Đề tài Tổ chức ngày hội đọc sách tại trường tiểu học Phan Bội Châu

Đề tài Tổ chức ngày hội đọc sách tại trường tiểu học Phan Bội Châu

Để tạo được sân chơi Ngày hội đọc sách tại trường được các thành viên trong nhà trường quan tâm và ủng hộ hết mình thì trước hết, Cán bộ thư viện phải hiểu biết và khẳng định công việc chính của mình là làm gì, phải làm sao và làm như thế nào để thu hút tất cả các thành viên trong nhà trường đều đồng tình tham gia.

Cán bộ thư viện phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng trình tự các bước, phân công công việc cho các thành viên ai làm gì, bộ phận nào chịu trách nhiệm mảng nào, phần thưởng là gì xin kinh phí từ đâu, bao nhiêu phải tham mưu xin ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường.

Các giải pháp phải gắn liền với nhau theo trình tự các bước. Bài diễn văn khai mạc phải diễn tả được tầm quan trọng của sách và người sử dụng sách, dẫn dắt người đọc để họ lạc vào thế giới của sách và họ muốn tìm ngay vào để được tìm tòi khám phá. Tiếp đến các tiết mục văn nghệ chào mừng phải thật sự sôi động vui tươi để họ muốn có lần sau để thưởng thức. Tiếp đó lại đưa họ vào một bài giới thiệu sách như ru lòng người để họ có cảm giác muốn tìm ngay đến thư viện để tìm đọc, tiếp tục giới thiệu sơ lược các mảng sách trưng bày sẵn có để các em háo hức muốn được lên khám phá ngay những mảng sách mà mình yêu thích. Thư giãn khoảng 30 phút được trải nghiệm và khám phá các em bắt đầu chuẩn bị cho mình những mẩu chuyện mà các em cho là yêu thích nhất để kể cho toàn trường nghe. Và cuối cùng khi các em thi kể chuyện xong sẽ được nghe những lời nhận xét, đánh giá bạn nào kể tốt, bạn nào có giọng hay, bạn nào ghi nhớ tốt sẽ được nhận phần thưởng và xét thi đua cho lớp. Cuối cùng là phần kêu gọi quyên góp ủng hộ sách, tài liệu cho thư viện để tăng thêm đầu sách hàng năm.

 

doc 22 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 4981Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tổ chức ngày hội đọc sách tại trường tiểu học Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết thực, hiệu quả nhằm phát huy sức mạnh, sự hưởng ứng tích cực của toàn thể cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh và phụ huynh để bạn đọc thấy được tầm quan quan trọng của sách báo đối với đời sống của con người. 
	- Trưng bày, giới thiệu những mảng sách theo từng nhóm đối tượng bạn đọc để họ cảm nhận và thấy được những gì mình đang đi tìm đã được khám phá sách hay, sách mới trong ngày hội đọc sách để bạn đọc cảm thấy bị lôi cuốn và muốn tham gia ngày hội đọc sách để tìm tòi khám phá về thể giới sách của ngày hội nhiều hơn. Đồng thời nhằm giáo dục học sinh có thói quen đọc sách và thấm nhuần truyền thống yêu quê hương đất nước cho tất cả mọi mọi người.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Hưởng ứng ngày sách và bản quyền thế giới. Nhằm tôn vinh vai trò của sách ,người làm sách và phát động văn hóa đọc trong nhà trường. Đối tượng là học sinh, cán bộ giáo viên trường tiểu học Phan Bội Châu.
4. Giới hạn của đề tài.
Đề tài “Tổ chức ngày hội đọc sách tại trường tiểu học Phan Bội Châu” nhằm khẳng định và tôn vinh giá trị của sách và công tác thư viện trong nhà trường. 
5. Phương pháp nghiên cứu.
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Căn cứ vào công văn hướng dẫn số 446/PGD&ĐT- HĐNGLL ngày 23 tháng 04 năm 2014 về việc hưởng ứng ngày sách Việt Nam. Hướng dẫn số 78 KH – BCĐ của Ủy Ban Nhân Dân Thị Trấn Buôn Trấp, công văn số 37/KH-PGD&ĐT về việc hưởng ứng tổ chức tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2015.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm công tác bạn đọc
- Phương pháp lấy ý kiến đóng góp
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
c) Nhóm phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp khảo sát tình hình thực tế của trường.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp quan sát phong trào đọc, đối tượng bạn đọc trong nhà trường.
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận 
Để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong nhà trường công cụ chủ yếu vẫn là tài liệu sách, báo. Sách, báo chỉ có thể quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó trên cơ sở tổ chức tốt công tác hoạt động thư viện của nhà trường .
	Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD&ĐT, ngày 6/11/1998 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành “Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông”.
Điều 1: Chương I Quyết định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT về qui chế tổ chức và hoạt động Thư viện trường phổ thông cũng đã nhấn mạnh: “Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học Thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường. Thư viện còn giúp các em học sinh xây dựng phương pháp học tập và phong cách làm việc khoa học, biết sử dụng sách, báo Thư viện”.
Quyết định số 01/2003/QĐ-BD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành “Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông”.
Công văn số 11185/GDTH, ngày 17/12/2004 hướng dẫn thực hiện - chuẩn thư viện trường phổ thông.
Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ năm học 2016 - 2017. Cũng như thực hiện kế hoạch hoạt động thư viện của Phòng GD&ĐT Krông Ana, dựa trên cơ sở đó ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện và kế hoạch tổ chức ngày hội đọc sách hàng năm làm sao nâng cao công tác phục vụ bạn đọc, có như vậy thì thư viện mới duy trì tồn tại và phát triển lâu dài đúng với nghĩa của nó.
Với tầm quan trọng như vậy, Thư viện ngày càng phải cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất, về nghiệp vụ chuyên môn và đặc biệt là đầu tư các phong trào thư viện trường học. Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn đó tôi đã chọn đề tài nói trên. Với mong muốn xây dựng một Thư viện hoàn chỉnh, hiện đại thống nhất để có khả năng chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện trong thời đại thông tin hiện đại, phục vụ bạn đọc ngày càng đa dạng hóa và tốt hơn. 
2 Thực trạng thư viện trường tiểu học Phan Bội Châu 
* Ưu điểm
Được sự chỉ đạo sát sao sự quan tâm đặc biệt của ban giám hiệu, các cấp lãnh đạo, tập thể hội đồng sư phạm, ban đại diện hội cha mẹ học sinh cùng học sinh toàn trường đồng tâm chung tay góp sức ủng hộ.
	Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện, tiến hành phát động phong trào đọc sách đến toàn thể giáo viên và học sinh. Được Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên đầu tư kinh phí để nâng cấp phòng đọc, bổ sung vốn tài liệu và sự phối hợp tích cực của các đoàn thể, tổ Cộng tác viên thư viện để tôi thực hiện tốt mọi kế hoạch của thư viện đã đề ra.
- Thư viện được cơ cấu bố trí 2 phòng ở vị trí khá thuận lợi cho việc qua lại của học sinh và giáo viên, cán bộ công nhân viên chức khi đến Thư viện mượn sách, báo, tài liệu tham khảo.
- Nhà trường đã trang bị cho thư viện một bộ máy vi tính kết nối mạng nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn, và tra cứu mạng khi cần thiết .
- Trong năm cũng đã bổ sung một số đầu sách tương đối đảm bảo về số lượng và chất lượng. 
* Mặt yếu, hạn chế:
	Bạn đọc là học sinh bậc tiểu học các em còn nhỏ nên rất tinh nghịch, hiếu động thích làm theo ý mình, rất khó khăn trong việc tuyên truyền vận động. 
	Các em chưa có thói quen tự đến thư viện, các em không thích đọc sách. Ở lứa tuổi này các em rất tinh nghịch, ham chơi, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách sẽ giúp gì cho mình.
Bạn đọc đến thư viện thực sự chưa tự nguyện mà còn mang tính ép buộc, đối với học sinh một số lớp các em chưa có thói quen và tự giác đến thư viện đọc sách
	Thời gian học 2 buổi/ngày, giờ ra chơi ngắn nên thời gian các em đến thư viện rất ít không đủ thời gian để đọc.
Từ thực tế đó tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch ngay từ đầu năm học “Tổ chức ngày hội đọc sách tại trường”. Nhằm tạo dựng một sân chơi lý thú bổ ích gây hứng thú để thu hút các em tìm đến thư viện gần hơn, nhiều hơn, và thấy rõ được tầm quan trọng của thư viện đối với cuộc sống hàng ngày. Nhất là thời điểm học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường.
	3. Nội dung và hình thức của giải pháp 
a) Mục tiêu của giải pháp
Tổ chức ngày hội đọc sách nhằm tuyên truyền giới thiệu tầm quan trọng của sách đối với tất cả các thành viên trong nhà trường, tạo không khí vui vẻ với tinh thần tự nguyện đề nâng cao tầm quan trọng của sách báo và bổ sung nguồn tri thức trong đời sống xã hội, sự kiện ngày đọc sách thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng đang trở thành một nét sinh hoạt văn hoá, văn minh của những người yêu mến sách báo cần được duy trì và quảng bá rộng hơn trong nhà trường và xã hội và rất cần sự hỗ trợ, quan tâm hơn nữa của lãnh đạo nhà trường để Văn hóa đọc luôn là nhu cầu không thể thiếu của những công dân văn minh trong thời đại ngày nay.
b) Nội dung và cách thức thực hiện 
Ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch đưa ra ý tưởng xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường được sự thống nhất cao tôi phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường cùng nhau chung tay góp sức vận động tuyên truyền đến mọi thành viên trong nhà trường về ý nghĩa của ngày hội đọc sách để cùng nhau thực hiện.
 Để nâng cao hiệu quả phong trào ngày hội đọc sách tại trường tiểu học Phan Bội Châu, tôi đã áp dụng và thực hiện các bước như sau để tổ chức tốt ngày hội đọc sách tại trường:
- Khâu chuẩn bị sân khấu tổ chức ngày hội đọc sách
	- Diễn văn khai mạc
	- Văn nghệ chào mừng
	- Tuyên truyền giới thiệu sách, các mảng sách.
	- Tham quan triển lãm sách
 - Thi kể chuyện theo sách
	- Quyên góp và ủng hộ sách
* Khâu chuẩn bị sân khấu tổ chức ngày hội đọc sách
Trường TH Phan Bội Châu đã đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ I nên cơ sở vật chất khá khang trang và đầy đủ. Sân khấu đã có sẵn, đoàn thanh niên kết hợp với đội trang trí sân khấu, chuẩn bị các gian hàng trưng bày sản phẩm: Làm ma két trang trí bảng biểu “Ngày hội đọc sách tại trường tiểu học Phan Bội Châu ”, sắp xếp các gian hàng mảng sách để trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Sách thiếu nhi, sách giáo viên, sách tham khảo, sách đạo đức Bác Hồ, sách biển đảo, sách từ điển tra cứu, sách pháp luật các sản phẩm tự có của giáo viên và học sinh đi tham gia các cuộc thi
* Bài diễn văn khai mạc (CBTV)
Kính thưa: Ban giám hiệu nhà trường, thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến.
	Thực hiện công văn, hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc hưởng ứng tổ chức ngày hội đọc sách hàng năm .
	Căn cứ vào tình hình thực tế của thư viện trường TH Phan Bội Châu, được sự cho phép của Ban giám hiệu trường tiểu học Phan Bội Châu.
	Nay thư viện rất vinh dự được tổ chức Ngày hội đọc sách trưng bày tuyên truyền giới thiệu về sách tại trường tiểu học Phan Bội Châu.
        Như chúng ta đã biết từ xa xưa, đọc sách được coi là một việc hết sức thanh tao. Người đọc sách là người có phẩm chất cao quý, có phong cách của một cao nhân. Người ta đọc sách để đàm đạo những triết lý về đời sống, những kinh nghiệm trong lao động sản xuất và quản lý xã hội. Song, người ta còn đọc sách để thưởng thức, chiêm nghiệm cái hay, cái đẹp, thấm thía ý nghĩa nhân văn thông qua nghệ thuật của người viết sách. Có thể nói, sách là chiếc chìa khóa vạn năng mở  cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh; sách còn là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi  buồn vui sâu kín của mỗi con người. Và từ lâu, đọc sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội. 
        Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với sự phát triển của viễn thông, truyền hình và đặc biệt là công nghệ thông tin, phong trào đọc sách có chiều hướng đi xuống. Đó là lẽ tất nhiên khi xã hội phát triển hiện đại. Song công nghệ thông tin không thể thay thế cho sách. Với ưu thế đa dạng, tiện lợi, sách có thể sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi và ai cũng có thể sử dụng được. Hơn nữa, việc cầm trên tay một cuốn sách bằng giấy vẫn có nhiều sự thú vị rất riêng của nó nhất là khi đó là cuốn sách mà mình yêu thích. Đọc sách còn thể hiện nét văn hoá trong đời sống, đặc biệt là trong đời sống học đường. 
        Trong những năm qua, thư viện trường tiểu học Phan Bội Châu đã có nhiều hoạt động thiết thực, phong phú xây dựng 1 thư viện thân thiện, thư viện gần gũi với mọi người. Đọc sách thật sự là hoạt động có chiều sâu và được lan toả rộng khắp trong nhà trường. Thầy, trò nhà trường đã tận dụng mọi thời gian trống trong ngày để đến với sách, sáng tạo trong việc tạo dựng các góc đọc thân thiện, "Khu vườn tri thức nhỏ trong mỗi lớp học" tiện dụng phù hợp để sách báo trở thành những người bạn thân thiết, là sản phẩm tinh thần không thể thiếu của mỗi thầy cô giáo và học sinh trong nhà trường. 
        Duy trì  và tiếp nối nét đẹp văn hoá ấy, thực hiện công văn hướng dẫn của Phòng Giáo dục & Đào tạo, hôm nay ngày 24/04/2016 hòa chung với không khí sôi nổi của tuần lễ hưởng ứng học tập suôt đời năm 2016 của huyện nhà nói chung và các trường học trên toàn huyện nói riêng trường tiểu học Phan Bội Châu tổ chức “Ngày hội đọc sách ” với chủ đề “Đọc sách cho ngày mai” với mục đích: 
        Tôn vinh sách, quảng bá cho văn hoá đọc, bảo vệ quyền lợi của những người làm sách chân chính và triển khai thực hiện việc phát triển văn hoá trong lĩnh vực thư viện với mục tiêu: “Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội nhằm góp phần xây dựng thế hệ đọc có hiệu quả trong tương lai”, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
        Tạo hoạt động lành mạnh với các hoạt động văn hóa nhằm thu hút đông đảo giáo viên, học sinh và cộng đồng tham gia, qua đó tuyên truyền, giáo dục về việc đọc sách cũng như trân trọng, giữ gìn và bảo vệ sách.
 Để phong trào đọc sách được tiếp tục duy trì và phát triển, “Ngày Hội đọc sách” sẽ không chỉ thấm sâu trong tiềm thức mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên và các em học sinh toàn trường mà còn lan toả sâu rộng tới mọi thành viên của Ngày Hội.
 Chúng tôi hy vọng ngày hội đọc sách năm nay sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều niềm vui, tạo điều kiện tốt nhất giúp bạn đọc nâng cao nguồn tri thức phục vụ cho công tác, học tập nghiên cứu, không ngừng bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, kỹ năng của mình.
Sau cùng, tôi xin chân thành cám ơn sự quan tâm chỉ đạo sát sao đặc biệt của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện để thư viện thực hiện thành công ngày hội đọc sách tại trường. Cám ơn sự hỗ trợ đắc lực nhiệt tình của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường cùng toàn thể các em học sinh đã đến tham dự và ủng hộ cho ngày hội hôm nay.
Tôi xin tuyên bố Ngày hội đọc sách năm 2016 của trường tiểu học Phan Bội Châu được bắt đầu.
Xin mời quý thầy cô cùng toàn thể các em học sinh cùng tham gia ngày hội đọc sách của thư viện. Kính chúc quý thầy cô, toàn thể bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt, thường xuyên đến thư viện và tìm đọc được nhiều sách hay bổ ích, giúp cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập đạt thành tích cao trong học tập.
	* Một số tiết mục văn nghệ chào mừng 
	Phối hợp với Đoàn thanh niên, Giáo viên âm nhạc, Tổng phụ trách đội tập một số tiết mục văn nghệ chào mừng.
	- Múa hát tập thể ( học sinh biểu diễn)
	- Đơn ca ( giáo viên thể hiện)
	- Tố ca ( học sinh thể hiện)
	- Múa ( học sinh biểu diễn)
* Công tác tuyên truyền giới thiệu sách (CBTV, Đội)
	- Giới thiệu một cuốn sách mới, hay để thu hút sự tò mò của bạn đọc.
	- Giới thiệu sơ lược từng mảng sách hiện đang trưng bày trên sân khấu để bạn đọc biết để họ cảm nhận được tác dụng của từng mảng sách đó giúp ích cho ai, đối tượng nào để họ tìm đọc. Hướng dẫn cho họ cách tìm từng tài liệu trong thư viện để họ cảm thấy thoải mái và có động lực.
* Tham quan triển lãm sách (Tất cả mọi người)
Vì là trường tiểu học nên các em học sinh còn rất nhỏ, nhất là học sinh lớp 1, lớp 2 các em chưa nhận biết được cách lựa chọn và tìm tài liệu như thể nào để phù hợp với mình. Nên cán bộ thư viện và các thành viên cộng tác viên phải hướng dẫn cụ thể cho các em biết khối 1, 2 nên tham quan mảng sách nào cho phù hợp với mình. Ví dụ học sinh lớp 1, 2 các em tham quan mảng sách thiếu nhi mảng truyện tranh chữ to, tranh nhiều hoặc báo măng non, còn học sinh lớp 3,4,5 các em tham quan tất cả các mảng sách có trên sân khấu để các em thấy được tầm quan trọng các các mảng sách để tiện theo dõi và mượn đọc. hướng dẫn kỹ cho học sinh lớp 5 để các em tham quan mảng sách tham khảo để phục vụ cho vệc thi cuối cấp đạt kết quả cao. Còn cán bộ và giáo viên trú trọng mảng sách pháp luật các văn bản hướng dẫn mới nhất liên quan đến công tác giáo dục và và chế độ sửa đổi hiện hành, những tác phẩm tiêu biểu đạt giải các cuộc thi. Gương người tôt việc tốt, tấm gương tiêu biểu đời thường, sáng kiến kinh nghiệm đạt giải, chuyên đề các lĩnh vực 
* Thi kể chuyện theo sách (H/S các lớp)
Trong khi tham quan cán bộ thư viện, đội công tác viên hướng dẫn cho các em cách tranh thủ đọc ghi nhớ, đọc lướt, đọc tóm tắt các tác phẩm mà các em yêu thích, phát động và khuyến khích các lớp tham gia thi kể chuyện theo sách mỗi lớp đại diện 1 em có phần thưởng để động viên tinh thần (lấy khoảng 4 - 5 em), động viên tinh thần em nào thi tốt có phần thưởng là cuốn vở và cây bút, em nào thi chưa tốt cũng có thưởng 1 cuốn vở để khuyến khích thúc đẩy các em có ý thức và động lực tự nguyện tham gia các hoạt động của thư viện đề ra làm tốt phong trào đọc sách trong toàn trường. Đồng thời phát hiện tạo nguồn bồi dưỡng thêm các em học sinh có năng khiếu kể chuyện tạo nguồn cho các em đi thi kể chuyện các cấp theo định kỳ hàng năm.	
* Quyên góp và ủng hộ sách (GV, HS)
	Cuối cùng là chương trình quyên góp sách ủng hộ cho thư viện như đã có kế hoạch và thông báo chuẩn bị từ trước. Các lớp tổng hợp số sách tài liệu theo lớp (lập danh sách theo dõi đưa vào thi đua cuối năm) đại diện một số em lên ủng hộ ghi cụ thể số lượng theo từng lớp nộp cho thư ký tổng hợp. Thông báo kết quả ủng hộ của từng lớp để theo dõi đưa vào thi đua của đội.
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 
Để tạo được sân chơi Ngày hội đọc sách tại trường được các thành viên trong nhà trường quan tâm và ủng hộ hết mình thì trước hết, Cán bộ thư viện phải hiểu biết và khẳng định công việc chính của mình là làm gì, phải làm sao và làm như thế nào để thu hút tất cả các thành viên trong nhà trường đều đồng tình tham gia.
Cán bộ thư viện phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng trình tự các bước, phân công công việc cho các thành viên ai làm gì, bộ phận nào chịu trách nhiệm mảng nào, phần thưởng là gì xin kinh phí từ đâu, bao nhiêu phải tham mưu xin ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường.
Các giải pháp phải gắn liền với nhau theo trình tự các bước. Bài diễn văn khai mạc phải diễn tả được tầm quan trọng của sách và người sử dụng sách, dẫn dắt người đọc để họ lạc vào thế giới của sách và họ muốn tìm ngay vào để được tìm tòi khám phá. Tiếp đến các tiết mục văn nghệ chào mừng phải thật sự sôi động vui tươi để họ muốn có lần sau để thưởng thức. Tiếp đó lại đưa họ vào một bài giới thiệu sách như ru lòng người để họ có cảm giác muốn tìm ngay đến thư viện để tìm đọc, tiếp tục giới thiệu sơ lược các mảng sách trưng bày sẵn có để các em háo hức muốn được lên khám phá ngay những mảng sách mà mình yêu thích. Thư giãn khoảng 30 phút được trải nghiệm và khám phá các em bắt đầu chuẩn bị cho mình những mẩu chuyện mà các em cho là yêu thích nhất để kể cho toàn trường nghe. Và cuối cùng khi các em thi kể chuyện xong sẽ được nghe những lời nhận xét, đánh giá bạn nào kể tốt, bạn nào có giọng hay, bạn nào ghi nhớ tốt sẽ được nhận phần thưởng và xét thi đua cho lớp. Cuối cùng là phần kêu gọi quyên góp ủng hộ sách, tài liệu cho thư viện để tăng thêm đầu sách hàng năm.
	Bởi vậy các mối quan hệ đó chúng luôn có quan hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ cho nhau không thể thiếu một trong các yếu tố đó. Nếu thiếu một trong các yếu tố đó thì không thể tổ chức thành công “Ngày hội đọc sách tại trường tiểu học Phan Bội Châu”.
d ) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
* Kết quả khảo nghiệm:
- Cụ thể những năm trước khi chưa tổ chức Ngày hội đọc sách, các em chưa ý thức và biết được tầm quan trọng của sách, các em đến thư viện tìm đọc rất ít và đến với tâm thế như bắt buộc.
- Từ sau khi tổ chức Ngày hội đọc sách các em được thực tế trải nghiệm các hoạt động của ngày hội đọc sách, được nghe bài diễn văn khai mạc nói lên tầm quan trọng của sách, nếu không đọc sách thì không có tri thức ..., được nghe những mẩu chuyện các bạn kể, được tham quan, đọc chiêm ngưỡng những gian hàng sách, được tự tay ủng hộ sách cho thư viện góp 1 quyển sách để đọc được nhiều sách hay... Đến nay thư viện nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ giáo viên và học sinh. Số lượt bạn đọc tại chỗ là gần 90% học sinh toàn trường. So cùng kỳ năm trước tăng trung bình số lượng bạn đọc tăng lên đáng kể lượng sách được lưu thông thường xuyên, sách được quyên góp ủng hộ cũng tăng lên năm sau cao hơn năm trước.
KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN
BẠN ĐỌC ĐẾN THƯ VIỆN ĐỌC SÁCH
NĂM HỌC
2015 - 2016
NĂM HỌC
2016 - 2017
Học sinh
70%
90 - 100%
CB, GV, NV
80%
100%
* Giá trị khoa học: 
	- Phong trào đọc sách trong nhà trường được cải thiện rõ rệt.
	- Các em đọc sách với niềm say mê, tự nguyện không cần giáo viên nhắc nhở như trước.
	- Chất lượng giáo dục hai mặt của nhà trường ngày càng được nâng lên các em đi tham gia học sinh giỏi các cấp đạt kết quả cao tăng lên trông thấy so với các năm trước.
- Toàn trường đoàn kết thân thiện. Học sinh đến trường tham gia các hoạt động của Thư viện với niềm vui thật sự.
Thu hút được các em tới đọc sách với tinh thần tự giác. Tạo cho các em hứng thú trong hoạt động Thư viện. Rèn luyện cho các em kỹ năng đọc và giao tiếp với bạn bè, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
Đảm bảo an toàn giao thông vì trong giờ ra chơi các em quây quần đọc truyện không chạy ra đường. Ngoài việc hoạt động cho Thư viện,

Tài liệu đính kèm:

  • docth_85_4921_2021958.doc