Đề tài Một vài kinh nghiệm chỉ đạo vận động học sinh bỏ học trở lại trường đầy đủ

Đề tài Một vài kinh nghiệm chỉ đạo vận động học sinh bỏ học trở lại trường đầy đủ

Tăng cường công tác vận động duy trì sĩ số, tăng tỉ lệ chuyên cần:

 Tổ chức điều tra thống kê số liệu đầu năm; tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp cùng nhà trường để huy động tối đa học sinh trong độ tuổi ra lớp; làm tốt công tác tuyển sinh.

 Phối kết hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể thường xuyên tuyên truyền cho các bậc phụ huynh HS về tầm quan trọng của việc học tập.

 Thường xuyên kiểm tra việc đi học chuyên cần của HS nhằm phát hiện kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ học, đến tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp vận động phù hợp.

 - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh tham gia đến trường:

 Để giảm bớt căng thẳng, nhàm chán, hàng ngày bị nhồi nhét bởi một khối lượng kiến thức khổng lồ làm cho nhiều học sinh khi đến trường cảm thấy sợ hãi và mệt mỏi. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ, bao gồm hoạt động giữa giờ ra chơi, kế hoạch hoạt động chéo buổi xen lẫn các môn học Thể dục, học phụ đạo, học bồi dưỡng Nội dung các hoạt động này chủ yếu tập trung vào việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, trò chơi tập thể, múa hát cộng đồng, thi đố vui để học

 

doc 14 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2534Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một vài kinh nghiệm chỉ đạo vận động học sinh bỏ học trở lại trường đầy đủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác cấp liên quan.
	4. Giới hạn phạm vi
 	 - Đội ngũ các thầy cô giáo và học sinh trường TH Lê Lợi
	 - Cha mẹ, người đỡ đầu học sinh
 	 - Các đoàn thể xã hội trên địa bàn trường đóng.
 	 - Ban đại diện cha mẹ học sinh .
	5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tham khảo tài liệu: Phương pháp này giúp cho sự định hướng của sáng kiến.
- Phương pháp kiểm tra, khảo sát: Tôi kiểm tra khảo sát, nắm bắt sĩ số hằng ngày trên lớp.
- Phương pháp thực nghiệm: Đây là phương pháp chính, để kiểm nghiệm những phương pháp và biện pháp nêu ra có liên quan đến sáng kiến kinh nghiệm. Sáng kiến này được thực hiện trên điều kiện thực tế của trường TH Lê Lợi năm học 2015-2016.
 Phần II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
	1. Cơ sở lí luận
 Việc duy trì sĩ số hằng ngày trong các trường học là một chủ trương lớn của ngành giáo dục, nhằm cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng các cấp, đây là giải pháp có tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và bồi dưỡng những tài năng của đất nước. 
 Vì chỉ trên cơ sở của sự phát triển phong phú, hài hoà có tính toàn diện của nhân cách thì tài năng con người mới có điều kiện nảy nở và phát triển một cách cơ bản và bền vững. Ở những trường Tiểu học việc duy trì tốt sĩ số học sinh hằng ngày, học sinh được giáo dục toàn diện, được học đủ các môn học theo quy định, được thực hiện các hoạt động khác; đặc biệt các em được học các thầy cô giáo có tâm huyết, có tay nghề và tinh thần trách nhiệm cao, các em có đầy đủ các điều kiện và phương tiện học tập, các em được phát triển trong môi trường giáo dục đầy đủ, lành mạnh. Trong điều kiện đó, mỗi học sinh sẽ được phát triển theo khả năng của mình để đạt chất lượng cao, để trở thành học sinh giỏi và là tiền đề cơ bản để trẻ em tiếp tục phát triển và xuất hiện những tài năng sau này, các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Với địa bàn dân cư nơi trường Tiểu học Lê Lợi đóng là 2 buôn đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, kinh tế còn nghèo, nhận thức còn hạn chế, cuộc sống tự do không có nề nếp khuôn khổ, các em thích chơi rong chưa xác định được việc học là quan trọng, dẫn đến bỏ học nhiều, với bản thân là một cán bộ quản lí tôi luôn trăn trở phải làm sao để học sinh thích đến trường và sĩ số học sinh các lớp hằng ngày đông đủ. 
	Thực tế chúng ta nhìn một khía cạnh nào đó thì hiện nay vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học nửa chừng, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số thuộc các buôn đặc biệt khó khăn. Theo tôi học sinh bỏ học nửa chừng có nhiều nguyên nhân, trước tiên là do các em còn quá nhỏ ý thức về vấn đề học tập của các em rất kém, chưa thấy được tầm quan trọng của việc đi học, trong một tuần các em nghỉ một vài buổi lượng kiến thức bị gián đoạn. Vốn các em đã tiếp thu rất chậm sau những ngày nghỉ là quên hết kiến thức học được. Đặc biệt là sau các dịp lễ tết các em không muốn đi học. Như chúng ta đã biết cha mẹ học sinh là người dân tộc thiểu số là những người đi trước không được học hành cho nên ảnh hưởng nhiều đến vấn đề nhận thức của các bậc phụ huynh không quan tâm không nhắc nhở, có chăng đi nữa chỉ cũng qua loa không thiết tha lắm đối với việc học tập của con em. Một số phụ huynh đi làm ăn xa, giao khoán việc học tập của con em mình cho nhà trường. Hoặc có phụ huynh thì chiều chuộng con quá mức, con thích nghỉ học là họ chấp nhận cho nghỉ ở nhà đi chơi. Có những em vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn không đủ điều kiện để đến trường hoặc phải ở nhà trông em cho bố mẹ đi làm
 2. Thực trạng của vấn đề 
	2.1 Thuận lợi, khó khăn
 a. Thuận lợi
 Trường TH Lê Lợi nằm trên trục đường chính khu vực tập trung dân cư đông đúc nên thuận lợi cho việc đi lại của thầy cô giáo cũng như học sinh. Đội ngũ giáo viên nhà trường đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng. 100% giáo viên được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình, năng nổ và có ý thức trách nhiệm trước công việc được giao. Giáo viên trong trường chủ yếu là người kinh có nhiều năm công tác giàu kinh nghiệm trong việc dạy học sinh dân tộc thiểu số.
 Được sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của ngành giáo dục đào tạo cũng như sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự phối hợp đầy trách nhiệm của Ban đại diện CMHS trong công tác giáo dục học sinh. 
 Học sinh vào lớp 1 đã qua lớp mẫu giáo vì vậy các em không còn bỡ ngỡ khi đến trường đến lớp cũng như tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi.
 b. Khó khăn
 Trường TH Lê Lợi là một đơn vị thuộc vùng đặc biệt khó khăn.Với trên 95% dân số trong Buôn là người dân tộc Ê Đê. Là xã thuần nông, địa bàn dân cư rộng, tỷ lệ hộ đói nghèo và cận nghèo cao. Trình độ dân trí tương đối thấp, vì thế việc nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ học tập của một bộ phận không nhỏ người dân trong Buôn chưa cao. Năm học 2015-2016: Nhà trường có 10 lớp học; Tổng số học sinh toàn trường 237 em trong đó 80% là người dân tộc thiểu số. CSVC của nhà trường tạm bợ, học sinh lêu lổng, không chăm lo học hành, việc duy trì sĩ số vô cùng khó khăn.
	2.2 Thành công, hạn chế
 a. Thành công
 	Qua 2 năm thực hiện tại trường. Đề tài đã góp phần cung cấp cho đội ngũ một số giải pháp tích cực để vận động học sinh đi học đầy đủ góp phần nâng cao chất lượng dạy học toàn diện trong trường đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số. Giúp học sinh có cơ hội học tập tốt hơn và nhà trường duy trì sĩ số đạt 100% trong những năm qua.
 b. Hạn chế 
 Việc nắm bắt và xử lí thông tin của một số giáo viên chưa thật sự nhạy bén. Chưa có tính sáng tạo nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, vận động. Vốn hiểu biết ngôn ngữ, phong tục tập quán bản địa của giáo viên còn rất ít ỏi nên việc giao tiếp ban đầu với học sinh cũng như phụ huynh gặp nhiều khó khăn.
 	Đa phần phụ huynh chưa quan tâm con cái trong việc học chữ, để học sinh tùy tiện thích học thì đi không thích học thì ở nhà. Điều kiện kinh tế của đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, chủ yếu sinh sống bằng nghề nông. 
	Sự quan tâm của giáo viên với các học sinh yếu chưa nhiều. Vì thế số học sinh chán nản , không có hứng thú học, bỏ học đi chơi nên khó khăn trong việc quản lí và duy trì sỉ số. 
	2.3 Mặt mạnh, mặt yếu
	a. Mặt mạnh
	Huy động được 4 học sinh có nguy cơ bỏ học ra lớp đảm bảo cho công tác duy trì sĩ số học sinh của nhà trường đạt 100%
	 Các đoàn thể phát huy được vai trò trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác.	
	 Giáo viên tâm huyết với công tác trường lớp, yêu thương học sinh, tham gia tích cực trong công tác vận động giao tiếp thân thiện với các bậc phụ huynh cũng như tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường.
	 Các em có ý thức ban đầu về việc học, thích đến trường hơn, giao tiếp hòa đồng tự tin hơn nhất là học sinh dân tộc thiểu số.
	 Đội ngũ giáo viên có thêm kinh nghiệm về công tác tuyên truyền vận động học sinh ra lớp. Gần gũi thân thiện với gia đình học sinh và biết thêm về phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Ê đê.
	b. Mặt yếu: Trong công tác vận động đôi lúc không được sự đồng tình ủng hộ của gia đình học sinh. Đồng bào dân tộc thường cho con em sống tự do, chiều chuộng không đúng mức nên việc thực hiện đề tài này đòi hỏi người cán bộ quản lí phải kiên trì, mẫu mực cương quyết và biết kết hợp nhiều mối quan hệ trong công tác tuyên truyền. Giáo viên phải tâm huyết, sáng tạo và nhạy bén, lời nói phải có tính thuyết phục mới mang lại hiệu quả mình mong muốn. 
	2.4 Các nguyên nhân các yếu tố tác động
 	Nhu cầu cuộc sống ngày nay đòi hỏi mọi người phải tận dụng tối đa thời gian để làm việc, vì thế việc theo dõi tình hình học tập của con em mình không được thường xuyên đôi lúc còn xem nhẹ. Đây là điều kiện tạo cho các em có cơ hội tiếp xúc, đam mê với các trò chơi vô bổ, sao nhãng việc học hành, dẫn đến không theo kịp chương trình, đâm ra chán học rồi dẫn đến bỏ học, chơi trò chơi điện tử. Một số em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, nhà đông con không đủ điều kiện để tiếp tục đến trường, vì thế mà các em phải nghỉ học nửa chừng để phụ giúp cha mẹ và chăm sóc các em. 
	 Bên cạnh đó thì còn có một số em có trường hợp đáng thương hơn đó là các em mồ côi cha hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ không có nơi nương tựa. Hay cũng có những em nằm trong trường hợp cha mẹ li hôn, các em thiếu thốn tình thương, thiếu sự quan tâm, lo lắng và chăm sóc dẫn đến các em hay mặc cảm, né tránh, không muốn đến nơi đông người như trường học, vì thế mà việc học của các em bị đứt đoạn. 
Có những em được sinh trong một gia đình đầy đủ cả tinh thần lẫn vật chất, các em được sự nuông chiều của cha mẹ nên chỉ lo đua đòi, ăn chơi với bạn bè mà không chăm lo học tập, để rồi kết quả học tập kém đâm ra chán nản, bỏ học. Cũng có một số em do nhiều yếu tố mà các em rất khó khăn trong việc tiếp thu bài, hay nói cách khác là các em không thể nào học được. Cho nên dẫn đến kết quả học lực yếu, kém, chán nản các em bỏ học. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: Các em chưa có ý thức học tập, lười biếng, ham chơi, thích đi lao động để kiếm tiền.
	 2.5 Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
	Để thực hiện thành công đề tài này, bản thân đã thực sự tâm huyết, đem hết khả năng trải nghiệm trong công tác làm quản lí chỉ đạo. Tranh thủ sự phối hợp giúp đỡ của các đoàn thể trong trường và chính quyền thôn, buôn cũng như đội ngũ giáo viên trong trường, đặc biệt là Ban đại diện cha mẹ học sinh trong trường là động lực thúc đẩy tôi thực hiện. Bên cạnh đó là niềm vui và hiệu quả học tập của các em đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
	3. Giải pháp, biện pháp
	3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
	Những giải pháp, biện pháp nêu trong đề tài này đã được thực hiện xuyên suốt trong công tác chỉ đạo duy trì sĩ số của nhà trường. Đổi mới công tác tuyên truyền vận động học sinh đến lớp có tính thuyết phục, hiệu quả cao hơn. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ giáo viên trong công tác vận động học sinh. Tạo mọi điều kiện, cơ hội cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đến trường, giải quyết tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Ổn định an ninh trật tự tại địa phương góp phần thực hiện chương trình nông thôn mới hiện nay.
	3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
	 Việc bỏ học của các em có rất nhiều nguyên nhân cho nên để huy động các em ra lớp, chúng ta cần phải xác định nguyên nhân bỏ học cụ thể của từng em để có biện pháp thích hợp vận động các em ra lớp. 
 	 Muốn có học sinh thì phải hiểu học sinh. Nghĩa là một khi muốn vận động các em đến lớp, điều quan trọng với một giáo viên là phải nắm rõ về hoàn cảnh, điều kiện sinh hoạt, học tập của các em tại gia đình để rồi từ đó đưa ra những biện pháp vận động thuyết phục phù hợp. Cái này cần được quán triệt ngay từ đầu năm học. Cụ thể, ngay từ đầu năm học, nhà trường và mỗi giáo viên chủ nhiệm phải khảo sát điều tra để nắm vững hoàn cảnh học sinh, em nào cư trú tại các thôn, buôn nào, em nào hiện đang gặp khó khăn, có khả năng không tham gia học tập chuyên cần v.v.. Từ đó kịp thời động viên các em bằng hình thức kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ trong khả năng có thể về vật chất, làm sao để các em đảm bảo “ba đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ quần áo đến trường). Từ đó, các thầy cô trong trường đã cùng nhau phát động chương trình xin quần áo cũ cho học sinh liên tiếp trong vòng hai năm liền. Nhờ đó, học sinh trường tôi đã có thêm quần áo để mặc. Việc này cũng đã góp phần không nhỏ vào việc chống tình trạng nghỉ học, bỏ học. Ngoài ra, quá trình tuyên truyền vận động từ lời nói, cử chỉ, hành vi phải thể hiện được sự chân thành, sự đồng cảm với hoàn cảnh của học sinh để tạo sự tin tưởng đối với phụ huynh và học sinh. Đặc biệt là tránh cách vận động khô cứng, nói những câu thiếu sức thuyết phục như “Đi học đi, ở nhà làm gì” hoặc “Cho con đi học chứ sao lại bắt con ở nhà”
	3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
	a. Đối với nhà trường  
	- Tăng cường công tác vận động duy trì sĩ số, tăng tỉ lệ chuyên cần:
 	 Tổ chức điều tra thống kê số liệu đầu năm; tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp cùng nhà trường để huy động tối đa học sinh trong độ tuổi ra lớp; làm tốt công tác tuyển sinh.
 	Phối kết hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể thường xuyên tuyên truyền cho các bậc phụ huynh HS về tầm quan trọng của việc học tập. 
 	Thường xuyên kiểm tra việc đi học chuyên cần của HS nhằm phát hiện kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ học, đến tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp vận động phù hợp.
 	- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh tham gia đến trường:
 	Để giảm bớt căng thẳng, nhàm chán, hàng ngày bị nhồi nhét bởi một khối lượng kiến thức khổng lồ làm cho nhiều học sinh khi đến trường cảm thấy sợ hãi và mệt mỏi. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ, bao gồm hoạt động giữa giờ ra chơi, kế hoạch hoạt động chéo buổi xen lẫn các môn học  Thể dục, học phụ đạo,  học bồi dưỡngNội dung các hoạt động này chủ yếu tập trung vào việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, trò chơi tập thể, múa hát cộng đồng, thi đố vui để học
 	- Nâng cao chất lượng học tập của học sinh:  
 	Tổ chức khảo sát đầu năm để phân luồng HS và xây dựng kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế như: Tăng thời lượng các môn HS học yếu trong giờ chính khoá và bố trí phụ đạo chéo buổi.
 	Xác định HS bị hổng kiến thức ở những phần nào, đồng thời tìm hiểu điều kiện và phương pháp học tập của các em để có các biện pháp chỉ đạo giáo viên phụ đạo thích hợp.
 	Cần quan tâm nhiều hơn đối tượng HS yếu, HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm cảm hoá các em để các em coi thầy cô là chỗ dựa tinh thần và tạo được mối quan hệ tình cảm thầy- trò, làm cho các em thích đến trường hơn ở nhà.
 	Hiệu trưởng có kế hoạch tham mưu thật cụ thể với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương các ban ngành tổ chức đoàn thể trên địa bàn chăm lo cho giáo dục về vật chất, tinh thần đặc biệt là huy động học sinh bỏ học ra lớp. Hiệu trưởng phải làm chuyển biến nhận thức của các lực lượng xã hội về công tác duy trì sĩ số chống học sinh lưu ban bỏ học. Hằng năm mở hội nghị về công tác duy trì sĩ số chống học sinh lưu ban bỏ học.
	Khi có học sinh bỏ học nhà trường lập danh sách báo cáo ngay cho các cấp chính quyền để có kế hoạch phối hợp với nhà trường trong công tác vận động.
 	b.Đối với giáo viên chủ nhiệm
	Trong  quá trình giảng dạy GV luôn luôn kích thích, tạo sự hứng thú cho các em học tập, tránh căng thẳng, khô cứng sẽ dẫn tới các em chán học và bỏ học. 
 	Tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan: Thí nghiệm, thực hành, tranh ảnh...để nâng cao hiệu quả học tập.Thường xuyên kiểm tra theo dõi sự tiến bộ trong học tập của HS, đặc biệt chú trọng những HS yếu.
	Nguyên nhân thứ nhất: Giáo viên chủ nhiệm nên gặp trực tiếp phụ huynh học sinh trao đổi để họ thấy được tầm quan trọng của việc học, từ đó cùng kết hợp với nhà trường quản lí, nhắc nhở, đôn đốc các em trong việc học tập, nhất là thời gian học ở nhà. Phụ huynh phải giành nhiều thời gian để quán xuyến giờ giấc học tập của con em mình Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên gần gũi, thân thiện chia sẻ khó khăn, kiểm tra bài vở, việc chuyên cần của các em ở đầu giờ mỗi buổi học, quán triệt không cho các em tiếp tục theo đuổi những trò chơi vô bổ, chú tâm hơn trong việc học tập. 
 Nguyên nhân thứ hai: Là giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh nằm trong hoàn cảnh đặc biệt này, cố gắng vận động các nguồn quỹ từ trong và ngoài nhà trường, kêu gọi những tấm lòng vàng và bản thân giúp đỡ các em một phần nào về vật chất để giải quyết những khó khăn nhất thời, tạo điều kiện cho các em được tiếp tục đến trường theo đuổi ước mơ và nguyện vọng của mình. Để làm được điều này phải cần có sự chung tay, góp sức của các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền, nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục ở xã nhà, đáp ứng mục tiêu xã hội hóa giáo dục trên địa bàn các buôn dân tộc. 
 Nguyên nhân thứ ba: Trong hoàn cảnh này thì người giáo viên không chỉ là người thầy, người cô mà còn phải thật sự là người thân thiết, là chỗ dựa tinh thần của các em, luôn gần gũi, lắng nghe tâm tư, tình cảm nguyện vọng chính đáng của các em, giúp các em cả tinh thần lẫn vật chất. Bằng nhiều biện pháp huy động, kêu gọi các tổ chức từ thiện giúp đỡ về vật chất để bù đắp nỗi mất mát, thiếu thốn mà các em đã bất hạnh gánh lấy. Từ đó tiếp thêm sức mạnh, vào cuộc sống để các em có thể vượt qua những mất mát hụt hẫng trong cuộc sống hàng ngày để vững bước trên con đường học vấn của bản thân mình. 
 Nguyên nhân thứ tư: Giáo viên chủ nhiệm cùng với gia đình học sinh tăng cường việc quản lí các em ngoài giờ học, tách rời các em với nhóm bạn hư hỏng , phân công cán bộ lớp có năng lực giúp đỡ các em đó trong giờ học cũng như khi vui chơi, tạo môi trường thân thiện và hứng thú trong học tập, giúp các em ham thích đến trường. 
 Nguyên nhân thứ năm: Nhà trường nên có kế hoạch cùng giáo viên bộ môn tổ chức phụ đạo cho các em để các em có thể theo kịp chương trình, lấp đầy những lổ hỗng kiến thức trước đây, có được như vậy các em mới dám tự tin đến trường và ham mê học tập. 
	Các nguyên nhân còn lại tùy từng trường hợp mà chúng ta có những biện pháp cụ thể để đem lại hiệu quả cao hơn trong cuộc vận động, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng học sinh bỏ học.
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp
 	 Trong điều kiện thực tế của trường TH Lê Lợi thì các giải pháp và biện pháp đã đưa ra nhằm giải quyết được những khó khăn trong việc vận động học sinh bỏ học ra lớp hằng ngày cũng như nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Mặt khác tạo điều kiện cho việc đánh giá quá trình công tác hằng năm của đội ngũ giáo viên trong trường được sát sao, chặt chẽ hơn.
 	3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
 - Kết quả khảo sát tại tháng 2/ 2016
	Đầu năm học có 4 học sinh có nguy cơ bỏ học, đó là em H' Tơ Dơ Knul lớp 2B; H' Sun BKrông lớp 3B; Y Thơi BKrông lớp 5B; Y Hưng Niê lớp 1B đến nay các em đã đi học đầy đủ chuyên cần hàng ngày và nắm được các kiến thức cơ bản của môn học để hoàn thành chương trình và lên lớp.
 Qua kết quả khảo sát tôi thấy việc duy trì sĩ số học sinh chuyên cần hằng ngày đã nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Khắc phục được những tình trạng yếu kém mà học sinh mắc phải về chất lượng chung của môn tiếng Việt. Học sinh đã mạnh tự tin, hòa đồng với bạn bè hơn khi đến trường. 
	- Giá trị khoa học
	Công tác duy trì sĩ số được các giáo viên trong trường chú trong hơn. Phát huy hết vai trò của các tổ chức đoàn thể trong địa phương cùng tham gia vận động học sinh đi học chuyên cần. Giáo viên phải mạnh dạn thay đổi cách giao tiếp phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào, biết thông cảm chia sẽ những khó khăn với học sinh và phụ huynh tạo mối quan hệ thân thiết hơn với bà con đồng bào để nâng cao hiệu quả giáo dục chung của toàn xã hội. Giáo viên hiểu thêm về phong tục tập quán, lối sống của đồng bào để từ đó điều chỉnh các hoạt động dạy học tích cực hơn.
	4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
 Qua những năm chỉ đạo tích cực việc vận động học sinh đi học lại tại đơn vị tôi thấy 	chất lượng học sinh đại trà ngày càng tăng và giảm hẳn tỷ lệ học sinh trung bình, yếu. 	Đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được đến trường. Mối 	quan hệ giữa nhà trường, gia đình học sinh và chính quyền thôn buôn khăng khít hơn. 	Đa số học sinh ham thích đi học hơn, tình trạng học sinh nghỉ học giảm hẳn. Đặc biệt 	trong hai năm hoc 2014-2015; 2015-2016 không có học sinh nào bỏ học tỷ lệ học sinh 	đi học chuyên cần được năng lên rõ rệt. Học sinh hòa đồng hơn, các em tự tin trong sinh 	hoạt tập thể. Biết giao tiếp, biết bộc lộ những suy nghĩ của mình vơi thầy cô giáo trong 	trường.
 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
	1.Kết luận
Công tác duy trì học sinh chống học sinh bỏ học hiện nay là một vấn đề hết sức nan giải đối với các trường thuộc vùng kinh tế khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đòi hỏi cần có sự hợp tác của nhiều tổ chức xã hội, của gia đình học sinh. Sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất của các cấp, các ngành. Đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của người quản lý trường học. Đội ngũ giáo viên phải thật sự yêu thương gần gũi, đồng cảm với học sinh, tâm huyết với nghề nghiệp. Luôn thân thiện tạo tình

Tài liệu đính kèm:

  • docth_3_1925_2021872.doc