Để hỗ trợ cho HS, GV cần cung cấp cho HS: Nhiều từ ngữ gợi tả, từ láy, từ tượng thanh, tượng hình,
Ví dụ: Mặt biển xanh và rộng thành mặt biển xanh ngắt và rộng mênh mông. Nối các câu văn lại thành những từ ngữ liên kết như: và, thì, nếu, vậy, là,
* Lưu ý: HS trong đoạn văn tránh lặp lại nhiều lần mà phải thay những từ ngữ lặp lại bằng từ có ý nghĩa tương tự . Ví dụ: Bác Hồ thành Bác, Người,
- Thay những từ ngữ thông thường thành những từ ngữ trau chuốt hơn.
Ví dụ: Buổi sáng thành buổi sớm mai, buổi bình minh,
- Sau khi thành lập sơ đồ, giới thiệu những bài văn hay của HS ở năm học trước nhằm kích thích tinh thần học tập của các em, có thể các em sẽ thành lập đoạn văn như sau: “ Nhà em có nuôi một chú gà. Nó có bộ lông màu đỏ tía. Nó gáy rất to. Em rất yêu nó”. GV có thể khuyến khích HS là “ em làm đúng nhưng chưa hay”. Từ những ý tưởng ban đầu của HS , chúng ta sẽ hình thành một đoạn văn hay hơn nhé: “Chú gà trống nhà em trông mới oai vệ làm sao! Toàn thân nó phủ một lớp lông vũ màu đỏ tía. Sáng sáng, trống tía nhảy tót lên ụ rơm đầu hè rướn cổ gáy vang ò ó o! Mỗi khi đi học về, em thường rải cho nó một ít thóc và vuốt ve cái đuôi dài, cong cong của nó”. Khi đó, HS sẽ thấy được vẫn là ý tưởng cũ nhưng đoạn văn đã được lột xác, thêm thắt những từ ngữ trau chuốt hơn làm cho đoạn văn đẹp hơn, nghệ thuật hơn.
đòi hỏi người GV phải luôn có sự sáng tạo, tự cải tiến phương pháp dạy học của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ, cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết. Phân môn Tập làm văn ở tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kĩ năng nói và viết. Thế nhưng hiện nay, đa số các em HS lớp 2 đều rất sợ học phân môn Tập làm văn vì không biết nói gì? Viết gì? Ngay cả bản thân GV đôi khi cũng không tự tin lắm khi dạy phân môn này so với môn học khác. Do đó khi đứng lớp tôi luôn chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng Tập làm văn cho HS. Rèn kỹ năng nghe, nói là khâu rất quan trọng trong giảng dạy phân môn Tập làm văn. Nói – HS biết bộc lộ tư tưởng, truyền đạt thông tin trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Luyện kỹ năng nghe – nói làm thay đổi không khí lớp học, giúp cho HS sôi nổi, hào hứng trong học tập. Tất cả các vấn đề đó đã góp phần rất lớn về đổi mới phương pháp dạy học, là cơ hội để HS thể hiện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt của mình. Xuất phát từ những suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng, nên tôi chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn”. 2.1. Khó khăn, thuận lợi a. Thuận lợi * Đối với giáo viên Được sự chỉ đạo chuyên môn phòng, chuyên môn trường, tổ chuyên môn có vai trò tích cực giúp GV đi đúng nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn Qua các tiết dạy mẫu, các cuộc thi, chuyên đề đã có nhiều GV thành công khi dạy Tập làm văn. Qua phương tiện thông tin đại chúng, ti vi, đài, sách, báo, GV tiếp cận với phương pháp đổi mới Tập làm văn thường xuyên hơn. * Đối với học sinh Môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng có nội dung phong phú, hài hước, dí dỏm, sách giáo khoa trình bày với kênh hình đẹp, hấp dẫn HS, phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em. b. Khó khăn Các em từ lớp 1 lên, bước đầu làm quen với phân môn học mới, do hạn chế về vốn sống, môi trường giao tiếp nên ảnh hưởng đến việc học Tập làm văn. Các em còn đọc viết chưa rõ ràng, còn nhút nhát, thiếu tự tin và thụ động trong học tập, khả năng chú ý chưa cao, một số em còn ham chơi. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. Điều kiện phương tiện phục vụ cho dạy – học còn thiếu ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học phân môn Tập làm văn.Trong quá trình làm bài, tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều HS làm bài chưa đạt yêu cầu. Các em thường lặp lại câu đã viết, dùng từ sai, cách chấm câu còn hạn chế, có em không viết đúng yêu cầu của đề bài hoặc có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý. Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát HS với đề bài là: Viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu nói về cô giáo( thầy giáo) cũ của em. Kết quả đạt được như sau: Lớp 2B Đạt Chưa đạt Trước khi chưa thực hiện đề tài 21em 09 em Qua khảo sát cho thấy HS chưa biết cách diễn đạt, vốn từ vựng chưa nhiều, hiểu biết thực tế còn ít, do vậy bài văn của các em chưa hay, câu văn còn lủng củng. Kết quả này cũng thể hiện phương pháp giảng dạy của GV chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong giờ học. 2.2. Thành công, hạn chế Qua nhiều năm giảng dạy lớp 2, HS chưa ham học phân môn Tập làm văn, muốn giúp các em ham học và lấy lại căn bản, người GV phải có cái tâm, phải thật sự yêu thương HS. Như thế, mới tận tụy trong nghề nghiệp, mới chụi khó, kiên trì dạy dỗ các em. Do vậy người GV phải tạo cho các em một niềm tin vào bản thân cũng như quyết tâm trong học tập. Truyền thụ kiến thức mới GV không nói nhiều, không vội làm thay cho HS mà phải để các em tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề. - Chất lượng đào tạo tăng, HS biết nói, viết thành đoạn văn ngắn qua từng kì, năm - HS có năng khiếu viết văn hay, có hình ảnh, có tình cảm đẹp. - Một số em còn chưa đam mê học phân môn Tập làm văn. 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu - HS học thụ động - Giúp HS có thói quen độc lập suy nghĩ, tự giác trong học tập, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật. - Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đây là một việc làm hết sức quan trọng, lớn lao. - GV chưa chủ trọng trong giảng dạy. Đồ dùng dạy học hạn chế chưa mang lại hiệu quả tiết học. 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động - Do các em chưa có ý thức học tập còn ham chơi, chưa nhận thức được vai trò học tập. - Do HS thụ động trong học tập. - GV sử dụng các phương pháp giảng dạy chưa phù hợp. - Gia đình quan tâm chưa đúng cách đến việc học tập của các em. Từ những nguyên nhân trên tôi xác định đâu là nguyên nhân chính đối với HS để có phương pháp và hình thức rèn luyện phù hợp với từng HS. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra. - HS đọc, viết chưa rõ ràng, còn nhút nhát, thiếu tự tin, một số em chưa ham học còn ham chơi. - Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhưng cũng mau quên, mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu chưa cao. - Kiến thức về cuộc sống thực tế của các em còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài. - Vốn từ vựng của các em chưa nhiều cũng ảnh hưởng đến việc thực hành độc lập. Cụ thể là: Các em nói rời rạc, chưa liên kết, thiếu lôgíc, tính sáng tạo trong truyền đạt chưa cao. - Một số HS còn phụ thuộc vào văn bản mẫu, áp dụng một cách máy móc, chưa biết vận dụng bài văn mẫu để hình thành lối hành văn riêng của mình. - Một số ít phụ huynh quan tâm chưa đúng cách còn phó mặc cho thầy (cô), nhà trường. + HS nói, viết chưa thành câu, dùng từ chưa hợp lý. + Chưa biết dùng từ ngữ, câu văn có hình ảnh sinh động. + Chưa biết trình bày đúng nội dung đoạn văn mình viết theo yêu cầu. 3. Giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp - Để dạy tốt phân môn Tập làm văn trước hết người GV cần: a. Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình và chuẩn kiến thức – kỹ năng môn học, căn cứ vào chuẩn kiến thức – kĩ năng để xác định mục tiêu bài học và mục tiêu từng hoạt động học tập, mạnh dạn điều chỉnh mục tiêu của bài soạn sao cho phù hợp với chuẩn kiến thức và trình độ nhận thức của HS. Đồng thời phải căn cứ vào điều kiện, đặc điểm, khả năng tiếp thu của HS trong lớp. Từ đó đề ra phương án cụ thể cho từng hoạt động học tập. Hiệu quả của giờ học phụ thuộc vào việc chuẩn bị bài của GV. Vì thế GV cần chuẩn bị bài chu đáo (đồ dùng dạy học, phiếu bài tập, các phương tiện hỗ trợ khác như hoa điểm mười, cờ thi đua, b. Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu, coi trọng quan điểm “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS” làm sao cho tất cả HS đều được hoạt động, tạo niềm vui hứng thú cho các em. c. Tạo môi trường học tập thuận lợi cho HS Xuất phát từ đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS lớp 2. Các em hiếu động, tò mò, ham hiểu biết, thích hoạt động vui chơi. Vì vậy GV cần linh hoạt vận dụng nhiều hình thức học tập: học cá nhân, học trong nhóm, học cả lớp để khuyến khích cả lớp cùng tham gia, không để bất kỳ HS đứng ngoài cuộc. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp - Kĩ năng quan sát rất cần cho HS khi viết văn: Quan sát trên lớp theo gợi ý, hướng dẫn của GV hoặc tự quan sát khi chuẩn bị bài ở nhà. GV cần khai thác kĩ tranh ảnh, hình ảnh, tập trung quan sát đặc điểm nổi bật của đối tượng, mục đích là giúp HS tránh được kiểu kể liệt kê. Bên cạnh đó, tôi cũng hướng dẫn HS cách quan sát bằng các giác quan để cảm nhận một cách có cảm xúc về sự vật. - Thông qua phương pháp quan sát, GV rèn cho HS kĩ năng nói, trình bày miệng, trước khi làm bài viết. Trên cơ sở đó, GV điều chỉnh giúp HS hoàn thiện bài viết. Với phương pháp này, tôi thường tổ chức cho HS luyện nói cá nhân, luyện nói trong nhóm. (HS có thể kết nhóm theo ý thích, để có sự thoái mái, tự nhiên, tự tin khi tham gia làm việc trong nhóm). - Khuyến khích HS diễn đạt tự do, suy nghĩ chân thật, thể hiện thoái mái. Sau đó mới dần dần uốn nắn cách hành văn của các em mới tự nhiên. Ví dụ: Khi các em nói về hoạt động của chú gà trống như sau: “Nó đập cánh và gáy to lắm”. Ta có thể khuyến khích các em là tả đúng rồi nhưng nếu em sứ dụng một số từ gợi tả thì chắc chắn câu văn của em sẽ hay hơn nhiều như: “ Nó vỗ cánh và rướn cổ gáy vang”. Ví dụ: Dựa vào mẫu câu các em được học ở phân môn Luyện từ và câu: “ Ai – là gì?”; “Ai – làm gì?”; “Ai – thế nào?” GV hướng dẫn HS nhận biết những vấn đề sai. - Câu văn viết ra của em đã đủ hai bộ phận chưa? Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? (hoặc cái gì? / con gì?) ? Bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì? (hoặc làm gì? / như thế nào?) - GV cần cung cấp giúp các em sự lựa chọn, phân tích để sử dụng từ ngữ cho hợp lí. Bên cạnh đó, GV cũng cần giới thiệu, cung cấp thêm các từ đồng nghĩa phù hợp với bài văn Ví dụ: Khi viết về cảnh biển buổi sáng có thể dùng các từ đồng nghĩa như: bình minh, hửng đông, sớm mai. Viết về gia đình có các từ như: đoàn tụ, sum họp, quây quần, Để diễn tả mặt trời mùa hè có các từ: chói chang, gay gắt, đỏ rực, như mâm lửa khổng lồ, như quả cầu lửa, GV cần chuẩn bị kĩ với một bài để hướng dẫn HS vận dụng những từ ngữ thích hợp vào bài viết. - Để hỗ trợ cho HS, GV cần cung cấp cho HS: Nhiều từ ngữ gợi tả, từ láy, từ tượng thanh, tượng hình, Ví dụ: Mặt biển xanh và rộng thành mặt biển xanh ngắt và rộng mênh mông. Nối các câu văn lại thành những từ ngữ liên kết như: và, thì, nếu, vậy, là, * Lưu ý: HS trong đoạn văn tránh lặp lại nhiều lần mà phải thay những từ ngữ lặp lại bằng từ có ý nghĩa tương tự . Ví dụ: Bác Hồ thành Bác, Người, - Thay những từ ngữ thông thường thành những từ ngữ trau chuốt hơn. Ví dụ: Buổi sáng thành buổi sớm mai, buổi bình minh, - Sau khi thành lập sơ đồ, giới thiệu những bài văn hay của HS ở năm học trước nhằm kích thích tinh thần học tập của các em, có thể các em sẽ thành lập đoạn văn như sau: “ Nhà em có nuôi một chú gà. Nó có bộ lông màu đỏ tía. Nó gáy rất to. Em rất yêu nó”. GV có thể khuyến khích HS là “ em làm đúng nhưng chưa hay”. Từ những ý tưởng ban đầu của HS , chúng ta sẽ hình thành một đoạn văn hay hơn nhé: “Chú gà trống nhà em trông mới oai vệ làm sao! Toàn thân nó phủ một lớp lông vũ màu đỏ tía. Sáng sáng, trống tía nhảy tót lên ụ rơm đầu hè rướn cổ gáy vang ò ó o! Mỗi khi đi học về, em thường rải cho nó một ít thóc và vuốt ve cái đuôi dài, cong cong của nó”. Khi đó, HS sẽ thấy được vẫn là ý tưởng cũ nhưng đoạn văn đã được lột xác, thêm thắt những từ ngữ trau chuốt hơn làm cho đoạn văn đẹp hơn, nghệ thuật hơn. - Trong các tiết dạy, GV nên tập cho HS trả lời thành câu đủ ý và chú ý đến các bài Tập đọc có liên quan đến tiết Tập làm văn. Từ đó HS có thể rút ra những câu văn hay, từ ngữ đẹp và ghi nhớ sau này vận dụng. Ví dụ: Qua bài “ Tôm Càng và Cá Con” HS rút ra được đoạn văn tả về chú Cá Con trong bài “ Con vật thân dệt, trên đầu có đôi mắt tròn xoe, toàn thân phủ một lớp vẩy bạc óng ánh”. Vốn từ còn có trong phân môn Luyện từ và câu. GV có thể cho các em chơi trò chơi, thi đua tìm từ ngữ tả về chú cá. Các em sẽ rất hứng thú và tìm được rất nhiều từ. a. Về kiến thức * Viết một đoạn văn ngắn về: + Kể ngắn theo tranh + Kể ngắn theo câu hỏi + Kể về người thân + Kể về gia đình + Kể về anh chị em + Kể về con vật + Tả ngắn bốn mùa + Tả ngắn về loài chim + Tả ngắn về biển + Tả ngắn về Bác Hồ + Kể ngắn về người thân - Trong quá trình giảng dạy, GV cần liên hệ những nội dung kiến thức có liên quan đến các chủ đề học tập trong các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu với phân môn Tập làm văn, để cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ về sự vật, hiện tượng xoay quanh các chủ đề để các em có hiểu biết về đề tài, vận dụng kĩ năng thực hành để bài viết đạt kết quả tốt. Ví dụ: Khi các em học về chủ đề “Ông bà”, “Cha mẹ”, “Anh em” (Tuần 10 đến tuần 16), với rất nhiều bài đọc thắm đượm tình cảm thương yêu trong gia đình GV cần cho HS hiểu rõ và nắm chắc người thân của mình là những ai ? GV khai thác và giáo dục HS thông qua các nhân vật trong bài Tập đọc, nhấn mạnh cái đẹp, cái haycuar nội dungbaif, hướng cho HS liên hệ đến bản thân, gia đình, người thân của mình. - Hướng dẫn HS hình thành đoạn văn. * Các bước hình thành - Hướng dẫn HS làm miệng, trả lời từng câu hỏi, gợi ý cho HS trả lời bằng nhiều ý kiến khác nhau. - Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng, chưa hay, GV cần cung cấp và gợi ý để các em có thể chọn từ đồng nghĩa thay thể cho từ cũ, có thể hướng dẫn mẫu các câu văn có hình ảnh nhân hóa hoặc so sánh để bài văn sinh động hơn. - Hướng dẫn HS sắp xếp các câu trả lời theo một trình tự hợp lý để hoàn chỉnh bài làm miệng. - Cho một số HS làm miệng cả bài. Sau đó hướng dẫn HS viết liền mạch các câu trả lời thành một đoạn văn ngắn. Ví dụ: Khi tả một chú gà, GV cho hai em lên sắm vai, một em là “Chú gà”, một em là “Người tả”. Cùng lúc đó, GV cho HS vễ sơ đồ trên vở nháp. * “ Người tả ” sẽ nói một câu để giới thiệu chú gà:“ Nhà em có nuôi một chú gà” * Còn “ Chú gà” thì vừa nói vừa diễn tả: “ Tôi có bộ lông nhiều màu sắc. Tôi có cái mào trên đầu. Tôi gáy rất to” - Người tả lúc này nói về tình cảm của mình đối với chú gà: “ Em thường rải thóc cho gà ăn” - Hoặc có thể chỉ cần một em sắm vai “ Chú gà”. Sau khi nghe tả và quan sát xong các em thành lập ra một sơ đồ như sau: Con gà Gáy to Mào đỏ Lông nhiều màu Chú gà ở nhà em Ăn thóc Em yêu mến chú gà - Từ đó các em đã nắm được đặc điểm của con vật cần tả mà phát triển thành một đoạn văn. Hoặc ta có thể cho các em hình thành một đoạn văn qua trò chơi “ tiếp sức”. - GV yêu cầu HS tạo thành câu , cứ thể nối tiếp nhau thành lập đoạn văn. Trong lúc đó, GV có thể ghi lại trên bảng, để các em có thể sửa chữa. - Trong phần giới thiệu, ta có thể gặp trường hợp sau: Ví dụ: HS thành lập câu “ Nhà em nuôi một con gà”. Ta có thể lưu ý rằng câu của em đúng nhưng chưa hay và có thể bị trùng lặp với các bạn khác. Vậy em hãy thành lập một câu khác sao cho vừa giới thiệu được chú gà, vừa lồng tình cảm của em vào để người đọc cảm thấy thích thú như câu “ Chú gà trống tía nhà em trông mới oai vệ làm sao!” hoặc “ Ôi! Chú gà con nhà em sao mà ngộ nghĩnh quá!...” - Trong phần nội dung (phần quan trọng nhất) GV luôn nhắc nhở HS rằng nội dung thường có hai phần đó là: Tả hình dáng và tả hoạt động của con vật. Đây chính là lúc GV phải khai thác triệt để vốn sống của HS, đồng thời gợi mở để HS lĩnh hội kiến thức mới. Đưa một số trò chơi như: Viết tiếp sức một đoạn văn, sắm vai người thân, Để tạo sự hứng thú trong học tập cho HS. Đồng thời tiếp thu kiến thức một cách tự giác. Thông qua trò chơi, HS còn phát triển cả về thể lực và nhân cách, giúp cho HS học Tiếng Việt một cách nhẹ nhàng hơn và tạo sự thân thiết giữa thầy và trò. Trò chơi về chú gà đã phần nào nói lên đặc điểm của chú gà mà các em cần vận dụng để tạo thành đoạn văn ngắn. Khuyến kích HS lồng cảm xúc vào bài làm của mình. * Nhận xét, sửa bài. - Đây là việc làm hết sức cần thiết, giúp HS nhận ra lỗi sai để sửa chữa, hoàn thành bài văn. HS lớp 2 chưa được học và luyện tập nhiều về từ ngữ, ngữ pháp, chắc chắn trong bài viết của các em sẽ rất nhiều lỗi sai, trong quá trình nhận xét, GV phát hiện, giúp HS khắc phục, biết lựa chọn thay thế các từ ngữ cho phù hợp. Đối với những bài làm có ý hay, GV giúp HS trau chuốt thêm cho bài văn được hay hơn. - Giới thiệu những bài văn hay của HS ở năm trước nhằm kích thích tinh thần học tập của HS. b. Kỹ năng b.1. HS có một hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng. + Trong các bài văn đều có câu hỏi gợi ý rõ ràng, đầy đủ. GV có thể tranh thủ thời gian cuối tiết học giúp HS chuẩn bị đọc câu hỏi gợi ý, suy nghĩ bài viết cho tiết sau, hoặc chuẩn bị bài tự học ở nhà trước khi lên lớp. Đối với những bài không có câu hỏi gợi ý, GV có thể soạn, cung cấp những câu hỏi cho các em. Ví dụ: Bài viết về gia đình. - Gia đình em gồm mấy người ? Đó là những ai ? - Những người đó làm công việc gì ? - Em sẽ làm gì để đáp lại sự quan tâm của người ấy dành cho em ? * Bài viết về một loài cây - Đó là cây gì ? Trồng ở đâu ? - Hình dáng cây như thế nào ? - Cây có lợi ích gì ? * Bài viết nói về một con vật mà em thích - Đó là con gì, ở đâu ? - Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật ? - Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu ? * Bài viết kể về một việc làm tốt mà em hoặc bạn em đã làm. - Em (bạn em) đã làm việc tốt khi nào ? Ở đâu ? Đó là việc gì ? - Em (bạn em) đã làm như thế nào ? - Em (bạn em) suy nghĩ gì khi làm việc đó ? b.2. Giúp HS nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn văn. - Viết câu mở đầu: giới thiệu đối tượng cần viết (có thể diễn đạt bằng một câu) - Phát triển đoạn văn: Kể về đối tượng, có thể kể theo gợi ý, một gợi ý có thể diễn đạt 2 đến 3 câu tùy theo năng lực HS. - Câu kết thúc: Có thể viết một câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ, mong ước của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của đối tượng đó đối với cuộc sống, với con người. Ví dụ: Viết về một loài cây mà em thích - Đó là cây gì, trồng ở đâu ? - Hình dáng cây như thế nào ? - Cây có ích lợi gì ? Câu mở đầu - Giới thiệu về cây phượng - Trong sân trường em trồng rất nhiều cây nhưng em thích nhất là cây phượng vĩ. Các câu phát triển - Kể về cây phượng vĩ - Cây phượng vĩ cao to, cành dài, lá dày đan vào nhau. Lá phượng nhỏ, màu xanh sẫm. Đến hè, hoa phượng nở đỏ rực như màu lửa. Câu kết thúc - Nêu cảm nghĩ của em - Chúng em luôn coi cây phượng vĩ như người bạn thân thiết của mình. Được ngồi dưới gốc phượng vĩ vui chơi là điều chúng em thích nhất. 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp - Tạo không khí sẵn sàng học tập cho HS. Tập thể HS tự giác, tôn trọng nội qui, nề nếp và làm việc tốt. HS trong trạng thái thoái mái, tỉnh táo. - Tạo mối quan hệ tốt giữa GV và HS thể hiện. + GV có thái độ cởi mở, chan hoà, ân cần, quan tâm đến HS, mẫu mực trong tác phong. GV chuẩn bị bài soạn, sẵn sàng lên lớp. + GV cần thay đổi nhiều hình thức học tập để tạo cơ hội cho nhiều HS cùng được tham gia trình bày ý kiến của mình. + GV phải hết sức nhạy bén và ứng xử kịp thời các tình huống phát sinh khi giảng dạy bằng cách chú ý lắng nghe ý kiến của HS để tìm ra ưu khuyết điểm chính của HS. Từ đó nhận xét, chính sửa, góp ý đánh giá. + HS lễ phép, chăm chỉ và tích cực trong học tập. 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp - Tiết học phải chú ý đến hai mặt giáo dục và giáo dưỡng. Hai mặt này kết hợp chặt chẽ với nhau. - Luôn luôn chú ý theo dõi thái độ học tập và sự lĩnh hội nội dung bài học của HS, để có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời. - Tiết học trên lớp cần căn cứ vào trình độ HS ở lớp. - GV phải có phương pháp truyền đạt, lôgíc, dễ hiểu, dễ nhớ. - GV biết kết hợp lý thuyết với thực hành. - Biết tổ chức tốt cho HS tự học, học theo phương pháp tự tìm từ. - Tập cho các em có thói quen học tập các ý hay trong các bài văn mẫu, đoạn văn hay, bài làm hay của bạn. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị của vấn đề nghiên cứu - Sau khi sử dụng các giải pháp trên, tôi tiến hành khảo sát HS viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về người thân. Tôi nhận thấy kết quả học tập phân môn Tập làm văn học kì I năm học 2015-2016 như sau: Kết quả bảng thống kê kết quả học tập học kỳ I Năm học 2015 - 2016 Lớp 2B Hoàn thành Tỉ lệ % Chưa hoàn thành Tỉ lệ % Khi chưa thực hiện đề tài 21 em 70% 09 em 30% Sau khi thực hiện đề tài 26 em 86,68% 04 em 13,32% * Qua bảng thống kê số liệu cho ta thấy tác dụng không nhỏ đến tinh thần, thái độ học tập của HS. Đa số HS nắm chắc kiến thức bài học, chủ động, tích cực học tập. Giờ đây các em rất hứng thú học tập, khả năng nói, diễn đạt ý rõ ràng hơn. Một số em bước đầu đã biết lựa chọn những từ ngữ giàu hình ảnh nghệ thuật vào nói, viết bước đầu bộc lộ những nét riêng của mình. Những em trước đây còn nhút nhát, thụ động khi tham gia các hoạt động học tập, nay đã có nhiều tiến bộ, học tập tích cực hơn, không khí lớp học sôi nổi, tự nhiên hơn, các em thích học phân môn này hơn. * Qua quá trình rèn luyện HS bản thân tôi thu được kết quả khảo nghiệm như sau - Để giảng dạy và giáo dục
Tài liệu đính kèm: