Phụ huynh thường xuyên liên lạc với GVCN, GVBM để nắm tình hình con mình. Nếu trường hợp GV báo là con bỏ học, bỏ tiết đi chơi thì phụ huynh phải đi tìm và động viên con mình vào lớp ngay.
- Phụ huynh thường xuyên kiểm tra sách vở của các em, đặc biệt kiểm tra kết quả rèn luyện 2 mặt của các em thông qua bảng thống kê (theo mẫu).
Không chỉ liên hệ qua giấy mời, điện thoại mà tôi còn đến thăm và trao đổi với gia đình học sinh nhất là gia đình các em học sinh cá biệt. Đối với các em có hoàn cảnh khó khăn tôi thường vận động các quỹ để tặng quà. Theo tôi đây là hình thức giáo dục có hiệu quả cao bởi lẽ qua việc đến thăm gia đình học sinh sẽ tạo được sự đồng cảm, thiện cảm giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm. Chính mối thiện cảm này giúp học sinh phải tự ý thức để xứng đáng với sự quan tâm dạy dỗ của thầy cô.
h lớp chủ nhiệm: Muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tư tình cảm nguyện vọng của các em. Nhưng làm thế nào để hiểu được những đều ấy một cách tường tận? Theo tôi đó là tiếp cận với lớp chủ nhiệm nghĩa là chúng ta phải tiếp xúc gần gũi trò chuyện tìm hiểu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình, sở thích của các em. Vì vậy trước tiên khi phụ trách một lớp tôi đã tìm hiểu học sinh qua các bước sau: Bước 1: Điều tra lí lịch học sinh qua phiếu Sơ yếu lí lịch vào tuần đầu tiên của năm học mới với các nội dung trong mẫu sau: SƠ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINH 1. Họ và tên học sinh:.Giới tính: ............................... 2. Ngày. tháng. năm sinh Dân tộc:.... Tôn giáo:...... 3. Nơi sinh:.................................................................................................... 4. Quê quán: .................................................................................................. 5. Hộ khẩu thường trú: .... 6.Hiện nay đang sống cùng với:............................................tại địa chỉ ........... 7. Họ tên cha: . Năm sinh :............................................... Nghề nghiệp:.............Nơi làm việc: ................................ 8. Họ tên mẹ : .Năm sinh :..................................................... Nghề nghiệp:.............Nơi làm việc: ................................ 9. Là con thứ......... trong gia đình gồm có.......... anh chị em 10. Điều kiện kinh tế gia đình thuộc diện: Thuộc đối tượng:. 11. Xếp loại học lực, hạnh kiểm, chức vụ đã làm của các năm học trước : Lớp 8: Học lực:Hạnh kiểm:Chức vụ đã làm: ............... Lớp 9 (Trường hợp ở lại lớp): Học lực: ......... Hạnh kiểm:........... 12. Chiều cao:........, cân nặng:......., tình trạng sức khỏe:................................. 13. Năng khiếu:.. sở thích: ................................... 14. Những môn học em đã đạt kết kết quả cao................................................. 15. Những môn học mà em học yếu:................................................................ 16. Ở nhà em thường học bài vào thời gian nào:.............................................. 17. Ngoài giờ học em thường làm gì để giúp đỡ gia đình:................................ 18. Chỉ tiêu phấn đấu của em trong năm học này: Học lực:.; Hạnh kiểm: .......................... 19. Em có ý kiến, đề nghị gì với GVCN và nhà trường:................................... 20. Khi cần liên hệ theo địa chỉ: ....................................................................... Hoặc số: - Điện thoại của bố: ........................................................................................... - Điện thoại của mẹ: .......................................................................................... - Nhờ người khác ( ghi rõ tên, số điện thoại và chức danh người nhờ):......................................................................................................... Chữ ký và họ tên của bố Chữ ký và họ tên của mẹ Chữ ký và họ tên của HS Qua sơ yếu lý lịch ở trên tôi đã tìm hiểu được cơ bản các thông tin về HS mà mình chủ nhiệm như thành phần gia đình, HS có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, địa bàn cơ trú, học lực, hạnh kiểm, năng khiếu, .... Từ đó giáo viên sẽ phân luồng đối tượng HS và tìm biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng. Và đặc biệt là tôi đã lưu được nét chữ của từng HS, từng phụ huynh để tiện cho việc giáo dục tính trung thực của HS trong năm học. Bước 2: Để kiểm tra độ chính xác của các thông tin mà tôi thu thập được qua phiếu điều tra tôi cố gắng tìm hiểu thông qua nhiều kênh khác nhau như từ bạn bè, người quen, chính quyền địa phương, đến thăm gia đình một số học sinh, Qua đó sẽ hiểu biết cụ thể hơn, chi tiết hơn hoàn cảnh gia đình các em. Từ đó tôi có những hình thức, những biện pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với từng em bởi giáo dục không phải là một công thức chung có sẵn. Bên cạnh đó tôi còn xem học bạ những năm trước, trò chuyện với GVCN của năm trước, liên hệ các GVBM trong lớp cũng như các giáo viên khác để có thêm những thông tin chính xác về các em. b.5/ Ghi chép (lưu) nội dung trong sổ chủ nhiệm: Sổ chủ nhiệm được xem là nhật kí (hồ sơ của lớp). Nó ghi lại kết quả học tập, những diễn biến trong lớp trong suốt một năm học vì vậy khi làm sổ chủ nhiệm tôi thật thận trọng, tôi ghi đầy đủ các chi tiết theo mẫu, trong đó tôi chú ý nhất là: - Sơ đồ chỗ ngồi. - Danh sách cán bộ lớp. - Tên giáo viên bộ môn (Địa chỉ - số điện thoại). - Nội quy trường lớp. - Theo dõi kết quả thi đua. - Theo dõi học sinh cá biệt. - Theo dõi mọi mặt từng học sinh theo định kỳ. - Nhật ký chi tiết những lần trao đổi với phụ huynh HS. b.6/ Xây dựng tập thể lớp tự quản tích cực: Ở lứa tuổi này thiết nghĩ các em có thể phát huy khả năng tự quản, phát huy trách nhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh thần dân chủ, tôi luôn tôn trọng tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê bình và tự phê bình. Kích thích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ ở mỗi học sinh. Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì cần có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động sáng tạo, trách nhiệm. Vì lẽ đó bầu ban cán sự lớp là một việc cần phải suy nghĩ tính toán không phải học sinh nào cũng đảm nhiệm được. Ví dụ: Đầu năm học 2015-2016 trong buổi (Đại hội chi đội lớp) và trên cở sở đã tìm hiểu kỹ về HS tôi đã cho lớp thảo luận đi đến biểu quyết để chọn ra những HS có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để bầu làm các công việc sau: * Bầu ban cán sự lớp gồm : Lớp trưởng: Trần Nhật Quyên Lớp Phó học tập: Võ Thị Cẩm Tiên Lớp phó Lao động - Kỉ luật: Lê Hữu Chung Lớp phó Văn thể mỹ: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp phó đời sống: Hoàng Thị Ái Len Đội cờ đỏ: Phạm Văn Mạnh- Nguyễn Thị Oanh * Bầu tổ trưởng: * Bầu tổ phó Tổ 1: Lê Thị Thanh Trúc Nguyễn Khôi Nguyên Tổ 2: Hoàng T Quỳnh Trang Nguyễn Quốc Đại Tổ 3: Đỗ Thúy Hiền Nguyễn Trí Tài Tổ 4: Hoàng Thị Ái Len Trịnh Đức Anh * Bầu Ban Cán sự phụ trách bộ môn: Cán sự môn Văn: Võ Thị Cẩm Tiên Cán sự môn Toán: Trần Nhật Quyên Cán sự môn Anh: Phạm Hoàng Gia Kỳ b.7/ Sắp xếp chỗ ngồi: Trên cơ sở nghiên cứu kỹ sơ yếu lý lịch của từng em, từ kết quả bầu ban cán sự lớp, bầu tổ trưởng, tổ phó nên khi xếp chỗ ngồi tôi đã xắp sếp như sau: - Các em có nhu cầu về tai mắt (HS cận thị: Phạm Văn Mạnh) - Các em có vóc dáng chiều cao, giới tính, học lực (Thấp ngồi trước, cao ngồi sau; xen kẽ HS Giỏi - Yếu, Khá - Trung bình ngồi cùng bàn; Tỉ lệ Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu ở các tổ đều nhau). Tôi chú ý đến phân đều chỗ ban cán sự lớp, những em có cùng khuyết điểm. b.8. Xây dựng nội quy lớp học, thang điểm thi đua, tiêu chí đánh giá xếp loại hạnh kiểm: - Căn cứ vào nội dung của thông tư 58/2011/TT-BGDĐT v/v hướng dẫn đánh giá xếp loại HS THCS của Bộ GD & ĐT, nội quy HS của nhà trường, của lớp tôi đã cho HS thảo luận để xây dụng thang điểm thi đua của lớp từng tuần, từng tháng, từng học kỳ, trong đó hình thức kỷ luật, biểu dương, khen thưởng cụ thể từngtrường hợp và được công khai vào buổi sinh hoạt cuối tuần. - Ngoài việc GVCN phổ biến cho HS biết về nội quy nhà trường , bên cạnh đó tôi cho các em thảo luận xây dựng nội quy riêng cho lớp để cùng nhau thống nhất và thực hiện. Ví dụ: Đầu năm học 2015-2016 này tôi đã cho lớp cùng bàn bạc và thống nhất đưa ra nội quy của lớp như sau: 1. Đến lớp phải đúng giờ quy định, nghỉ học phải có giấy xin phép. 2. Phải học bài, làm bài và chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ trước khi đến lớp. Không được nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học, và ra khỏi khu vực sân trường trong buổi học. 3. Tổ trực nhật phải vệ sinh phòng học và khu vực sân trường được phân công sạch sẽ trước khi vào học. Mỗi tháng 1 tổ phải tổng dọn vệ sinh toàn bộ khu vực trong và ngoài lớp. Nếu không hoàn thành thì bị trừ vào thang điểm thi đua và phải làm thêm vào buổi khác. 4. Tác phong: Trang phục quy định của nhà trường, đầu tóc gọn gàng, giày dép, bảng tên theo quy định. 5. Không mang thức ăn đóng hộp, thức uống bằng chai, lon, bọc nylon vào phòng học. Không được tụ tập lôi kéo, mang hung khí đến trường phá rối, đe dọa người khác bằng các hành động tiêu cực và lời lẽ thiếu văn hóa. 6. Giữ gìn vệ sinh phòng học. Không được xả rác, nhả kẹo cao su xuống nền gạch, dán dưới gầm bàn... 7. Không được viết, vẽ trên tường, bàn ghế. 8. Không được đùa giỡn, chọc ghẹo, làm mất trật tự trong giờ học. 9. Nếu nghỉ học phải có lý do và phải chép bài và học bài đầy đủ. 10. Nghiêm cấm sử dụng điện thoại trong giờ học và khu vực giáo dục khác. Ví dụ: Đầu năm học 2015-2016 tôi đã cho lớp cùng bàn bạc và thống nhất đưa ra thang điểm thi đua, tiêu chí đánh giá xếp loại hạnh kiểm tuần, tháng, HK như sau: THEO DÕI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN TUẦN ..( TỪ NGÀYĐẾN NGÀY.) ĐIỂM TRỪ ĐIỂM CỘNG Tổng điểm trong tuần Xếp loại Ghi chú Họ và tên Đi học trễ Không đồng phục Nói chuyện Nói tục, chửi thề Quên đồ dùng học tập 0 soạn bài, 0 làm bài tập 0 học bài cũ Làm việc riêng Bỏ tiết Bị ghi vào Sổ Đầu Bài 0 phát biểu ( 2lần/ buổi học) Gian lận trong thi cử Đánh nhau Tổng điểm trừ Phát biểu nhiều 2lần/b Được điểm 9-10 Đc thầy cô khen Tổng điểm cộng -10 -10 -20 -20 -10 -20 -20 -10 -30 -15 -5 -50 -50 10 20 10 CÁCH XẾP LOẠI NHẬN XÉT CHUNG 100 điểm trở lên: Xếp loại A* * Uu điểm: 90- 99 điểm: Xếp loại A 80-89: điểm: Xếp loại B 70-79 điểm: Xếp loại C 60-69 điểm: Xếp loại D * Tồn tại: Dưới 60 điểm: Không xếp loại TỔ TRƯỞNG b.9/ Qui định về thưởng phạt: - Các bộ phận có liên quan phải thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, phải trung thực, chính xác, nếu có vấn đề gì chưa rõ phải đưa ra tập thể để bàn bạc đi đến thống nhất. Nếu làm sai phải chịu trách nhiệm trước lớp và bị hạ một bậc thi đua trong tháng đó. - Trong tuần nếu tổ nào vị thứ I sẽ không phải trực nhật, vị thứ II trực nhật một buổi thứ 2, vị thứ III trực nhật hai buổi vào thứ 3 và thứ 4, vị thứ IV trực nhật ba buổi vào thứ 5, thứ 6 của tuần kế tiếp. - Cuối mỗi tháng, mỗi kỳ bất kì HS nào có ý thức vươn lên, phấn đấu trong học tập, rèn luyện đạt hạnh kiểm tốt trong tháng, trong học kỳ thì sẽ được khen thưởng .(Trích từ quỹ lớp). - Nếu trong tháng xếp hạnh kiểm từ khá trở xuống thì phải viết bản tường trình, trình bày lại những khuyết điểm và nguyên nhân dẫn đến khuyết điểm của mình, hướng sửa chữa trong thời gian tới. (Riêng đối với những em xếp loại trung bình phải đưa bản tường trình này cho phụ huynh ký xác nhận rồi mới nộp lại cho GVCN). - Những qui định này được đặt ra trên tinh thần dân chủ, phải lấy ý kiến của số đông tránh việc áp đặt. Khi đặt ra những qui định nội quy của lớp thì phải cố gắng thực hiện tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”. Và khi có sự thay đổi cũng phải lấy ý kiến của học sinh. Ngoài ra nếu học sinh vi phạm qui định của đội, đoàn thanh niên nha trường tôi sẽ phối hợp để có biện pháp xử lý phù howpjtheo quy định. b.10/ Phân công nhiệm vụ cụ thể: Trên cở sở những chức danh, nội quy và thang điểm thi đua ở trên tôi đã cho lớp thảo luận và thống nhất phân công nhiệm vụ cụ thể như sau: Ví dụ: Đầu năm học 2015-2016 này tôi đã cho lớp cùng bàn bạc và thống nhất phân công nhiệm vụ cụ thể như sau: + Lớp Trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của lớp điều khiển các tiết sinh hoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng tuần, hàng tháng, học kì, năm học và có báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm (theo mẫu), xếp vị thứ các tổ. Và theo giỏi nghi lại kết quả thi đua, xếp loại của lớp trong khối. + Lớp phó Học tập và ban cán sự lớp: Theo dõi về mặt học tập của lớp,kiểm tra vở bài tập về nhà, giải đáp mọi thắc mắc của các bạn về học tập, lập kế hoạch giúp đỡ các bạn học sinh yếu kém vươn lên, bảo quản sổ ghi đầu bài và báo cáo cho lớp trưởng kết quả học tập của lớp hàng tuần, hàng tháng (theo mẫu) + Lớp phó Lao động - Kỉ luật: Chịu trách nhiệm về mặt lao động vệ sinh của lớp, phân công tổ trực nhật, kết hợp với lớp trưởng quản lí lớp lao động và báo cáo kết quả cho GVCN. + Lớp phó Văn thể mỹ: Tổ chức theo dõi, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.... do trường, đội, đoàn nhà trường tổ chức,. + Lớp phó đời sống: Thu và chi quỹ lớp và xây dựng kế hoạch khen thưởng, báo cáo thu chi cho lớp trưởng và cho GVCN và công khai trước lớp vào cuối mỗi tháng. + Cờ đỏ: Giám sát việc thực hiện nội quy của lớp bạn báo cáo kết quả cho thầy Tổng phụ trách Đội. + Tổ trưởng: Theo dõi chéo thi đua giữa các tổ, xếp loại đánh giá tổ viên của tổ bạn và báo cáo cho lớp trưởng để tổng hợp, đồng thời báo cáo trước lớp vào tiết sinh hoạt cuối mỗi tuần . + Tổ phó: Quản lý, nhắc nhở các tổ viên trong tổ của mình, phân công trực nhật và kiểm tra việc trực nhật của tổ mình. + Từng thành viên trong lớp: Phải thực hiện đúng nội quy của lớp, sự quản lý của GVCN, của ban cán sự lớp. Trực nhật theo lịch được phân công. b.11/ Thành lập những nhóm bạn giúp đỡ nhau: Ngay từ đầu năm học, sau khi khảo sát chất lượng đầu năm tôi cho các em lựa chọn để thành lập các nhóm bạn cùng giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện ( Mỗi nhóm từ 2 đến 4 em trong đó có em khá, em yếu). Sở dĩ tôi làm như vậy vì sau mỗi năm học tôi thấy các nhóm này phát huy hiệu quả rất cao, trong mỗi nhóm các em bổ trợ, giúp đỡ lẫn nhau cả về học tập, tu dưỡng và rèn luyện, nhiều em học yếu hoặc hay mắc lỗi thì thường được nhóm của mình giúp đỡ, các em không còn mặc cảm trước bạn bè nữa. b.12/ Sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm tiến hành tiết sinh hoạt chủ nhiệm vào tiết 5 sáng thứ 6 hàng tuần. Tiết sinh hoạt rất quan trọng vì đây là thời gian giáo viên chủ nhiệm tiếp xúc, gần gũi nhất, nhiều hơn với lớp. Theo tôi, Giáo viên chủ nhiệm là chỗ dựa tin cậy nhất cho các em khi gặp các khó khăn trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống, vì vậy buổi sinh hoạt lớp phải đạt được các mục tiêu sau: + Tạo cho học sinh một tâm lý thoải mái gần gũi sẵn sàng chia sẻ với giáo viên những vướng mắc khó khăn của mình trong quá trình học tập và cuộc sống. + Khích lệ động viên học sinh và chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng học tập sẵn sàng tiến bộ. Tự nhận ra các lý do nguyên nhân yếu kém của mình và sẵn sàng khắc phục sửa chữa. GVCN hướng dẫn thêm kỹ năng sống, kỹ năng học tập....thông qua các video.......Vì vậy, ở tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm tôi “thực hiện đổi mới nội dung sinh hoạt lớp” tổng kết ưu điểm khuyết điểm đánh giá việc học tập của lớp cũng như đề ra những biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, từ đó xây dựng phương hướng cho tuần tới. Tiết sinh hoạt chủ nhiệm không nặng nề mà rất cần sự góp ý phê bình góp ý chân tình trên tinh thần xây dựng làm cho tập thể lớp tốt hơn, điều cần nhất là làm cho các em cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi. Tùy vào các buổi sinh hoạt tôi xen kẽ cho các em tổ chức sinh nhật những bạn trong tháng hay xem những đoạn vi deo về giáo dục giới tính hay nói về tình bạn trong học đường,.....(tuy tuần đó các em có nhiều lỗi vi phạm) GVCN cần khéo léo tìm những hình ảnh hay đoạn phim nói đến tâm trạng của các em khi vi phạm một việc gì đó để cho các em biết và tự nhận thức dần. Còn các tiết sinh hoạt bình thường thì tôi hướng cho học sinh làm theo các bước sau: * Bước 1: 4 tổ trưởng tổng hợp thi đua các cá nhân trong tổ mình trên bảng. * Bước 2: Lớp trưởng đánh giá từng cá nhân trong các tổ (nếu có thành viên thắc mắt về số điểm của mình hay của bạn mình thì lớp trưởng là người điều hành gọi tổ trưởng tổ đó nêu lên những nội dung vi phạm hay những điểm được cộng thưởng đến khi bạn không có ý kiến gì thêm). * Bước 3: GVCN là người nhận xét cuối cùng (Nêu ưu điểm, khuyết điểm.) của lớp trong tuần qua. Nhắc nhở học sinh vi phạm khuyết điểm, kịp thời uốn nắn điều chỉnh những hành vi tiêu cực của các em. - Giải đáp những ý kiến thắc mắc, xem xét những yêu cầu của học sinh và có thể giải quyết nhu cầu cho các em nếu nhu cầu đó là chính đáng. - GVCN nêu kế hoạch của nhà trường, Đội, lịch kiểm tra ......trong tuần và phân công cụ thể cho từng thành viên trong lớp. GVCN lên kế hoạch cho tuần tới Lưu ý: - Trong tiết sinh hoạt lớp thì có 1 bạn (được phân công ) ghi lại những ưu điểm và tồn tại và những kế hoạch trong tuần tới vào sổ nghị quyết của lớp. - Trong một tháng thì có ít nhất 2 lần mời đại điện hội cha mẹ học sinh của lớp hay những cha mẹ các em đạt thành tích nổi bật hay chưa hoàn thành nhiệm vụ trong tuần...lên dự giờ sinh hoạt lớp. ( nhằm để cho phụ huynh thấy được những gì con em mình đạt được hay chưa đạt được để từ đó phối kết hợp với GVCN và GVBM để có biện pháp giáo dục các em.) b.13/ Phối kết hợp giữa lớp chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục khác. b.13.1/ Trao đổi với phụ huynh học sinh. Trong phiên họp phụ huynh đầu năm tôi yêu cầu toàn thể phụ huynh đều có mặt bằng cách gửi giấy mời trước một tuần. Thông qua phiên họp tôi đã làm các công việc sau: - Báo cáo thống kê các mặt đầu năm. - Thông qua nội quy nhà trường. - Thông qua nội quy của lớp học, xin ý kiến của phụ huynh học sinh. - Thông báo về các khoản thu đầu năm (Tránh việc học sinh lợi dụng lấy tiến của cha mẹ để đi chơi). - Bầu ban đại diện phụ huynh học sinh: Nhiệt tình, có thời gian để giúp giáo viên chủ nhiệm trong suốt năm học. - Kiểm tra lại số điện thoại, chữ kí mẫu trong sơ yếu lý lịch HS và đặc biệt trong cuộc họp phụ huynh đầu năm phụ huynh đã thống nhất với GVCN phối hợp để quản lý các em như: Ví dụ: Đầu năm học 2015- 2016 này phụ huynh đã thống nhất với GVCN phối hợp để quản lý các em 10 nội dung: - Phụ huynh quản lý thời gian ở nhà của các em. - Phụ huynh quản lý các khoản tiền khi đưa cho các em. - Phụ huynh quản lý phương tiện đi lại của các em - Phụ huynh nên cân nhắc kỹ trước khi cho con sử dụng điện thoại di động. - Khi con mắc lỗi phụ huynh cần lưu ý đến tính cách độ tuổi của em để giáo dục. - Phụ huynh cần để ý đến các quan hệ bạn bè của các em ở lứa tuổi này. - Phụ huynh phải hoàn thành các khoản đóng góp theo quy định. - Khi có bức xúc hoặc khi cần gặp GVBM phụ huynh nên trao đổi trước với GVCN . - Phụ huynh thường xuyên liên lạc với GVCN, GVBM để nắm tình hình con mình. Nếu trường hợp GV báo là con bỏ
Tài liệu đính kèm: