Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy từ ngữ trong tác phẩm thơ Ngữ văn 9

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy từ ngữ trong tác phẩm thơ Ngữ văn 9

5. Mô tả bản chất của Sáng kiến:

5.1 Tính mới của sáng kiến

Việc dạy từ ngữ trong quá trình phân tích, bình giảng các tác phẩm văn học

có một vai trò quan trọng. Đây là một trong những việc giúp làm nổi bật giá trị của

các tác phẩm, làm cho học sinh cảm nhận sâu sắc hơn các tác phẩm văn học để từ đó

có thể bình giá các từ ngữ có giá trị mà các nhà thơ, nhà văn đã sử dụng trong các tác

phẩm của mình. Cũng thông qua việc dạy từ ngữ tốt sẽ giúp học sinh có thêm các tri

thức giúp các em phân tích, cảm nhận về giá trị của các tác phẩm văn học thông qua

các bài viết một cách đầy đủ, chính xác nhất.

Từ tầm quan trọng của việc dạy từ ngữ, tôi ý thức được rằng cần phải làm

sao có phương pháp dạy từ ngữ thích hợp để nâng cáo kỹ năng tìm hiểu các tác

phẩm của học sinh đặc biệt trong chương trình Ngữ văn 9. Như vậy sáng kiến của tôi

đưa ra một số điểm mới trong phương pháp dạy từ ngữ trong chương trình thơ Ngữ

văn 9. Sáng kiến đưa ra các nội dung cải tiến, sáng tạo trong cách dạy từ ngữ trong

một số câu thơ, đoạn thơ cụ thể để có thể áp dụng thực tế vào giảng dạy

pdf 11 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 616Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy từ ngữ trong tác phẩm thơ Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phạm Ngữ 
văn 
100% 
1. Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến: “Phương pháp dạy từ ngữ 
trong tác phẩm thơ Ngữ văn 9”. 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng 
kiến. 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (môn Ngữ văn 9) 
4. Ngày áp dụng sáng kiến lần đầu: tháng 9 năm học 2020- 2021 
5. Mô tả bản chất của Sáng kiến: 
5.1 Tính mới của sáng kiến 
Việc dạy từ ngữ trong quá trình phân tích, bình giảng các tác phẩm văn học 
có một vai trò quan trọng. Đây là một trong những việc giúp làm nổi bật giá trị của 
các tác phẩm, làm cho học sinh cảm nhận sâu sắc hơn các tác phẩm văn học để từ đó 
có thể bình giá các từ ngữ có giá trị mà các nhà thơ, nhà văn đã sử dụng trong các tác 
2 
phẩm của mình. Cũng thông qua việc dạy từ ngữ tốt sẽ giúp học sinh có thêm các tri 
thức giúp các em phân tích, cảm nhận về giá trị của các tác phẩm văn học thông qua 
các bài viết một cách đầy đủ, chính xác nhất. 
Từ tầm quan trọng của việc dạy từ ngữ, tôi ý thức được rằng cần phải làm 
sao có phương pháp dạy từ ngữ thích hợp để nâng cáo kỹ năng tìm hiểu các tác 
phẩm của học sinh đặc biệt trong chương trình Ngữ văn 9. Như vậy sáng kiến của tôi 
đưa ra một số điểm mới trong phương pháp dạy từ ngữ trong chương trình thơ Ngữ 
văn 9. Sáng kiến đưa ra các nội dung cải tiến, sáng tạo trong cách dạy từ ngữ trong 
một số câu thơ, đoạn thơ cụ thể để có thể áp dụng thực tế vào giảng dạy. 
 5.2 Nội dung của giải pháp 
5.2.1. Tình trạng của giải pháp đã biết: 
 Việc dạy tác phẩm thơ là một nghệ thuật, nó có những đặc thù riêng của thể 
loại trong đó ngôn từ là một yếu tố không thể thiếu. Thực tế cho thấy, trong quá 
trình dạy, nhiều giáo viên khai thác tác phẩm thơ một cách hời hợt, thiếu hẳn chiều 
sâu, quên hẳn một điều “thơ là cảm xúc, là tiếng lòng của tác giả”. Đôi khi năng 
lực cảm thụ thơ của mỗi giáo viên cũng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu 
cảm thụ thơ, hiểu thơ theo phương pháp chủ đạo dẫn đến sáo mòn trong cảm xúc 
hay cảm xúc nông cạn do chưa nắm vững nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Dạy 
thơ mà không nắm được cảm xúc chính, không hiểu các tầng nghĩa gọi là “ý tại 
ngôn ngoại” thì không thể chiếm lĩnh được trọn vẹn cái hay, cái đẹp của bài thơ. 
Hiện nay, việc phân tích từ ngữ trong tác phẩm nói chung, trong tác phẩm thơ 
nói riêng ở trường THCS trên thực tế vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Trong 
khi yêu cầu của việc đánh giá, cho từ này “thần”, từ kia là “đắt” hay “giàu gợi 
cảm”,luôn đòi hỏi phải được khảo sát dựa trên những cơ sở phân tích khoa học 
và thấu đáo về nhiều mặt trong đó không thể thiếu mặt ngôn từ (cái bình diện vẫn 
được coi là yếu tố thứ nhất của văn học) thì một nhược điểm thường thấy không ít 
ở giáo viên là nhiều khi việc phân tích giá trị của từ lại không được tiến hành theo 
góc độ của ngôn ngữ học. Sự phân tích này chủ yếu cũng chỉ là dựa vào cảm tính 
mang tính chất ấn tượng, chủ quan. Hiển nhiên, kết quả của một việc phân tích như 
vậy không thể được coi là đạt yêu cầu và dưới ánh sáng của quan điểm “Dạy văn là 
một quá trình rèn luyện toàn diện” (Phạm Văn Đồng). 
Với học sinh, ý thức học còn hạn chế, chưa tìm ra được phương pháp học 
đúng đắn. Do điều kiện cho nên học sinh cũng còn thiếu sách tham khảo, những tư 
liệu cần thiết hỗ trợ để giúp học tốt môn Văn còn thiếu. Có em có điều kiện hơn 
3 
mua được sách thì cũng chưa chịu khó học, còn thụ động trong cách cảm thụ, chưa 
có sự tìm tòi sáng tạo, tự phát hiện một câu, một từ “đắt” trong đoạn thơ, bài thơ. 
Bởi vậy không thể chiếm lĩnh tác phẩm một cách sâu sắc, chưa hiểu hết được ý đồ, 
thông điệp của tác giả, chưa cảm nhận được hết nội dung nghệ thuật, chủ đề tư 
tưởng được tác giả khơi dậy, gửi gắm trong bài thơ. 
5.2.2 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục các nhược điểm nêu trên: 
Theo Trần Thanh Bình “Phân tích từ ngữ trong giảng văn thực chất là chỉ cho 
học sinh thấy được nội dung mà người viết muốn truyền đạt qua từ ngữ đó, đồng 
thời thấy được giá trị nghệ thuật của từ ngữ đó khi tham gia xây dựng các hình 
tượng và bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm”. Xuất phát từ điều đó, chúng ta có 
thể thấy rằng: dạy từ ngữ trong tác phẩm thơ hay phân tích từ ngữ trong tác phẩm 
thơ là vấn đề quan trọng trong môn Ngữ văn bậc trung học cơ sở nói riêng trong 
trường phổ thông nói chung. Đặc biệt trong Ngữ văn 9, phần thơ là một nội dung 
quan trọng, chiếm tỉ lệ lớn trong các văn bản được trích học, đồng thời đây là 
nguồn ngữ liệu để học phần Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Vì vậy giáo viên 
cần hướng dẫn để học sinh khai thác được cái hay, cái đẹp, nội dung chủ đề tư 
tưởng tác giả muốn nói đến trong tác phẩm, tránh được những khuynh hướng ấn 
tượng chủ quan hay suy diễn mơ hồ Để đạt được điều đó chúng ta có thể tiến 
hành theo những biện pháp sau: 
a. Hướng dẫn học sinh đọc, tiếp xúc tác phẩm 
Dạy tác phẩm thơ nói riêng, dạy tác phẩm văn học nói chung cần đặc biệt 
quan tâm tới việc tạo điều kiện cho học sinh qua tiếp cận từ ngữ, lời thơtái hiện 
được hình tượng nghệ thuật, nội dung tác phẩm trong tâm trí học sinh, nghĩa là làm 
cho hiện tượng hiện lên dưới dạng là một hiện tượng tái hiện. Nhiệm vụ then chốt 
trước hết của giáo viên là giúp cho các em biết tự đọc tác phẩm, biết tái hiện hình 
tượng nội dung chứa đựng trong tác phẩm, để trên cơ sở đó, giúp các em cảm nhận 
được cái hay, cái đẹp của nó. Đó là một trong những hoạt động cơ bản trong cơ cấu 
của dạy và học Văn, vì vậy dạy tác phẩm thơ cũng không ngoại lệ. 
 Hướng dẫn học sinh tự đọc trước bài ở nhà. 
Thứ nhất giáo viên cần rèn cho học sinh thái độ tự tìm tòi kiến thức văn bản thơ 
trước khi đến lớp.Ví dụ sau tiết “ Chương trình địa phương” ( Phần văn- tiết phân 
phối chương trình tiết 40) giáo viên cần nhắc nhở học sinh soạn bài “Đồng chí” 
với các yêu cầu cụ thể sau: 
- Học sinh tự đọc văn bản, chú ý các ngữ liệu: tác giả, tác phẩm, chú thích 
- Đọc và định hướng soạn các câu hỏi trong sách giáo khoa. 
4 
Thứ hai, qua đó học sinh được học tập, rèn luyện kĩ năng đọc, cảm thụ, phân tích 
tác phẩm để sau này các em có thể tự mình biết đọc, biết tiếp xúc, chiếm lĩnh được 
các giá trị văn học quá khứ, hiện tại và tương lai. Cụ thể hơn qua hoạt động đọc tác 
phẩm thơ thông qua cách ngắt nhịp, cách hòa tấu âm thanh, cách nhấn mạnh các từ 
ngữ theo ngữ điệu  giúp học sinh phát hiện được những từ ngữ quan trọng cần 
khai thác, cần phân tích, hiểu được giá trị dùng từ của tác giả. 
 Ví dụ khi đọc bài : “ Đoàn thuyền đánh cá”, giáo viên gợi ý cho học sinh 
cách đọc: nhấn mạnh một số từ ngữ, chú ý thanh điệu để toát lên được không khí 
của một chuyến người ngư dân ra khơi đánh bắt cá: vui, lạc quan.. Hay trong bài 
“Viếng lăng Bác”, giáo viên không chỉ khuyến khích học sinh đọc to, diễn cảm mà 
còn khám phá khả năng ngâm hoạc hát bài thơ đó; đồng thời giáo viên chuẩn bị 
một số clip bài ngâm, hát để học sinh tìm tham khảo. Từ đó học sinh sẽ có những 
ấn tượng ban đầu, giúp việc cảm thụ nội dung, nghệ thuật của tác phẩm được tốt 
hơn. 
b. Xác định phân tích những từ ngữ quan trọng, có giá trị làm nổi bật nội 
dung đoạn thơ, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm. 
 Trong Ngữ văn 9, số lượng tác phẩm thơ hiện đại khá nhiều. Vì vây, khi 
giảng dạy các tác phẩm thơ giáo viên phải bám sát đặc trưng của thể loại hướng 
dẫn học sinh tìm hiểu được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thông qua 
ngôn từ, hình ảnh, chi tiết đặc sắc, thông qua tính nhạc, tính họa, nhịp điệu, vần 
thơ trong mỗi bài thơ bằng hệ thống câu hỏi. Từ ngữ trong từng bài thơ cũng 
được chuyển đổi thông qua các phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ, các 
biện pháp tu từ hay bằng các hình thức đặc biệt như đồng nghĩa, trái nghĩa ... mà 
sự kiện, hiện tượng, nhân vật, những cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của tác giả được 
nổi bật, ý đồ của người viết được cảm nhận đầy đủ, sâu sắc. Muốn vậy, giáo viên 
phải giúp học sinh lựa chọn được những từ ngữ cần khắc sâu, cần phân tích trong 
câu thơ, đoạn thơ để cảm nhận sâu sắc cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Chẳng hạn: 
* Đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích Truyện Kiều - Nguyễn Du: dù 
đây là một đoạn trong tác phẩm truyện thơ nhưng khi khai thác nội dung, người đọc 
khám phá nó theo đặc điểm thể thơ. Trong đoạn trích này nếu phân tích nỗi nhớ của 
Thuý Kiều thì giáo viên phải định hướng để học sinh khám phá một số từ ngữ có 
giá trị như từ “ Tưởng” khi thể hiện nỗi nhớ chàng Kim: 
 Tưởng người dưới nguyệt chén đồng 
 Tin sương luống những rày trông mai 
5 
Bên trời góc bể bơ vơ 
 Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. 
- Tại sao khi nhở về chàng Kim Trọng, Nguyễn Du lại sử dụng từ “ Tưởng”? 
Từ ngữ này có mối quan hệ như thế nào trong cảm xúc của nhân vật? Học sinh sẽ 
có nhiều ý kiến khác nhau: Ví dụ có em giải thích từ “ Tưởng” theo cách hiểu: nghĩ 
ra, liên tưởng, nhớ nhung; có em sẽ giải thích rằng đó là tưởng tượng,ám 
ảnhGiáo viên cho học sinh thấy mối liên hệ giữa cách sử dụng từ ngữ với ngữ 
cảnh, giúp thể hiện tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình. 
* Hay cũng trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” này với 8 câu thơ 
cuối: 
 “Buồn trông cửa bể chiều hôm 
 .. 
 Buồn trông gió cuốn mặt duềnh 
 Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi 
 Em hiểu như thế nào về câu “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”? 
 Tại sao Nguyễn Du không dùng từ “reo” mà lại dùng từ “kêu”, từ đó có 
nghĩa như thế nào? 
- Câu thơ vẽ ra một cảnh tượng, tâm trạng hãi hùng, lo sợ trước những tai 
họa...như báo trước giông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời 
Kiều. 
- Nghe tiếng ầm ầm của sóng không phải sóng “reo” mà sóng “kêu”. Tiếng 
“kêu" của tiếng sóng nhưng đó cũng là tiếng “kêu” của tiếng lòng, số phận của con 
người. Kiều đã ở hẳn vào cái vòng vây không thể nào tháo gỡ. Lưới trời kia đã trói 
chặt cánh chim, cái không gian dài rộng kia không những không hùng vĩ mà trở 
nên ngậm ngùi, đắng cay, xót tủi. Và, quả thực, ngay sau lúc này, Thúy Kiều đã 
mắc lừa Sở Khanh để rồi rấn thân vào cuộc đời “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai 
lần”. 
 * Hay trong “ Viếng lăng Bác” có câu: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. 
Trong quá trình phân tích, giáo viên gợi dẫn học sinh suy nghĩ: Tại sao nhà 
thơ Viễn Phương không dùng từ “ cháu” mà sử dùng từ “ con”?; không dùng từ “ 
viếng” mà dùng từ “thăm”? 
+Cách sử dụng từ ngữ xưng hô “ con” vừa thể hiện sắc thái riêng bởi nhà thơ 
là một người con miền Nam, đồng thời cách xưng “ con”- gọi “Bác” để tạo sự 
6 
thân mật, gần gũi giữa nhà thơ với Bác Hồ. Hay nhà thơ không dùng từ “ viếng” 
mà dùng từ “thăm” để tạo cảm giác giữa nhà thơ và vị lãnh tụ có mối qua hệ gia 
đình, đồng thời có cảm giác Bác như đang còn sống với chúng ta, tác giả cố dấu đi 
nỗi đau Bác mất. 
 Như vậy ta thấy dạy thơ là phải giúp học sinh khám phá các tầng ý 
nghĩa của từ ngữ. Đó là chìa khoá để khám phá nội dung tư tưởng, dụng ý nghệ 
thuật mà tác giả muốn kí thác trong tác phẩm của mình. 
c. Xác định phân tích những từ không chỉ có sức gợi về nội dung mà thể 
hiện giá trị nghệ thuật. 
La Bruyère, một nhà văn Pháp sống trong thế kỷ XVII, đã có ý nghĩ: “Trong 
số hết thảy các từ ngữ có thể diễn được một ý độc nhất của ta, chỉ có một từ ngữ 
đúng khi nói hoặc viết, người ta không luôn luôn kiếm thấy nó đâu, nhưng nó vẫn 
có” 
Gustave Flaubert, một nhà văn Pháp khác sống ở thế kỷ XIX, cũng có ý 
tưởng tương tự: “Dù ta muốn nói điều gì đi nữa, cũng chỉ có mỗi một tiếng để diễn 
điều đó thôi, chỉ có một động từ để điều đó hóa ra có sinh khí và mỗi một trạng từ 
để tả nó. Cần phải kiếm cho được tiếng ấy và đừng lấy làm mãn ý khi mới kiếm 
được những tiếng tương tự”. 
 Bởi vậy, khi giảng dạy từ ngữ trong tác phẩm thơ Ngữ văn 9, người giáo viên 
cũng cần bám sát vào chức năng sử dụng từ ngữ trong bài thơ để đạt được hiệu quả 
cao nhất. 
* Trong bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có câu: 
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 
Chỉ cần trong xe có một trái tim.” 
- Theo em từ “trái tim” được tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Chúng ta 
hiểu ý nghĩa từ ngữ này như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng của tác giả? 
+ Từ “ trái tim” là hình ảnh hoán dụ chỉ tình yêu cháy bỏng, lòng yêu nước 
thiết tha của người chiến sĩ. Chân dung người chiến sĩ được hoàn thiện với khí 
phách anh hùng và trái tim tha thiết yêu thương. Từ “trái tim” trong hai câu kết 
của bài thơ góp phần làm cho hình tượng thơ lung linh, toả sáng. 
- Hay trong bài thơ “ Bếp lửa” tác giả Bằng Việt có viết: Cháu thương bà 
biết mấy nắng mưa. Em hiểu từ “ nắng mưa” ở đây là gì? Tác giả đã sử dụng biện 
pháp tu từ nào trong ý thơ này? 
7 
 + Từ “nắng mưa” trong ngữ cảnh này là một hình ảnh ẩn dụ - thể hiện cuộc 
đời của bà trải qua biết bao thăng trầm, rằng cuộc đời của bà đầy những gian lao, 
cơ cực.. 
- Bài “ Mùa xuân nho nhỏ” có những câu thơ mở đầu: 
 Mọc giữa dòng sông xanh 
 Một bông hoa tím biếc. 
Theo em tại sao tác giả đặt động từ “ Mọc” lên đầu câu? Với ý hỏi này học 
sinh có thể nêu ý kiến của mình. Học sinh phải hiểu rằng cách nói đảo ngữ ấy gợi 
ấn tượng đậm nét về vẽ đẹp và sức sống của bông hoa. Bông hoa như vươn mình, 
xoè nở giữa dòng sông, tạo điểm nhấn của bức tranh thiên nhiên. Cách dùng từ 
“Mọc” ấy không chỉ thể hiện tài năng văn chương mà còn thể hiện một trái tim tinh 
tế, biết phát hiện và cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống mang lại trong hoàn cảnh rất đặc 
biệt ấy của tác giả. 
d. Phân tích những từ ngữ thơ gắn liền với hoàn cảnh ra đời của tác 
phẩm. 
* Trong bài “ Sang thu” Hữu Thỉnh có viết: 
 Sấm cũng bớt bất ngờ 
 Trên hàng cây đứng tuổi” 
- Theo em “ Sấm, hàng cây” ở đây có nghĩa là gì? Tác giả sử dụng hình thức 
nghệ thuật nào để thể hiện tư tưởng của tác phẩm trong hoàn cảnh ra đời của tác 
phẩm? 
+ Bài thơ ra đời năm 1977 thì ta thấy “ Sấm, hàng cây” ngoài ý nghĩa tả 
thực về sự chuyển mình của thiên nhiên từ hạ sang thu, tác giả còn cho chúng ta 
thấy ý nghĩa tượng trưng. “Sấm” tượng trưng cho những tác động của ngoại cảnh, 
“hàng cây đứng tuổi” ý chỉ những con người từng trải. Vậy ta có thể hiểu khi con 
người từng trải qua thử thách , khó khăn của cuộc đời thì càng trở nên có kinh 
nghiệm, càng đứng vững trước tác động của ngoại cảnh. Hình ảnh “ hàng cây đứng 
tuổi” đặt ở vị trí cuối bài thơ vốn là vị trí rất quan trọng để mở ra cánh cửa khác 
dẫn ta sang thế giới của hồn người, của cuộc đời. 
 Trong “ Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết: 
 Trăng cứ tròn vành vạnh 
 kể chi người vô tình 
 ánh trăng im phăng phắc 
 đủ cho ta giật mình. 
8 
Vậy tại sao cả bài thơ tác giả không sử dụng từ “vầng trăng” mà lại 
dùng từ “ánh trăng”? 
+ Gắn liền với hoàn cảnh ra đời của bài thơ – 1978 khi tác giả về sống 
ở Thành phố Hồ Chí Minh ta thấy từ “ánh trăng” như là ánh sáng – ánh sáng của 
lương tri, thức tỉnh cảm hoá lòng người; “ánh trăng” còn tượng trưng cho quá khứ - 
đó là tuổi thơ êm đẹp, là thời gian chiến đấu trong chiến trường với đồng chí, đồng 
đội; đó là quá khứ thuỷ chung, êm đẹp. 
Tóm lại, có thể nói, dạy từ ngữ trong tác phẩm thơ là hướng dẫn học sinh đi 
tìm và khám phá ra cái hay, cái đẹp trong văn chương nghệ thuật nói chung, tác 
phẩm thơ nói riêng. Từ hoạt động hướng dẫn học sinh đọc tiếp cận tác phẩm, đến 
chọn những từ quan trọng, những từ “đắt, trong từng đoạn thơ, bài thơ đến hướng 
dẫn học sinh khai thác, cảm nhận những từ ngữ đó đúng giá trị của nó là cả một quá 
trình lao động nghệ thuật sáng tạo của người giáo viên. Với biện pháp đó khi giảng 
dạy thơ, giáo viên chú ý đến việc phân tích cái tứ thơ, từ đó dẫn đến việc phân tích 
hình tượng trữ tình. Bên cạnh đó còn chú ý đến nghệ thuật ngôn từ vì ngôn từ thơ 
ca có đặc trưng là thuần túy, hàm súc, tập trung khác với các thể loại khác nên từ 
chỗ phân tích sự tinh tế của ngôn ngữ thơ ca, có thể khắc sâu trong học sinh tri thức 
đặc trưng của văn học “Văn học là nghệ thuật ngôn từ”. 
Với biện pháp này, bằng hệ thống câu hỏi giúp các em hình dung từ nghệ 
thuật đến nội dung. Khi đã phát hiện được cách nói khác thường độc đáo của nhà 
thơ trong tác phẩm và giải thích vì sao có hiện tượng đó, tức là các em đã chọn 
được cái hay của tác phẩm. Đi từ nghệ thuật đến nội dung là việc làm đòi hỏi sự 
tích cực cũng như lòng nhiệt tình của giáo viên khi dẫn dắt các em bằng hệ thống 
câu hỏi. Đặc biệt sau đó cần hướng các em phân tích xem cách nói sáng tạo ấy có ý 
nghĩa gì. Tác dụng như thế nào đối với việc biểu hiện điều mà nhà thơ muốn nói và 
làm nên những rung động ra sao trong lòng người đọc. Như vậy là các em đã có 
được kĩ năng cảm thụ tác phẩm thơ, biết tự bồi dưỡng và phát huy năng lực của 
mình khám phá cái hay, cái đẹp trong tác phẩm. 
Tác phẩm thơ nói riêng, tác phẩm văn học nói chung đều gắn liền với hoàn 
cảnh xã hội mà tác giả sáng tác tác phẩm. Vì vậy, để đạt được kết quả cao trong dạy 
tác phẩm thơ, trên cơ sở của từ ngữ, giáo viên phải tổ chức cho học sinh biết thâm 
nhập, gắn bó với cuộc sống, con người để thầy trò tiếp thu được ánh sáng thời đại, 
soi vào tác phẩm, tái hiện được hiện tượng cái hay, cái đẹp mới cảm nhận đầy đủ, 
sâu sắc nội dung tác phẩm. J. Bêsê nói: “Đối với cái bí mật của thơ ca, thì khám 
phá nó theo kiểu làm sao để cái diệu kỳ ẩn trong cái bí mật ấy không bị mất đi mà 
trái lại việc khám phá cái bí mật ấy tăng thêm quyến rũ”. 
9 
Trên đây chỉ là số ít biện pháp trong nhiều biện pháp dạy tác phẩm thơ mà 
bản thân tôi đã tích lũy được trong nhiều năm giảng dạy. Đồng thời, số từ minh họa 
chỉ là số ít từ trong một đoạn trích, một bài thơ; số đoạn trích, số bài thơ minh họa 
chỉ là số ít với khối lượng tác phẩm thơ rất lớn trong chương trình Ngữ văn 9.. 
Nhưng đó chính là biện pháp khả thi, hữu hiệu để giáo viên giúp học sinh rèn luyện 
cách cảm thụ, lĩnh hội được cái hay, cái đẹp, hiểu sâu sắc giá trị nội dung, nghệ 
thuật và lột tả được cái “thần” mà tác giả muốn nói đến trong bài thơ góp phần 
nâng cao chất lượng môn học. 
5.3. Khả năng áp dụng của Sáng kiến: 
Sáng kiến đã được áp dụng vào thực tế giảng dạy đối với các tác phẩm thơ 
lớp 9 của bản thân tôi. 
Sáng kiến này cũng có thể áp dụng nhân rộng đối với toàn thể giáo viên đang 
giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9 của Trường TH – THCS Thanh Lương và trong 
tất cả các trường nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. 
6. Các thông tin cần bảo mật: không 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng Sáng kiến: 
 - Áp dụng trong dạy học tác phẩm thơ trong Ngữ văn 9. 
 - Học sinh cần đọc kĩ bài thơ và soạn bài ở nhà. 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến: 
8.1. Theo ý kiến của tác giả: 
Khi áp dụng Sáng kiến với các giải pháp dạy từ ngữ trong tác phẩm thơ, học 
sinh đã có sự chuyển biến tích cực. Bởi dạy tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm 
thơ nói riêng đã giúp người học lĩnh hội và cảm thụ được nội dung và nghệ thuật 
của tác phẩm, khắc phục được cách hiểu hời hợt, diễn thơ theo diễn văn xuôi. Bản 
thân học sinh cũng biết tự tìm thấy được cái hay, cái đẹp, cái thông điệp mà nhà thơ 
muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình. Học sinh đã có ý thức tìm hiểu những từ 
ngữ quan trọng trong câu thơ, trong đoạn thơ, biết phát hiện và hiểu được cái 
“thần” trong bài thơ và hứng thú hơn với tiết học. Nhờ đó mà cách tiếp cận, cách 
chiếm lĩnh tác phẩm của học sinh được nâng lên, cách cảm nhận nội dung trong bài 
thơ sâu sắc hơn, nắm bắt đúng tư tưởng chủ đề của tác phẩm cho nên cách diễn đạt, 
cách viết của học sinh linh hoạt hơn, có sự sáng tạo hơn. Chất lượng bộ môn ngày 
10 
càng được nâng cao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Kết 
quả thực hiện ở khối lớp 9, học kỳ I so với năm học 2019-2020 như sau: 
 Trước khi chưa phổ biến ứng dụng 
TS 
96 
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 
SL % SL % SL % SL % SL % 
4 4,1 18 18,8 62 64,5 12 12,5 
 Sau khi phổ biến ứng dụng, kết quả thu được qua giáo viên dạy 
TS 
96 
Giỏi Khá Trung bình Yếu 
SL % SL % SL % SL % 
14 15 25 26 52 54,1 5 5,2 
Đây là kết quả bước đầu cho thấy sự thành công trong hướng đi của tôi và là 
điều kiện khích lệ tôi tiếp tục học t

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_tu_ngu_trong_tac_pham.pdf