Mỗi nhóm được đặt cho một cái tên như: “Blue sky”, “Lion”, “Green grass”, “Tiger”, . để tạo sự mới lạ, hấp dẫn cho học sinh.
Vào cuối mỗi tiết học tôi dành năm đến 10 phút mở rộng bài học. Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện bài nói theo những chủ đề như: Nói về môn thể thao, trò chơi mà em yêu thích. Nói về món ăn, đồ uống em yêu thích .Nói về những việc em thường làm vào ngày Tết hay nói về môn học yêu thích.
Cách thức tiến hành
Sau khi học xong Bài 17: Bạn thích đồ chơi nào? Unit 17: What toys do you like? Tiếng Anh 3.
Tôi đưa ra yêu cầu “ Cô muốn các con hãy kể cho cả lớp nghe ở nhà con có đồ chơi nào? Trong số những đồ chơi đó con thích đồ chơi nào nhất?.
Tôi đặt một vài câu hỏi gợi ý cho học sinh.
Teacher: Do you have any toys?
Students: Yes, I have many toys
Teacher: What toys do you have?
Student: I have a doll, a ship, a plane and a yo-yo.
Tiếp theo tôi hướng dẫn học sinh cách thể hiện một chủ đề hùng biện ngắn. Trước tiên các con phải nói những thông tin cá nhân cơ bản như : Tên, tuổi, mìn là học sinh trường nào. Rồi sau đó các con mới đi vào nội dung hùng biện.
o dục học sinh. Theo tôi, để thực hiện tốt phương pháp dạy học nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học , giáo viên cần phải trang bị và thực hiện tốt các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh với trẻ nhỏ, kỹ năng tổ chức các hoạt động học, kỹ năng giao nhiệm vụ cho học sinh, kỹ năng hướng dẫn học sinh hoàn thành nhiệm vụ, kỹ năng quan sát. Nhằm giúp các em học sinh phát triển các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hùng biện bằng Tiếng anh. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số kinh nghiệm nhằm tổ chức cho học sinh tiểu học nâng cao kỹ năng giao tiếp trong giờ học Tiếng Anh . 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh Tiểu học nâng cao kỹ năng giao tiếp trong giờ học Tiếng anh ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong” nhằm mang lại hiệu quả cao trong dạy học môn Tiếng Anh cho học sinh tiểu học từ năm học 2015 – 2016 đến hết học kỳ I năm học 2016- 2017. 5. Một số phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số nhóm phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp quan sát - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm II. PHẦN NỘI DUNG Cơ sở lý luận Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành quyết định 3321/QĐ – BGĐT ngày 12/8/2010 về triển khai dạy chương trình thí điểm tiếng Anh tiểu học. Xuất phát từ mục tiêu đó việc dạy và học môn Tiếng Anh trong các trường Tiểu học đã có những chuyển biến rõ rệt. Một trong những yếu tố cơ bản tác động trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh là phương pháp dạy học. Việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở trường Tiểu học là một công việc vô cùng quan trọng đối với mỗi giáo viên. Tổ chức cho học sinh hoạt động nâng cao kỹ năng giao tiếp là hình thức dạy học tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục nước ta. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân học sinh. Chuyển việc truyền thụ của giáo viên thành việc hướng dẫn học sinh tự học. Học sinh được học trong môi trường học tập thân thiện, thoải mái, không bị gò bó, luôn được gần gũi với bạn bè, với thầy cô, được sự giúp đỡ của bạn học trong lớp, trong nhóm và thầy cô, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em, khuyến khích học sinh giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học. Thêm vào đó, tổ chức hoạt động nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh còn tạo ra môi trường hoạt động mang bầu không khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trên cơ sở cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân. Học sinh có cơ hội được tham gia tích cực vào hoạt động. 2. Thực trạng. Trường TH Lê Hồng Phong là một trong những trường đang thực hiện dạy thí điểm mô hình trường học mới VNEN. Học sinh được làm quen với phương pháp dạy học mới, các em biết cách trình bày nội dung kiến thức trước lớp chính vì thế rất phù hợp để tổ chức giảng dạy Tiếng Anh theo hoạt động giao tiếp. Đa số học sinh các lớp được trang bị đầy đủ tài liệu học và đồ dùng học tập. Bản thân giáo viên thích nghiên cứu cái mới để vận dụng vào dạy học sinh có hiệu quả. Giáo viên được thường xuyên tham gia tập huấn, chuyên đề về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tại trường và tham gia tập huấn về phương pháp dạy học môn Tiếng Anh do Sở Giáo Dục cũng như Phòng tổ chức. Trường có ba điểm trường, do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nên chưa trang bị được phòng học Tiếng Anh riêng. Một số học sinh do hoàn cảnh khó khăn, các em phải dành thời gian ở nhà để phụ giúp gia đình, và các em cũng chưa được trang bị đầy đủ sách giáo, các phương tiện nghe nhìn để các em tự nghe học từ vựng, mẫu câu Tiếng Anh tại nhà. Một số học sinh vẫn còn lúng túng và nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động . Các em học sinh trên địa bàn trường còn thiếu môi trường tương tác, giao tiếp Tiếng Anh. Xuất phát từ thực tế trên, tổ chức hoạt động kỹ năng giao tiếp trong giờ học Tiếng Anh đã được bản thân tôi sử dụng khá phổ biến và thường xuyên. Phương pháp này giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, mọi học sinh đều được thực hành kỹ năng nói trước các bạn trong nhóm và trước cả lớp, học sinh nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn. Phương pháp này còn giúp học sinh phát triển những kĩ năng xã hội như biết lắng nghe và tôn trọng bạn, biết trình bày ý kiến của mình cho các bạn nghe và hiểu. Thông qua nhưng hoạt động đó, các em có thể tự diễn đạt và chia sẻ các ý tưởng của mình với những người khác trong việc phát triển các kĩ năng ngôn ngữ, qua đó các em có thể giúp đỡ lẫn nhau, tạo cho các em tính mạnh dạn, tự tin trong quá trình giao tiếp. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp Tổ chức cho học sinh hoạt động nâng cao kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh trong giờ học trên lớp giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, mọi học sinh đều được thực hành kỹ năng nói trước các bạn trong nhóm và trước cả lớp, học sinh nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn. Thông qua hoạt động giao tiếp Tiếng anh trên lớp giúp học sinh phát triển những kĩ năng xã hội như biết lắng nghe và tôn trọng bạn, biết trình bày ý kiến của mình cho các bạn nghe và hiểu, các em có thể tự diễn đạt và chia sẻ các ý tưởng của mình với những người khác trong việc phát triển các kĩ năng ngôn ngữ, qua đó các em có thể giúp đỡ lẫn nhau, tạo cho các em tính mạnh dạn, tự tin trong quá trình giao tiếp bằng Tiếng anh. Giáo viên với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động, quan sát hoạt động học tập, giúp đỡ, hỗ trợ, đánh giá quá trình học tập của học sinh. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. * Đối với giáo viên Thái độ giáo viên khi đứng lớp Giáo viên cần tạo không khí lớp học sinh động và vui vẻ. Đây là cách cuốn hút học sinh vào tiết dạy của mình để các em thấy rằng Tiếng Anh không khó học và khô khan như mình nghĩ. Giáo viên cần vui vẻ hoà nhập vào thế giới trẻ thơ của học sinh, chính thái độ của người hướng dẫn sẽ giúp các em tự tin và mạnh dạn tập nói Tiếng Anh trong lớp học mà không sợ thầy cô trách phạt hay bạn bè chế giễu khi bị sai. Khi bước vào lớp điều đầu tiên giáo viên nên làm là mỉm cười với cả lớp tạo sự gần gũi, thân thiện với học trò của mình để bắt đầu một tiết học mới. Giáo viên cần rèn luyện cho mình có tính “khôi hài” và sử dụng nó trong tiết dạy để cuốn hút học sinh. Làm được điều này bước đầu tiết dạy đã thành công. Giáo viên nên thường xuyên sử dụng Tiếng anh trong suốt tiết dạy Giáo viên cần thường xuyên sử dụng Tiếng anh trong tiết dạy. Đối với học sinh Tiểu học vốn từ các em chưa nhiều để hiểu tốt yêu cầu của giáo viên, chính điều này làm cho đa phần giáo viên dạy Tiếng Anh ở bậc tiểu học “ngại” nói Tiếng Anh trong giờ dạy. Tôi nghĩ đây là một trong số lý do làm cho học sinh chưa tự tin khi đàm thoại bằng Tiếng Anh. Giáo viên nên đầu tàu gương mẫu, sử dụng Tiếng Anh bất cứ thời điểm nào phù hợp trong tiết học, càng nhiều càng tốt. lứa tuổi thiếu nhi còn ngây thơ và dễ bắt chước, thầy cô phải là tấm gương để học sinh noi theo, nếu giáo viên thường xuyên nói Tiếng Anh thì những câu nói đó dần dần thấm sâu vào tâm trí các em, khi cần nói tự nhiên các em sẽ phát ra được. Vào đầu mỗi tiết dạy, tôi thường đối thoại với học sinh bằng những câu Tiếng anh đơn giản để làm nóng không khí lớp học, tạo sự hung phấn trong học tập. Đồng thời giúp các em học sinh phản ứng giao tiếp nhanh nhẹn hơn. Teacher : Good morning, everybody ! How are you today ? Students : Good morning, Mrs. Hien ! We’re fine, thank you. How are you ? Teacher: I’m fine. Thanks. Khi đưa ra yêu cầu trò chơi giáo viên nên nói bằng Tiếng Anh, không cần câu nói dài chỉ sử dụng một số cụm từ, câu đơn giản nhưng thường xuyên lặp đi lặp lại, như thế học sinh sẽ hiểu. Ví dụ: Teacher: Would you like to play game ? Students: Yes. Teacher: Play game “ Slap the board”– Ok ! Students: Ok! Teacher: Four boys and four girls, please ! Now, any volunteers ? Raise your hand ! Khi điều khiển vị trí của các nhóm giáo viên nên dùng một số lệnh đơn giản như. Now Ss Come here! Move a little bit, please! Move back, please! What’s your team name? ...... Sau khi chọn được hai đội tôi sử dụng một số câu ra lệnh đơn giản khác. Ví dụ: Teacher: Are you ready ? Students: Yes . Teacher: Now, let’s begin “ one, two, three” Giáo viên phải tự rèn luyện, học hỏi trao dồi phương pháp dạy với các bạn đồng nghiệp, trên internet, báo đài, phải tự tin và thường xuyên nói Tiếng Anh trong lớp để học sinh noi theo. * Đối với học sinh: Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh kỹ năng ghi nhớ từ vựng Để học sinh dễ ghi nhớ các từ vựng, tôi sử dụng những câu đố, những trò chơi trí tuệ nhằm kích thích các em tư duy, suy nghĩ, khi tìm được đáp án các em sẽ ghi nhớ sâu hơn. Sau khi học sinh đưa ra đáp án, tôi sẽ cho các em biết đáp án và giải thích thêm để các em hiểu rõ hơn. Ví dụ minh họa Để học sinh lớp ghi nhớ những danh từ được ghép bởi hai từ có nghĩa ,tôi soạn các câu đố dựa theo trò chơi “đuổi hình bắt chữ”. Trò chơi như có tên gọi “English Word Pursuit” game. Trò chơi này rất phù hợp với học sinh lớp 4, 5. Đầu tiên giáo viên nên liệt kê một số danh từ ghép ví dụ: football, bookshelf, table tennis, mooncake, basket ball.. Sau đó giáo viên thiết kế các câu hỏi phù hợp. Câu hỏi cần đảm bảo tính thẩm mỹ và hình ảnh cần chính xác. Câu hỏi số 1: Đáp án Câu hỏi số 2 Đáp án Câu hỏi số 3 Đáp án Ngoài ra, tôi còn khuyến khích các em học sinh tự làm từ điển Tiếng anh bằng hình ảnh ở nhà. Muốn nói tốt Tiếng Anh các em học sinh phải thuộc nhiều từ. Để việc học từ vựng không còn nhàm chán tôi khuyến khich học sinh làm quyển từ điển hình ảnh. Từ điển trên thị trường rất nhiều nhưng tôi muốn động viên các em tự làm để nhớ từ vựng tốt hơn. Từ đó tăng thêm niềm yêu thích đối với môn học. Hình ảnh trong quyển từ điển có thể là hình ảnh do các em vẽ hoặc hình ảnh sưu tầm trên báo, tạp chí. để học sinh củng cố và nhớ lâu hơn những từ được học hay sưu tầm. Yêu cầu học sinh sắp xếp và viết theo chủ đề (chủ đề con vật, màu sắc, môn học, các loại quả.) Tôi hướng dẫn học sinh thực hiện như sau: chia quyển sổ tay thành nhiều chủ đề để các em thuận tiện hơn khi sử dụng. Tiếp theo chia trang vở làm hai phần một bên viết từ Tiếng Anh bên kia là hình ảnh minh họa. Các em rất thích thú với việc sưu tầm hình ảnh và dán vào quyển từ điển của mình. Cuối tháng tôi yêu cầu các em mang lên lớp chia sẻ với cả lớp. Quyển từ điển nào được nhiều bạn yêu thích nhất sẽ nhận được phần thưởng. Ví dụ minh họa: Chủ đề thú cưng Words( Từ) Pictures( Hình ảnh) A cat A dog A goldfish A parrot Chủ đề các loại quả Words( Từ) Pictures( Hình ảnh) An apple An orange A strawberry A watermelon Chủ đề về tự nhiên A tree Trees A cloud Clouds A flower Flowers Giáo viên hướng dẫn cho học sinh kỹ năng ghi nhớ mẫu câu Ví dụ Tôi cho học sinh chơi trò “Bean bag circle” để ghi nhớ mẫu câu. Học sinh nghe nhạc và chuyền bóng, khi tiếng nhạc ngưng quả bóng trong tay ai người đó tự đặt một câu theo mẫu đưa ra. Ví dụ mẫu câu đối với học sinh lớp 3 A:I like teddy bear, What about you? B: I like yo-yo. Ví dụ mẫu câu dành cho học sinh lớp 4 A: What does your father do? B: He’s a farmer. What’s does your father do? C: He’s a taxi driver. .. Trò chơi này giáo viên có thể áp dụng với nhiều mẫu câu khác nhau, các khối lớp khác nhau. Hình 1 Hình 2 Hình 1, 2 học sinh nghe nhạc truyền bóng và chơi trò “ Bean bag circle” Giáo viên cũng cần chú ý luyện tập cho học sinh nói đúng và chuẩn ngay từ khi mới học Tiếng Anh, nên chú ý sửa lỗi hát âm, chú ý trọng âm từ, ngữ điệu trong câu thì khi nghe người khác phát âm đúng các em không nhận ra và hiểu được người đối diện nói gì. Giáo viên nên cho học sinh nghe băng thường xuyên với giọng đọc chuẩn của người bản xứ và cho lặp lại nhiều lần, chú ý ngữ điệu cuối câu và nhất là phần kết thúc của từ. Sử dụng video- clip bài hát để vào bài là một cách rất tốt giúp các em có thể cải thiện kỹ năng phát âm từ vựng cũng như ngữ điệu trong câu. Bản thân tôi thường sử dụng video clip ngắn về các chủ để giao tiếp để vào bài, tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh hình dung tốt hơn về các tình huống giao tiếp thực tế, gần gũi. Ví dụ Unit 9: What colour is it (Tiếng Anh 3). Tôi cho học sinh xem video bài hát về chủ đề màu sắc. Đoạn video kèm bài hát dài khoảng 3 phút. Sau khi xem tôi sẽ đặt một vài câu hỏi cho các em như. Đoạn video vừa rồi nói đến chủ đề gì?. Học sinh trả lời về màu sắc. Tôi tiếp tục hỏi yêu cầu vậy các em hãy kể tên các màu sắc có trong đoạn video trên. Các em kể. Sau đó tôi tiếp tục hỏi các em nhắc lại mẫu câu hỏi màu sắc và vào bài. Hình 1 Hình 2 Hình 1, 2: Hình ảnh video vào bài Hiện nay có nhiều website rất phù hợp với học sinh tiểu học như: Tiếng Anh Tiểu học trực tuyến, Tiếng Anh trẻ em 123 Giáo viên chỉ việc tải về máy tính những đoạn video hoặc bài hát phù hợp với chủ đề bài học như: How old are you? Where is it? Numbers, School subjects.. Âm nhạc chính là cầu nối sẽ giúp các em đến gần môn học này hơn để thấy rằng Tiếng Anh thật thú vị và bổ ích. Ngoài những bài hát trong chương trình học tôi còn sưu tầm trên internet, băng, đĩa một số bài phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi để dạy các em. Lứa tuổi học sinh tiểu học rất năng động và thích hát, những bài có tiết tấu nhộn càng làm các em thích thú. Hướng dẫn học sinh sử dụng cử chỉ, điệu bộ khi đối thoại bằng Tiếng Anh Trong giao tiếp cử chỉ, điệu bộ để diễn đạt điều muốn nói sẽ người đối diện dễ hiểu và có cảm giác gần gũi hơn trong. Đây là lý do tôi chọn biện pháp này để góp phần tạo sự tự tin khi đàm thoại Tiếng Anh. Khi thực hiện giao tiếp một mẫu câu hoặc đoạn hội thoại ngắn giáo viên nên yêu cầu học sinh kết hợp cử chỉ, điệu bộ, ngữ điệu trong khi đối thoại . Cách thức tiến hành Khi thực hành mẫu câu hỏi – trả lời về sở thích tôi hướng dẫn các em khi trả lời nhớ kèm theo cử chỉ minh họa. Việc làm này giúp học sinh ghi nhớ mẫu câu tốt hơn. A: What’s your name? B: My name’s Dung A: What’s your hobby, Dung? B: My hobby is skipping Hình 1 Hình 2 Hình 1,2 Học sinh thực hành hỏi trả lời kết hợp cử chỉ. Hướng dẫn học sinh kỹ năng hùng biện Tiếng anh theo từng chủ đề bài học. Để thực hiện tốt hoạt động này tôi phân chia nhóm các em học sinh trong một lớp học. Trong nhóm có từ hai đến ba học sinh thuộc dạng khá giỏi, những em này được phân công làm nhóm trưởng và nhóm phó để điều hành nhóm hoạt động và có nhiệm vụ giúp đỡ những bạn yếu. Mỗi nhóm được đặt cho một cái tên như: “Blue sky”, “Lion”, “Green grass”, “Tiger”, . để tạo sự mới lạ, hấp dẫn cho học sinh. Vào cuối mỗi tiết học tôi dành năm đến 10 phút mở rộng bài học. Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện bài nói theo những chủ đề như: Nói về môn thể thao, trò chơi mà em yêu thích. Nói về món ăn, đồ uống em yêu thích .Nói về những việc em thường làm vào ngày Tết hay nói về môn học yêu thích. Cách thức tiến hành Sau khi học xong Bài 17: Bạn thích đồ chơi nào? Unit 17: What toys do you like? Tiếng Anh 3. Tôi đưa ra yêu cầu “ Cô muốn các con hãy kể cho cả lớp nghe ở nhà con có đồ chơi nào? Trong số những đồ chơi đó con thích đồ chơi nào nhất?. Tôi đặt một vài câu hỏi gợi ý cho học sinh. Teacher: Do you have any toys? Students: Yes, I have many toys Teacher: What toys do you have? Student: I have a doll, a ship, a plane and a yo-yo. Tiếp theo tôi hướng dẫn học sinh cách thể hiện một chủ đề hùng biện ngắn. Trước tiên các con phải nói những thông tin cá nhân cơ bản như : Tên, tuổi, mìn là học sinh trường nào. Rồi sau đó các con mới đi vào nội dung hùng biện. Sau khi chuẩn bị chủ đề nói các em học sinh sẽ trình bày với bạn trong nhóm. Sau khoảng 5 phút giáo viên mời một số học sinh trình bày trước lớp. Học sinh nào nói tốt sẽ được thưởng, phần thưởng là những tràng pháo tay của tập thể, viên kẹo hay một số đồ dùng học tập như: viết, thước, để khích lệ tinh thần học tập của các em. Hoạt động này có thể được áp dụng vào nhiều bài học ở các khối lớp với nhiều chủ đề học tập khác nhau. Một số hình ảnh chủ đề hùng biện Hình 1: Chủ đề hùng biện đồ chơi Hình 2: Chủ đề môn học Hình 3: chủ đề Tết Hoạt động nói trước lớp giúp cho những học sinh yếu khắc phục tính rụt rè khi nói Tiếng Anh. Thầy cô có nhiều thời gian giao tiếp, gần gũi và giúp đỡ các em sửa lỗi phát âm cũng như chú ý ngữ điệu trong câu. c. Mối quan hệ giữa các kỹ năng tổ chức hoạt động Các hoạt động giao viên tổ chức là một cơ cấu hoàn chỉnh,có tính đặc thù về trình tự, về nhịp điệu, về tiến trình của hoạt động. Vì vậy, tất cả mọi kỹ năng được chuẩn bị đương nhiên liên quan với nhau. Kỹ năng tổ chức hoạt động của giáo viên, giao nhiệm vụ tốt sẽ dẫn đến việc học sinh sẽ thực hiện hoạt động giao tiếp đạt hiệu quả cao. d. Kết quả khảo nghiệm mà đề tài mang lại Giáo viên nhận thức được những ích lợi của việc tổ chức những hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Những hoạt động này đã phát huy tính tích cực, chủ động, tăng cường sự tham gia của học sinh. Mọi học sinh đều được thực hành nói Tiếng Anh trên lớp, học sinh nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn. Chất lượng điểm kiểm tra môn học cũng được nâng cao hơn. * Kết quả chất lượng môn học Năm Học TSHS Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng % Số lượng % Cuối Năm Học 2015 – 2016 215 115 100% 0 0% Cuối Học Kỳ I 2016 – 2017 220 220 100% 0 0% *Chất lượng điểm kiểm tra kỹ năng Nói. Năm học TSHS Hoàn thành tốt Hoàn thành SL % SL % Cuối Năm Học 2015-2016 215 90 42% 125 58% Cuối Học Kỳ I 2016-2017 218 105 48% 113 52% Ngoài ra chất lượng học sinh tham gia hội thi tài năng Tiếng Anh do phòng giáo dục và sở tổ chức cũng đạt đưọc kết quả khá cao. Cấp huyện: một giải ba, ba giải khuyến khích. Một giải nhì cấp tỉnh. Và có lẽ đối với bản thân tôi kết quả mà tôi mong đợi nhất đó chính là có thêm nhiều học sinh ngày càng say mê, yêu thích môn học hơn. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Tổ chức cho học sinh những hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Với phương pháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học. Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh. Tăng khả năng thực hành, vận dụng, tích hợp được hoạt động phát triển ngôn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập . Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng thông qua hoạt động ứng dụng của mỗi bài, rèn cho các em kỹ năng giải quyết các vấn đề, các khó khăn của nhóm và chính bản thân các em trong mõi tiết học. Để có được kỹ năng này, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và rèn luyện. Phải nắm vững yêu cầu về quan điểm dạy học, chương trình, nội dung dạy học. Thấy được tầm quan trọng và ích lợi của việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh . Hoạt động này có thể áp dụng được cho tất cả các tiết học môn Tiếng Anh ở tất cả các khối lớp ở cấp Tiểu học, đặc biệt phát huy hiệu quả tốt trong mô hình trường học mới. 2. Kiến nghị Để hoạt động hướng dẫn và dạy học nâng cao kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh trong giờ học trở thành hoạt động dạy học thường xuyên, có chất lượng, mang lại hiệu quả cao cho công tác dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Tiếng Anh. Cụm chuyên môn và các trường thường xuyên tổ chức cho học sinh được tham gia vào các buổi ngoại khóa để các em có cơ hội giao lưu thực hành nói Tiếng Anh. Tổ chuyên biệt cũng nên có kế hoạch giúp các trường tổ chức Câu Lạc Bộ Tiếng Anh vào cuối tuần với nhiều hoạt động học mà chơi g
Tài liệu đính kèm: