Lãnh đạo các cấp luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tiếng Anh có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau và tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả.
Ban giám hiệu trường luôn quan tâm, động viên thầy trò trong quá trình dạy và học, luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên có thể an tâm giảng dạy.
Là một giáo viên trẻ, có năng lực, nhiệt tình, năng nổ trong công tác, có ý chí tự học, tự rèn, ham học hỏi vươn lên trong công việc.
- Các yếu tố tác động
Tâm lý lứa tuổi của các em học sinh tiểu học luôn hiếu động, nhanh nhẹn nhưng cũng quên rất nhanh.
Môi trường giao tiếp thường xuyên hàng ngày bằng tiếng Việt.
Cơ sở vật chất, không gian lớp học có một phần không nhỏ tới hiệu quả giờ dạy–học.
từ một cách chính xác và sử dụng từ trong giao tiếp bằng tiếng Anh, mà còn tạo được khả năng tư duy, phát triển khả năng học tập một cách độc lập, tạo niềm say mê và thích thú cho học sinh. Vậy, muốn làm tốt điều đó, người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng các phương pháp, thủ thuật dạy ngữ liệu mới và từ vựng phù hợp với từng bài học nhằm giúp học sinh học và ghi nhớ từ. Để giúp học sinh trường TH Nguyễn Viết Xuân nói chung và học sinh khối lớp 3 nói riêng có thể học và ghi nhớ từ vựng tốt hơn, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy từ vựng hiệu quả trong khối lớp 3 trường TH Nguyễn Viết Xuân” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài a. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Tăng khả năng tiếp thu và ghi nhớ từ vựng của học sinh từ đó rút ra bài học kinh nghiệm giúp học sinh học và ghi nhớ từ vựng tốt nhất. b. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Sưu tầm, thiết kế các hình thức dạy từ vựng. - Áp dụng các hình thức dạy từ vựng trên lớp. - Rút ra bài học kinh nghiệm giúp học sinh học tốt hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu HS khối lớp 3 trường TH Nguyễn Viết Xuân. 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu phương pháp giảng dạy từ vựng cho học sinh khối 3 trường TH Nguyễn Viết Xuân. 5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu đọc tài liệu, giáo trình có liên quan đến vấn đề dạy học tiếng Anh bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hóa để rút ra những vấn đề lý luận có tính chất định hướng làm cơ sở để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ nghiên cứu. b. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin Tìm hiểu thực trạng giảng dạy của giáo viên và việc học của sinh cụ thể trong lĩnh vực kiến thức nhằm phát hiện các vấn đề cần giải quyết, xác định tính phổ biến nguyên nhân, chuẩn bị các bước nghiên cứu tiếp theo. Thông qua các tiết dự giờ, thao giảng có thể quan sát trực tiếp tình hình học sinh. Qua đó biết được khả năng tiếp thu bài, nắm bắt kiến thức qua bài giảng. Bên cạnh đó tiếp thu học hỏi đồng nghiệp và phát hiện ra những hạn chế trong giảng dạy. c. Phương pháp đàm thoại Trao đổi với đồng nghiệp về những thuận lợi và khó khăn trong việc soạn giảng dạy học và cách sử dụng phương pháp mới hiện nay. Trao đổi với HS tìm ra những khó khăn của các em trong giờ học. e. Phương pháp kiểm tra, đánh giá Thông qua những tiết dạy của bản thân, đồng nhiệp và kiểm tra, đánh giá học sinh. II. Phần nội dung Cơ sở lí luận Xuất phát từ quan điểm “ Lấy người học làm trung tâm”, phương pháp dạy và học đã có những thay đổi căn bản. Người dạy không phải là người duy nhất nắm kiến thức và truyền đạt kiến thức mà chỉ là người hướng dẫn, người hỗ trợ, người cố vấn, người kiểm tra,Người học không tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà là trung tâm của quá trình dạy học, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Dạy ngoại ngữ nói chung và dạy tiếng Anh nói riêng, việc trao đổi phương pháp dạy học là cần thiết và rất quan trọng đặc biệt trong giao tiếp. Từ những luận điểm trên việc học sinh được trực tiếp đóng vai, sử dụng hội thoại trong các giờ học giúp các em tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh trong các tình huống một cách tự nhiên và linh hoạt, tạo niềm vui phấn khởi cho các em trong phân môn tiếng Anh. Ở những vùng đô thị và thành phố, tiếng Anh trở thành nhu cầu cấp thiết của nhiều người. Câu lạc bộ được mở ra khắp nơi đáp ứng nguyện vọng học tiếng Anh của mọi người. Ngược lại, ở những vùng xa xôi thì tiếng Anh đến với người học còn mới mẻ, lạ lẫm, nhận thức của nhiều người còn hạn chế. Do đó, tạo ra được niềm ham thích cho người học cũng không phải là dễ dàng. Tiếng Anh là bộ môn khá thú vị nhưng đòi hỏi sự cần cù, chịu khó của người học cũng như sự sáng tạo của người thầy nếu không kiến thức sẽ dễ đứt quãng và dễ quên. Tạo được dấu ấn cho học sinh ngay từ việc tiếp thu ngữ liệu mới giúp các em nhớ ngay và khắc sâu là điều băn khoăn, trăn trở tôi. Trên con đường tìm tòi, tích lũy và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp. Dự các lớp tập huấn chuyên môn của sở Giáo dục và đào tạo Đăk Lăk, dự giờ, thăm lớp các trường trong địa bàn huyện Krông Ana tôi đã áp dụng kết hợp các phương pháp dạy học hiện đại, học mà chơi, chơi mà học vào các tiết dạy từ đó học sinh phấn khởi và thích thú môn tiếng Anh. Hơn nữa với các hình thức dạy ngữ liệu mới phong phú, đa dạng và hấp dẫn càng khiến học sinh thích thú với việc học tiếng Anh hơn. Thực trạng 2.1. Thuận lợi, khó khăn - Thuận lợi Được sự quan tâm của Sở giáo dục, Phòng giáo dục, sự giúp đỡ rất nhiệt tình của Ban giám hiệu để nâng cao trình độ của giáo viên. Giáo viên chuyên trách bộ môn tiếng Anh đã đạt trình độ Đại học và B2. Giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. - Khó khăn Học sinh còn e ngại khi phải sử dụng tiếng Anh để giao tiếp dẫn đến việc học sinh phát âm chưa đúng. Đại đa số số phụ huynh học sinh quan tâm chưa đúng cách đến việc học của con em mình nói chung và việc học môn tiếng Anh nói riêng. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được việc dạy – học theo phương pháp mới, cụ thể: Chưa có phòng học chức năng, thiết bị dạy học còn thiếu, 2.2. Thành công và hạn chế - Thành công Học sinh thêm yêu môn học, tích cực, chủ động trong giờ học. Học sinh tiếp thu nhanh kiến thức mới, rèn luyện tốt 4 kĩ năng nghe, nói, đọc và viết. Học sinh có khả năng giao tiếp đơn giản với bạn bè, thầy cô bằng tiếng Anh. - Hạn chế Thời gian học sinh học tiếng Anh trên lớp còn ít ( 2 tiết / tuần). Một số học sinh không ý thức tự luyện từ vựng ở nhà nên khi học các từ mới, các em lại quên mất các từ đã học trước đó. Không có phòng chức năng dành tiêng cho môn tiếng Anh. 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu. - Mặt mạnh Học sinh năng động, khả năng ghi nhớ nhanh. Đa số học sinh là dân tộc Kinh nên việc luyện tập cho các em cũng có phần thuận lợi. Hầu hết các em đều có tinh thần ham học, tự học và giúp đỡ nhau trong học tập. - Mặt yếu Một số học sinh còn nhầm lẫn khi phá âm /l/ và /n/ Bên cạnh những học sinh năng động, tích cực trong học tập vẫn còn một số em thụ động khi tiếp kiến thức mới, chưa thực sự chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức mới. 2.4. Các Nguyên nhân, Các yếu tố tác động - Các nguyên nhân Lãnh đạo các cấp luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tiếng Anh có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau và tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả. Ban giám hiệu trường luôn quan tâm, động viên thầy trò trong quá trình dạy và học, luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên có thể an tâm giảng dạy. Là một giáo viên trẻ, có năng lực, nhiệt tình, năng nổ trong công tác, có ý chí tự học, tự rèn, ham học hỏi vươn lên trong công việc. Các yếu tố tác động Tâm lý lứa tuổi của các em học sinh tiểu học luôn hiếu động, nhanh nhẹn nhưng cũng quên rất nhanh. Môi trường giao tiếp thường xuyên hàng ngày bằng tiếng Việt. Cơ sở vật chất, không gian lớp học có một phần không nhỏ tới hiệu quả giờ dạy–học. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Qua tìm hiểu, phân tích tôi nhận thấy đa số các em học sinh còn e ngại khi sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh là vì: đa số các em còn nhầm lẫn âm /l/ và âm / n/; âm /r/ và âm / d/; âm /o/ và âm / oa/. Bên cạnh đó, một số phụ huynh chưa quan tâm đến sách vở của học sinh nên còn vài học sinh chưa có sách tiếng Anh và dụng cụ học tập như bút, vở vẫn còn thiếu. Một số phụ huynh khác lại tỏ thái độ không hài lòng khi giáo viên muốn kéo dài thời gian luyện tập cho học sinh vào tiết cuối của buổi học. Ngày nay, với xu hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm, học sinh phải chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới và giáo viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Vậy để làm được điều này yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị bài thật kĩ lưỡng, phải thiết kế bài thật sinh động để kích thích, thu hút các em học sinh. Do đó việc dùng máy chiếu, loa âm thanh, và các đồ dùng dạy học là vô cùng cần thiết. Nhưng Trường TH Nguyễn Viết Xuân có tất cả 11 lớp nằm ở hai điểm trường và vẫn chưa có phòng tiếng Anh riêng, không có tranh ảnh phục vụ cho việc dạy tiếng Anh, loa sử dụng lâu năm gần như bị hỏng. Nên việc chuẩn bị một tiết học với đầy đủ trang thiết bị là rất khó cho giáo viên. Giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy của giáo viên và tiếp thu bài học của học sinh. Tìm ra vấn đề khó khăn mà giáo viên và học sinh thường gặp phải trong quá trình dạy và học ngữ liệu mới. Giúp học sinh chủ động hơn trong các tiết học. Phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động trong học tập của học sinh cũng như giúp học sinh tự tin khi tham gia các kì thi. Thuyết phục, tuyên truyền đến phụ hunh học sinh về tầm quan trọng của môn tiếng Anh trong hiện nay. Giúp các phụ huynh có cái nhìn tích cực với môn tiếng Anh, tạo điều kiện thuận lợi giúp con em mình được học tiếng Anh tốt hơn. Thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh về tình honhf học tập của học sinh và đưa ra hướng học tập phù hợp với các em. Thường xuyên trao đổi với Ban Giám Hiệu về thực trạng dạy tiếng Anh của giáo viên và việc học của học sinh. Lên kế hoạch tham mưu các trang thiết bị cần thiết để phục cho môn học. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp * Đối với học sinh Khi dạy nghĩa của một từ giáo viên không nên dịch nghĩa từ suông; mà cần cho ví dụ minh hoạ cho nghĩa (như tranh, vật thật, cử chỉ, điệu bộ, ) và nêu được cách dùng từ để người học hiểu và nhớ lâu. Bên cạnh các hình thức dạy từ vựng giáo viên cũng cần phải thực hiện các bước dạy và củng cố từ phải thật sinh động, hấp dẫn và thu hút trẻ trẻ. Sau đây là một số hình thức, bước dạy, kiểm tra và củng cố từ mà bản thân đã rút ra được sau các tiết dạy và dự giờ thực tế. 3.2.1. Các hình thức dạy từ vựng - Visual (nhìn): cho học sinh quan sát tranh ảnh giúp các em nhận biết nghĩa trực tiếp của từ mới trong khi giáo viên không phải dùng nhiều lời lẽ để giải thích. Unit 7: That’s my school. – Sách tiếng Anh 3 Với phần từ mới: “Computer room, Music room, playground, gym, library and classroom” giáo viên chỉ cần đưa tranh và hỏi học sinh về bức tranh bằng tiếng Việt, sau đó giáo viên sẽ lặp lại những từ đó bằng tiếng Anh, hướng dẫn học sinh nhìn tranh và lặp lại nhiều lần( đồng thanh, cá nhân). Sau đây là một số tranh minh họa: - Mine (điệu bộ): Thể hiện qua nét mặt, điệu bộ. Đối với 1 số từ vựng chỉ điệu bộ, hành động, động lệnh. Trong quá trình dạy, giáo viên sẽ làm điệu bộ trước, sau đó yêu cầu học sinh đoán xem giáo viên muuốn nhắc đến từ gì . Giáo viên lặp lại bằng tiếng Anh và sau cùng là yêu cầu học sinh cùng làm và đọc lại từ tiếng Anh. Ta có thể áp dụng phương pháp này trong sách tiếng Anh 3 – Unit 6: Stand up! Với các phần từ mới : “ Stand up, sit down, close, open, come in, come here, go out, don’t talk, be quite.” Sau đây là một số hình ảnh minh họa cử chỉ, điệu bộ của giáo viên. - Realia (vật thật): Dùng những dụng cụ trực quan thực tế có được. Giáo viên có thể áp dụng phương pháp này trong “ Unit 15: Do you have any toys?” New words: teddy bear, doll, car, puzzle, robot, yo-yo, ship, plane, kite Giáo viên chuẩn bị một số đồ chơi tương ứng với số từ mới cần dạy trong tiết học (gấu bông, búp bê, bộ xếp hình, rô bốt, máy bay,..). Tạo ngữ cảnh làm không khí lớp học trở nên sôi nổi, hào hứng thông qua trò chuyện, đặt một số câu hỏi bằng tiếng Việt: “Em có thích những đồ chơi này không? Em có những đồ chơi gì? Yêu cầu học sinh kể một số đồ chơi mà các em có.” Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện nói tên của các đồ chơi bằng tiếng Anh, sau cùng yêu cầu học sinh kể lại tên đồ chơi mà mình có bằng tiếng Anh. - Situation / explanation (tình huống/giải thích) Giáo viên áp dụng phương pháp này trong: “ Unit 1: Hello” – Sách Tiếng Anh 3. Từ vựng: Hello, hi, bye , goodbye. Với từ vựng của bài này, giáo viên không thể sử dụng hình ảnh hay vật thật để dạy từ mà phải tạo tình huống để học sinh đoán từ mà giáo viên muốn dạy. Với từ “ Hello và Hi”, Giáo viên hỏi học sinh: “ Khi chúng ta gặp ai đó thì nên làm gì?” Khi đó học sinh trả lời: “Khi gặp ai đó chúng ta phải chào.” Lúc này giáo viên sẽ nói: “ Hello / Hi” kèm theo cử chỉ, điệu bộ. Yêu cầu cả lớp cùng nói và làm theo. Giáo viên làm tương tự với từ “ Bye và Goodbye” - Synonyon \ antonyon (đồng nghĩa \ trái nghĩa): Giáo viên dùng những từ đã học rồi để giảng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. Unit 7: That’s my school – Lesson 2 – tiếng Anh 3 Từ vựng: New / old; big / small ; long / short Với phương pháp này, Giáo viên sử dụng tranh, vật thật, điệu bộ để dạy các từ :” New, big , small”. Sau đó, Yêu cầu học sinh nêu từ trái nghĩa với từ đã học. Giáo viên luyện đọc cho học sinh thông qua các bước dạy từ. 3.2.2. Các bước dạy từ vựng: Để giới thiệu từ mới, giáo viên dạy cho học sinh theo bốn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. + Nghe: Giáo viên đọc mẫu, học sinh lắng nghe. + Nói: Giáo viên đọc từ, học sinh đọc lại. + Đọc: Giáo viên viết từ lên bảng, học sinh đọc từ bằng mắt, bằng miệng. + Viết: Học sinh viết từ vào vở. * Bước giới thiệu bài, giới thiệu chủ đề: đây là bước khá quan trọng trong việc dạy từ vựng. Bước này sẽ quyết định sự thành công của tiết học, nó sẽ gợi mở cho học sinh liên tưởng đến những từ sắp học qua chủ điểm vừa mới được giới thiệu. Quá trình học tiếng Anh của trẻ cũng giống như quá trình học tiếng mẹ đẻ của chúng ta, bao giờ cũng bắt đầu bằng kĩ năng nghe, bắt chước phát âm rồi mới tới những hoạt động khác. Hãy để học sinh có một thói quen học từ mới một cách tốt nhất theo các bước: - Bước 1: “Nghe”, giáo viên cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu hoặc mở băng đĩa cho học sinh nghe. - Bước 2: “Nói”, sau khi học sinh đã nghe được ba lần giáo viên mới yêu cầu học sinh nhắc lại. Khi cho học sinh nhắc lại, giáo viên cần chú ý cho cả lớp nhắc lại trước, sau đó mới gọi cá nhân. - Bước 3: “Đọc”, giáo viên viết từ lên bảng yêu cầu học sinh đọc. Giáo viên nhận xét sửa cách phát âm. - Bước 4: “Viết”, sau khi học sinh đã đọc từ đó một cách chính xác rồi giáo mới yêu cầu học sinh viết từ vào vở. - Bước 5: Đánh trọng âm từ. Phát âm lại từ và yêu cầu học sinh nhận diện âm tiết có trọng âm và đánh dấu. - Bước 6: Giáo viên cho câu mẫu và yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ. 3.2.3. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố từ mới Chúng ta biết rằng chỉ giới thiệu từ mới thôi không đủ, mà chúng ta còn phải thực hiện các bước kiểm tra và củng cố. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố sẽ khuyến khích học sinh học tập tích cực và hiệu quả hơn. Trong hoạt động này, chúng ta có thể sử dụng một số trò chơi nhanh để kiểm tra từ mới. Sau đây là một số thủ thuật kiểm tra từ mới: 1. Rub out and Remember 2. Slap the board 3. What and where 4. Matching 5. Bingo 6. Crossword * Đối với phụ huynh Giáo viên nên trực tiếp làm việc với phụ huynh của những học sinh học có thành tích học tập chưa cao để trao đổi và đưa ra hướng giải quyết phừ hợp như: Giúp các em phụ đạo thêm sau các tiết học hoặc vào ngày nghỉ. Với phụ hunh của những học sinh thiếu đồ dùng học tập, giáo viên nên tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình các em. Nếu gia đình các em không có điều kiện mua sách vở và đồ dùng học tập, giáo viên nên kết hợp với Đoàn, Đội lên kế hoạch quyên góp, ủng hộ sách cho em có hoàn cảnh khó khăn. * Đối với Ban Giám Hiệu Trường Giáo viên thường xuyên báo cáo về thực trạng dạy và học tiếng Anh của giáo viên và học sinh. Kịp thời tham mưu xin mua các trang thiết bị còn thiếu. 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp Để thực hiện tốt các giải pháp và biện pháp nêu giáo viên cần phải trau dồi phẩm chất đạo đức nhà giáo, kiến thức chuyên môn, kĩ năng sư phạm. Ngoài ra, bản thân người giáo viên phải luôn cố gắng, sáng tạo, đầu tư vào tiết dạy để phát huy tối đa tính tự học, tự rèn của học sinh. Giáo viên phải thường xuyên trò chuyện cùng học sinh, tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò nhằm hạn chế sự nhút nhát của học sinh. Từ đó các em mạnh dạn, chủ động trong học tập hơn. Giáo viên thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp đặc biệt là với giáo viên chủ nhiệm để tìm ra biện pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp Các giải pháp mà giáo viên đưa ra trong quá trình nghiên cứu phải gắng liền lý thuyết với thực hành. Như vậy, giáo viên mới thật sự tìm ra và giải quyết vấn đề nan giải mà giáo viên và học sinh gặp phải. Giải pháp phải luôn luôn đồng hành cùng biện pháp, tạo nên mối liên kết chặt chẽ nhằm hạn chế tối thiểu khó khăn mà thầy và trò gặp phải và rút kinh nghiệm cho những tiết học sau. 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Sau khi áp dụng phương pháp dạy học sinh học từ vựng như trên, tôi nhận thấy học sinh trở nên thích thú đối với môn học hơn, nhiều học sinh trở nên chủ động trong học tập hơn. Từ đó các em mạnh dạn, tự tin trong các tiết học. Mạnh dạn tham gia các cuộc thi tiếng Anh do ngành, trường tổ chức. Kết quả học tập trên lớp của các em ngày càng tiến bộ. Chất lượng học tập và kết quả các cuộc thi năm sau cao hơn năm trước. Điều này cũng chứng minh được rằng tôi đã phần nào thành công trong việc tìm ra những giải pháp và biện pháp phù hợp với học sinh tại trường tôi đang công tác. Trong năm học vừa qua tôi không chỉ vận dụng phương pháp ôn luyện này cho khối 3 mà tôi còn vận dụng cho cả khối 4 và 5 và cũng đạt được kết quả khả quan. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu - Chất lượng học sinh khối 3 trường TH Nguyễn Viết Xuân năm học 2013–2014 và 2014 – 2015. Điểm Hoàn thành Năm học 9 - 10 7 - 8 5 - 6 Dưới 5 SL % 2013-2014 10 12 28 1 50/51 98,0% 2014-2015 13 23 13 0 49/49 100% - Kết quả học sinh tham gia cuộc thi “ Học sinh năng khiếu” năm học 2014-2015: Toàn trường có 9 em tham gia thi môn tiếng Anh và đạt học sinh giỏi cả 9 em. - Kết quả thi tiếng Anh trên mạng cấp huyện: Năm học 2014- 2015 đạt 9 em; Năm 2015 -2016 đạt 11 em. Qua bảng tổng hợp trên cho thấy kết quả học tập của học sinh trường TH Nguyễn Viết Xuân ngày càng tăng. Hơn nữa trong thực tế các em đã mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô. III. Phần kết luận, kiến nghị Kết luận Với tâm huyết tìm ra phương pháp giúp các em chủ động, tích cực trong việc học tập, tôi nhận thấy rằng học sinh rất thích thú với việc học tiếng Anh, đặc biệt là những tiết dạy có sử dụng máy chiếu. Các em luôn chủ động tiếp thu bài mới, làm bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và các bài tập làm thêm của giáo viên, hăng say, nhiệt tình tham gia các cuộc thi do ngành, trường tổ chức. Qua việc thực hiện đề tài này mà chất lượng học sinh khá giỏi ở trường tôi đã được nâng lên đáng kể. Kết quả này được thể hiện qua các tiết học, qua các thi học định kì cũng như qua cuộc thi tiếng Anh trên Internet cấp trường và cấp huyện vừa qua. Tôi hy vọng với chút kinh nghiệm của mình, tôi không chỉ giúp nâng cao chất lượng dạy và học tại trường TH Nguyễn Viết Xuân mà còn có thể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho toàn huyện. 2. Kiến nghị Để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh của khối lớp 3 nói chung và học sinh toàn trường nói riêng, tôi rất mong muốn Phòng giáo dục hãy quan tâm hơn nữa đến cơ sở vật chất của nhà trường. Tạo điều kiện để trường có phòng chức năng và những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho môn tiếng Anh như: Máy chiếu, loa, tranh ảnh liên quan. Eana, ngày 12 tháng 02 năm 2016 NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Bùi Thị Thanh Thảo NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ..................................................................
Tài liệu đính kèm: