Được sự quan tâm chỉ đạo đúng hướng của các cấp ủy Đảng, ngành học đặc biệt là triển khai nhiệm vụ từng năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh ĐăkLăk.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana Đảng ủy, HĐND, UBND, các tổ chức đoàn thể trong xã Quảng Điền và các bậc cha mẹ học sinh đối với nhà trường.
Tập thể cán bộ giáo viên, viên chức và học sinh tích cực tự giác tham gia các phong trào thi đua của ngành như việc thực hiện“Hai không với 4 nội dung”“ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng một cách thực chất.
Trường làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức cho giáo viên cha mẹ học sinh trong công tác phối hợp.
ớng cho phụ huynh bầu ra những người trong ban phải là những người có trách nhiệm, nhiệt tình quan tâm đến con cái, có uy tín, tiếng nói của họ có sức thuyết phục có tác dụng lớn đến CMHS trong trường. *. Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp: - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh. - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học. - Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác. -Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp. ( Trích điều 6 nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh) *. Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường: - Phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. - Phối hợp với nhà trường hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh. - Phối hợp với nhà trường giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục đi học. - Tập hợp ý kiến của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, của cha mẹ học sinh để thống nhất với Hiệu trưởng các biện pháp giải quyết. - Phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; - Tổ chức vận động học sinh bỏ học tiếp tục đi học; - Định kỳ làm việc với Hiệu trưởng về hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường; - Giải quyết kiến nghị của cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục của nhà trường; ( Trích điều 7 nhiệm vụ và quyền của trưởng ban, phó ban và các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường)) Nhà trường cử đại diện lãnh đạo làm nhiệm vụ thường xuyên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường trong việc tổ chức hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh và hoạt động của cha mẹ học sinh Bản thân tôi làm Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường được Hiệu trưởng phân công làm nhiệm vụ thường xuyên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh làm cầu nối giữa gia đình nhà trường và xã hội trong công tác dạy và học Trước hết muốn làm tốt công tác phối hợp tôi phải nắm được các văn bản liên quan, điều lệ hoạt động của Ban để xậy dựng kế hoạch cụ thể từng mặt hoạt động tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả. Trong BĐDCMHS phải tìm hiểu từng thành phần trong Ban như chỗ ở, số điện thoại, địa bàn quản lý của họ và tập hợp danh sách tất cả các thành phần học sinh cá biệt, những HS có hoàn cảnh khó khăn, những HS có thành tích trong các phong trào được tổng hợp từ GVCN khi cần liên lạc một cách nhanh chóng . 2. Thực trạng 2.1.Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi Phần lớn nhân dân địa phương có truyền thống hiếu học, chính quyền địa phương có sự quan tâm của các tổ chức đoàn thể đến công tác dạy và học, trong nhà trường, đảm bảo cơ sở vật chất cho dạy học. Xã Quảng Điền là xã văn hóa năm 2010 và hiện nay đang hoàn thành xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2016. Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động tích cực, là những người nhiệt tình có uy tín trong địa phương phối hợp với nhà trường trong các hoạt động, duy trì tương đối hiệu quả việc học tập của con em trong cộng đồng địa phương, đa số phụ huynh học sinh có tâm nguyện đầu tư cho con em học tốt nên đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để con em được đến trường. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, năng động và sáng tạo và đặc biệt rất có tình cảm và đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề mến trẻ, tận tình với công tác chuyên môn và sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội tại địa phương. Học sinh phần lớn ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập, có hoài bão và lí tưởng sống, kính thầy, yêu bạn, chấp hành tốt nội quy của nhà trường đề ra. * Khó khăn Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, đời sống một số gia đình còn gặp nhiều khó khăn, do đó việc quan tâm đến việc học tập của con em bị hạn chế dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư thời gian, vật chất, tinh thần cho con em học tập, nên ảnh hưởng phần nào đến kết quả học tập và rèn luyện của một số học sinh và kết quả phấn đấu của nhà trường. 2.2.Thành công, hạn chế * Thành công : Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài tại đơn vị những năm gần đây tôi thấy chất lượng giáo dục của trường THCS Lê Đình Chinh luôn đạt kết quả cao và tương đối ổn định. Trường đã tổ chức được các hoạt động vui chơi cho học sinh tham quan dã ngoại, các HĐNGLL được tổ chức thường xuyên hơn, phong trào thể dục thể thao cấp huyện, tỉnh, các cuộc thi học sinh giỏi được sự ủng hộ đưa đón nhiệt tình đoàn kết của phụ huynh tạo nên một sức mạnh tổng hợp cùng nhà trường làm tốt công tác giáo dục, số lượng học sinh bỏ học vi phạm đạo đức đã giảm nhiều. * Hạn chế: Sự phối hợp giữa ba môi trường (Gia đình, nhà trường, xã hội) còn chưa đồng bộ. Một số phụ huynh còn chưa thay đổi được nhận thức trong quá trình chăm sóc và giáo dục con cái . 2.3 Mặt mạnh, mặt yếu * Mặt mạnh: Có đầy đủ các văn bản điều lệ ban hành về Ban đại diện cha mẹ học sinh Ban đại diện hoạt động đúng theo điều lệ Trường làm tốt công tác phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể trong nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Được sự ủng hộ, hưởng ứng, tư vấn và giúp đỡ nhiệt của các ban ngành đoàn thể trong nhà trường, địa phương công tác tham mưu phối hợp được thực hiện một cách có hiệu quả. *Mặt yếu: Điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện giảng dạy thiếu thốn, có lúc phải gặp thái độ không hợp tác của phụ huynh và “khoán trắng” việc giáo dục con cái cho giáo viên, họ cho rằng trường có trách nhiệm dạy dỗ con cái nên họ không cần quan tâm hợp tác số học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức vẫn còn nhiều Chưa phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục 2.4. Nguyên nhân các yếu tố tác động Được sự quan tâm chỉ đạo đúng hướng của các cấp ủy Đảng, ngành học đặc biệt là triển khai nhiệm vụ từng năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh ĐăkLăk. Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana Đảng ủy, HĐND, UBND, các tổ chức đoàn thể trong xã Quảng Điền và các bậc cha mẹ học sinh đối với nhà trường. Tập thể cán bộ giáo viên, viên chức và học sinh tích cực tự giác tham gia các phong trào thi đua của ngành như việc thực hiện“Hai không với 4 nội dung”“ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng một cách thực chất. Trường làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức cho giáo viên cha mẹ học sinh trong công tác phối hợp. Bên cạnh đó trường tôi cũng không tránh khỏi tác động của mặt xấu xã hội: Một số học sinh thường xuyên bỏ học đi chơi game, điện tử, vắng học nhiều, khả năng tiếp thu bài mới yếu, không chịu học bài và làm bài ở nhà. Giáo viên đã liên lạc với cha mẹ học sinh nhưng không được gia đình quan tâm 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Một đề tài đưa ra có tính khả thi hay không thì vấn đề thực trạng là yếu tố hàng đầu cần quan tâm đến. Trong đặc điểm tình hình của nhà trường có những thuận lợi như có sự quan tâm của các bậc cha mẹ học sinh, có đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình năng động sáng tạo thì nhà trường nên tổ chức thường xuyên các hoạt động vui chơi cho học sinh, để phát huy hết năng lục sẵn có của giáo viên, tạo không khí vui chơi cho các em. Học mà chơi, chơi mà học, kích thích các em ham muốn tới trường, từ đó dẫn đến duy trì được sĩ số và nâng cao chất lượng giáo dục. Phải biết phối hợp chặt chẽ với BĐDCM học sinh trong nhiều lĩnh vực trao đổi, tiếp thu thường xuyên các thông tin của học sinh từ GVCN để liên lạc với CMHS, BĐDCMHS trích quỹ kịp thời động viên khuyến khích khi các em có thành tích trong học tập và các phong trào, cùng nhà trường chấn chỉnh sữa sai giáo dục khi các em phạm lỗi. Bên cạnh những thuận lợi có những khó khăn: Số học sinh chưa ngoan còn nhiều, đời sống của giáo viên còn gặp khó khăn nên ảnh hưởng đến sự nhiệt tình, một số giáo viên chưa đồng tình ủng hộ, nắm được những mặt hạn chế này cần phối kết hợp chặt chẽ các biện pháp và các mối quan hệ gia đình, nhà trường xã hội để đưa ra biện pháp tốt nhất cho giáo dục. 3 Giải pháp và biện pháp 3.1 Mục tiêu của giải pháp và biện pháp Với đề tài này tôi muốn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân trong việc phối hợp với Ban Đại diện cha mẹ học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THCS, các biện pháp phối hợp đó là: Phối hợp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Phối hợp trong công tác nâng cao chất lượng đại trà phụ đạo học sinh yếu kém bồi dưỡng học sinh giỏi. Phối hợp trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, văn nghệ, thể dục thể thao. Phối hợp trong công tác duy trì sĩ số giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn Phối hợp trong công tác giáo dục kỷ năng sống tham quan thực hành thí nghiệm. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc phối hợp của Ban giám hiệu với Ban đại diện CMHS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 3.2.1 Định hướng cho Ban đại diện CMHS hoạt động Kinh phí hoạt động của Ban đại diện CMHS hàng năm chủ yếu do CMHS đóng góp theo quy định. Trường THCS Lê Đình Chinh thuộc Xã Quảng Điền chủ yếu là trồng cây lúa nước mức sống không cao nên mức đóng quỹ cha mẹ học sinh thuộc mức thấp nhất ở các trường trong Huyện. Vì vậy Ban giám hiệu nhà trường phải phối hợp với Ban đại diện CMHS xây dựng lại quy chế chi tiêu quỹ CMHS cho phù hợp tiết kiệm có chất lượng chú trọng vào các công tác góp phần nâng cao chất lượng giáo dục như: hổ trợ các phong trào dạy học trong nhà trường, khen thưởng học sinh khá giỏi, học sinh có thành tích trong các phong trào học tập và thể dục thể thao, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường, hổ trợ cho học sinh đi tham quan thực tế Sự hổ trợ này đã được trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh thông qua trong buổi Đại hội cha mẹ học sinh toàn trường và trở thành quy chế chi tiêu của Ban. 3.2.2 Nhà trường chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Ban đại diện CMHS lớp và gia đình học sinh Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường trực tiếp thực hiện sự phối hợp với gia đình học sinh, với Ban đại diện CMHS lớp, là cầu nối liên kết giữa nhà trường với gia đình học sinh. Do vậy, nhà trường quan tâm chỉ đạo đội ngũ này với những nội dung sau: Chỉ đạo GVCN tư vấn cho CMHS nắm được mục đích giáo dục chung, mục tiêu giáo dục, nắm các kiến thức về tâm sinh lí học sinh, nắm được những mong muốn suy nghĩ và hành động của các em từ đó có cách tư vấn và giúp đỡ các em có suy nghỉ đúng đắn xác định đúng mục đích học tập. Nâng cao nhận thức của GVCN về tầm quan trọng của mối quan hệ nhà trường, gia đình. Nắm chắc đối tượng học sinh của lớp, những học sinh nghèo khó có nguy cơ bỏ học, số lần bỏ tiết, số lần không thuộc bài, kết quả xếp loại để báo cho gia đình. Hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh, khả năng của các bậc CMHS làm tiền đề cho các việc giáo dục học sinh như phát hiện nguyên nhân học sinh học kém, vi phạm kỷ luật có thể do gia đình kinh tế khó khăn, gia đình đặc biệt hay CMHS có vấn đề. Liên hệ trực tiếp đến gia đình của học sinh có những biểu hiện sa sút trong học tập hoặc đạo đức. 3.2.3 Phối hợp để giáo dục đạo đức cho học sinh Tuyên truyền cho GVCN nắm rõ tầm quan trọng của việc phối hợp giữa nhà trường với CMHS trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. GVCN mời Ban đại diện BĐDCMHS của lớp dự các tiết sinh hoạt chủ nhiệm của lớp nếu cần thiết hoặc theo định kì 1 tháng 1 lần. BĐDCMHS lớp có trách nhiệm tổng hợp các lỗi vi phạm của các em để cùng GVCN báo cho cha mẹ học sinh biết một cách sớm nhất để ngăn chặn và sữa chữa kịp thời. Trong các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần mời Ban đại diện CMHS của trường tới dự, tuyên dương những học sinh tiêu biểu, có đạo đức tốt và nêu gương “người tốt, việc tốt”. Ban đại diện CMHS trao phần thưởng cho học sinh tiêu biểu (mỗi phần thưởng là vài quyển vở ). Qua đó Ban đại diện có thể giúp trường thúc đẩy việc học tập, rèn luyện của học sinh, giáo dục học sinh. Trong các cuộc họp Cơ quan Chuyên môn, chủ nhiệm, nhà trường tiếp thu các ý kiến của giáo viên về học sinh đối với những em thường xuyên vi phạm có tính hệ thống, những em có hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ thì đại diện nhà trường hoặc GVCN cùng với Ban đại diện CMHS đến thăm hỏi, động viên gia đình có học sinh chưa ngoan, tìm hiểu nguyên nhân, trao đổi trực tiếp với CMHS và đưa ra biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình, 3.2.4 Phối hợp để bồi dưỡng khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém Hoạt động trọng tâm của nhà trường là hoạt động dạy và học ngoài các biện pháp kế hoạch đã đề ra sự động viên khuyến khích cũng là một động lực thúc đẩy quá trình hoạt động. Trong mỗi năm học có rất nhiều cuộc thi đối với học sinh như thi Tiếng Anh trên mạng Internet, giải Toán trên mạng Internet, giải Toán trên máy tính cầm tay, Toán tuổi thơ, Câu lạc bộ nói Tiếng Anh, học sinh giỏi các môn Văn hoáĐối với việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng chi tiết cụ thể sau đó tham mưu với BĐDCMHS toàn trường hổ trợ kinh phí cho cuộc thi. Đặc biệt là cuộc thi Văn hóa cấp huyện được tổ chức hàng năm trong đội tuyển học sinh của trường có từ 40 đến 50 học sinh dự thi. Trước khi bồi dưỡng và đến lúc đi thi chúng tôi thường có từ 1 đến 2 cuộc họp CMHS giỏi. Thứ nhất họp bàn kế hoạch ôn tập, trao đổi để phụ huynh phối hợp với nhà trường tạo điều kiện về thời gian vật chất, chăm sóc con em được tốt hơn để các em có đủ sức khỏe và học tập tốt Thứ hai trước khi đi thi nhà trường họp CMHS, HS làm công tác tư vấn dặn dò HS, khuyến khích CMHS, GV bồi dưỡng đưa đón các em, có sự quan tâm sẽ tạo được tự tin tốt hơn cho học sinh. Sau buổi thi nhà trường phối hợp BĐDCH HS đứng ra tổ chức họp mặt giao lưu giữa cha mẹ học sinh, nhà trường, giáo viên bồi dưỡng và học sinh để trao đổi những tâm tư tình cảm những vấn đề khó khăn thuận lợi trong quá trình học tập, kinh phí được huy động từ các CMHS này nhưng họ thấy được niềm vinh dự khi có con em tham gia đó là nguồn động lực kích thích cho con em phấn đấu không ngừng. Nhiều năm liền chúng tôi tổ chức theo hình thức này được sự ủng hộ nhiệt tình của CMHS, của đội ngũ GV của các ban ngành nên kết quả thi đạt kết quả tương đối cao. Năm học 2013-2014 trường THCS Lê Đình Chinh tổ chức cuộc thi Toán tuổi thơ cấp trường với nhiều nội dung thi, nhiều tiết mục văn nghệ xen kẻ tạo không khí vui tươi lành mạnh, phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất cho học sinh. BĐDCMHS hổ trợ kinh phí để thực hiện, rất nhiều học sinh thi đua hào hứng để được chọn vào đội tuyển. Được chọn vào đội tuyển dự thi huyện các em đã rất phấn đấu nổ lực kết quả được giải Nhì toàn đoàn trong sự vui mừng tự hào của cha mẹ HS, học sinh và nhà trường. Nhà trường tư vấn cho Ban đại diện CMHS trích 1 phần kinh phí của Ban đại diện khen thưởng động viên học sinh yếu kém có tiến bộ trong học tập, kịp thời vào các buổi sinh hoạt tuần đầu của tháng. Cuối năm tham mưu BĐD tổ chức lễ vinh danh khen thưởng cho giáo viên và học sinh đạt giải trong các kì thi. Tổ chức cho giáo viên và học sinh có thành tích trong công tác dạy và học đi chơi các điểm du lịch trong tỉnh vào cuối năm học. 3.2.5 Phối hợp trong công tác duy trì sĩ số, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn Nếu có tình trạng học sinh bỏ học thì nhà trường sẽ tiến hành nhiều biện pháp. Trước hết giáo viên chủ nhiệm đến tận nhà tìm hiểu hoàn cảnh học sinh, tìm hiểu nguyên nhân bỏ học, động cơ bỏ học, phân tích, động viên có biện pháp tác động thích hợp để phụ huynh cho con em đi học lại ít nhất 2 lần cùng với Ban đại diện học sinh lớp. Nếu các em vẫn chưa đi học lại thì nhà trường liên lạc cùng với ban đại diện cha mẹ học sinh trường kết hợp với các cơ quan ban ngành bên xã như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội khuyến học, Ban tự quản các thôn cùng vận động để các em đi học lại. Mặt khác, để CMHS nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của cha mẹ đối với việc học tập của con em, Hiệu trưởng tham mưu cho chính quyền địa phương đưa vào tiêu chuẩn gia đình văn hoá là con em trong độ tuổi phải đến trường. Nhà trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ trích quỹ của nhà trường và quỹ Hội giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo quần áo, sách vở. Đặc biệt năm học 2013-2014 nhà trường phối hợp với Hội khuyến học xã Quảng Điền, BĐDCMHS tổ chức chương trình“ Thắp sáng ước mơ” kết quả hổ trợ được trên 40 triệu đồng. Số tiền đó được làm quỹ học bỗng hàng năm tặng cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập để động viên các em cố gắng khắc phục khó khăn, giá trị mỗi suất học bổng là 200.000 đồng /1lần tặng. Nhờ làm tốt công tác này nên những năm gần đây số lượng học sinh bỏ học cũng giảm đi nhiều. 3.2.6 Phối hợp trong công tác giáo dục kỷ năng sống, tham quan thực hành thí nghiệm Phối hợp trong giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp học sinh có thái độ và hành vi tích cực, có khả năng nhìn nhận vấn đề, giải quyết tình huống theo hướng tích cực, biết thích nghi với từng hoàn cảnh cụ thể; có tinh thần tự chủ, có cách suy nghĩ, thái độ và hành vi tích cực; hình thành lối sống lành mạnh, có đạo đức, có văn hóa, giao tiếp hiệu quả với mọi đối tượng.. Kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Việc giáo dục kỹ năng sống không chỉ thực hiện trong nhà trường, qua các môn học chính khóa, dù rất quan trọng, mà còn phải được thực hiện kết hợp với nhiều cách khác như: Trong sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; bằng nhiều hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú như: hoạt động văn hóa, nghệ thuật, hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, hoạt động tham quan. Năm học 2013-2014 nhà trường phối hợp với BĐDCMHS tổ chức cho 118 học sinh lớp 9 tham quan thực tế tại nhà Bảo tàng ĐăkLăk, nhà đày Buôn Ma Thuột, Công viên nước ... qua buổi tham quan các em thu được nhiều kiến thức về Địa lý, Lịch sử địa phương của tỉnh nhà, từ đó các em có thêm lòng quê hương đất nước ra sức học tập tốt . 3.2.7 Phối hợp trong công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp văn nghệ thể dục thể thao Thông qua HĐGD NGLL giúp học sinh tích lũy được những hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội có tác động đến thái độ, nhu cầu, nguyện vọng, quyền và nghĩa vụ của học sinh tạo cơ hội được giao lưu, học hỏi với nhau giúp các em tự tin và chủ động hơn, có được nhiều kĩ năng sống bổ ích, có sức khỏe, sống sôi nổi hơn trong các hoạt động. Để có được phong trào thi đua sôi nổi và nhiệt tình thì các trường cần chủ động và linh hoạt phối hợp với các tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch, nội dung, phương pháp tổ chức, hình thức hoạt động sao cho hiệu quả và phù hợp với điều kiện của đơn vị mình. Nhằm tạo ra một môi trường giáo dục toàn diện và thân thiện, đào tạo ra những nhân tài cho đất nước trong tương lai. Vì vậy trường THCS Lê Đình Chinh đã phối hợp với các tổ chức Đoàn, Đội, ban đại diện cha, mẹ học sinh tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giao lưu, sinh hoạt tập thể như trò chơi dân gian, cắm hoa, thi kể chuyện, vẽ tranh, làm báo tườngđể học sinh có nhiều điều kiện gặp gỡ vui chơi giải trí cùng nhau sau những giờ học trên lớp, tạo môi trường thân thiện, lành mạnh. 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp Cơ sở vật chất: Trường
Tài liệu đính kèm: