Đề tài Nâng cao hiệu quả của tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh khối 9

Đề tài Nâng cao hiệu quả của tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh khối 9

Có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến kết quả các tiết hoạt động giáo dục NGLL chưa cao và chưa mang ý nghĩa giáo dục lớn như:

Nhiều giáo viên chưa quan tâm chú trọng đến tiết hoạt động giáo dục NGLL tổ chức tại lớp.

Giáo viên còn lúng túng trong việc xây dựng những giáo án cho các tiết hoạt động giáo dục NGLL hợp lý.

Các cách thức tổ chức các hoạt động trong tiết hoạt động giáo dục NGLL tại lớp chưa thu hút được hết các đối tượng HS. Nhiều em còn rụt rè, thiếu hoà đồng với các bạn trong lớp khi tham gia các hoạt động đặc biệt là các em HS dân tộc thiểu số.

Tại các buổi sinh hoạt hoạt động giáo dục NGLL do Liên đội tổ chức trong phạm vi toàn trường đa số tại các lớp đều chọn ra một số học sinh sôi nổi, nhiệt tình để tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, kể chuyện do Liên đội tổ chức nhân các chủ điểm lớn. Còn lại đa số các bạn học sinh khác không quan tâm tới các hoạt động này hoặc chỉ đóng vai trò mờ nhạt là khán giả, cổ động viên.

 

doc 26 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 3591Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nâng cao hiệu quả của tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân tôi đưa ra biện pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả của tiết hoạt động giáo dục NGLL sao cho thật hiệu quả, bổ ích và có ý nghĩa với các em học sinh khối 9.
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
Khuôn khổ nghiên cứu là biện pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả của tiết hoạt động giáo dục NGLL.
Đối tượng khảo sát là học sinh khối 9 trường THCS Lê Quý Đôn - Huyện Krông Ana - Tỉnh Đắk Lắk.
Thời gian nghiên cứu năm học 2015 - 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi đã chọn các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Điều tra, khảo sát về việc học sinh thích hay không việc tham gia tiết biện pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục NGLL trước và sau khi áp dụng đề tài. 
Phương pháp thống kê thực tiễn: Lập bảng thống kê khảo sát niềm yêu thích tham gia tiết HĐNGLL trước và sau khi áp dụng đề tài.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tài liệu có liên quan tới tiết biện pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục NGLL.
Thực nghiệm thực tế: Tổ chức thực nghiệm các tiết biện pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục NGLL theo phương pháp viết trong đề tài.
Phương pháp tổng kết giáo dục: Đánh giá kết quả đạt được và mức độ yêu thích tham gia tiết biện pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục NGLL của học sinh sau khi cho thử nghiệm các tiết HĐNGLL theo phương pháp viết trong đề tài.
Phương pháp trò chuyện, đàm thoại: Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp tổ chức tiết biện pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục NGLL của đồng nghiệp. Quan sát thái độ hoạt động của học sinh cũng như sự hứng thú của các em khi tham gia tiết biện pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục NGLL.
Phương pháp tổng hợp kết quả, viết báo cáo sáng kiến kinh nghiệm.
II/ PHẦN NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
	Khái niệm Hoạt động giáo dục NGLL: (theo Luật giáo dục)
	Hoạt động giáo dục NGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục ở trường phổ thông. Đó là những hoạt động đuợc tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa trên lớp. hoạt động giáo dục NGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực hành, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin ở học sinh. Hoạt động giáo dục NGLL là con đường quan trọng hình thành và phát triển nhân cách cho các em. 
	Vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục NGLL
	 Hoạt động giáo dục NGLL có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong hoạt động giáo dục.
	Là môn học bắt buộc được qui định trong kế hoạch giáo dục ở trường phổ thông nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.
 	Là một bộ phận hữu cơ của hệ thống hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. Nếu tổ chức có hiệu quả, Hoạt động giáo dục NGLL sẽ giúp gắn liền nhà trường với đời sống xã hội, góp phần phát huy vai trò của các lực lượng giáo dục trong nhiệm vụ giáo dục.
        Quá trình giáo dục không những được thực hiện qua các hoạt động giáo dục trên lớp mà còn qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Để nâng cao hiệu quả của tiết hoạt động giáo dục NGLL đạt hiệu quả thì GVCN phải nắm vững các văn bản hướng dẫn liên quan đến hoạt động giáo dục NGLL làm cơ sở lý luận trong những tình huống sư phạm xảy ra trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục NGLL. 
GVCN cần nắm vững tác dụng của tiết học đối với thực tế công tác giáo dục, cụ thể: hoạt động giáo dục NGLL ở trường THCS nhằm giúp học sinh: củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm học tập, sinh hoạt tập thể của học sinh.
Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản phù hợp lứa tuổi THCS như: kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kĩ năng quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kĩ năng tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội.
Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên, xã hội hướng tới mục tiêu: chân, thiện, mĩ.
GVCN còn cần phải nắm vững các chủ điểm sinh hoạt của 9 tháng trong năm học theo quy định để có thể xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL theo từng chủ điểm của tháng.
GVCN cũng cần trang bị cho mình một số cách thức tổ chức trò chơi tập thể để có thể tổ chức cho các em chơi trong các tiết hoạt động giáo dục NGLL giúp các em rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, tăng cường sự đoàn kết, gắn bó trong tập thể lớp, để các em có thể có những giây phút vui chơi thoải mái sau một tuần học tập vất vả, căng thẳng.
2. Thực trạng:
Để có sự nhìn nhận tổng thể về các tiết hoạt động giáo dục NGLL mà các em đã học trong các năm học trước tôi đã tiến hành khảo sát ban đầu với học sinh lớp 9B trường THCS Lê Quý Đôn khi chưa thực hiện đề tài với phiếu thăm dò: 
PHIẾU THĂM DÒ
STT
Câu hỏi
Có
Không
Câu 1
Qua các tiết hoạt động giáo dục NGLL được tổ chức tại lớp mà các em đã học thì hình thức tổ chức có phong phú và đa dạng không?
10
25
Câu 2
Các em có được tự đóng vai khi thực hiện các tiết hoạt động giáo dục NGLL không?
4
31
Câu 3
Em thích tham gia tiết HĐNGLL hay không ?
9
26
Từ những kết quả ban đầu trên cùng với việc trao đổi, nắm bắt thông tin từ học sinh tôi thấy có những điểm thuận lợi và khó khăn sau:
2.1. Thuận lợi - khó khăn:
Thuận lợi: 
Ban giám hiệu trường THCS Lê Quý Đôn đã quan tâm, chỉ đạo và lên kế hoạch, phân phối chương trình cụ thể cho tiết hoạt động giáo dục NGLL của từng khối lớp và của toàn trường với nhiệm vụ được phân công cụ thể, chi tiết.
GVCN đã tiến hành tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL theo đúng chủ điểm đã đề ra. 
Khó khăn: 
Học sinh chưa có sự hứng thú khi tham gia các hoạt động giáo dục NGLL tại lớp, chưa được đóng vai trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục NGLL tại lớp mà chỉ có những cán sự lớp mới tham gia điều hành tiết hoạt động giáo dục NGLL.
Hình thức tổ chức các tiết hoạt động giáo dục NGLL chư phong phú và đa dạng nên việc tổ chức thực hiện các tiết hoạt động giáo dục NGLL tại các lớp chưa đạt được hiệu quả cao.
2.2. Thành công, hạn chế:
Thành công: Nhiều năm liền nhà trường luôn duy trì và tố chức tốt các tiết hoạt động giáo dục NGLL với phạm vi từng lớp, từng khối và toàn trường.
Hạn chế: Mặc dù hoạt động giáo dục NGLL vẫn luôn được duy trì và thực hiện nhưng kết quả đạt được trong việc giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, thái độ và vận dụng các kiến thức đã học vào hoạt động còn chưa cao nhất là các tiết hoạt động giáo dục NGLL trong phạm vi từng lớp.
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu:
Mặt mạnh: Trong các hoạt động giáo dục NGLL phạm vi toàn trường, Liên đội đã phối hợp với các đoàn thể khác trong nhà trường đề ra những nội dung sinh hoạt hay, phong phú, tạo không khí sôi nổi trong nhà trường, mang ý nghĩa giáo dục lớn cho học sinh.
Mặt yếu: Tuy nhiên, các buổi hoạt động giáo dục NGLL tại lớp vẫn chưa thu hút hết sự quan tâm và tham gia của tất cả các em học sinh. 
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: 
Có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến kết quả các tiết hoạt động giáo dục NGLL chưa cao và chưa mang ý nghĩa giáo dục lớn như:
Nhiều giáo viên chưa quan tâm chú trọng đến tiết hoạt động giáo dục NGLL tổ chức tại lớp. 
Giáo viên còn lúng túng trong việc xây dựng những giáo án cho các tiết hoạt động giáo dục NGLL hợp lý.
Các cách thức tổ chức các hoạt động trong tiết hoạt động giáo dục NGLL tại lớp chưa thu hút được hết các đối tượng HS. Nhiều em còn rụt rè, thiếu hoà đồng với các bạn trong lớp khi tham gia các hoạt động đặc biệt là các em HS dân tộc thiểu số.
Tại các buổi sinh hoạt hoạt động giáo dục NGLL do Liên đội tổ chức trong phạm vi toàn trường đa số tại các lớp đều chọn ra một số học sinh sôi nổi, nhiệt tình để tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, kể chuyện  do Liên đội tổ chức nhân các chủ điểm lớn. Còn lại đa số các bạn học sinh khác không quan tâm tới các hoạt động này hoặc chỉ đóng vai trò mờ nhạt là khán giả, cổ động viên. 
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng: 
Sau khi nắm bắt sơ bộ được những thuận lợi, thành công, mặt mạnh cũng như những khó khăn, hạn chế và mặt yếu của thực trạng tiết hoạt động giáo dục NGLL tại lớp của trường THCS Lê Quý Đôn. Tôi đã đi sâu vào tìm hiểu, khảo sát thực tế học sinh để tìm hiểu rõ ràng hơn nguyên nhân của thực trạng.
Sau khi tổng hợp nhận được kết quả bao gồm các lý do như nội dung sinh hoạt chưa phong phú, nhàm chán. Giáo viên nói nhiều, như thuyết trình, các em không nắm bắt hết được vấn đề. Các bạn đa số thụ động lắng nghe, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số. Các em ngại tham gia ý kiến khi giáo viên hỏi.
Nhiều học sinh còn thụ động, chưa hăng hái phát biểu ý kiến, chưa thẳng thắn trong trình bày quan điểm của bản thân, chưa chủ động thể hiện mình trước đám đông.
Từ kết quả trên, bản thân đã quyết định tìm tòi, viết và thực nghiệm một kế hoạch xây dựng cho các tiết hoạt động giáo dục NGLL trong một năm học với một cách làm mới mong muốn mang lại cho các em HS một tiết hoạt động giáo dục NGLL thật hiệu quả, phát huy được tính tự giác, chủ động của các em đồng thời mang nhiều ý nghĩa giáo dục cho HS.
3. Giải pháp, biện pháp:
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục NGLL tại các lớp góp phần giáo dục đạo đức, hoàn thiện nhân cách học sinh, đồng thời bổ sung những kiến thức mà các em không được tiếp thu ở sách vở từ đó giúp các em phát triển toàn diện.
Thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục NGLL của nhà trường, tôi xây dựng các nội dung và hình thức tổ chức cho các tiết hoạt động giáo dục NGLL ở lớp 9 trong 1 tháng của năm học 2015 - 2016 với một hệ thống các hoạt động khác nhau phù hợp với nội dung chủ điểm sinh hoạt của tháng nhằm thu hút sự quan tâm của tập thể học sinh, giúp các em tự tin thể hiện chính kiến, quan điểm của bản thân mình trong các chủ đề cần thảo luận, trao đổi.
Giúp các em học sinh tự chủ trong học tập, tự xây dựng kịch bản và cùng nhau tổ chức tiết hoạt động giáo dục NGLL của lớp mình dưới sự giám sát của GVCN.
Giúp các em học sinh rèn luyện những kỹ năng sống đã được học trong các bộ môn cũng như trau dồi thêm một số kỹ năng căn bản khác qua các tiết hoạt động giáo dục NGLL. 
3.2. Nội dung, cách thức thực hiện của giải pháp, biện pháp:
 Để thực hiện tốt các tiết hoạt động giáo dục NGLL thì việc xây dựng các nội dung và hình thức tổ chức rất quan trọng, theo phân phối chương trình hoạt động giáo dục NGLL của trường THCS Lê Quý Đôn, mỗi tháng có 2 tiết hoạt động giáo dục NGLL tổ chức tại lớp trong đề tài này tôi xây dựng theo chủ điểm của tháng 09 cụ thể như sau:
3.2. 1. Tuần 1 tháng 9: Chủ điểm “Truyền thống nhà trường”
* Mục tiêu tiết HĐNGLL tuần 1 tháng 9:
- Kiến thức: Học sinh nắm được nhiệm vụ của học sinh cuối cấp THCS.
- Kỹ năng: Rèn luyện cho HS tính tự chủ trong học tập nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm. 
- Thái độ: Các em ý thức được nhiệm vụ của HS cuối cấp THCS từ đó có ý thức phấn đấu, rèn luyện bản thân mình theo những nhiệm vụ đã đặt ra để có thể hoàn thành chương trình cấp THCS đạt kết quả tốt nhất.
*Chuẩn bị: 
Giáo viên: 
Chuẩn bị các câu hỏi nhiệm vụ của HS cuối cấp, bảng phụ ghi nhiệm vụ của HS cuối cấp. 
MỘT SỐ CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1: Theo Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, bạn thấy mình có những quyền nào?
Câu 2: Trong năm học cuối cấp này, bạn phải thực hiện tốt những nhiệm vụ nào? (nêu những nội dung chủ yếu của nhiệm vụ năm học - liên hệ với những yêu cầu cụ thể đối với học sinh cuối cấp THCS)
Câu 3: Việc thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh lớp cuối cấp có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào?
Dự kiến câu trả lời: 
Câu 1: Quyền trẻ em
a. Nhóm quyền được sống: Là nhóm quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe.
b. Nhóm quyền được bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đói xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại...
c. Nhóm quyền được phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật...
d. Nhóm quyền được tham gia: Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình...
Câu 2: Nhiệm vụ của học sinh cuối cấp
Phải hoàn thành chương trình môn học có kết quả tốt.
Phải đỗ tốt nghiệp THCS và vảo THPT.
Phải rèn luyện đạo đức tốt.
Câu 3: Việc thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh lớp cuối cấp có ý nghĩa và tầm quan trọng như
Làm cho mỗi học sinh đều có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện.
Có kiến thức vững vàng để thi tuyển sinh đạt kết quả cao
Là điều kiện quan trọng giúp học sinh rèn luyện đạo đức và hình thành lối sống tích cực.
Xây dựng và phát huy các truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
Xứng đáng là lớp đàn anh, làm gương tốt cho hs các lớp dưới noi theo.
Đáp ứng được yêu cầu giáo dục của nhà trường và lòng mong mỏi của thầy cô và cha mẹ..
Học sinh: 
Tìm hiểu các quyền của trẻ em, nhiệm vụ của học sinh cuối cấp và ý nghĩa của các nhiệm vụ đó.
Mỗi tổ chuẩn bị một bài hát có từ “trường”.
Phân chia các tổ hợp lý (có nam, nữ, dân tộc thiểu số).
* Cụ thể các hoạt động:
Hoạt 
động
Trong khoảng thời gian
Nội dung
1
10 phút
- GVCN giới thiệu đề tài thảo luận trong tiết hoạt động giáo dục NGLL tuần này. Triển khai cách thức thực hiện cho HS dưới dạng trò chơi “Tiếp sức” như sau:
Chia lớp thành 4 đội tương ứng với 4 tổ, đầu tiên mỗi tổ tự thảo luận với nhau về “nhiệm vụ của HS cuối cấp THCS”. Sau khi hết thời gian thảo luận, 4 đội xếp thành 4 hàng dọc, khi nghe hiệu lệnh của GVCN, lần lượt các bạn trong đội lên bảng viết 1 nhiệm vụ của HS cuối cấp THCS tại phần bảng của đội mình. Trong vòng 5 phút đội nào viết xong trước và đầy đủ hơn thì được nhiều điểm hơn. 
2
10 phút
- Các đội thảo luận về “nhiệm vụ của HS cuối cấp THCS” và phân công các bạn theo thứ tự lên bảng ghi từng nhiệm vụ.
3
5 phút
- Các đội tham gia trò chơi tiếp sức theo luật mà GVCN đã triển khai.
4
10 phút
- GVCN cùng các đội xem lại nhiệm vụ của HS cuối cấp các đội đã ghi. 
- GVCN nhận xét, cho điểm mỗi đội vào bảng điểm nhóm (Bảng này được dán tại lớp để tổng hợp điểm của các đội qua các tiết hoạt động giáo dục NGLL, theo học kỳ sẽ tổng hợp và phát thưởng cho đội nào có điểm cao nhất nhằm nâng cao tính thi đua giữa các tổ, đội).
5
10 phút
- GVCN treo bảng phụ nhiệm vụ của HS cuối cấp (có thể bổ sung thêm những nhiệm vụ mà các đội đưa ra không có trong bảng GV chuẩn bị sẵn).
- GVCN nhắc nhở HS thực hiện theo nhiệm vụ của HS cuối cấp THCS. Bảng nhiệm vụ này sẽ được dán ở lớp cho các em thực hiện.
- Văn nghệ: Giới thiệu các tiết mục văn nghệ của các các nhân và tập thể.
- GV nhắc nhở kế hoạch tiết hoạt động giáo dục NGLL tuần 2 tháng 9.
(Khoảng thời gian cho mỗi hoạt động mang tính chất ước lượng để GV chủ động hơn, có thể tăng thêm thời gian hoạt động này, bớt đi thời gian hoạt dộng khác tuỳ thuộc nội dung bên trong mỗi hoạt động).
Vì đây là hoạt động đầu tiên nên giáo viên sẽ chủ động hướng dẫn để học sinh làm quyen với cách sinh hoạt mới.
	Trong quá trình tổ chức hoạt động này sẽ giúp cho tất cả các học sinh đều tham gia vào thảo luận, phát huy khả năng nhận thức, tính chủ động của các em học sinh.
	Qua đó học sinh sẽ cảm thấy hứng thú trong việc tham gia các hoạt động giáo dục NGLL.
	Cái quan trọng nhất của hoạt động này là giáo viên phải làm cho tất cả học sinh tham gia vào hoạt động một cách chủ động chứ không mang tính thụ động. Tạo cho học sinh thấy được rằng ngoài việc học văn hóa thì các em còn phải tham gia vào các hoạt động giáo dục khác. Để rèn luyện nhân cách của một con người. 
3.2.2. Tuần 2 tháng 9: Chủ điểm “Truyền thống nhà trường”
* Mục tiêu tiết HĐNGLL tuần 2 tháng 9:
- Kiến thức: Thi viết, vẽ ca ngợi truyền thống của trường.
- Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kỹ năng vẽ tranh, rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, thuyết trình, kỹ năng tự học tại nhà.
- Thái độ: Các em thêm yêu mến ngôi trường mà các em đang theo học, từ đó có ý thức bảo vệ tài sản nhà trường, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, chăm ngoan, học giỏi xứng đáng là học sinh trường THCS Lê Quý Đôn.
*Chuẩn bị: 
- GV: Chấm điểm các nhóm.
- HS: Các tổ chuẩn bị tranh vẽ và bản thuyết trình về bức tranh mang ý nghĩa ca ngợi truyền thống nhà trường ở nhà.
* Cụ thể các hoạt động:
Hoạt 
động
Trong khoảng thời gian
Nội dung
1
10 phút
- Bạn lớp trưởng giới thiệu nội dung tiết hoạt động giáo dục NGLL tuần này. 
- Triển khai cách thức thực hiện cho học sinh dưới dạng cuộc thi “triển lãm tranh chủ đề TRƯỜNG TÔI” như sau:
- Chia lớp thành 4 đội tương ứng với 4 tổ (như đã phân công ở các tuần trước), lần lượt các đội theo thứ tự bốc thăm lên treo tranh của đội mình đã vẽ sẵn ở nhà trên khổ giấy A3 và cử đại diện lên thuyết trình về bức tranh và tình cảm yêu mến, tự hào của các em về ngôi trường của mình. 
- Đội nào có bức tranh đẹp, ý nghĩa và lời thuyết trình hay hơn sẽ giành điểm số cao hơn. 
2
28 phút
- Lần lượt các đội theo thứ tự bốc thăm lên thể hiện phần thi của đội mình.
Sản phẩm vẽ về “ Trường tôi” của các tổ: 
Chủ đề: Mái trường của em
Chủ đề: Giờ ra chơi của trường em
- GVCN chỉ đóng vai trò là giám khảo.
3
7 phút
- GVCN nhận xét, cho điểm mỗi đội vào bảng điểm 
- GVCN cho HS treo các bức tranh lên góc truyền thống của lớp để làm kỷ niệm. Giáo dục HS không ngừng học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS của nhà trường và góp phần làm rạng danh thêm cho ngôi trường mến yêu của mình.
- GV nhắc nhở kế hoạch tiết hoạt động giáo dục NGLL tuần 1 tháng 10.
Để thực hiện hoạt động này thì việc phân công chuẩn bị là rất quan trọng bởi vì nếu không có sự chuẩn bị tốt thì sẽ không thực hiện được hoạt động này.
Các nhóm sẽ vẽ tranh và chuẩn bị bài thuyết trình ở nhà như vậy thông qua hoạt động này giáo viên đã tích hợp được môn ngữ văn, giúp các em viết văn có cảm xúc và giàu trí tưởng tượng hơn.
Như vậy để thực hiện tốt tiết hoạt động giáo dục NGLL tại lớp thì giáo viên chủ nhiệm cần phải thực hiện những vấn đề sau: 
Sự có mặt của hoạt động giáo dục NGLL trong kế hoạch giáo dục của trường THCS là rất cần thiết. Tuy nhiên để tổ chức được một hoạt động giáo dục NGLL đến nơi đến chốn đòi hỏi GVCN cần nhiều thời gian và công sức. 
Để có một tiết hoạt động giáo dục NGLL tốt thì GVCN phải là người chủ động sáng tạo trong việc chuẩn bị nội dung và hình thức tổ chức, không xem nhẹ tiết hoạt động giáo dục NGLL, không tổ chức hời hợt cho có mà phải thực sự tâm huyết với hoạt động giáo dục NGLL, thường xuyên tìm tòi đổi mới hình thức tổ chức để lôi kéo các học sinh tham gia một cách tích cực nhất.
Hiện nay, giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức hoạt động giáo dục NGLL, chủ đề hoạt động giáo dục NGLL đa dạng và phong phú, đòi hỏi ở giáo viên có năng lực thích hợp mà không phải ai cũng có ngay được mà phải qua quá trình rèn luyện, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
Theo ý kiến của đa số học sinh, các em luôn mong muốn được hoạt động nhiều hơn và với vai trò “diễn viên”. Nên GVCN cần phải định hướng theo hướng nay không làm thay các em, mà chỉ là người cố vấn để các em tự tổ chức một hoạt động giáo dục NGLL, lâu dần các em sẽ quyen và thực hiện thành thạo.
Tuy nhiên, hoạt động giáo dục NGLL hiện nay chưa được các em thích. Do vậy, tôi cho rằng cần có thêm những nghiên cứu về hoạt động giáo dục NGLL nhằm nâng cao chất lượng và tính hiệu quả của hoạt động này. hoạt động giáo dục NGLL có trở thành gần gũi, hấp dẫn và phù hợp với học sinh thì mới cuốn hút được sự tham gia chủ động của các em, mới phát huy tốt được tác dụng giáo dục của nó.
Khi tổ chức hoạt động giáo dục NGLL thì mỗi giáo viên có một hình thức tổ chức khác nhau nhưng cần phải đảm bảo nội dung, hình 

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_7_3764_2010902.doc