Đề tài Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 – Trường TH Hà Huy Tập

Đề tài Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 – Trường TH Hà Huy Tập

Việc trang trí lớp không những là cái đẹp mà còn giúp các em trang bị một vốn kiến thức vững chắc để các em làm hành trang trong học tập và các phong trào đó là thư viện của lớp. Các em được thư giãn mỗi khi đến thư viện của lớp mọi lúc. Thư viện không chỉ là kho chuyện và báo chí mà còn có những quyến sách nâng cao Toán và Tiếng Việt mang đến cho các em kho tàng kiến thức giúp các em làm tiền đề trong học tập cũng như các phong trào tốt hơn. Nhất là một số em đang tham gia thi các phong trào như: Toán Tiếng Việt, Toán Tiếng Anh trên mạng Intrnet Thư viện lớp còn giúp các em luôn có ý thức tìm tòi, khám phá cái hay – cái khó trong kho tàng kiến thức. Giúp các em có kĩ năng đọc thông - viết thạo - nói lời hay.

Mỗi khi đến với thư viện, các em được nhìn thấy hình ảnh tượng trưng cho hình dáng đất nước Việt Nam và các miền Bắc –Trung – Nam và 2 hòn đảo quý giá nhất của đất nước đó là đảo Trường Sa và đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Từ đó các em luôn có ý thức học tập tốt hơn và biết tự rèn luyện bản thân bằng cách học giỏi, ngoan ngoãn vâng lời thầy cô, biết đoàn kết và yêu quý bạn bè để sau này trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước đem hết vốn kiến thức, kĩ năng sống để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn trong tương lai.

 

doc 27 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2076Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 – Trường TH Hà Huy Tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệm là một hệ thống có kế hoạch, biện pháp cụ thể mà người giáo viên đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các hoạt động. Đây là việc nên làm của giáo viên.
Giải pháp 1: Vai trò của người thầy
Đối với giáo viên phải luôn khẳng định vai trò của người thầy vô cùng quan trọng đối với học sinh. Chính vì lẽ đó mà mỗi giáo viên phải thực sự là một tấm gương tự học tự rèn và sáng tạo để các em noi theo. Có như vậy mới xứng đáng là người định hướng, là nơi các em đặt niềm tin, là người bạn cùng đồng hành đáng tin cậy của các em. Từ đó các em sẽ làm tốt bổn phận của người học mà không cần phải nhắc nhở nhiều. Mỗi người thầy cần xem con trẻ như con của mình thì bất kì khó khăn nào cũng vượt qua. Chúng ta tuyệt đối không được coi nhẹ tinh thần trách nhiệm của người thấy. Biết sử dụng nhiều hình thức, biện pháp phong phú, phù hợp với lứa tuổi của các em. Trong quá trình giáo dục phải vừa dạy, vừa dỗ nhưng phải có tính kỉ luật cao để giáo dục có hiệu quả mà không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần học sinh, có sự thỏa thuận giữa giáo viên - học sinh, xử lý các tình huống phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của từng em. Thường xuyên khích lệ các em thi đua với các lớp khác về kết quả học, kết quả tham gia các phong trào và nề nếp tự quản của lớp.
Lên kế hoạch hoạt động cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình đang dạy dựa trên kế hoạch chung của trường. Luôn công tâm với học sinh, không được phân biệt đối xử học sinh theo cảm tính. 
Thường xuyên trao đổi với các giáo viên dạy bộ môn và giáo viên Tổng phụ trách , phụ huynh để nắm bắt tình hình của lớp đồng thời trao đổi ý kiến để có được cách giáo dục phù hợp đối với từng đối tượng học sinh của lớp có hiệu quả cao.	
Tâm sự và trình bày những ý kiến, nguyện vọng của gia đình học sinh về sự đồng tình hay chưa đồng tình đối với những chủ trương, quy định của nhà trường trong các hoạt động giáo dục để Ban giám hiệu có sự xem xét, giải quyết hoặc sửa đổi cho phù hợp với thực tế các lớp nói riêng và của trường nói chung. 
Giải pháp 2: Giáo dục kĩ năng sống thông qua đối tượng học sinh.
Bước đầu nhận lớp giáo viên tìm hiểu, nắm bắt từng đối tượng học sinh trong buổi đầu tiên. Từ đó thông qua hồ sơ học bạ, giáo viên chủ nhiệm trước, qua học sinh trong lớp, qua phụ huynh học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp.
Tiến hành phân loại đối tượng học sinh, cụ thể:
 + Học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.	
 + Học sinh còn rụt rè.
 + Học sinh có năng lực và ý thức tự giác.
 + Học sinh chưa hoàn thành.
 Sau khi phân loại học sinh thì giáo viên tiến hành họp phụ huynh lớp đầu năm để thông báo tình hình chung của lớp, tình hình cụ thể từng em. Đồng thời thông qua mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cần phải thực hiện trong năm học. Từ đó cùng với phụ huynh có kế hoạch phối kết hợp để giáo dục các em đạt mục tiêu mọi mặt và nhiệm vụ đề ra. Khi thực hiện công việc này, giáo viên nên tế nhị, lời nói rõ ràng có cách thuyết phục để giữa giáo viên và cha mẹ học sinh bước đầu không ái ngại mà lại có tình cảm, sự đồng thuận cùng nhau gánh vác trách nhiệm để sẻ chia, ủng hộ lẫn nhau.
Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, giáo viên cần thể hiện được đây là một buổi trao đổi để nắm bắt tình hình học tập và sinh hoạt của các em ở trường cũng như ở nhà. Đồng thời trao đổi kinh nghiệm về cách giáo dục trẻ trong giai đoạn mới hiện nay.
Khi bình bầu ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp. Giáo viên giúp phụ huynh nhìn nhận đúng đó là bầu ra những người năng nổ, nhiệt tình, có khả năng nắm bắt điều kiện và nơi ở của từng học sinh, biết bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, sẵn sàng giúp lớp và trường làm tốt các phong trào.
Giáo viên thông qua thời khóa biểu học ở lớp để các bậc phụ huynh nắm bắt được các môn học cụ thể của từng ngày, tiện cho việc nhắc nhở và kiểm tra con em ở nhà và những khi đi đến trường. Sau các buổi học có bài tập ứng dụng ở nhà, phụ huynh cần giám sát, đôn đốc các em thực hiện bài tập ứng dụng ở nhà và cách xử lý những tình huống có liên quan đến bài học trong cuộc sống. Giáo viên lấy thông tin về chỗ ở, số điện thoại của từng phụ huynh. Đồng thời cho phụ huynh biết số điện thoại của giáo viên để liên lạc khi cần thiết. 
Thời gian bắt đầu làm quen với lớp, giáo viên tiến hành cho các em điền thông tin của mình vào tờ giấy tự giới thiệu bản thân. Giáo viên hướng dẫn cụ thể từng mục để các em hiểu và ghi rõ những mục trong tờ giấy một cách chính xác và cụ thể. Sau khi học sinh điền các thông tin của mình vào tờ giấy xong thì giáo viên tiến hành thu. Sau khi thu, giáo viên xem kĩ từng học sinh để nắm bắt tình hình hoàn cảnh của mỗi em. Khi có được kết quả các thông tin của mỗi cá nhân học sinh thì giáo viên cần có những biện pháp để kịp thời giúp đỡ cũng như giáo dục các em trong thời gian các em đến lớp. Đặc biệt là trong giảng dạy.
 Giáo viên nên gần gũi với các em giống như người mẹ, người chị, có khi là người bạn của các em để tâm sự, trao đổi với các em thì mới nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cụ thể của từng học sinh. Đồng thời dành thời gian đến thăm gia đình của một số em có hoàn cảnh khó khăn để tìm hiểu và động viên giúp đỡ kịp thời. Khi làm việc này, giáo viên phải biết bản thân giáo viên lúc này là ai? Cần phải làm thế nào? Đó là luôn có sự đồng cảm, chia sẻ và hết sức tế nhị tránh làm gia đình các em đặc biệt là bản thân các em bị tổn thương.
Trong các tiết học hay các tiết sinh hoạt của lớp thì giáo viên luôn động viên các em mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động. luôn coi lớp là nhà, coi bạn bè như anh chị em của mình, coi thầy, cô như cha mẹ thì mọi trở ngại, khó khăn đều vượt qua. 
Mẫu giới thiệu bản thân của các em giáo viên đưa ra phải chi tiết, cụ thể như sau:
GIỚI THIỆU VỀ BẢN THÂN
 1. Họ và tên học sinh:..
 2. Năm sinh:
 3. Dân tộc:...
 4. Đặc điểm gia đình (con thương binh – liệt sĩ, có công với cách mạng, con hộ nghèo)...
 5. Gia đình có mấy conEm là con thứ mấy
 6. Sống chung:.
 7. Họ tên cha, mẹ hoặc người thân.
 8. Địa chỉ của gia đình:...
 9. Số điện thoại để liên lạc:
 10. Kết quả học tập năm lớp 2:..
 11. Môn học yêu thích:...
 12. Môn học cảm thấy khó:
 13. Góc học tập ở nhà (có, không).
 14. Em sợ nhất điều gì?:.
 15. Những người bạn thân nhất của em:
 16. Sở thích:.
 + Đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn giáo viên động viên, chia sẻ và giúp các em. Nếu thiếu đồ dùng, giáo viên có thể liên hệ với thư viện để hỗ trợ các em. Phát động các phong trào “Vòng tay bè bạn”, Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Thường xuyên quan tâm theo dõi giúp đỡ các em khi các em gặp phải khó khăn. Gặp riêng phụ huynh để trao đổi, động viên họ khắc phục khó khăn tạo điều kiện tốt nhất để các em học tập. 
 Ví dụ: Em Đặng Văn Kiệt, em: Nguyễn Thị Huyền Trang thuộc diện hộ nghèo. Trong thời gian học tập, giáo viên đã giúp đỡ 2 em về sách, vở đồng thời trao đổi với hiệu trưởng nhà trường về hoàn cảnh của hai gia đình để các em được miễm giảm các khoản tiền đóng góp và được hưởng các chế độ của Nhà nước ban hành. 
+ Đối với những em thiếu tình yêu thương của bố mẹ giáo viên phải là người gần gũi để các em chia sẻ vui buồn trong cuộc sống.
Ví dụ: Em Nguyễn Ngọc Phương ( Tú Thọ là tên gọi ở chùa) em có hoàn cảnh đặc biệt nên em phải ở lại chùa để nương tựa. Khi biết em thiếu tình yêu thương của gia đình nhất là bố mẹ không có bên cạnh khi tuổi thơ để chăm sóc em nên em thường có biểu hiện rụt rè, ít nói chuyện với mọi người. Giáo viên trực tiếp sang gặp sư cô để nắm bắt tình hình của em ở chùa cũng như tính cách của em khi sống tại chùa. Sau khi gặp giáo viên đã được Sư cô cho biết cách sinh hoạt và dạy dỗ của nhà chùa. Từ đó tôi thường xuyên gần gũi và chia sẻ với em như một người mẹ. Khi em có lỗi, giáo viên gặp riêng em để giáo dục, luôn động viên khen ngợi kịp thời. Thỉnh thoảng giáo viên mua cho em cái bút hoặc cuốn vở Đối với trường hợp này, giáo viên luôn chủ động gặp Sư cô thường xuyên để thông báo tình hình học tập và rèn luyện của em ở trường. Đồng thời nắm bắt tình hình tự rèn luyện của em ở chùa và từ đó mới có biện pháp phối kết hợp để giáo dục em tốt hơn.
+ Đối với những học sinh rụt rè, giáo viên phân công mỗi em một việc. Hàng ngày kiểm tra nhắc nhở các nhóm trực nhật, báo cáo kết quả thực hiện cho hội đồng tự quản. Tạo điều kiện để các em có cơ hội thể hiện mình trước lớp, qua việc trả lời những câu hỏi đơn giản của bài học Động viên các em tham gia vào các hoạt động phù hợp, không để các em đứng ngoài lề. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt các em mà luôn khen ngợi kịp thời dù các em tiến bộ chậm hơn các bạn. 
Ví dụ: Trường hợp của em Nguyễn Ngọc Phúc, em là học sinh rụt rè, tham gia hoạt động nhóm còn trầm. Giáo viên đã chủ động sắp xếp cho em ngồi gần bạn Ngọc Ánh là một học sinh giỏi, năng nổ của lớp. Trong các hoạt động nhóm Ngọc Ánh luôn chia sẻ nội dung bài học với Phúc, giúp bạn tự tin trao đổi bài với mình. Đồng thời giáo viên cũng theo dõi và hỗ trợ, động viên kịp thời nên Phúc đã tự tin hơn. Dần dần em đã biết chia sẻ nội dung bài học với bạn và tự giác tham gia các hoạt động nhóm. Qua đó, hình thành ở Phúc kĩ năng sống mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động. Tháng 3/ 2016 Phúc đạt học sinh giỏi giải Toán qua mạng Ínsẻt cấp huyện giải Ba. 
+ Đối với học sinh chưa hoàn thành, giáo viên gần gũi để theo dõi và động viên kịp thời khi em có biểu hiện tốt. Tuyệt đối không để các em đứng ngoài lề mà động viên các em vào các hoạt động phù hợp với khả năng. Như giao nhiệm vụ làm nhóm phó của lớp hay một chức nào đó để các em có trách nhiệm lại luôn nghĩ mình nên làm gì để các bạn noi theo. Trao đổi với gia đình để có cách giáo dục thống nhất và phù hợp.
Ví dụ: Em Trần Văn Vũ là một học sinh chưa hoàn thành vì trong các tiết học em thường hay nói chuyện, ít tham gia hoạt động nhóm với bạn cứ nghĩ mình giỏi hơn các bạn. Giáo viên đã chủ động gần gũi, nhắc nhở để em tiến bộ. Thời gian đầu em tiến bộ rất chậm, giáo viên không nản chí mà bằng kinh nghiệm cũng như tình yêu thương đối với em, giáo viên đã chủ động gặp và trao đổi với phụ huynh để có biện pháp. Sau đó đưa em vào các hoạt động trò chơi, văn nghệ của lớp và động viên, khích lệ em những thành tích dù là nhỏ nhất. Sang học kì II em đã tiến bộ hẳn, đã chú ý tham gia các hoạt động của nhóm, có nhiều tiến bộ trong học tập nhất là về chữ viết và được nhiều giáo viên giảng dạy khen ngợi.
+ Đối với những học sinh có năng lực và ý thức tự giác, đây là một yếu tố vô cùng thuận lợi cho giáo viên nhưng nếu giáo viên sử dụng không khéo thì nó không còn là mặt mạnh nữa. Cho nên, khi phát hiện ra những học sinh này, giáo viên bồi dưỡng về năng lực bằng cách có thêm câu hỏi, bài tập nâng cao dần so với kiến thức chuẩn nhằm kích thích các em tìm tòi, khám phá. Tránh sự nhàm chán vì bài quá dễ, hoặc khó khó. Ví dụ: Khi dạy bài “Giải bài toán có hai phép tính” giáo viên có thể ra thêm nhiều dạng bài khó để các em làm phát huy được năng khiếu của mình. Giáo viên cũng nên tư vấn với phụ huynh mua sách tham khảo “các bài toán khó, những bài văn hay, ” cho các em. Động viên khích lệ các em tham gia giải Toán qua mạng. Hướng dẫn cách ứng xử người lớn,với thầy cô và nhất là bạn bè. Luôn thực hiện phương châm “ Thắng không kiêu – thua không nản”. Từ đó các em thực sự trở thành cánh tay phải hỗ trợ đắc lực trong việc giúp giáo viên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bạn trong quá trình thực hiện các hoạt động ở lớp, ở trường và cũng là những tấm gương sáng cho các bạn noi theo. 	
 Giải pháp 3: Giáo dục kĩ năng sống qua công tác ổn định tổ chức lớp
 Mỗi thầy giáo, cô giáo muốn hoàn thành nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm trước hết phải có tình yêu thương con người, có sự độ lượng, bao dung, đồng thời phải hiểu về tâm lý lứa tuổi, phải có cái nhìn tinh tế, bao quát lớp. Cũng từ đó, giáo viên chủ nhiệm cần am hiểu đối tượng học sinh và có cách sắp xếp, ổn định tổ chức lớp hợp lý để phát huy tối đa khả năng của từng học sinh. Sau khi nhận lớp, qua công tác nắm thông tin học sinh, giáo viên đã tiến hành công tác ổn định tổ chức lớp, cụ thể:
Xây dựng ban cán sự được tập thể lớp tín nhiệm dưới sự định hướng đúng đắn của giáo viên. Giao nhiệm vụ dựa vào khả năng và năng lực của từng em.
 Chủ tịch hội đồng tự quản chọn học sinh có uy tín; mạnh dạn; có kĩ năng nói to, rõ ràng, lưu loát trước lớp; được các bạn cả lớp yêu mến; có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Phân công các ban học tập: 
Trưởng ban học tập chọn học sinh có kiến thức kĩ năng tốt.
Trưởng ban lao động chọn học sinh có ý thức tự giác, yêu lao động.
Trưởng ban văn thể mỹ chọn học sinh có năng khiếu về văn nghệ và năng nổ nhiệt tình trong các hoạt động tập thể.
Chia lớp thành các nhóm học tập, sắp xếp nhóm hợp lý. Trong mỗi nhóm đều có đầy đủ các đối tượng học sinh (Hoàn thành Xuất sắc – Hoàn thànhTốt – Hoàn thành – Chưa hoàn thành ). Luân phiên nhau giữ nhiệm vụ nhóm trưởng để rèn kĩ năng tổ chức, chỉ đạo hoạt động của các em. Các nhóm trưởng chọn học sinh có khả năng hướng dẫn được các bạn trong nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
 Mỗi tháng giáo viên hướng dẫn thi đua giữa các nhóm tham gia học một hoạt động theo ba hình thức cá nhân - cặp - nhóm. Các nhóm nhận xét sau đó bình bầu chọn ra nhóm xuất sắc nhất. 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh thiết kế sổ theo dõi riêng từng ngày học của mỗi cá nhân học sinh trong nhóm của mình. Sau đó giáo viên giao về từng nhóm để tiện theo dõi. Dưới sự tư vấn của giáo viên chủ nhiệm dựa trên cơ sở nội quy của trường, lớp sẽ tự lập ra một sổ thi đua phù hợp với năng lực và mức độ phấn đấu của lớp. Giáo viên cùng với hội đồng tự quản lớp đưa ra các tiêu chí, nội dung để đánh giá và hình thức khen thưởng vào cuối mỗi tháng học.
 	Khi khen thưởng cần có sự công bằng để các em thấy được sự cố gắng phấn đấu là một việc làm đầy ý nghĩa khi thành công.
Giáo viên tiến hành hướng dẫn các em kẻ sổ theo dõi hàng ngày cụ thể như sau:
TTT
Họ và tên
Ngày
Nội dung theo dõi
Ghi chú
1
Võ Văn A
10/9/2015
 Đi học muộn, chưa làm bài tập ở nhà.
 Gia đình bạn có chuyện buồn
Từ đó các em theo dõi chính xác, có hiệu quả nhằm đôn đốc bạn học để cùng nhau tiến bộ. Đồng thời giúp các em trong việc bình bầu khen thưởng dễ dàng hơn.
Trong các hoạt động học tập của lớp học giáo viên cho các nhóm luân phiên thay đổi nhóm trưởng để từng học sinh biết được các công việc của người chỉ huy và từ đó rèn cho các em kĩ năng xử lý tình huống, đồng thời các em biết cảm thông, thấu hiểu với bạn, tạo điều kiện mỗi học sinh được học rèn luyện và tự rèn luyện. Giáo viên quan sát, động viên, khích lệ học sinh kịp thời từ đó các em ngày càng tự tin, mạnh dạn hơn. Qua đó rèn tinh thần đoàn kết, hợp tác trong nhóm.
 Cùng học sinh xây dựng và thực hiện nội quy ở trường. Giáo viên liên hệ, phối kết hợp chặt chẽ cùng với tổng phụ trách Đội để đôn đốc các em tham gia các phong trào tích cực, sôi nổi đạt hiệu quả cao nhằm nâng cao ý thức tự giác, tinh thần tập thể, tình đồng đội.
Việc sắp xếp chỗ ngồi trong nhóm cần phải hợp lý, sau đó giáo viên tiến hành phát động phong trào thi đua “Đôi bạn cùng tiến” để các em biết chia sẻ, trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cùng tiến bộ. Thông qua đó giáo dục các em luôn biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập hoặc khi bạn gặp khó khăn trong cuộc sống như bạn bị đau không đi học được (nếu ở gần bạn thi sang hỏi thăm động viên bạn và giúp đỡ bạn về nội dung bài học hôm ấy). Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nhận thức, biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ người khác trong cuộc sống hàng ngày.
Giáo viên lấy phong trào đôi bạn cùng tiến để thi đua, có khen thưởng mỗi tháng, cuối học kì và cuối năm học. 
Giải pháp thứ 4: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua việc trang trí lớp học.
Xuất phát từ thực tế, lâu nay giáo viên của các trường luôn xem nhẹ việc trang trí lớp học mà chỉ tập trung dạy kiến thức cho học sinh. Trong dạy học cũng không ít giáo viên phàn nàn học sinh không ngoan, lười học, chữ viết không đẹpMà thầy cô không chú ý trong học tập luôn lấy học sinh làm trung tâm mà học sinh cần được bày tỏ ý kiến của mình còn lớp học phải được trang trí đẹp, thân thiện và gần gũi thực tế với lứa tuổi của các em. Từ đó tạo ra một môi trường học tập tốt, các em có sự gần gũi, thân thiện luôn coi lớp học như gia đình của mình, các em thấy rằng: “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Trang trí lớp học là một việc làm rất cần thiết và quan trọng đối với các em nhất là đối tượng học sinh Tiểu học. Vì nó mang lại cho các em nhiều điều bổ ích như được chung tay vào việc làm trang trí, được bày tỏ những điều mình mong muốn, được trưng bày những sản phẩm mình làm ra sau các tiết học
Trang trí lớp còn giúp các em có trí óc tưởng tượng phong phú, tăng sự phát triển tính tích cực, chủ động, sáng tạo, luôn có được các kĩ năng sống tốt trong cuộc sống hàng ngày. 
Qua góc giáo dục, các em tạo cho bản thân mình những kĩ năng sống biết vệ sinh sạch sẽ, biết bảo vệ môi trường “xanh - sạch - đẹp” bằng việc làm cụ thể ở lớp, ở trường, biết bảo vệ nguồn nước sạch và không ăn quà vặt mỗi khi tới trường. Điều đặc biệt nhất là hình ảnh của các chú bộ đội biên phòng ngày đêm canh giữ biên cương hải đảo, giữ bình yên cho quê hương đất nước để các em được học hành trở thành những chủ nhân tương lai cho đất nước. Từ đó các em càng cố gắng học tốt hơn để không phụ lòng các chú, thầy cô, cha mẹ và cũng từ hình ảnh đó các em luôn hướng tới Biển Đông. 
Trang trí lớp học còn giúp các em có kĩ năng sống đoàn kết với tất cả các anh em dân tộc trên miền đất Tây Nguyên nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung qua hình ảnh “ Góc cộng đồng”.
Góc cộng đồng còn giáo dục các em luôn tự hào về nét đẹp của thành phố Buôn Ma Thuật cùng với những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc nơi đây như: còng chiêng, đâm trâu, đua voi, nhà rông Những nét văn hóa đặc sắc này thường đưa vào các lễ hội. Giáo dục học sinh luôn nhớ các ngày lễ hội cuae tỉnh mình đang sinh sống. Để duy trì nhừng nét văn hóa đó thì các em luôn biết yêu lao động và yêu người lao động để cải thiện đời sống hằng ngày của chúng ta như hình ảnh “ Cà phê, hồ tiêu, đồng lúa ”
Trang trí lớp học phải thật sự thực chất, thân thiện, gần gũi như hình ảnh ngôi trường thân yêu mà các em đang theo học, phía trên giáo viên gắn khẩu hiệu “ Thầy tận tụy – Trò chăm ngoan” để nhắc nhở mỗi thầy cô khi bước vào lớp dạy luôn hết lòng thương yêu học sinh và có trách nhiệm dạy các em một cách tốt nhất. Với học sinh phải ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập xứng đáng là học sinh ngoan của ngôi trường. 
Khi học sinh đã được học môn Mĩ thuật thì lúc trang trí giáo viên cần phải giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực hành trang trí của lớp bằng cách biết sáng tạo, biết kết hợp màu sắc hài hòa, phù hợp bằng ý tưởng của các em làm thành những bông hoa đẹp lung linh khi chứa các nhụy hoa là những bài văn hay, những bài toán khó đã được giải ra một cách khoa học và dễ hiểu. Hình ảnh của những bông hoa sinh động, nhiều màu sắc nhưng không lòe loẹt. Giáo dục các em kĩ năng khéo tay hay làm và kĩ năng nói lời hay - viết chữ đẹp – làm việc tốt. 
Việc trang trí lớp không những là cái đẹp mà còn giúp các em trang bị một vốn kiến thức vững chắc để các em làm hành trang trong học tập và các phong trào đó là thư viện của lớp. Các em được thư giãn mỗi khi đến thư viện của lớp mọi lúc. Thư viện không chỉ là kho chuyện và báo chí mà còn có những quyến sách nâng cao Toán và Tiếng Việt mang đến cho các em kho tàng kiến thức giúp các em làm tiền đề trong học tập cũng như các phong trào tốt hơn. Nhất là một số em đang tham gia thi các phong trào như: Toán Tiếng Việt, Toán Tiếng Anh trên mạng Intrnet Thư viện lớp còn giúp các em luôn có ý thức tìm tòi, khám phá cái hay – cái khó trong kho tàng kiến thức. Giúp các em có kĩ năng đọc thông - viết thạo - nói lời hay.
Mỗi khi đến với thư viện, các em được nhìn thấy hình ảnh tượng trưng cho hình dáng đất nước Việt Nam và các miền Bắc –Trung – Nam và 2 hòn đảo quý giá nhất của đất nước đó là đảo Trường Sa và đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Từ đó các em luôn có ý thức học tập tốt hơn và biết tự rèn luyện bản thân bằng cách học giỏi, ngoan ngoãn vâng lời thầy cô, biết đoàn kết và yêu quý bạn bè để sau này trở thàn

Tài liệu đính kèm:

  • docth_139_0375_2010860.doc