Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp trong trường tiểu học

Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp trong trường tiểu học

Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm phối hợp với tổ chức đoàn thể, hội phụ nữ, tổ chức chính quyền thôn ở địa phương nắm rõ tình hình học sinh của mình, tổ chức học sinh tham gia rèn luyện, vui chơi lành mạnh, phòng chống các tệ nạn xã hội (chơi game, ma túy, cờ bạc), tham gia bảo vệ an ninh trật tự và phòng chống bạo lực học đường nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu, lựa chọn, xây dựng một mạng lưới cộng tác viên đó là những người có uy tín, có năng lực hoạt động các mặt giáo dục đề nghị họ làm công tác giúp đỡ nhà trường, giúp giáo viên chủ nhiệm hoàn thành nhiệm vụ đề ra.

 * Phối hợp với lực lượng giáo dục làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục của lớp

 Trong những năm qua nhà trường cơ sở vất chất xuống cấp, nợ xây dựng trường chuẩn vẫn còn nhiều, việc huy động công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường đặt ra cho từng giáo viên chủ nhiệm, từng lớp là hết sức cần thiết. Việc thu đóng góp theo Nghị định 24 hàng năm triển khai theo nghị quyết đại hội cha mẹ học sinh, được giáo viên chủ nhiệm vận động, nhắc nhở đóng góp, hàng năm tỉ lệ thu của từng lớp đạt từ 95% đến 100% (trừ hộ nghèo và học sinh dân tộc). Tập trung để trả nợ nên việc tu sửa cơ sở vật chất rất khó khăn, để làm được việc tu sửa, nhà trường huy động công tác xã hội hóa của lớp, giáo viên chủ nhiệm là người chủ chốt dưới sự định hướng của lãnh đạo nhà trường cùng với phụ huynh các lớp làm mới không gian lớp học (quét sơn, trang trí lớp), việc làm này được giáo viên chủ nhiệm nhất trí họp phụ huynh từng lớp triển khai, được phụ huynh hưởng ứng cao, với phương châm nhà trường và phụ huynh cùng làm, phụ huynh nhất trí nộp mỗi học sinh là 50.000 đồng (trừ học sinh nghèo), tổng số tiền thu được đại diện phụ huynh tính toán cùng tập thể giáo viên chủ nhiệm các lớp, hạch toán tiền công, tiền sơn, còn thiếu bao nhiêu nhà trường hỗ trợ bù vào. Với biện pháp này nhà trường đã làm mới được việc quét sơn sạch, đẹp ở các lớp học phân hiệu 2 (riêng điểm trường chính đang dự trù tiến hành làm nhưng có dự án hỗ trợ xây trường nên dừng lại). Phụ huynh, giáo viên, học sinh phấn khởi, họ đã góp một phần công sức nhỏ vào việc làm đẹp trường, đẹp lớp, con em họ được ngồi học tập trong môi trường khang trang, sạch sẽ, thân thiện.

 

doc 17 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2866Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp trong trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̣c sinh, xây dựng được mối quan hệ với cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể vì là người có hộ khẩu thường trú ở tại địa phương; thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục của lớp. Đa số phụ huynh đã có nhận thức về giáo dục và quan tâm chăm lo đến con em.
	Bên cạnh đó vẫn còn khó khăn ảnh hưởng đến tình hình chung của nhà trường cũng như công tác chủ nhiệm lớp: Cơ sở vật chất trường lớp xuống cấp nghiêm trọng, bố mẹ đi làm ăn xa gửi con cho ông bà chăm sóc; bố mẹ li hôn; gia đình nghèo không chăm lo cho con em, đời sống của học sinh còn thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần
2.2. Thành công - hạn chế
Lãnh đạo nhà trường luôn có những trăn trở, suy nghĩ để chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp duy trì sĩ số học sinh hàng năm, giúp đơc học sinh có hoàn cảnh khó khăn, làm tốt công tác xã hội hóa các lớp để làm mới không gian lớp học. Tìm hiểu kĩ tâm lí giáo viên cũng như điều kiện của giáo viên để phân công vị trí chủ nhiệm lớp phù hợp, đạt hiệu quả. Một số giáo viên chủ nhiệm có những việc làm thiết thực, có kinh nghiệm vận dụng đạt hiệu quả trong công tác chủ nhiệm như cô Nguyễn Thị Phượng (GVCN lớp 2C năm học 2013-2014), cô Nguyễn Thị Bình (GVCN lớp 1B năm học 2013-2014; 2014-2015), thầy Nguyễn Duy kì Diệu (GVCN lớp 5B năm học 2013-2014; 2014-2015)
Nhận thức của giáo viên chủ nhiệm lớp không đồng nhất, một số giáo viên không dám nghỉ dám làm, chưa có những ý kiến tham mưu đề xuất về công tác chủ nhiệm lớp, còn thụ động chờ chỉ đạo của nhà trường, công tác chủ nhiệm còn dậm chân tại chỗ không tiến bộ. Sự phối hợp với các lực lượng còn e dè chưa mạnh dạn.
2.3. Mặt mạnh - mặt yếu
	Ban giám hiệu có nhiều kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo đội ngũ. Đội ngũ được phân công làm công tác chủ nhiệm đa số là giáo viên trẻ, có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, nhiệt tình, có trách nhiệm trong các hoạt động. Được sự ủng hộ và đồng thuận của các bậc phụ huynh trong công tác giáo dục học sinh và công tác xã hội hóa giáo dục của các lớp. Đa số học sinh ngoan ngoãn, có ý thức học tập và rèn luyện đưa phong trào của lớp và của toàn trường ngày càng tiến bộ.
	Bên cạnh mặt mạnh, còn có mặt yếu như một vài giáo viên không năng động, không có chịu khó tìm tòi học hỏi, dậm chân tại chỗ, không có sáng tạo để thay đổi trong công tác chủ nhiệm lớp, chưa biết làm mới. Một số giáo viên nuôi con nhỏ nên ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm, không có nhiều thời gian dành cho các hoạt động phong trào của lớp. Một số phụ huynh còn giao phó việc giáo dục con cái cho giáo viên chủ nhiệm, không nhiệt tình hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động của lớp làm ảnh hưởng chung đến phong trào của nhà trường.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
	Lãnh đạo nhà trường tâm huyết, quan tâm chỉ đạo sát sao đối với công tác chủ nhiệm lớp. Sự phấn đấu thi đua giữa giáo viên với giáo viên trong nhà trường và giữa các trường trong cụm. Sự nhìn nhận về chất lượng giáo dục của phụ huynh đối với nhà trường, đối với giáo viên chủ nhiệm lớp. Đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp phải có sự đổi mới, phải biết phối hợp với các lực lượng giáo dục tác động để làm tốt công tác chủ nhiệm. Mặt khác đời sống của một số phụ huynh quá nghèo, hoàn cảnh éo le nên ảnh hưởng đến việc chăm lo giáo dục con cái, gây không ít khó khăn cho công tác chủ nhiệm. Cơ sở vật chất của nhà trường xuống cấp ảnh hưởng đến công tác dạy học.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
	Trong những năm qua, toàn ngành, toàn xã hội đã và đang hưởng ứng tích cực phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm đổi mới. Kinh nghiệm cho thấy rằng trường nào chưa quan tâm hoặc xem nhẹ công tác này thì kết quả dạy học sẽ không cao, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động giáo dục của đơn vị. Thực tế trong hai năm qua trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân có những thực trạng như đã nêu ở trên, đi sâu phân tích kĩ vấn đề mà thực trạng đặt ra, cụ thể trường đóng trên địa bàn dân cư là người kinh, một số bộ phận nhân dân kinh tế ổn định, có điều kiện quan tâm đến đời sống và việc học hành của con cái. Họ nhận thức đúng đắn, luôn có trách nhiệm và ý thức được vai trò của gia đình trong việc giáo dục con em mình, không ỷ lại cho nhà trường. Giáo viên được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp đa số là giáo viên có bề dày kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, nắm rõ lí lịch, hoàn cảnh gia đình học sinh của mình; Có tinh thần trách nhiệm trong công tác. Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, mỗi giáo viên chủ nhiệm có cách thực hiện linh hoạt trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để làm tốt công tác chủ nhiệm như duy trì sĩ số, huy động sự chung tay góp sức để hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, động viên các em có đủ điều kiện để đến trường với tinh thần “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”; chung tay tu sửa lớp học khang trang sạch đẹp từ nguồn đóng góp xã hội hóa của lớp và giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ đạo đưới sự định hướng của nhà trường. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm là chiếc cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội góp phần vào công tác giáo dục thế hệ trẻ ngày càng tiến bộ, tạo được uy tín của nhà trường, của cá nhân với phụ huynh học sinh. Với những vấn đề nêu trên người giáo viên chủ nhiệm cần phải kiên kì, chịu khó, nhiều khi phải chịu tác động những yếu tố tích cực và tiêu cực từ các lực lượng phối hợp thì mới thành công, để giải quyết được vấn đề bản thân đã chỉ đạo một số biện pháp sau: 
3. Giải pháp, biện pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp. Thái độ, tình cảm đối với học sinh, là mẹ hiền thứ hai trong việc quan tâm chăm lo giáo dục học sinh. Làm tốt công tác duy trì sĩ số hàng năm, tạo điều kiện cùng chung tay giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục của lớp là mục tiêu hướng tới việc giáo dục toàn diện cho học sinh, đảm bảo tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học và hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm của mình.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
	Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các lực lượng để giáo dục học sinh.
Biện pháp phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường
* Phối hợp với Ban giám hiệu: Giáo viên chủ nhiệm phải dựa vào kế hoạch chung của trường để xây dựng kế hoạch, lịch làm việc và đề ra biện pháp thực hiện cụ thể cho lớp mình nhưng phải sát tình hình thực tế. Thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động của lớp và kết quả giáo dục học sinh, nguyện vọng của học sinh về ban giám hiệu. Việc này giáo viên chủ nhiệm có thể gặp mặt trực tiếp ban giám hiệu hoặc thông qua cuộc họp để phản ánh những vấn đề liên quan đến lớp, đến học sinh để xin ý kiến chỉ đạo. Cụ thể về việc học sinh của lớp xin nghỉ học dài ngày để chữa bệnh tim ( Em Mai Quốc Bảo lớp 3A), học sinh mồ côi cha, mẹ bị tai nạn giao thông (em Nguyễn Đình Quyết lớp 3B), học sinh ở với bà vì bố mẹ li dị (2 anh em ruột Nguyễn văn Hiếu và Nguyễn Đức Bình lớp 2A và 5A). Ban giám hiệu đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm nắm tình hình cụ thể từ gia đình, xác minh hoàn cảnh, trước hết là gần gũi, động viên học sinh để các em đến lớp. Sau đó bàn biện pháp với giáo viên chủ nhiệm quyên góp ủng hộ với lòng hảo tâm để ủng hộ học sinh có đủ điều kiện đến trường và có thêm một số tiền để hỗ trợ học sinh chữa bệnh. Ngoài ra còn một số hoàn cảnh tương tự mà giáo viên chủ nhiệm phối hợp cùng với ban giám hiệu đã vận dụng việc làm động viên được học sinh ra lớp (trong SKKN năm học 2014-2015 về công tác duy trì sĩ số tôi đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện đạt hiệu quả ).
* Phối hợp với giáo viên dạy chung lớp và giáo viên dạy chuyên biệt
Giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với giáo viên dạy cùng lớp và giáo viên dạy chuyên biệt thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm để xây dựng và thống nhất kế hoạch giáo dục học sinh của lớp. Thường xuyên liên lạc và trao đổi với nhau để nắm bắt tình hình học tập hàng ngày của lớp, của từng học sinh, học sinh nghỉ học có lí do, không có lí dođể theo dõi và có biện pháp giáo dục học sinh kịp thời. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy chung lớp cùng với giáo viên dạy chuyên biệt hợp thành một tập thể sư phạm nhỏ đóng vai trò chủ đạo trong quá trình giáo dục học sinh. Hiệu quả giáo dục trong lớp chủ nhiệm phụ thuộc một phần quan trọng vào hoạt động cũng như phẩm chất của bản thân tập thể sư phạm này. Tập thể sư phạm thu nhỏ này (GVCN) thực hiện việc điều tra cơ bản và phân loại học sinh, nắm rõ lí lịch học sinh để biết hoàn cảnh gia đình, thăm dò nguyện vọng, sở thích, thái độ và phát hiện những khó khăn trong học tập và sinh hoạt của học sinh để phân tích, đánh giá cùng trao đổi với giáo viên năm học trước để nắm thêm thông tin. Đây là cơ sở nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của lớp cũng như từng cá nhân học sinh. Các giáo viên trong tập thể chủ nhiệm này căn cứ vào những thông tin ngược do bản thân thu nhận được, nhất là do giáo viên chủ nhiệm cung cấp sẽ cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng, tập thể sư phạm trong phạm vi một lớp mà giáo viên chủ nhiệm lớp là hạt nhân, nếu đạt được sự thống nhất ý chí, hành động, nhận định và đánh giá, luôn luôn gương mẫu, đưa ra yêu cầu hợp lí và đồng thời tôn trọng, yêu mến học sinh, phát huy tinh thần tự lực, ý thức làm chủ của học sinh thì chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào việc xây dựng một tập thể lớp vững mạnh.
* Phối hợp với tổ chức Đoàn TN, Đội TN.
Mỗi giáo viên chủ nhiệm là một anh chị phụ trách, chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm là người phối hợp với Bí thư chi đoàn, tổng phụ trách Đội trong việc tổ chức các hoạt động theo chủ đề phù hợp với các tháng trong năm thông qua các ngày lễ kỉ niệm như: 21/11; 22/12; 3/2; 26/3; ... mà lãnh đạo nhà trường là người cố vấn, định hướng. Cụ thể trong đợt 20/11 chỉ đạo tổ chức hội thi văn nghệ, tất cả giáo viên chủ nhiệm là người thực hiện việc đầu tư tập luyện cho học sinh để hội thi có chất lượng; đợt sinh hoạt 22/12 giáo viên chủ nhiệm là người được giao trách nhiệm sưu tầm câu hỏi, hình ảnh về truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam cho lớp tìm hiểu để tham hái hoa dân chủ có thưởng, hiệu quả học sinh đạt được qua mỗi đợt sinh hoạt chủ điểm là tiêu chí để xếp loại thi đua của lớp. Vì thế giáo viên chủ nhiệm đều nổ lực tìm tòi, hướng dẫn, tập luyện học sinh rất sôi nổi (cụ thể GVCN và tập thể lớp 1B, 3B, 4A, 4B, 5A, 5C). Mặt khác giáo viên chủ nhiệm phải giúp đỡ tổ chức Đoàn, Đội và tôn trọng tính độc lập, tự quản của tổ chức này để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, nắm bắt tình hình hoạt động để triển khai thực hiện và sẽ được góp ý điều chỉnh kịp thời nhằm đưa phong trào của lớp đi lên.
* Phối hợp với lực lượng giáo dục là Bảo vệ, Thư viện, Y tế
Thông qua lực lượng này giáo viên chủ nhiệm sẽ tìm hiểu một cách khách quan học sinh của lớp mình trong các hoạt động ngoài giờ học chính khóa như: Việc mượn sách báo, đọc sách báo có thường xuyên không, học sinh nào tích cực trong hoạt động này cần tuyên dương trước tập thể. Nắm tình hình sức khỏe của học sinh qua cán bộ y tế nhà trường về tình hình sức khỏe học sinh như theo dõi dịch bệnh, tiêm phòng, tình hình học sinh giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung; việc bảo vệ tài sản nhà trường, tài sản lớp học, chăm sóc và giữ gìn bồn hoa, cây cảnh... Có những đề xuất cùng nhau thống nhất tác động sư phạm đối với học sinh, những nội dung liên kết này có thể tiến hành qua gặp trực tiếp hoặc thông qua các cuộc họp. Việc làm này phải tôn trọng hợp tác không xem nhẹ “Nhân viên” thì công việc sẽ đạt hiệu quả tốt, vì giáo viên chủ nhiệm không thể quán xuyến hết các hoạt động của học sinh ngoài lớp học.
* Phối hợp với gia đình học sinh: Giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch định kì thông báo cho gia đình học sinh biết kết quả học tập, lao động, rèn luyện của con em họ, những yêu cầu chung của nhà trường đối với cha mẹ học sinh về công việc, nội dung mà mình phụ trách. Cách thực hiện là tổ chức cuộc họp cha mẹ học sinh theo định kì, theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm và nhà trường. Qua cuộc họp sẽ giúp các bậc phụ huynh học sinh nắm được cụ thể chủ trương giáo dục của nhà trường, mục tiêu kế hoạch phấn đấu và tình hình chung của lớp, của từng con em họ; Trên cơ sở đó cùng nhau đóng góp ý kiến thảo luận nhằm thống nhất các biện pháp cũng như phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu giáo dục. Các cuộc họp phụ huynh phải được chuẩn bị nội dung cụ thể, chu đáo, được hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo nội dung, duyệt kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm trước khi cuộc họp tiến hành để chỉnh sửa, bổ sung những vấn đề cần thiết; Ví dụ như phổ biến chủ trương, kế hoạch giáo dục của nhà trường, chỉ tiêu phấn đấu của lớp, của từng học sinh, đánh giá sự tiến bộ hoặc khó khăn của từng học sinh và cả lớp (không được phê bình hoặc chê học sinh yếu, chậm tiến bộtrước phụ huynh). Đồng thời nói rõ sự thống nhất phân công nhiệm vụ giữa nhà trường và giáo viên chủ nhiệm (Giáo viên chủ nhiệm phải làm gì ? gia đình phải làm gì ?...) để kết hợp tác động giáo dục. Ví như tổ chức cho học sinh giúp đỡ nhau tự học ở nhà, tổ chức học sinh tham gia hoạt động xã hội, phối hợp với phụ huynh có con em chưa ngoan để giáo dục (minh chứng em Nguyễn Văn Lam học sinh lớp 5A (cháu ở với bà) nghiện chơi game, theo bạn bè rũ rê hay nghỉ học không lí do, giáo viên chủ nhiệm báo cáo nhà trường chỉ đạo cùng phối hợp với đoàn thể, ban đại diện cha mẹ học sinh lớp nắm tình hình, động viên , giúp đỡ qua một thời gian ngắn em đã đi học đều, có sự thay đổi tiến bộ rõ rệt. 
Mặt khác giáo viên chủ nhiệm đến thăm và trao đối với gia đình học sinh hoặc mời phụ huynh đến trường là hình thức có hiệu quả giáo dục cao. Vì gặp trực tiếp thì những việc cần trao đổi mới bày tỏ rõ ngọn ngành, hai bên mới nắm rõ sự việc cặn kẽ, phân tích, giải thích rõ ràng sự việc cần trao đổi, điều đó sẽ gây được thiện cảm và thắt chặt tình cảm giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh, giữa gia đình học sinh với giáo viên chủ nhiệm. Mối quan hệ thiện cảm này giúp học sinh tự giác điều chỉnh hành vi của mình theo chuẩn mực tích cực, giúp phụ huynh học sinh quan tâm tới việc giáo dục con em và cùng kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục học sinh. Trong thực tế công tác, giáo viên nào tạo được mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh học sinh thì sẽ thuận tiện trong mọi hoạt động giáo dục. Tuy nhiên mối quan hệ này vẫn phải giữ một khoảng cách, không nên quá lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của giáo viên. Minh chứng cụ thể bên cạnh những gia đình học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhà trường còn có những em học sinh có hoàn cảnh phức tạp như bố mẹ bỏ nhau hoặc bố có người phụ nữ khácnhà trường gặp một số trường hợp mà phải tốn nhiều công sức để vận động, giúp đỡ các em. Sau đây là trường hợp của hai em Nguyễn Văn Tình và Nguyễn Văn Quốc (hai anh em ruột); gia đình bố mẹ em bỏ nhau, bố đi biệt tích, mẹ em lại hai lần nữa đi lấy chồng khác. Hai anh em Quốc và Tình phải về ở với bà ngoại ở thôn Quỳnh Ngọc I. Bà ngoại em lại làm rẫy cà phê ở Buôn Kốp, có ngày sáng đi làm, tối lại về. Khi đến mùa tưới, mùa thu hoạch thì ba hoặc bốn ngày mới về một lần, bà chuẩn bị thức ăn cho hai anh em tự nấu ăn trong mấy ngày, khi hết lại tự ăn mì tôm. Đi học quần áo nhem nhuốt, ham chơi rủ nhau đi bắt cá, mò ốcdần dần thường vắng học, giáo viên chủ nhiệm đến nhà thì không gặp bà, nghe hàng xóm nói bà đi làm mấy ngày mới về một lần. Tình hình này không ổn, phải có biện pháp ngăn chặn. Hiệu trưởng đã chỉ đạo GVCN chịu trách nhiệm điều tra, hỏi thăm dò chỗ làm rẫy của bà Đỗ Thị Dựng (bà ngoại của hai em), trực tiếp gặp bà và trao đổi tình hình hai cháu của bà có nguy cơ bỏ học, thì bà mới vỡ lẽ “Thôi chết rồi”, thỉnh thoảng tôi về nghe người ta nói, tôi có hỏi chúng nó, nhưng chúng nó chối là không có, nay cô nói thì tôi mới rõ, để tôi về rồi lên gặp nhà trường. Mấy hôm sau, bà đến trường dẫn theo hai em lên gặp lãnh đạo nhà trường, tôi gọi hai giáo viên chủ nhiệm của hai em lên, giáo viên trình bày tình hình hai em trong thời gian qua. Bà bảo hai em kể ra các việc làm của mình đã bỏ học đi chơi lang thang; hai em tự nhận lỗi, bà nhận lỗi. Nhà trường đã tha thứ và động viên hai em cố gắng đi học đều, chỉ đạo Đội thiếu niên cùng giáo viên chủ nhiệm quyên góp mua hai bộ quần áo trắng tặng cho hai em. Phân công cho cô Nguyễn Thị Luyến nhà ở gần đó cùng với giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở và báo cáo về nhà trường tình hình hai em. Từ đó hai em đã ngoan, có tiến bộ đi học đều, nhưng việc tiếp thu bài còn chậm. Trường hợp em Lưu Thị Linh, Lưu Thị Ánh là hai chị em ruột con ngoài giá thú, mẹ lại bị tâm thần, nhà quá nghèo; trường hợp em Nguyễn Văn Quyết (Lớp 3B) gia đình em có hai mẹ con, mẹ đi mua bán phế liệu bị tai nạn giao thông nằm một chỗ nhiều tháng liền. Đây là gánh nặng đặt lên vai nhà trường và giáo viên chủ nhiệm cần phải quan tâm, giúp đỡ để các em vượt khó khăn. Qua đó giáo viên chủ nhiệm cần phải linh hoạt sử dụng các biện pháp phối hợp khác như ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp hoặc trao đổi qua điện thoạilàm sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng học sinh và từng gia đình.
	* Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm phối hợp với tổ chức đoàn thể, hội phụ nữ, tổ chức chính quyền thôn ở địa phương nắm rõ tình hình học sinh của mình, tổ chức học sinh tham gia rèn luyện, vui chơi lành mạnh, phòng chống các tệ nạn xã hội (chơi game, ma túy, cờ bạc), tham gia bảo vệ an ninh trật tự và phòng chống bạo lực học đường nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu, lựa chọn, xây dựng một mạng lưới cộng tác viên đó là những người có uy tín, có năng lực hoạt động các mặt giáo dục đề nghị họ làm công tác giúp đỡ nhà trường, giúp giáo viên chủ nhiệm hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
	* Phối hợp với lực lượng giáo dục làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục của lớp
	Trong những năm qua nhà trường cơ sở vất chất xuống cấp, nợ xây dựng trường chuẩn vẫn còn nhiều, việc huy động công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường đặt ra cho từng giáo viên chủ nhiệm, từng lớp là hết sức cần thiết. Việc thu đóng góp theo Nghị định 24 hàng năm triển khai theo nghị quyết đại hội cha mẹ học sinh, được giáo viên chủ nhiệm vận động, nhắc nhở đóng góp, hàng năm tỉ lệ thu của từng lớp đạt từ 95% đến 100% (trừ hộ nghèo và học sinh dân tộc). Tập trung để trả nợ nên việc tu sửa cơ sở vật chất rất khó khăn, để làm được việc tu sửa, nhà trường huy động công tác xã hội hóa của lớp, giáo viên chủ nhiệm là người chủ chốt dưới sự định hướng của lãnh đạo nhà trường cù

Tài liệu đính kèm:

  • docth_121_6224_2021994.doc