Để bắt đầu mỗi tiết học, tôi thường nghiên cứu kĩ nội dung bài học và lựa chọn một hình thức khởi động phù hợp. Hoạt động khởi động là cầu nối hướng tâm thế của các em vào hoạt động chính, tạo hứng thú cho các em khi bắt đầu tiết học. Thông qua trò chơi khởi động tạo ra tình huống có vấn đề để kích thích sự tò mò cho học sinh. Tôi thường thiết kế hoạt động khởi động như sau:
- Bước 1: Nghiên cứu nội dung tiết học
- Bước 2: Lựa chọn nội dung và hình thức khởi động
- Bước 3: Chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho hoạt động
- Bước 4: Tập huấn cho Hội đồng tự quản
- Bước 5: Áp dụng vào tiết dạy
Ví dụ: Khi dạy môn Khoa học, bài Tính chất của không khí, tôi cho học sinh khởi động bằng hoạt động Thi bơm bóng, tôi chuẩn bị bóng bay với nhiều hình dạng khác nhau, HĐTQ yêu cầu hai đội chơi trong thời gian 2 phút, đội nào bơm được nhiều bóng sẽ giành chiến thắng. Thông qua hoạt động khỏi động đó, tôi dẫn dắt để bước vào Hoạt động cơ bản.
Sau khi được chơi, học sinh rất thoải mái, vui vẻ, vừa thắc mắc tại sao bóng bay lại có nhiểu hình dạng như vậy? Để đi tìm câu trả lời, các em sẽ thích thú khi học bài.
Khi dạy môn Đạo đức, bài Tôn trọng luật giao thông (Tiết 1), trước khi vào hoạt động chính, tôi cho cả lớp chơi trò chơi “Nhanh tay, nhanh mắt”. Tôi in một số biển báo giao thông yêu cầu các đội chơi quan sát và trả lời tên của các biển báo giao thông đó. Các đội thi nhau trả lời, tạo ra không khí rất sôi nổi. Sau khi chơi, tôi dẫn dắt để các em bước vào bài học mới.
sinh tiếp thu bài chậm. Bên cạnh đó, chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện lười học của học sinh. - Một số giáo viên ngại chuẩn bị đồ dùng, thiết kế trò chơi khi dạy học vì vừa tốn kém vừa mất nhiều thời gian. * Về phía gia đình học sinh - Bên cạnh đó, một nguyên nhân không nhỏ có ảnh hưởng sự tích cực, hứng thú trong học tập cho học sinh là do một số phụ huynh thiếu quan tâm sát sao đến việc học của các con; chưa động viên, khuyến khích các con kịp thời. - Một số học sinh hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên thiếu sách vở, đồ dùng phục vụ cho việc học. Nhiều học sinh cả bố mẹ đi làm ăn xa để mặc các em ở nhà với ông bà hoặc anh chị nên thiếu sự quan tâm yêu thương, các em thiếu tự tin, chán nản và học hành sa sút * Nguyên nhân khác Thời gian học tập của học sinh Tiểu học tương đối nhiều 9 buổi/ tuần, khối lượng nội dung kiến thức lớn với nhiều môn học nên thời gian vui chơi của các em không nhiều. Điều này làm cho các em cảm thấy việc học nặng nề và mệt mỏi. Do một số học sinh là người dân tộc thiểu số nên vốn tiếng Việt chưa thành thạo ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu và giao tiếp với bạn bè và thầy cô, tạo ra tâm lí thiếu tự tin. Chính điều này cũng làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng học sinh chưa chủ động, tích cực khi tham gia các hoạt động học tập, việc học vẫn chưa phải là niềm vui đối với các em như câu khẩu hiệu: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 2. 5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra - Địa bàn của trường đóng thuộc vùng nông thôn, nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ nông nghiệp, một số ít buôn bán nhỏ, đời sống kinh tế vẫn trong tình trạng gặp nhiều khó khăn, trình độ văn hóa, nhận thức của nhân dân không đồng đều, nhiều phụ huynh vẫn chưa thực sự chú trọng quan tâm đến việc học của con cái. - Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng. Đặc biệt, khi chúng ta tiến hành đổi mới chương trình và sách giáo khoa thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã diễn ra rộng khắp trong ngành giáo dục toàn quốc. Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới đang thử nghiệm chưa được thực hiện một cách đồng bộ ở các trường học, cấp học, các vùng miền trong cả nước. - Môi trường giáo dục nhà trường đảm bảo, dân chủ, thân thiện, đổi mới các hoạt động giáo dục, đủ các điều kiện cho việc triển khai chủ trương thực hiện việc làm đổi mới của nhà trường. - Nhà trường đã chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng giáo viên theo hướng tự học, tự bồi dưỡng, tự làm đồ dùng dạy học, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp qua sinh hoạt chuyên môn ở tổ, trường, cụm. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu Hướng dẫn học để tự học, tự đánh giá; tổ chức cho học sinh hoạt động khám phá, phát hiện kiến thức, kĩ năng mới thông qua quá trình học tập mang tính hợp tác. Giáo viên chỉ hỗ trợ và hướng dẫn học sinh khi cần thiết. - Trong thực tế vẫn còn có hiện tượng giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học, họ chỉ cố gắng để học sinh ghi nhớ bài học một cách máy móc, thậm chí áp đặt một cách cứng nhắc. Kiểu dạy học phổ biến trong nhiều môn học hiện nay vẫn là giáo viên truyền thụ những nội dung được trình bày trong sách giáo khoa, học sinh nghe và ghi nhớ một cách thụ động. - Một số giáo viên còn lúng túng khi thực hiện dạy học theo phương pháp dạy học tích cực. Họ chưa thấy hết tầm quan trọng của việc rèn cho học sinh phương pháp tự học và học theo nhóm. Vì vậy có những bài tập có liên quan đến kiến thức mới họ còn làm thay cho học sinh vì họ sợ học sinh không hiểu bài. Thói quen trước đây giáo viên giảng giải, thuyết trình vẫn còn. Với cách dạy như trên không rèn được cho học sinh thói quen tự học và học theo nhóm, các em luôn có thói quen chờ đợi, không tự mình suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện ra kiến thức mới. - Một số nhóm trưởng chưa mạnh dạn tự tin để lãnh đạo nhóm mình hoạt động. Đầu năm học 2014 - 2015, tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 4D gồm 30 học sinh, trong đó có cả học sinh dân tộc thiểu số. Bước vào đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát chất lượng để phân loại đối tượng học sinh. Chất lượng khảo sát đầu năm chính là cơ sở để giáo viên có những tác động phù hợp trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng về sau. Kết quả khảo sát môn Toán và Tiếng Việt như sau: Tổng số HS Điểm dưới 5 Điểm 5, 6 Điểm 7, 8 Điểm 9, 10 SL % SL % SL % SL % 30 8 26.6 14 46.6 5 16.6 3 10.2 Chất lượng khảo sát đầu năm rất thấp. Qua một thời gian hè vui chơi, các em phần nào đã quên đi kiến thức của lớp 3. Trước thực trạng này, tôi nhận thấy mình cần phải có những việc làm cụ thể để cải thiện chất lượng và nâng cao ý thức học tập của học sinh. 3. Giải pháp, biện pháp 3. 1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Tôi đưa ra các biện pháp nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau: - Đầu tư vào việc trang trí lớp học, sử dụng có hiệu quả các công cụ học tập nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết dạy. - Phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản và nhóm trưởng tạo ra môi trường học tập sôi nổi, thoải mái. - Đầu tư nội dung và hình thức cũng như phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong các tiết dạy nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh. 3. 2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp, giải pháp a. Sử dụng có hiệu quả các công cụ học tập nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh Đầu năm học mỗi giáo viên dạy mô hình VNEN đều tiến hành trang trí lớp học một cách công phu và tương đối đầy đủ các công cụ học tập trong lớp. Nhưng phần lớn các công cụ đó là để “trang trí” chứ chưa phát huy được hiệu quả trong quá trình dạy học. Tôi mạnh dạn nêu ra cách sử dụng của mình đối với từng công cụ để mọi người tham khảo. Sau khi thành lập Hội đồng tự quản lớp học xong, tôi tiến hành tập huấn một buổi giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng công cụ lớp học cho mỗi học sinh đều hiểu: Trong mô hình trường học mới cần phải có công cụ lớp học và công cụ lớp học là Góc học tập: Góc Tiếng Việt, Góc Toán, Góc Khoa học - Lịch sử - Địa lí; Góc cộng đồng; Góc thư viện; Góc thiên nhiên; Góc sinh nhật; Sơ đồ cộng đồng; Hộp thư bạn bè. - Hộp thư bè bạn: Là chiếc cầu nối để các em có thể trao đổi thông tin về học tập, về những điều chưa biết, những dòng cảm xúc, suy nghĩ. Góc nhỏ ấy luôn là nơi tạo nên hiệu ứng sôi nổi tới các em học sinh. Sau mỗi tiết học, những lá thư với dòng chữ còn hơi nguệch ngoạc nhưng chất chứa bao tình cảm sâu lắng, những mảnh giấy nhỏ bé, rồi cả hình vẽ ngộ nghĩnh đáng yêu về bạn bè trong lớp được gửi vào những phong thư nhỏ. Sau những tiết học hay buổi học, tôi lại cho các em viết suy nghĩ của mình và bỏ vào hộp thư. Chính vì được chia sẻ mà các em thấy yêu thương nhau, hiểu nhau hơn. Cô cũng hiểu trò hơn. Hộp thư bè bạn còn được tôi sử dụng vào dạy bài văn viết thư. Sau các bài học về cách viết một bức thư. Tôi cho học sinh thực hành viết một bức thư nói về mơ ước của em với bạn thân của mình. Sau khi viết xong, tôi yêu cầu các em bỏ vào phong bì ghi tên bạn, tiếp đến bạn sẽ lấy bức thư đó đọc cho các bạn trong lớp nghe. Các em rất thích thú với những hoạt động như thế. - Sơ đồ cộng đồng: Ngay từ đầu năm học, khi được nhận lớp chủ nhiệm, tôi đã tìm hiểu về nơi ở của học sinh. Trong buổi sinh hoạt lớp đầu tiên, tôi cùng với học sinh bắt tay vào thiết kế sơ đồ. Chính các em tự tay làm những ngôi nhà của mình bằng giấy màu viết tên lên và dán vào sơ đồ. Điều này tạo cho các em một niềm hứng thú mới, đó là giới thiệu về vị trí của nhà mình, bạn ở gần nhà mình cho cả lớp biết. Khi dạy những bài về địa phương, tôi lại có cơ sở để hướng dẫn cho các em một cách cụ thể như vị trí của nhà sinh hoạt cộng đồng các thôn, nhà cộng đồng của Buôn Rung dựa trên sơ đồ đó. Hay khi trong lớp có bạn bị ốm, các em nhìn vào sơ để biết được vị trí nhà của bạn để đến động viên, thăm hỏi bạn. Chính điều này tạo ra mối liên kết giữa các thành viên trong lớp tôi trở nên khăng khít hơn. Sơ đồ cộng đồng lớp 4D- Trường Tiểu học Lý Tự Trọng - Góc cộng đồng: Là nơi để tôi và học sinh sưu tầm, giới thiệu về văn hóa lịch sử của địa phương, dân tộc, các tác phẩm thơ ca hò vè, trò chơi dân gian.Các sản phẩm của địa phương làm ra theo chủ điểm, mạch kiến thức của các môn học như hạt lúa, hạt cà phê, hạt tiêu, hay các nhạc cụ đân tộc như đàn Tơ –rưng, đàn đá, sáo trúc, . Chính hoạt động này kích thích các em hứng thú tìm tòi, sưu tầm, giới thiệu và qua đó cũng sẽ giúp các em thêm yêu văn hóa, lịch sử truyền thống một cách tự nhiên, bền vững. Góc cộng đồng lớp 4D Ví dụ: Khi học bài “Tây Nguyên” – Môn Địa lí. Tôi yêu cầu học sinh về sưu tầm các nông sản của địa phương mình có. Hôm sau mỗi học mang một loại nông sản đến lớp như: đậu đen, đậu xanh, lạc, lúa, ngô, ca cao, cà phê, tiêu, điều, Thông qua hoạt động này, tôi nhận thấy ý thức của học sinh về trách nhiệm của bản thân trong việc giới thiệu các sản phẩm của địa phương mình được nâng lên rõ rệt. Thông qua Góc cộng đồng, tôi lồng ghép những bài học liên quan đến những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, nhất là nền văn hóa của người đồng bào Ê – đê. Trong lớp tôi có học sinh người đồng bào Ê- đê nên khi được giới thiệu về văn hóa của dân tộc mình các em rất tự hào và hãnh diện. Điều này làm tăng sự tự tin khi giao tiếp, khi học tập cho các em. - Góc thiên nhiên: Hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực”. Mỗi lớp học theo Mô hình trường học mới VNEN đều dành một góc nhỏ xây dựng Góc thiên nhiên trong lớp nhằm tạo môi trường lớp học thân thiện hơn. Ngoài ra, Góc thiên nhiên còn rèn cho các em có kỹ năng sống hằng ngày. Các em biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh, ích lợi của cây xanh. Góc thiên nhiên do chính các em tự trồng vào các chậu nhựa, những cái chai lọ vứt đi các em cắt và trồng cây phù hợp mang đến. Sản phẩm của các em do chính các em chăm sóc thì các em sẽ biết bảo quản và giữ gìn. Cũng chính từ góc thiên nhiên sẽ vận dụng vào việc tìm hiểu một số kiến thức liên quan. Thông qua Góc thiên nhiên tôi vận dụng để dạy những bài học liên quan trong Môn Khoa học như bài Nước cần cho sự sống, Sự trao đổi chất của thực vật,.. Có cây cối để các em quan sát trực tiếp sẽ giúp các em hứng thú hơn khi học và thích tìm hiểu hơn khi hoạt động. Mặt khác, giáo dục cho các em ý thức bảo vệ và chăm sóc những cây do chính tay mình mang đến trưng bày. - Thư viện lớp học: Là tủ sách thân thiện có sự đóng góp của phụ huynh, học sinh, giáo viên, có sự giúp đỡ của nhà trường và địa phương tạo điều kiện cho các em ham đọc sách, mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng cho các em. Rèn kĩ năng sống có trách nhiệm, có ý thức bảo quản tài sản chung, có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp. Ngoài việc đọc sách tăng thêm vốn tri thức, học sinh còn tham gia các hoạt động giới thiệu quyển sách của em do giáo viên phụ trách lớp hướng dẫn, giúp các em tự tin hơn, diễn đạt tốt hơn. Đây là một trong những kĩ năng sống rất cần thiết cho học sinh sau này. Góc thư viện lớp 4D b. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực Khác với cách dạy truyền thống “Thầy giảng – trò nghe”, phương pháp dạy học hiện tại là “Thầy hướng dẫn – Trò tự tìm tòi khám phá để chiếm lĩnh kiến thức”. Phương pháp mới này kích thích tính chủ động, khả năng tìm tòi, tư duy sáng tạo cho người học. Từ đó, giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Vai trò của người giáo viên phải là người hướng dẫn, định hướng, giúp đỡ kịp thời để các học sinh đi đúng mục tiêu, nội dung trọng tâm của bài học. Để thực hiện tốt những biện pháp này tôi đã thực hiện những việc sau đây: * Đầu tư lựa chọn nội dung phù hợp và tổ chức tốt các hoạt động khởi động Để bắt đầu mỗi tiết học, tôi thường nghiên cứu kĩ nội dung bài học và lựa chọn một hình thức khởi động phù hợp. Hoạt động khởi động là cầu nối hướng tâm thế của các em vào hoạt động chính, tạo hứng thú cho các em khi bắt đầu tiết học. Thông qua trò chơi khởi động tạo ra tình huống có vấn đề để kích thích sự tò mò cho học sinh. Tôi thường thiết kế hoạt động khởi động như sau: - Bước 1: Nghiên cứu nội dung tiết học - Bước 2: Lựa chọn nội dung và hình thức khởi động - Bước 3: Chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho hoạt động - Bước 4: Tập huấn cho Hội đồng tự quản - Bước 5: Áp dụng vào tiết dạy Ví dụ: Khi dạy môn Khoa học, bài Tính chất của không khí, tôi cho học sinh khởi động bằng hoạt động Thi bơm bóng, tôi chuẩn bị bóng bay với nhiều hình dạng khác nhau, HĐTQ yêu cầu hai đội chơi trong thời gian 2 phút, đội nào bơm được nhiều bóng sẽ giành chiến thắng. Thông qua hoạt động khỏi động đó, tôi dẫn dắt để bước vào Hoạt động cơ bản. Sau khi được chơi, học sinh rất thoải mái, vui vẻ, vừa thắc mắc tại sao bóng bay lại có nhiểu hình dạng như vậy? Để đi tìm câu trả lời, các em sẽ thích thú khi học bài. Khi dạy môn Đạo đức, bài Tôn trọng luật giao thông (Tiết 1), trước khi vào hoạt động chính, tôi cho cả lớp chơi trò chơi “Nhanh tay, nhanh mắt”. Tôi in một số biển báo giao thông yêu cầu các đội chơi quan sát và trả lời tên của các biển báo giao thông đó. Các đội thi nhau trả lời, tạo ra không khí rất sôi nổi. Sau khi chơi, tôi dẫn dắt để các em bước vào bài học mới. * Áp dụng trò chơi học tập vào các tiết học Trong quá trình dạy học, việc sử dụng trò chơi học tập có nhiều tác dụng như: - Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, tạo hứng thú học tập. - Kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình. - Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống. Khi dạy học, tôi thường áp dụng trò chơi phần củng cố cuối tiết học. Cuối mỗi tiết học, thay vì hỏi lại kiến thức tôi thường biến hoạt động củng cố thành một số trò chơi bổ ích, vừa khắc sâu kiến thức cho các em vừa tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi.Tôi thường sử dụng trò chơi như sau: + Ô chữ kì diệu: Trò chơi này có thể áp dụng cho nhiều môn học như Lịch sử - Địa lí, Khoa học, Tiếng Việt ,. + Ong tìm chữ: Áp dụng khi dạy môn Tiếng Việt + Ai nhanh – Ai đúng: Trò chơi này áp dụng được với nhiều môn học; ở những bài cụ thể, tôi thay đổi nội dung của câu hỏi còn giữ nguyên hình thức chơi. Ví dụ: Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào? Chúng có vai trò gì đối với sự cháy và sự sống ? (Khoa học 4), tôi sẽ sử dụng trò chơi Ô chữ kì diệu, tôi tiến hành thiết kế ô chữ theo các bước cơ bản như sau: - Bước 1: Chuẩn bị nội dung câu hỏi, tương ứng với nó là số hàng ngang ghi câu trả lời. - Bước 2: Tiến hành làm ô chữ. - Bước 3: Hướng dẫn cách điều hành các bạn chơi trò chơi cho HĐTQ. - Bước 4: Áp dụng trò chơi vào cuối tiết học. K H Í Ô X I C H Ế T Ô N H I Ê M N I T Ơ T R O G S Ạ C H K H Í N T Ơ T H O Á N G C A C B Ô N Í C + Hàng 1: (6 ô chữ) Trong không khí, khí gì duy trì sự cháy ? ( khí ô –xi) + Hàng 2: (6 ô chữ) Nếu không được cung cấp không khí thì thực vật động vật sẽ như thế nào ? (chết) + Hàng 3: Trong không khí có nhiều bụi bẩn, vi khuẩn ta nói không khí bị gì? (ô nhiễm) + Hàng 4: Trong các thành phần của không khí, khí nào chiếm nhiều nhất? (ni –tơ) + Hàng 5: Để cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cần giữ gìn bầu không khí nơi mình ở như thế nào ? (trong sạch) + + Hàng dọc: Từ “không khí” Ô chữ trên đã khái quát những kiến thức cơ bản của toàn bài, giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn. c. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ thí nghiệm, vật thật kết hợp sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học Trong một tiết học muốn gây được sự thích thú cho học sinh thì việc chuẩn bị kĩ về đồ dùng dạy học rất quan trọng. Giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học kĩ thì chúng ta sẽ khai thác được trọng tâm của bài. Trong một giờ học giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học cho từng môn đảm bảo yêu cầu đẹp, đúng trọng tâm của từng bài để sát với thực tế và phong phú hơn. Dạy trên những gì học sinh nhìn thấy như hình vẽ, tranh ảnh cả lời nói diễn cảm có hình ảnh có tính trực quan. Sử dụng đồ dùng dạy học giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhanh cụ thể. Ngoài ra còn tác động đến xúc cảm của học sinh bằng việc sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên cung cấp kiến thức từ khái quát đến chi tiết, tạo cảm hứng để học sinh suy nghĩ tìm tòi ý tưởng mới của bài. Để phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học giáo viên cần nghiên cứu mục tiêu của bài để chuẩn bị đồ dùng dạy học đảm bảo rõ nội dung, tránh trùng lặp. Sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc đúng chỗ, không lạm dụng. Kết hợp nhịp nhàng giữa lời giảng và động tác chỉ đồ dùng dạy học phải rõ ràng, mạch lạc để cho việc lĩnh hội của học sinh được đồng thời bằng cả thị và thính giác. Mỗi bài học khác nhau thì yêu cầu về đồ dùng dạy học là khác nhau vì thế việc lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp với mục tiêu của từng tiết học là rất quan trọng. Đối với môn Lịch sử & Địa lí, giáo viên thường phải hướng dẫn, mô tả, hay giải thích dài dòng nhưng học sinh vẫn chưa nắm được nội dung bài học. Khi dạy môn Lịch sử & Địa lí, tôi thường dùng bản đồ, lược đồ cho học sinh quan sát, khi được quan sát qua lược đồ, bản đồ, các em dễ hình dung ra vị trí địa lí của các vùng, các thành phố; hay nắm được diễn biến của từng trận đánh. Đối với các môn như Khoa học tôi luôn tận dụng tối đa hiệu quả mà đồ dùng mang lại. Khi dạy môn Khoa học cần có vật thật để học sinh quan sát, đó chính là sự minh họa sinh động và gần gũi nhất cho bài dạy. Ngoài ra, giáo viên cũng cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thí nghiệm. Thông qua hoạt động thí nghiệm, học sinh được làm, được chứng kiến từ đó các em sẽ nắm kiến thức nhanh hơn và sâu hơn. Ví dụ: Khi dạy bài Gió, bão (Khoa học 4), tôi mượn hộp đối lưu trên thư viện, sau đó tập huấn cho các nhóm trưởng cách tiến hành thí nghiệm, cách giải thích cho các bạn hiện tượng xẩy ra. Khi đến tiết dạy, các nhóm trưởng tiến hành làm thí nghiệm cho các bạn theo dõi và yêu cầu các bạn giải thích: Tại sao có gió? Các thành viên trong nhóm sẽ thay nhau trả lời và bổ sung cho nhau để hoàn thiện những câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. Thông qua thí nghiệm, học sinh được trải nghiệm thực tế, được quan sát tận mắt, được nghe các bạn giải thích. Các em sẽ thấy rất thích thú và thoải mái, mặt khác các em sẽ ghi nhớ rất lâu những kiến thức các em mới chiếm lĩnh được. Học sinh làm thí nghiệm Những vật nào dẫn nhiệt tốt ? Những vật nào dẫn nhiệt kém? * Đổi mới về cách kiểm tra, đánh giá học sinh Nắm vững tinh thần đổi mới về đánh giá học sinh, giáo viên cần thực hiện tốt Thông tư 30 của Bộ giáo dục và đào tạo. Đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ có giáo viên mà cả học sinh và phụ huynh cùng tham gia đánh giá. Các hình thức đánh giá mà tôi thường áp dụng để kích thích tính tích cực cho học sinh là: - Đánh giá bằng lời trực tiếp: Luôn động viên khích lệ học sinh kịp thời, không dùng những lời lẽ chê bai, hay trách móc khi các em chưa hoàn thành nhiệm vụ. Đánh giá dựa trên sự tiến bộ của từng học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác. - Phỏng vấn nhanh: Sau mỗi hoạt động, để kiểm tra xem học sinh đã nắm được kiến thức chưa, tôi sẽ phỏng vấn một số em bằng những câu hỏi ngắn liên quan đến nội dung bài. - Đánh giá bằng cách ghi lời nhận xét vào vở, sản phẩm của học sinh: Ví dụ: + Khi học sinh hoàn thành tốt bài tập, tôi nhận xét như sau: “Hiểu và làm đúng bài tập, trình bày rõ ràng, em thật đáng khen !” + Khi học sinh hoàn thành bài tập nhưng trình bày chưa đẹp tôi có thể nhận xét: “Em làm đúng bài tập, nhưng em nên trình bày sạch sẽ và cẩn thận hơn” + Khi học sinh chưa hoàn thành bài tập, hoặc làm sai nhiều, có thể nhận xét: “Em chưa hoàn thành bài, em cần cố gắng nhiều hơn nữa” - Học sinh đánh giá: Khi giảng dạy, giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá bản thân mình. Điều này tạo ra môi trườ
Tài liệu đính kèm: