Đề tài Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

Đề tài Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

Thí nghiệm phải hấp dẫn, kích thích hứng thú người dạy và người học

 Một trong những nguyên nhân chính làm cho học sinh chưa yêu thích bộ môn hóa học là do thí nghiệm không hấp dẫn, không tạo được ham muốn hoạt động. Do đó, thí nghiệm không những chỉ cần đem lại hứng thú cho học sinh mà còn phải mang lại hứng thú cho người làm thí nghiệm.

 Thông thường thì những thí nghiệm làm cho học sinh hứng thú cũng sẽ gây cho giáo viên hứng thú. Khi nhìn học sinh của mình chăm chú dõi theo các hiện tượng phản ứng xảy ra, thấy các em hoan hỉ cũng đủ làm cho giáo viên vui rồi. Để xóa dạy chay, một trong những phương pháp quan trọng là phải tìm tòi, thay thế, lựa chọn các thí nghiệm hấp dẫn, gần gũi với cuộc sống để đưa vào bài dạy.

Ví dụ: ở bài Nước (hóa 8), khi giáo viên làm cho học sinh xem thí nghiệm Na tác dụng với nước thì nên thiết kế để cho thí nghiệm hấp dẫn hơn bằng cách thay thế bằng thí nghiệm“ Đốt cháy tàu chiến địch” như sau: Dùng 1 tờ giấy A4 để gấp tàu, chọc 1 lỗ thủng dưới đáy, đặt một mẩu Na vào tàu rồi đậy bên trên bằng vài mảnh giấy dễ bắt lửa. Thả tàu vào chậu nước có sẵn vài giọt dd phenolphtalein. Khi Natri gặp nước, tàu sẽ bùng cháy, trên mặt nước xuất hiện vết máu giặc loang nhuộm hồng cả khúc sông. Có một lưu ý khi tiến hành thí nghiệm: Vì Natri được bảo quản trong dầu hóa nên phía ngoài sẽ được bao phủ một lớp vỏ cứng, nếu không gọt sạch lớp vỏ cứng này trước khi cho vào nước, viên Natri sẽ gây nổ, bắn ra mang theo dung dịch xút gây bỏng, cháy áo quần. Nếu giáo viên tiến hành được thí nghiệm như đề xuất ở trên vừa tạo sự hứng thú cho học sinh, vừa có tác dụng giáo dục lòng yêu nước thông qua bài học. Để học sinh dự đoán được trong sản phẩm sinh ra có khí H2, giáo viên phải hướng cho học sinh sử dụng thính giác để cảm nhận về phản ứng (nếu lắng nghe, các em sẽ nghe thấy âm thanh phát ra từ phản ứng- tiếng xì xì). Giáo viên nên gợi mở để củng cố tư duy logic cho học sinh: kết quả là sau phản ứng viên Natri (nhẹ hơn nước) tan trong nước; sự khác nhau giữa một chất nhẹ hơn nước tan trong nước tạo ra âm thanh xì xì và một chất nhẹ hơn nước khi tan trong nước không tạo ra âm thanh là ở chỗ nào?Học sinh sẽ tự suy luận để rút ra: trong sản phẩm của phản ứng có khí.

 

doc 33 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2084Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm trong chương trình hóa học Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua thực tế cuộc sống và không ngại khó để đưa các thí nghiệm đó vào bài dạy. Mặt khác, giáo viên đứng lớp luôn phải là người yêu nghề, trăn trở với chất lượng giáo dục, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học và đặc biệt là phải gần gũi, quan tâm nhiều hơn đến các đối tượng học sinh.
Để áp dụng đề tài này vào bài dạy đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị cho học sinh (vì giáo viên phải thay thế một số dụng cụ, hóa chất trong sách bằng các hóa chất, dụng cụ khác). Thực tế có nhiều giáo viên rất ngại làm thí nghiệm cũng như chuẩn bị thí nghiệm cho học sinh chứ chưa nói đến việc tự mình đi tìm kiếm thí nghiệm, dụng cụ, thiết bị để thay thế cho các thí nghiệm trong sách giáo khoa. Để khắc phục khó khăn nêu trên, chỉ cần đội ngũ nhà giáo có tâm huyết, tất cả vì học sinh thân yêu, niềm vui của học sinh là động lực phấn đấu của giáo viên thì chắc chắn sẽ đạt được kết quả như mong đợi.
Thứ nữa là khi chuẩn bị các thí nghiệm cũng như đưa các thí nghiệm trên vào bài học nếu giáo viên không chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở để các em học sinh khám phá kiến thức mới một cách chu đáo thì thí nghiệm làm cũng chỉ để các em xem cho vui mắt chứ không làm cho học sinh hiểu bài, nhớ bài và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Việc áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm trên sẽ không mang lại hiệu quả nếu các em học sinh không mạnh dạn, học tập thụ động, lười hoạt động (không làm thí nghiệm mà chỉ ngồi xem cho vui, không suy nghĩ dựa trên các câu hỏi gợi mở của giáo viên). Mặt khác, nếu bản thân giáo viên dạy học rập khuôn theo phương pháp truyền thụ, không chịu khó đổi mới, tìm tòi, sáng tạo, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực thì chắc chắn sẽ rất khó đạt hiệu quả. Nhiều giáo viên chưa thực sự gần gũi, quan tâm đến các em học sinh, nhiều khi các em chưa hiểu bài nhưng giáo viên không tìm cách giúp đỡ, gợi mở sẽ khiến các em sợ sai, không chủ động tham gia vào bài học. 
Về phía học sinh nói chung và học sinh trường Trung học cơ sở Dur Kmăn nói riêng, đa số các em chưa có sự đầu tư nhiều vào học tập, đặc biệt là môn hóa học nên giáo viên có tiến hành nhiều thí nghiệm vui mắt, hấp dẫn đến đâu mà ở học sinh không có sự ôn luyện các kiến thức cũ thì cũng không thể nhớ tốt các kiến thức đó được. 
Định hướng cho sự thay đổi đó là phải làm sao để các em hiểu bài, nhớ kiến thức và áp dụng được kiến thức trong đã học vào thực tế cuộc sống. Để làm được điều này, tôi đa đưa ra giải pháp là thêm, bớt, thay thế một số thí nghiệm trong sách giáo khoa bằng những thí nghiệm tương đương về mặt kiến thức nhưng gần gũi với cuộc sống. Mặt khác, để tăng hiệu quả hoạt động của học sinh trong giờ học, các thí nghiệm hấp dẫn, đẹp mắt được tiến hành. Ngoài ra, để học sinh hiểu bài thì giáo viên phải xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với mức độ nhận thức của các em học sinh. Phải quan tâm sát sao đến từng đối tượng học sinh, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của các em để các em mạnh dạn, tự tin trong học tập và cuộc sống.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a) Mục tiêu của giải pháp
Nhằm tạo cho học sinh có bầu không khí học tập sôi nổi, hứng thú, tự tin tiếp thu và khám phá kiến thức một cách chủ động. Học sinh hiểu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Từ đó, hình thành cho học sinh kĩ năng thực hành, nhận biết, phân tích, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, khoa học. 
b) Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp
Giáo viên chủ động tìm tòi, thay thế một số thí nghiệm trong sách giáo khoa bằng những thí nghiệm vui, hấp dẫn, tạo động lực khám phá kiến thức mới mà vẫn đảm bảo nội dung bài học. Tiếp đến là thay đổi cách tổ chức hoạt động học: học sinh sẽ hoạt động theo nhóm, tự làm thí nghiệm và rút ra kiến thức dưới sự điều khiển của giáo viên.
	+ Thí nghiệm phải gắn với nội dung bài dạy, tốt nhất là chọn được các thí nghiệm giúp học sinh tiếp thu được các kiến thức cốt lõi, trọng tâm
	Các thí nghiệm hóa học dù là ở dạng nào thì cũng nhằm giúp học sinh tiếp thu tốt nội dung bài học và nắm vững hệ thống các kiến thức hóa học cần thiết trong chương trình phổ thông. Mặt khác, để việc tiếp thu kiến thức của học sinh có hiệu quả, không thể thí nghiệm một cách tràn lan mà phải có trọng tâm, trọng điểm. Khi lựa chọn các thí nghiệm để đưa vào bài dạy, tốt nhất nên chọn các thí nghiệm giúp học sinh tiếp thu các kiến thức cốt lõi, trọng tâm. Số lượng các thí nghiệm trong một bài cũng không nên quá nhiều, có thể từ 3 đến 5 thí nghiệm là hợp lí.
	+ Thí nghiệm phải trực quan, hiện tượng rõ ràng, có tính thuyết phục
	Sử dụng thí nghiệm trong dạy học chính là một hình thức dạy học theo phương pháp trực quan. Vì vậy, thí nghiệm phải dễ quan sát, hiện tượng rõ ràng, có tính thuyết phục. Chúng ta phải lựa chọn các phản ứng, các quá trình hóa học có kèm theo hiện tượng quan sát được dễ dàng bằng mắt thường. Đó là các phản ứng:
Có sự biến đổi màu sắc
Có tạo chất kết tủa, chất khí bay lên khỏi dung dịch
Có sự tỏa nhiệt hay thu nhiệt
Có hiện tượng cháy, nổ hay phát quang...
Ở bài 13: Phản ứng hóa học (hóa 8): Khi giáo viên dạy phần III (Khi nào có phản ứng hóa học xảy ra) để chứng minh cho học sinh biết có một số phản ứng chỉ xảy ra khi có mặt chất xúc tác thì giáo viên nên cho học sinh tiến hành thí nghiệm giữa nhôm với iot: Nghiền nhỏ iot tinh thể rồi trộn với bột nhôm theo tỉ lệ thể tích 1:3 (1 muỗng thủy tinh nhỏ iot với 3 muỗng nhỏ bột nhôm). Để yên thì phản ứng không xảy ra nhưng nếu nhỏ khoảng 2 giọt nước vào thì hỗn hợp dần dần bốc cháy có khói màu tím (của hơi iot), màu vàng (của AlI3) và màu trắng của hơi nước.
Thí nghiệm nhôm tác dụng với iot (phản ứng chỉ xảy ra khi có mặt chất xúc tác là nước)
+ Thí nghiệm phải hấp dẫn, kích thích hứng thú người dạy và người học
	Một trong những nguyên nhân chính làm cho học sinh chưa yêu thích bộ môn hóa học là do thí nghiệm không hấp dẫn, không tạo được ham muốn hoạt động. Do đó, thí nghiệm không những chỉ cần đem lại hứng thú cho học sinh mà còn phải mang lại hứng thú cho người làm thí nghiệm. 
	Thông thường thì những thí nghiệm làm cho học sinh hứng thú cũng sẽ gây cho giáo viên hứng thú. Khi nhìn học sinh của mình chăm chú dõi theo các hiện tượng phản ứng xảy ra, thấy các em hoan hỉ cũng đủ làm cho giáo viên vui rồi. Để xóa dạy chay, một trong những phương pháp quan trọng là phải tìm tòi, thay thế, lựa chọn các thí nghiệm hấp dẫn, gần gũi với cuộc sống để đưa vào bài dạy. 
Ví dụ: ở bài Nước (hóa 8), khi giáo viên làm cho học sinh xem thí nghiệm Na tác dụng với nước thì nên thiết kế để cho thí nghiệm hấp dẫn hơn bằng cách thay thế bằng thí nghiệm“ Đốt cháy tàu chiến địch” như sau: Dùng 1 tờ giấy A4 để gấp tàu, chọc 1 lỗ thủng dưới đáy, đặt một mẩu Na vào tàu rồi đậy bên trên bằng vài mảnh giấy dễ bắt lửa. Thả tàu vào chậu nước có sẵn vài giọt dd phenolphtalein. Khi Natri gặp nước, tàu sẽ bùng cháy, trên mặt nước xuất hiện vết máu giặc loang nhuộm hồng cả khúc sông. Có một lưu ý khi tiến hành thí nghiệm: Vì Natri được bảo quản trong dầu hóa nên phía ngoài sẽ được bao phủ một lớp vỏ cứng, nếu không gọt sạch lớp vỏ cứng này trước khi cho vào nước, viên Natri sẽ gây nổ, bắn ra mang theo dung dịch xút gây bỏng, cháy áo quần. Nếu giáo viên tiến hành được thí nghiệm như đề xuất ở trên vừa tạo sự hứng thú cho học sinh, vừa có tác dụng giáo dục lòng yêu nước thông qua bài học. Để học sinh dự đoán được trong sản phẩm sinh ra có khí H2, giáo viên phải hướng cho học sinh sử dụng thính giác để cảm nhận về phản ứng (nếu lắng nghe, các em sẽ nghe thấy âm thanh phát ra từ phản ứng- tiếng xì xì). Giáo viên nên gợi mở để củng cố tư duy logic cho học sinh: kết quả là sau phản ứng viên Natri (nhẹ hơn nước) tan trong nước; sự khác nhau giữa một chất nhẹ hơn nước tan trong nước tạo ra âm thanh xì xì và một chất nhẹ hơn nước khi tan trong nước không tạo ra âm thanh là ở chỗ nào?Học sinh sẽ tự suy luận để rút ra: trong sản phẩm của phản ứng có khí.
Phản ứng “đốt cháy tàu chiến địch”: Natri tác dụng với nước có chứa dung dịch phenolphtalein
Hoặc ở bài Tính chất hóa học của muối (Hóa 9) giáo viên nên cho học sinh tiến hành thí nghiệm nhiệt phân muối KNO3 bằng cách châm tàn đóm vào tờ giấy A4 có hình vẽ bằng dd KNO3 (đã phơi khô). Giấy sẽ bị cháy nhanh, mạnh theo những chỗ có KNO3. Trước khi cho học sinh tiến hành thí nghiệm này, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kĩ tờ giấy (các em sẽ phát hiện ra các hình vẽ bằng những nét từ một chất rắn có màu trắng). Khi tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng, giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao ở các vết màu trắng trên tờ giấy lại cháy nhanh hơn những chỗ khác và cháy theo những nét đã vẽ? Học sinh có thể dự đoán được bí mật ẩn chứa là từ chất đã vẽ lên giấy. Giáo viên có thể gợi ý tiếp: Khi châm tàn đóm vào giấy ở vị trí có chất này, các em đang thực hiện phản ứng gì? Học sinh sẽ trả lời theo 2 hướng: Đốt chất này trong oxi không khí hoặc nhiệt phân chất này. Giáo viên thông báo: ở thí nghiệm này, các em đang nhiệt phân muối KNO3 . Như vậy, để giấy cháy nhanh và chỉ lan đến vị trí có nét vẽ thì trong sản phẩm phản ứng phải có một chất khí thúc đẩy cho phản ứng cháy mạnh hơn. Các em hãy dự đoán chất khí này (Dựa vào công thức muối đem nhiệt phân, học sinh có thể dự đoán khí sinh ra là oxi)
Phản ứng “vết lửa màu nhiệm”:phân hủy muối KNO3 được viết lên tờ giấy A4 (đã phơi khô)
Ở bài Cacbon (hóa 9), phản ứng cháy của Cacbon có lẽ học sinh cũng đã gặp nhiều trong cuộc sống nhưng để tạo hứng thú học tập, giáo viên thay thế thí nghiệm đốt cacbon trong bình kín chứa khí oxi bằng thí nghiệm “Súng phun lửa”: Trộn bột than gỗ nghiền nhỏ với KMnO4 theo tỉ lệ 1: 1. Lấy vài muỗng hỗn hợp trên cho vào ống nghiệm khô, đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Một lúc sau trong ống nghiệm bắn ra những tia lửa sáng rực như súng phun lửa. Vì học sinh đã học bài: Điều chế oxi- Phản ứng phân hủy ở lớp 8 nên có thể dễ dàng giải thích hiện tượng này (Khi đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, KMnO4 bị phân hủy sinh ra khí oxi. Cacbon cháy trong oxi ở điều kiện đun nóng sẽ phản ứng rất mạnh tạo thành các tia lửa sáng rực bắn lên trong ống nghiệm trông rất đẹp mắt như súng phun lửa). 
Phản ứng “súng phun lửa”: Cacbon tác dụng với oxi (do phân hủy muối KMnO4)
Ví dụ như để mở đầu bài Axetilen (hóa 9), giáo viên đặt vấn đề: Em hãy kể tên một số chất dùng làm nhiên liệu? (học sinh sẽ trả lời: than, củi, giấy, vải, gas, xăng dầu, cồn...). Giáo viên hỏi tiếp: Theo em cục nước đá có cháy không? (100% học sinh trả lời là không). Sau đó, giáo viên thực hiện thí nghiệm “Đốt cháy nước đá”: Cho vài cục đất đèn CaC2 bằng hạt ngô vào một chén sứ rồi cho một cục nước đá bằng ngón chân cái. Đưa que đóm đang cháy vào chén sứ, lập tức có lửa xanh bùng lên. Học sinh thấy hiện tượng lạ nên chắc chắn bị thu hút vào bài học. Từ đó, giáo viên dễ dàng điều khiển hoạt động học tập của các em theo tiến trình các bước đã xây dựng trong giáo án.
Phản ứng “đốt cháy nước đá”: Đốt cháy axetilen (sinh ra do CaC2 tác dụng với nước)
	Ở bài 18 (hóa 9): Khi dạy tính chất nhôm tác dụng với oxi, giáo viên có thể làm cho học sinh xem thí nghiệm đẹp mắt như sau: Trộn nửa muỗng thủy tinh nhỏ bột nhôm với 1 muỗng thủy tinh KMnO4 (gói trong tờ giấy, đặt trong bát sứ). Dùng bật lửa hoặc diêm châm vào cho tờ giấy cháy. Đứng cách xa thí nghiệm khoảng 1 mét để hóa chất không bắn vào người. Ta sẽ quan sát thấy bột nhôm cháy trông như pháo hoa, rất đẹp mắt. Tôi tin rằng, nếu thấy được hiện tượng thí nghiệm hấp dẫn như trên, học sinh sẽ háo hức, bị lôi cuốn vào nội dung bài học. Sẽ có động lực, ý chí, mong muốn giải thích hiện tượng. Chắc chắn hiệu quả bài dạy sẽ được nâng cao, học sinh sẽ nhớ kiến thức rất lâu và liên hệ được những hiện tượng các em thấy trong cuộc sống “Pháo hoa” (trong thành phần pháo hoa có bột nhôm).
Hiện tượng pháo hoa: Phản ứng của bột nhôm với oxi (oxi sinh ra do phân hủy KMnO4) 
Bên cạnh lựa chọn hệ thống các thí nghiệm đưa vào bài dạy để tạo hứng thú cho người học, giáo viên cũng nên chuẩn bị một hệ thống các câu hỏi để dẫn dắt học sinh giải thích hiện tượng xảy ra, rút ra được kiến thức bài học.
	+ Thí nghiệm dễ kiếm hóa chất, đơn giản, dễ làm
Phải cho học sinh thấy được hóa học là môn khoa học gần gũi với cuộc sống, các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm cũng có thể được tìm thấy ở các vật thể, các chất thực tế xung quanh các em. 
	Ở bài Tính chất hóa học của axit (Hóa 9), sau khi thử màu của quỳ tím trong dung dịch HCl hoặc H2SO4 và nêu ra được kết luận Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ; giáo viên có thể làm/ cho học sinh làm thí nghiệm xem xét sự thay đổi màu của quỳ tím trong nước cốt chanh như sau: Cắt 1 quả chanh thành nhiều miếng, phát cho mỗi nhóm 1 miếng, yêu cầu các em vắt nước cốt chanh vào chén sứ rồi nhúng mẩu giấy quỳ tím vào. Các em sẽ quan sát được hiện tượng nước cốt chanh làm quỳ tím hóa đỏ. Từ đó, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận từ thí nghiệm này (Kết luận: Vậy, nước cốt chanh là một dung dịch axit). Giáo viên có thể thông báo thêm: Nước cốt chanh là một dung dịch axit hữu cơ có tên gọi axit citric.
Sự thay đổi màu của quỳ tím khi nhỏ nước cốt chanh (axit citric) lên
Ở bài Tính chất hóa học của bazơ (Hóa 9), sau khi thử màu của quỳ tím trong dung dịch NaOH và nêu ra được kết luận Dung dịch bazơ làm quỳ tím hóa xanh; giáo viên có thể làm/ cho học sinh làm thí nghiệm thử màu của quỳ tím trong dung dịch bột giặt như sau: Giáo viên cho bột giặt vào chén sứ, thêm nước cất, khuấy đều, rót dung dịch bột giặt chia cho các nhóm; yêu cầu các nhóm nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch trên, rút ra kết luận. Các em sẽ quan sát được hiện tượng dung dịch bột giặt làm quỳ tím hóa xanh. Từ đó, học sinh rút ra kết luận (Vậy, dung dịch bột giặt mang tính bazơ). 
	Bằng những thí ngiệm về các chất gần gũi xung quanh các em (miếng chanh, bột giặt)như trên, các em mới thấy sự lí thú của hóa học, hiểu hơn về các chất mình tiếp xúc, sử dụng hàng ngày, cảm nhận đúng hơn về vai trò của hóa học- Khoa học của cuộc sống!
Sự thay đổi màu của quỳ tím khi nhỏ dung dịch bột giặt (dung dịch có tính kiềm) lên
Dụng cụ điện phân dd NaCl bão hòa (gồm 3 pin 1,5V; 2 đoạn bút chì; dây dẫn điện và băng keo) 
Ví dụ: Khi cho học sinh làm thí nghiệm muối tác dụng với axit, giáo viên có thể dùng phấn viết bảng hay vỏ trứng (thành phần chính là CaCO3) tác dụng với dung dịch axit.Trong phòng thí nghiệm ở trường Trung học cơ sở có hóa chất CaCO3 nhưng ở dạng bột. Nếu cho CaCO3 tác dụng dd axit thì khó để quan sát hiện tượng xảy ra. Bằng việc thay hóa chất CaCO3 bằng vỏ trứng hoặc viên phấn học sinh sẽ thấy hóa học thật gần gũi với cuộc sống và thêm hiểu biết về các chất xung quanh các em. 
Phản ứng của CaCO3 (thành phần chính trong vỏ trứng, phấn viết bảng) với dung dịch HCl
Hoặc giáo viên có thể hướng dẫn để học sinh làm thiết bị điện phân dung dịch muối ăn NaCl đơn giản bằng nguồn điện là 3 pin 1,5V, hai điện cực làm bằng 2 ruột bút chì để học sinh thấy được quá trình điều chế ra dung dịch NaOH bằng phương pháp điện phân dung dịch muối NaCl bão hòa.
Bộ thiết bị điện phân dung dịch muối ăn gồm: 3 pin 1,5V; 2 đoạn bút chì; dây dẫn và băng keo
Sau khi được làm, quan sát thí nghiệm điện phân dd muối ăn bão hòa, các em sẽ biết thêm được: lõi bút chì dẫn được điện (kiến thức này sẽ được nhắc tới trong bài Cacbon). Do đó, mức độ khắc sâu kiến thức sẽ được nâng cao vì các em đã được tự bản thân làm ra thiết bị điện phân dd muối ăn.
Phản ứng điện phân dung dịch muối ăn NaCl bão hòa tạo ra NaOH 
làm dung dịch phenol phtalein hóa hồng
Phản ứng Fe tác dụng dd CuSO4
Ở bài Tính chất hóa học của muối (hóa 9), thay vì cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch AgNO3 (hóa chất đắt tiền, khó để bảo quản), giáo viên nên thay thế bằng phản ứng của Fe tác dụng với dung dịch CuSO4 (hiện tượng rõ ràng, dễ quan sát mà hóa chất rẻ tiền hơn). Tuy nhiên khi tiến hành, giáo viên phải chuẩn bị một ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 để đối chứng (thấy màu dung dịch CuSO4) nhạt dần như hình ảnh thí nghiệm ở bên. Bên cạnh đó, khi quan sát màu sắc dung dịch thì giáo viên cũng phải để ý phông quan sát. Những chất có màu thì dùng phông trắng, 
chất màu trắng dùng phông màu đen.
Ví dụ ở bài Tinh bột và xenlulozơ (hóa 9), khi làm phản ứng màu của tinh bột với iot GV cắt một lát khoai lang (đã luộc chín) rồi nhỏ lên vài giọt cồn iot (dùng để sát trùng -mua ở tiệm thuốc tây). Các em sẽ quan sát thấy khi nhỏ cồn iot lên, miếng khoai đã luộc chín sẽ chuyển màu xanh đen
Phản ứng màu của hồ tinh bột (có trong khoai lang luộc) với iot (cồn iot)
Ví dụ: ở bài Protein (Hóa học 9): Ở mục 3 phần III (tính chất), giáo viên có thể cho học sinh cùng làm thí nghiệm về sự đông tụ của protein như sau: Pha ½ cốc sữa (gồm sữa đặc có đường và nước đun sôi để nguội khoảng 700C theo tỉ lệ 1 thể tích sữa: 2 thể tích nước , khuấy đều) . Để cốc sữa nguội đến nhiệt độ phòng, lấy nước cốt của 1 quả chanh (đã bỏ hạt) cho từ từ vào cốc sữa trên. Sau đó, dùng đũa (muỗng) khuấy thật nhẹ để nước cốt chanh và sữa được trộn đều. Lưu ý: Không cho nước cốt chanh vào cốc sữa khi đang còn nóng vì sữa sẽ không đông tụ mà bị vón cục, không thành sữa chua. Sau vài phút, học sinh sẽ quan sát được sự đông tụ của protein (sữa) khi thêm hóa chất (axit citric trong nước cốt chanh). 
Thí nghiệm này tạo được không khí vui vẻ, hào hứng lại rất gần gũi, về nhà các em có thể thực hành nhiều lần. Học sinh sẽ có được sản phẩm là 1 cốc sữa chua tự tay mình làm nên các em sẽ ghi nhớ kiến thức tốt hơn, ứng dụng được kiến thức bài học vào thực tế cuộc sống. Vì để làm 1 cốc sữa chua cũng tốn khá nhiều thời gian (chờ sữa nguội) vì vậy giáo viên nên cho học sinh tiến hành trong tiết thực hành/ ngoại khóa môn hóa học.
Nguyên liệu để làm sữa chua: 1 cốc nước khoảng 700 (đã đun sôi), chanh, sữa đặc có đường
Sản phẩm sữa chua do học sinh trường Trung học cơ sở Dur Kmăn làm
+ Việc thực hiện thí nghiệm không được mất quá nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến nội dung bài dạy
Phản ứng Fe tác dụng dd CuSO4
	Vì thời gian dành cho một tiết lên lớp ở phổ thông rất ngắn (chỉ có 45 phút) lại có quá nhiều nhiệm vụ mà người giáo viên phải thực hiện nên các thí nghiệm trên lớp phải nhanh, gọn, không làm mất quá nhiều thời gian. Một số thí nghiệm xảy ra chậm, giáo viên phải cho học sinh tiến hành trước để không mất thời gian chờ đợi. Ví dụ phản ứng của sắt với dd CuSO4 (cần 10-15 phút để thấy màu của 
dung dịch nhạt dần).
	Ở một số bài dạy có nhiều thí nghiệm phải tiến hành, giáo viên nên cho học sinh thực hiện các thí nghiệm đó nối tiếp nhau, quan sát và nêu hiện tượng thí nghiệm, rồi mới rút ra các tính chất của chất, sau đó viết các phương trình hóa học xảy ra. Ví dụ ở chương trình hóa học 9, bài 9: Tính chất hóa học của muối; nếu giáo viên tiến hành lần lượt từng thí nghiệm rút ra từng tính chất, viết phương trình hóa học cho mỗi tính chất rồi mới chuyển sang thí nghiệm khác thì chắc chắn sẽ không đảm bảo về mặt thời gian. Do đó, giáo viên nên tổ chức cho học sinh tiến hành đồng loạt các thí nghiệm, cho biết các hiện tượng xảy ra rồi viết vào bảng sau:
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát được
1) Muối tác dụng kim loại
Cho vài cây đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 (Lấy 1 mẫu dung dịch CuSO4 để đối chứng)
2) Muối tác dụng axit
Cho vài mẩu phấn viết bảng (thành phần chính là CaCO3) vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl
3) Muối tác dụng bazơ
Cho dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH
4) Muối tác dụng với muối
Cho dung dịch Na2SO4 vào ống nghiệm chứa dung dịch BaCl2
5) Phản ứng nhiệt phân muối
Châm tàn đóm vào tờ giấy có hình vẽ bằng dung dịch KNO3 đặc (đã phơi khô)
	Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra các tính chất hóa học của muối, viết các phương trình hóa học minh họa cho từng tính chất.
	Ở bài Tính chất hóa học của bazơ, giáo viên chỉ nên cho học sinh tiến hành 2 thí nghiệm (như ở bảng) vì 2 tính chất còn lại các em đã được nghiên cứu cũng như tiến hành thí nghiệm ở bài tính chất hóa học của oxit, tính chất hóa học của axit
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát được
1) Tác dụng của dd bazơ lên quỳ tím và lên dd phenolphtalein
Cho một mẩu giấy quỳ tím lên đế sứ rồi nhỏ vài giọt dd NaOH vào mẩu

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_16_2468_2010912.doc