Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh Lớp 9

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lí luận

Trong bộ Sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành, phân môn Tập làm văn được

biên soạn trên cơ sở vận dụng lí thuyết văn bản, nên việc dạy và học phân môn

này đã có những bước tiến đáng kể. Trong đó, việc dạy Tập làm văn đã rất chú

trọng dạy tạo lập đoạn văn, bởi vì nó là một bộ phận của toàn văn bản. Một văn

bản được tạo thành từ nhiều đoạn văn, do đó học sinh sẽ không thể thực sự viết

được một bài văn nếu trước hết không tập trung viết từng đoạn cho tốt.

Dạng văn nghị luận các em cũng được học từ lớp 7 với các bài khái quát

về đặc điểm văn nghị luận, phép lập luận chứng minh, giải thích. Lớp 8 học tiếp

văn nghị luận, về cách nói và viết bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm,

tự sự và miêu tả. Ở lớp 9 đã có sự kế thừa, nâng cao kiến thức về văn nghị luận.

Văn nghị luận thực chất là văn bản thuyết lí, nhằm phát biểu các nhận định, tư

tưởng, suy nghĩ, quan điểm, thái độ, thuyết phục mọi người tin theo mà có thái

độ, hành động đúng trước một vấn đề đặt ra. Do đó, muốn làm văn nghị luận tốt,

người ta phải có quan điểm, chủ kiến rõ ràng. Đó là những quan điểm, chủ kiến

tích cực, phỉa hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống cộng

đồng thì mới có ý nghĩa. Trong chương trình lớp 9, các em học văn nghị luận xã

hội (nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư

tưởng đạo lí) và nghị luận văn học (nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn

trích, nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ). Nghị luận văn học đòi hỏi học sinh

phải trình bày được những nhận xét và đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện,

cốt truyện, tính cách nhân vật hoặc cảm thụ, nhận xét, đánh giá về cái hay, cái

đẹp của một đoạn thơ hoặc bài thơ. Thông thường, những nhận xét đánh giá này

được trình bày thành luận điểm khái quát cho toàn bài, sau đó phải phân tích

luận điểm khái quát đó thành các luận điểm cụ thể hơn tương ứng với các đoạn

văn. Bởi vậy nếu không có kĩ năng viết đoạn văn thì bài văn của các em rất dễ

rơi vào rơi rạc, lan man, thiếu tính lô-gic, hệ thống.

pdf 30 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1189Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 10 – 12 câu) nêu cảm nhận của em về 
đoạn thơ sau: 
 “Mọc giữa dòng sông xanh 
 Một bông hoa tím biếc 
 Ơi con chim chiền chiện 
 Hót chi mà vang trời 
 Từng giọt long lanh rơi 
 Tôi đưa tay tôi hứng” 
 (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) 
Với dạng đề này, học sinh phải nắm được nội dung của đoạn trích, những 
thông tin ban đầu về đoạn trích như tác giả, tác phẩm để khái quát thành câu chủ 
đề. => Câu chủ đề có thể viết: “Trong khổ thơ đầu của bài thơ Mùa xuân nho 
nhỏ, chỉ bằng vài nét chấm phá, Thanh Hải đã thể hiện cảm xúc say sưa, ngây 
ngất của mình trước mùa xuân của đất trời.” 
- Đề 2 : Cho câu thơ sau: 
“Bỗng nhận ra hương ổi” 
Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
10/26
a. Chép thuộc 3 câu thơ tiếp để hoàn thiện khổ thơ. 
b. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên. 
=> Câu chủ đề có thể viết: “Trong khổ thơ đầu của bài thơ Sang thu, tác 
giả đã cho ta thấy những cảm nhận tinh tế trước những tín hiệu thu sang ở 
không gian gần và hẹp.” 
 * Dạng 2: Đề cho sẵn câu chủ đề: 
Đề 1: Từ câu chủ đề sau: “Bức tranh mùa xuân hiện ra trong khổ thơ đầu 
bài thơ Mùa xuân nho nhỏ thật sinh động, tươi đẹp, tràn đầy sức sống và cảm 
xúc”. Hãy viết tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạn văn theo cách 
Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp. 
Đề 2: Viết khoảng 10 câu văn nối tiếp câu mở đoạn sau để hoàn thành 
một đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp: 
“Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Kiều hiện lên là người con 
gái thuỷ chung, hiếu thảo, vị tha.” 
- Nhìn chung, với những dạng đề này, ta không phải viết câu chủ đề, chỉ 
việc phát triển ý, trình bày thành các câu phát triển để làm sáng rõ câu chủ đề 
trên. 
* Dạng 3: Đề yêu cầu sửa một câu có lỗi thành câu đúng và dùng câu đó 
làm câu chủ đề. 
- Đề 1: Khi viết đoạn văn phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: 
“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, một bạn học sinh đã viết 
câu mở đoạn như sau: 
“Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm:“Chuyện người con gái Nam 
Xương” của Nguyễn Dữ vừa là người phụ nữ thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp lại 
là người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng, là người vợ thuỷ chung với chồng, là 
người mẹ hiền của con chồng”. 
 Chỉ ra các lỗi trong câu văn trên? Hãy viết câu văn sau khi đã sửa lại cho đúng ? 
- Đề 2: 
 a. Chép lại câu viết dưới đây, sau khi đã sửa hết các lỗi chính tả, ngữ pháp: 
"Trong truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê bằng những 
nét đặc xắc trong cách miêu tả nhân vật và cách kể truyện đã làm nổi bật tâm 
hồn trong sáng, dũng cảm vượt khó khăn gian khổ, hi sinh lạc quan trong cuộc 
sống chiến đấu của những cô gái thanh niên sung phong trên tuyến đường 
Trường Sơn". 
b. Dùng câu văn đă sửa trên làm phần mở đoạn viết tiếp 8 - 10 câu, phần 
kết đoạn là một câu cảm thán. 
Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
11/26
- Với các đề trên, ta phải đọc kĩ câu văn đã cho để tìm được các lỗi chính 
tả và lỗi ngữ pháp, sau đó sửa lại cho đúng để sử dụng câu đó làm câu chủ đề. 
Dạng 4: Đề có phần dẫn ý, dựa vào đó ta có thể xác định được câu chủ đề. 
- Đề 1: Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn 
Dữ đã sáng tạo chi tiết cái bóng trên tường rất đặc sắc. Hãy viết đoạn văn 
khoảng 10 câu theo lối diễn dịch trình bày cảm nhận của em về chi tiết đó. 
- Đề 2: Nhận xét về đoạn kết trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam 
Xương” của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng đó là một kết thúc có hậu, lại có ý 
kiến cho rằng đó là kết thúc không có hậu. 
 Hãy viết đoạn văn khoảng 15 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này. 
- Với đề 1: Dựa vào phần dẫn ý của đề, ta có thể viết câu chủ đề: “Trong 
tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã sáng tạo chi tiết 
cái bóng trên tường rất đặc sắc”. 
- Với đề 2: Ta có thể viết câu chủ đề: “Nhận xét về đoạn kết trong tác 
phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng 
đó là một kết thúc có hậu, lại có ý kiến cho rằng đó là kết thúc không có hậu”. 
Hoặc Kết thúc tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”của Nguyễn 
Dữ là một kết thúc vừa có hậu lại vừa không có hậu”. 
Bước 3: Hướng dẫn học sinh tìm ý cho đoạn văn. 
Khi đã xác định được câu chủ đề của đoạn văn, cần vận dụng các kiến 
thức đã học có liên quan để phát triển chủ đề đó thành các ý cụ thể, chi tiết. Nếu 
bỏ qua thao tác này, đoạn văn dễ rơi vào tình trạng lủng củng, quẩn ý. 
Ví dụ: Với đề bài: Viết đoạn văn diễn dịch từ 8 đến 10 câu, phân tích 4 
câu thơ đầu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. 
 Cần xác định các ý: 
 - Bốn câu thơ đầu là cảm nhận tinh tế, bất ngờ của nhà thơ trước những tín 
hiệu thu về ở không gian gần và hẹp. 
- Cảm nhận bằng khứu giác và xúc giác: 
+ Hương ổi và cái se lạnh của gió lan tỏa trong không gian nơi vườn thôn, 
ngõ xóm. 
+ Từ “phả” gợi hương thơm như sánh lại, luồn vào trong gió. 
- Cảm nhận bằng thị giác: Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa qua từ 
“chùng chình” -> diễn tả sương thu có ý chậm lại, quấn quýt bên ngõ xóm 
đường làng. 
 - Cảm xúc: 
+ “Bỗng”: cảm giác bất ngờ. 
+ “Hình như”: cảm giác mơ hồ, mong manh, chưa rõ ràng. 
Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
12/26
-> Sự giao thoa của tạo vật và cảm xúc ngỡ ngàng, xao xuyến của nhà thơ. 
Bước 4: Liên kết các ý thành đoạn văn hoàn chỉnh 
Trên cơ sở các ý vừa tìm, viết thành đoạn văn. Căn cứ vào yêu cầu về kiểu 
diễn đạt để xác định vị trí câu chủ đề và cách lập luận trong đoạn văn. Ngoài ra 
còn đảm bảo các yêu cầu về ngữ pháp (nếu có). 
Ví dụ: Với đề trên (bước 3) cần đặt câu chủ đề ở đầu đoạn văn, sắp xếp 
các ý viết thành đoạn văn đủ số câu, đánh thứ tự các câu trong đoạn, trình bày 
thành đoạn văn đảm bảo sự liên kết cả nội dung lẫn hình thức. 
 (1) Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Sang thu”của Hữu Thỉnh là những 
cảm nhận tinh tế ban đầu của nhà thơ về tín hiệu thu về: 
Bỗng nhận ra hương ổi 
Phả vào trong gió se 
Sương chùng chình qua ngõ 
Hình như thu đã về 
(2)Sự chuyển biến của tạo vật với những đặc trưng của thu về đã đánh thức giác 
quan tinh tế của nhà thơ. (3) Bắt đầu bằng hương ổi thơm náo nức “phả” vào 
trong “gió se”, cơn gió đặc trưng của mùa xuân đất Bắc. (4) Từ “phả” gợi 
hương thơm như sánh lại, đậm đà, luồn vào trong ngõ làm thức dậy cả không 
gian vườn ngõ. (5) Từ “bỗng” thể hiện sự bất ngờ, đột ngột có phần ngỡ ngàng, 
ngạc nhiên của tác giả trước sự thay đổi của thời tiết, thiên nhiên. (6) Và tín 
hiệu thu về không chỉ là gió, là hương ổi, mà còn là sương. (7)“Sương chùng 
chình qua ngõ”. (8)“Chùng chình” là cố ý đi chậm lại, giăng mắc nơi đường 
thôn ngõ xóm. (9) Biện pháp nhân hóa khiến làn sương như có tâm trạng bâng 
khuâng, bịn rịn, ngập ngừng, lưu luyến, làm cho cảnh thêm hữu tình. (10)Tình 
thái từ “hình như” thể hiện sự mơ hồ, chưa rõ ràng, chưa chắc chắn, đã miêu tả 
thật chính xác tâm trạng ngỡ ngàng của thi sĩ trước sự thoáng đi bất chợt của 
mùa thu. 
Trong đoạn trên, câu 1 là câu mở đoạn, nêu ý chủ đề của cả đoạn văn. Các câu 
còn lại (từ câu 2 đến câu 12), nêu các ý cụ thể, phân tích nội dung, nghệ thuật 
của sáu câu thơ. 
3. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập qua các dạng bài tập 
3.1. Dạng bài tập nhận biết: 
- Mục đích của bài tập là cung cấp cho học sinh các dạng đoạn văn cụ thể, 
trên cơ sơ đó các em nhận biết được mô hình cấu trúc đoạn, từ ngữ chủ đề, câu 
chủ đề. Và cao hơn là cách trình bày các luận cứ để dẫn đến luận điểm. Tuỳ từng 
đối tượng học sinh mà ra bài tập với những yêu cầu nhận biết các đoạn văn trình 
bày theo cách phổ biến thông dụng hay cách mở rộng, nâng cao. 
Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
13/26
Bài tập 1: Đoạn văn sau là đoạn phân tích tâm trạng của Kiều khi ở Lầu 
Ngưng Bích. Hãy xác định câu chủ đề, các từ ngữ chủ đề của đoạn văn? Nội 
dung đoạn văn được triển khai như thế nào? 
Sáu câu thơ đầu gợi tả hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều khi bị 
giam ở lầu Ngưng Bích. (1) Hai chữ “khóa xuân” cho thấy đây thực chất là bị 
giam lỏng. (2) Nàng trơ trọi giữa không gian mênh mông, hoang vắng. (3) Câu 
thơ sáu chữ, chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian: “Bốn bề bát 
ngát xa trông”. (4) Cảnh “non xa”, “trăng gần” như gợi lên hình ảnh lầu 
Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước. (5) Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra 
chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. (6) Cái lâu chơi 
vơi ấy giam một thân phận trơ trọi, xung quanh không một bóng người, không sự 
giao lưu giữa người với người. (7)Hình ảnh “non xa”, “trăng gần”, “cát vàng”, 
“bụi hồng” có thể là cảnh thực mà cũng có thể là hình ảnh mang tính ước lệ để 
gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian, qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn 
của Kiều. (8) Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. 
(9) Thời gian cũng như không gian giam hãm con người. (10) Sớm và khuya, 
ngày và đêm, Kiều “thui thủi quê người một thân”. (10) Nàng chỉ biết làm bạn 
với “mây sớm, đèn khuya”. (11) Nàng đã rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối. 
(12) 
 Mô hình đoạn văn: Câu 1 là câu mở đoạn, mang ý chính của 
đoạn văn gọi là câu chủ đề, 11 câu còn lại là những câu triển khai làm rõ ý của 
câu chủ đề. Đây là đoạn văn phân tích có kết cấu diễn dịch. Từ ngữ chủ đề: 
Kiều, nàng, Ngưng Bích, hoàn cảnh, tâm trạng, cảnh, hình ảnh... 
 Bài tập 2: Đoạn văn sau trình bày nội dung theo cách nào? Chỉ rõ cách 
trình bày nội dung đoạn văn? 
“Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ: 
 Đêm nay rừng hoang sương muối 
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
Đầu súng trăng treo (1). 
Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng (2). Bất chợt chiến sĩ ta có 
một phát hiện thú vị: “Đầu súng trăng treo”(3). Câu thơ như một tiếng reo vui 
hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa (4). Trong sự tương phản giữa súng và 
trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi (5). Súng tượng trưng cho 
tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược (6). Trăng tượng trưng cho 
cuộc sống thanh bình, yên vui (7). Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng 
đôi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào 
Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
14/26
hoa muôn thuở (8). Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng đã hoà 
quyện lẫn nhau tạo nên hình tượng thơ tuyệt tác để đời (9).” 
Mô hình đoạn văn: Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ trong 
đoạn cuối bài thơ “Đồng chí”, từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề, 
thể hiện ý chính của đoạn: đánh giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn phân tích 
thơ có kết cấu quy nạp. Nội dung phân tích đoạn kết bài thơ “Đồng chí” của Chính 
Hữu.. 
 Bài tập 3: Đoạn văn dưới đây lập luận theo cách tổng - phân - hợp phân 
tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Chỉ rõ cách lập luận trong đoạn 
văn? 
 “Ngay từ khổ thơ đầu, Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những 
tín hiệu riêng của mùa thu.(1) Không phải là những rừng phong sắc đỏ, giậu 
cúc vàng, lá ngô đồng rơi hay ao sen tàn lạnh... như trong thơ cổ. (2) Cũng 
không phải là màu trời xanh ngắt hay làn nước biếc trong như trong thơ thu 
Nguyễn Khuyến...(3)Tín hiệu của mùa thu này là làn hương ổi “ phả vào trong 
gió se”.(4) Phải có “gió se”thì mới có hương thơm nồng đậm thế.(5) Làn gió 
heo may trong mát với thoáng chớm lạnh đầu mùa như biết thanh lọc, chắt chiu 
để có được mùi hương ấy.(6) Gió đưa làn hương đi theo khắp nẻo, như để 
“thông báo” với đất trời, với hồn người một tín hiệu vui: mùa thu đang tới!(7) 
Chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ đã nắm bắt, tái hiện được vẻ đẹp mơ hồ, tinh tế của 
khoảnh khắc giao mùa.(8)” 
Mô hình đoạn văn: Đoạn văn gốm tám câu: 
- Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về khổ đầu bài “ Sang thu” 
của Hữu Thỉnh mang đến cho người đọc những tín hiệu riêng của mùa thu. 
- Năm câu tiếp ( phân): Phân tích để chứng minh những tín hiệu riêng đó. 
- Câu cuối (hợp): Khẳng định, nâng cao: chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ đã 
nắm bắt, tái hiện được vẻ đẹp mơ hồ, tinh tế của khoảnh khắc giao mùa. 
Nhìn chung, đây là dạng bài tập nhận biết tương đối vừa sức với học sinh 
trong bước đầu rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Trên cơ sở nhận biết được 
những dạng mô hình này, học sinh dễ dàng đi vào vận dụng làm bài tập ở mức 
độ cao hơn. 
Một số bài tập củng cố: 
Bài 1: Chỉ rõ cách lập luận trong đoạn văn sau: 
Hai câu cuối của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã khắc đậm hình 
ảnh đẹp đẽ của người chiến sĩ lá xe trên tuyến đường Trường Sơn: 
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 
 Chỉ cần trong xe có một trái tim 
Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
15/26
Những chiếc xe ấy đã bị bom đạn chiến tranh phá hủy nặng nề, mất đi cả những 
hệ số an toàn, tưởng như không thể lăn bánh. Vậy mà những người chiến sĩ lái 
xe đâu có chịu dừng. Những chiếc xe vận tải của họ trở lương thực, thuốc men, 
đạn dược vẫn chạy trong bom rơi đạn lửa bởi phía trước là miền Nam đang vẫy 
gọi. Công cuộc giành độc lập tự do của nửa nước vẫn đang tiếp tục. Dùng hình 
ảnh tương phản đối lập, câu thơ không chỉ nêu bật được sự ngoan cường, dũng 
cảm, vượt lên trên gian khổ, ác liệt mà còn nêu bật được ý chí giải phóng miền 
Nam, thống nhất đất nước. Hơn thế, hình ảnh hoán dụ “một trái tim” là hình 
ảnh đẹp nhất của bài thơ chỉ người lính lái xe, chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng 
yêu nước nồng nàn. Hình ảnh này kết hợp cùng với kết cấu câu “vẫn – chỉ cần” 
đã lí giải về sức mạnh vượt khó khăn, khẳng định hơn tinh thần hiên ngang bất 
khuất, sự lạc quan tự tin trong cuộc chiến của người lính lái xe. Chính điều đó 
đã tạo nên cho họ sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. 
 Bài 2: Chỉ rõ cách lập luận trong đoạn văn sau: 
Một vẻ đẹp nữa làm nên bức chân dung tinh thần của người lính trong bài 
thơ chính là tinh thần lạc quan, sôi nổi, bất chấp khó khăn, nguy hiểm: 
“Không có kính, ừ thì có bụi 
 Bụi phun tóc trắng như người già 
 Không cần thay lái trăm cây số nữa 
 Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.” 
Những câu thơ giản dị như lời nói thường, với giọng điệu thản nhiên, ngang tàn 
hóm hỉnh, cấu trúc: “không có”, “ừ thì”, “chưa cần” được lặp đi lặp lại, 
các từ ngữ “phì phèo”,”cười ha ha”,”mau khô thôi” làm nổi bật niềm vui, 
tiếng cười của người lính cất lên một cách tự nhiên giữa gian khổ,hiểm nguy 
của cuộc chiến đấu. Cài tài của Phạm Tiến Duật trong đoạn thơ này là cứ hai 
câu đầu nói về hiện thực nghiệt ngã phải chấp nhận thì hai câu sau nói lên tinh 
thần vượt lên để chiến thắng hoàn cảnh của người lính lái xe trong chiến tranh 
ác liệt. Xe không kính nên “bụi phun tóc trắng như người già” là lẽ đương 
nhiên, xe không có kính nên “ướt áo”, “mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” là lẽ 
tất nhiên. Trước mọi khó khăn, nguy hiểm, các anh vẫn “cười” rồi chẳng cần 
bận tâm, lo lắng, các anh sẵn sàng chấp nhận thử thách, gian lao như thể đó là 
điều tất yếu. Các anh lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, của thái độ hiên 
ngang để thắng lại cái vạn biến của chiến trường sinh tử gian khổ, ác liệt. Đọc 
những câu thơ này giúp ta hiểu được phần nào cuộc sống của người lính ngoài 
chiến trường những năm tháng đánh Mỹ. Đó là cuộc sống gian khổ trong bom 
đạn ác liệt nhưng tràn đầy tinh thần lạc quan, niêm vui sôi nổi, yêu đời. Thật 
đáng yêu và đáng tự hào biết bao! 
3.2. Dạng bài tập thông hiểu và vận dụng 
3.2.1. Viết câu chủ đề cho đoạn văn 
Trong văn nghị luận, câu chủ đề là câu đặc biệt quan trọng. Khi phân tích 
đoạn trích hay tác phẩm, câu chủ đề phải nêu được nội dung chính cần phân tích. 
Viết được câu chủ đề có thể coi là có được chìa khoá để mở vấn đề. Vì vậy, đây 
Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
16/26
là dạng đề theo tôi không kém phần quan trọng trong việc rèn kĩ năng viết đoạn 
cho học sinh. Với dạng bài này, có thể có một số bài tập cụ thể sau: 
a/ Cho câu chủ đề viết còn mắc lỗi về ngữ pháp, diễn đạt, yêu cầu học 
sinh sửa lại cho chuẩn: 
Ví dụ: Bài tập 1 
Khi viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình sáu câu thơ đầu của bài thơ 
“Mùa xuân nho nhỏ”, một bạn học sinh đã viết câu mở đọan như sau: 
“Trong sáu câu thơ đầu của bài Mùa xuân nho nhỏ đã cho thấy vẻ đẹp 
của mùa xuân và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy”. 
Chỉ ra các lỗi trong câu văn trên? Hãy viết câu văn sau khi đã sửa lại cho 
đúng? 
Yêu cầu với bài tập: 
- Chỉ ra các lỗi trong câu văn: 
+ Câu chủ đề còn dài, người viết nhầm trạng ngữ là chủ ngữ của câu dẫn 
đến câu văn trên thiếu chủ ngữ. 
- Viết lại câu chủ đề: “Trong sáu câu thơ đầu của bài Mùa xuân nho nhỏ, 
tác giả Thanh Hải đã cho ta thấy vẻ đẹp của mùa xuân và cảm xúc của nhà thơ 
trước vẻ đẹp ấy”. 
 Bài tập 2 
 a. Chép lại câu viết dưới đây, sau khi đã sửa hết các lỗi chính tả, ngữ pháp: 
"Trong truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê bằng những 
nét đặc xắc trong cách miêu tả nhân vật và cách kể truyện đã làm nổi bật tâm 
hồn trong sáng, dũng cảm vượt khó khăn gian khổ, hi sinh lạc quan trong cuộc 
sống chiến đấu của những cô gái thanh niên sung phong trên tuyến đường 
Trường Sơn". 
b. Dùng câu văn đã sửa trên làm phần mở đoạn viết tiếp 8 - 10 câu, phần 
kết đoạn là một câu cảm. 
Yêu cầu của bài tập: 
a. Sửa lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp: 
Trong truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê, bằng những nét 
đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và cách kể chuyện, tác giả đã làm nổi bật tâm 
hồn trong sáng, dũng cảm vượt khó khăn gian khổ, hi sinh, lạc quan trong cuộc 
sống, chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường 
Sơn. 
Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
17/26
 b. Viết đoạn: Các câu phát triển 
 Họ là những cô gái thanh niên xung phong có tâm hồn trong sáng, hay 
mơ mộng dễ vui nhưng cũng dễ trầm tư. Họ rất nữ tính, thích làm đẹp ngay nơi 
chiến trường khói lửa. Nho thích thêu thùa. Thao chăm chép bài hát, hay làm 
dáng. Phương Định thích ngắm mình trong gương, bó gối mơ mộng và thích 
hát. Đặc biệt họ rất dũng cảm vượt khó khăn, gian khổ, hi sinh, lạc quan trong 
cuộc sống, chiến đấu. Công việc của họ rất nguy hiểm, đối mặt với thần chết 
hàng ngày, hàng giờ nhưng họ sẵn sàng nhận việc phá bom mà không cần sự 
trợ giúp của đơn vị, dám đối mặt với thần chết mà không hề run sợ. Họ luôn có 
tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ, luôn đặt nhiệm vụ lên trên cả tính 
mạng. Có lúc họ nghĩ đến cái chết khi nguy hiểm kề bên nhưng điều ấy chỉ 
thoáng qua rất mờ nhạt nhường chỗ cho ý nghĩ liệu bom có nổ? Làm thế nào để 
những quả bom kia phải nổ? 
Câu kết đoạn là câu cảm thán: 
Họ chính là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc 
kháng chiến oai hùng của dân tộc! 
Trong các bài tập trên, bài tập 1 là dạng bài đơn giản được thực hiện ở đầu 
năm học, còn bài tập 2 có nhiều yêu cầu phức tạp hơn, không chỉ viết câu chủ đề 
mà là viết cả các câu phát triển, và không phải chỉ có yêu cầu viết đoạn mà còn 
có cả yêu cầu ngữ pháp kèm theo, vì đây là bài tập được thực hiện vào cuối năm 
học khi các kĩ năng viết đoạn của học sinh đã cơ bản được củng cố, thành thạo 
và cần rèn luyện thêm các yêu cầu khác cho quen với dạng đề thi vào lớp10 
THPT. 
b/ Cho đoạn thơ hoặc đoạn văn cần phân tích, yêu cầu học sinh xác 
định câu chủ đề cho đọan đó. 
Ví dụ: Bài tập 1: Cho đoạn thơ sau: 
 “Ngày xuân con én đưa thoi 
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi 
Cỏ non xanh tận chân trời 
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. 
 (Trích “Cảnh ngày xuân”- Truyện Kiều – Nguyễn Du). 
Hãy viết câu chủ đề cho đoạn văn phân tích đoạn thơ trên? 
Bài tập 2: Khi phân tích sáu câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng 
Bích”, em sẽ viết câu chủ đề như thế nào? 
 Thực chất yêu cầu viết câu chủ đề cũng chính là yêu cầu xác định nội 
dung cần viết trong đoạn văn. Muốn viết được câu chủ đề, học sinh phải nắm 
Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
18/26
được nội dung của đoạn thơ, đoạn văn mà đề yêu cầu ph

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_cach_viet_doan_van_nghi_luan.pdf