các thành viên trong Hội đồng tự quản làm sao mỗi thành viên vừa học bài của ḿnh vừa quan sát được tất cả các bạn trong nhóm, trong lớp đang làm gì trong mỗi giờ học.
- Kĩ năng hướng dẫn, nêu vấn đề, giúp đỡ, hỗ trợ: Hội đồng tự quản kiểm tra, giám sát, động viên, đôn đốc các bạn phát huy tốt tính tự học, tự giác, tự trao đổi, tự giải quyết vấn đề. Các thành viên Hội đồng tự quản vận dụng kĩ năng quan sát thấy bạn khó khăn về vấn đề gì thì hỗ trợ, giúp đỡ. Nhưng hỗ trợ, giúp đỡ phải đảm bảo hiệu quả, khoa học và chính xác. Khi giúp đỡ, hỗ trợ cần sử dụng phương pháp nêu vấn đề cho bạn mình, xem bạn khúc mắc chỗ nào, muốn làm được trước hết phải làm gì? Cuối cùng như thế nào? (Kĩ năng này cần lưu ý thành viên Hội đồng tự quản tránh bảo bạn ngay kết quả đúng, nếu làm như vậy sẽ không có tác dụng).
+ Nhìn chung để hướng dẫn Hội đồng tự quản làm tốt kĩ năng này đòi hỏi cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện không phải ngày một ngày hai mà làm được. Để có một thành viên có thể hướng dẫn được bạn điều đầu tiên phải có kiến thức bài học, thứ hai biết cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Thực tế đã có nhiều trường hợp thành viên Hội đồng tự quản bảo luôn kết quả để bạn viết vào cho xong nhiệm vụ.
- Kĩ năng nhận xét, đánh giá: Mỗi thành viên trong Hội đồng tự quản cần nắm được cách nhận xét, đánh giá bạn trong các hoạt động. Giáo viên đưa ra lời nhận xét mẫu, hướng dẫn các em học hỏi cách làm của thầy cô. Khi bạn làm đúng, có thái độ tích cực, tiến bộ thì nhận xét những ý như thế nào và khi bạn làm chưa đúng, chưa tốt thì nhận xét như thế nào. Nhận xét cần ngắn gọn, đúng ý, nhẹ nhàng, cởi mở và thiện cảm. Sau mỗi lần bạn được đánh giá, nhận xét bạn cảm thấy mình được người khác giúp đỡ mình và sau đó bạn thể hiện thái độ cầu thị, thân thiện và tiến bộ. Có thể những lời nhận xét như: Hôm nay bạn học rất tốt tuy nhiên nếu bạn cần cố gắng một chút nữa thì thật tuyệt vời; Cậu cố lên có các bạn sẽ hỗ trợ cho cậu...
c. Các Hội đồng tự quản tư vấn, giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau cách điều hành lớp học
Tổ chức cho các Hội đồng tự quản lớp Hội thảo tập trung dưới sự dẫn dắt của các giáo viên chủ nhiệm về cách điều hành, quản lí lớp. Cho các em nêu các ý kiến, quan điểm của mình về các cách tổ chức hoạt động, các em làm mẫu và rút ra những bài học trên cơ sở đó giáo viên kết luận và phổ biến rộng rãi.
Xây dựng kế hoạch cho các Hội đồng tự quản qua một số hoạt động thực tế. Giáo viên chủ nhiệm thiết kế phiếu đánh giá hiệu quả của Hội đồng tự quản đã làm để cho các em nhận xét sau mỗi lần học tập bạn.
Dùng phiếu sau:
Hội đồng tự quản
Kĩ năng giao nhiệm vụ
Kĩ năng quan sát điều hành
Kĩ năng nhận xét đánh giá
Bạn làm tốt
Bạn làm khá tốt
Bạn làm tốt
Bạn làm khá tốt
Bạn làm tốt
Bạn làm khá tốt
Chủ tịch Hội đồng
Phó CT HĐTQ 1
Phó CTHĐTQ 2
Nhóm trưởng 1
Nhóm trưởng 2
Nhóm trưởng 3
Nhóm trưởng 4
Nhóm trưởng 5
Nhóm trưởng 6
Khi đánh giá trên phiếu giáo viên hỗ trợ và tổ chức cho các em tự nhận xét cho bạn: Bạn đã làm được những gì? Còn thiếu chỗ nào? Mình học tập bạn ra sao...
d. Giao lưu toàn trường thông qua các hoạt động tập thể và “ Rèn kĩ năng quản lí điều hành các nhóm, lớp hoạt động”.
Hình thức này nên tổ chức tập trung toàn trường vào các buổi sinh hoạt tập thể đầu tuần, cuối tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Cách thức: Tổ chức theo các trò chơi, trong các trò chơi này được phân ra các nhóm chơi theo hình thức thi đấu (thường nên có 2 đến 3 nhóm chơi) mỗi nhóm đều có các nhóm trưởng điều hành nhóm hoạt động.
Tác dụng: Qua việc tổ chức các trò chơi, các em thêm có kĩ năng giao nhiệm vụ, điều hành quan sát và kĩ năng đánh giá nhận xét nhóm bạn. Các em ở dưới mặc dù không được tham gia trực tiếp song đã học được cách bạn làm ở trên.
 3.Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Chủ tịch Hội đồng tự quản chịu trách nhiệm quản lí, điều hành toàn bộ hoạt động của lớp. Có trách nhiệm phân công, giao nhiệm vụ và đôn đốc cho các Phó chủ tịch, các trưởng ban sau mỗi giờ học, ngày học. Giám sát, nắm bắt đầy đủ mọi tình hình trong lớp để có đánh giá, nhận xét từng điểm mạnh, điểm yếu qua mỗi ngày học sau đó báo cáo giáo viên chủ nhiệm. Các Phó chủ tịch Hội đồng phụ trách theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ các bạn thực hiện các nhiệm vụ được phân công phụ trách. Ví dụ nếu phụ trách về học tập thì hàng ngày cùng với Ban học tập kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập, bài học ở nhà, bài học ở lớp của các thành viên trong lớp. Các trưởng ban (Ban học tập; Ban văn nghệ; Ban đối ngoại ; Ban đời sống ; Ban TDVS...) có chức năng giao nhiệm vụ, theo dõi, hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên trong Ban thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động liên quan.
 4.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 
 Như Bác Hồ đã nói: “Đoàn kết , đoàn kết, đại đoàn kết
 Thành công, thành công, đại thành công”.
 Muốn xây dựng được mối đoàn kết giữa các bạn trong lớp với nhau, thì vai trò của hội đồng tự quản cũng không kém phần quan trọng đặc biệt là ban văn nghệ của lớp. Ban văn nghệ dưới sự hướng dẫn của giáo viên, vào giờ ra chơi ban văn nghệ tự tổ chức, tự khởi xướng ra các hoạt động, các trò chơi và tôi cũng cùng tham gia chơi với học sinh. Trước khi chơi, giáo viên thường đưa ra những giải thưởng thú vị, giải nhất có thể là gói bánh, gói kẹo, hộp phấn, trang pháo tay . để kích thích tinh thần chơi của các em.
Ví dụ: Trò chơi “Kéo co” không chỉ đòi hỏi sức mạnh, sự khéo léo mà còn đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao. Nếu như không có sự hợp tác - đoàn kết cao thì chắc chắn sẽ thua cuộc.
 Qua trò chơi, giáo viên vừa giúp ban văn nghệ thêm mạnh dạn, tự tin, rèn luyện thêm kỹ năng điều hành lớp vui chơi, văn nghệ, vừa giúp các em thể hiện sự đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ  nhau để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thông qua những giờ giải trí thú vị ấy, học sinh càng thân thiết, quý mến nhau hơn và chắc chắn rằng các em sẽ sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
 5.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
Trong quá trình tổ chức thực hiện các giáo viên nắm rõ các giải pháp trong sáng kiến triển khai nhiệt tình, hiệu quả tới các em trong HĐTQ. Mỗi lớp đã xây dựng được cho mình môt HĐTQ mạnh toàn diện, các em cơ bản đã biết thực hiện các nhiệm vụ của mình. Một số điểm nổi bật của HĐTQ trong điều hành quản lí lớp là: Nói to, rõ ràng, câu lệnh khi giao nhiệm vụ và hướng dẫn các bạn phải cụ thể, dễ hiểu. Tác phong linh hoạt, nhanh nhẹn 
IV. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Từ việc thành công bước đầu của HĐTQ dẫn đến chất lượng lớp h

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN CÔ LƯƠNG THỊ THANH HƯƠNG.doc