Đề tài Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4

Đề tài Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4

Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn phải đối mặt với những tình huống, những vấn đề cần giải quyết buộc chúng ta phải lựa chọn, đưa ra quyết định hành động. Kĩ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời. Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân; không nên trông chờ, phụ thuộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy trước khi ra quyết định. Để đưa ra quyết định phù hợp, chúng ta cần:

- Xác định vấn đề hoặc tình huống mà chúng ra đang gặp phải.

- Thu thập thông tin về vấn đề hoặc tình huống đó.

- Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/ tình huống đó có.

- Hình dung đầy đủ về kết quả sẽ xảy ra nếu chúng ta lựa chọn mỗi phương án giải quyết.

- Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu giải quyết theo từng phương án đó.

- So sánh giữa các phương án để quyết định lựa chọn phương án tối ưu. Kĩ năng ra quyết định rất cần thiết trong cuộc sống, giúp con người có đựơc sự lựa chọn phù hợp và kịp thời, đem lại thành công trong cuộc sống. Ngược lai, nếu không có kĩ năng ra quyết định, con người ta có thể có những quyết định sai lầm hoặc chậm chễ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, đến công việc và cuộc sống của bản thân; đồng thời còn có thể ảnh hưởng đến gia đình, bạn bè và những người có liên quan. Để ra quyết định một cách phù hợp, cần phối hợp với những KNS khác như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng thu nhập thông tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tao Kĩ năng ra quyết định là phần rất quan trọng của kĩ năng giải quyết vấn đề.

 

doc 25 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2716Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ra, Cao Bá Quát mới thực sự nhận ra tai hại của việc viết chữ xấu. Vì viết chữ xấu có thể gây tai hại cho người khác)
+ Vì sao Cao Bá Quát viết chữ rất xấu mà nhận lời viết đơn giúp bà cụ? Tôi khuyến khích nhiều em phát biểu theo các cách khác nhau, sau đó tôi chốt ý: Khi bà cụ nhờ viết đơn kêu oan, Cao Bá Quát đã vui vẻ trả lời: “Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng. Mặc dù sẵn sàng giúp đỡ người khác nhưng Cao Bá Quát đã chưa nhận thức đúng về bản thân, chưa tự nhận biết được điểm hạn chế của mình có thể đem lại điều bị hại cho người khác.
Ví dụ 2: Khi dạy bài: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ” TV4 tập I trang 4, 5. Sau khi HS hiểu: Dế Mèn nhìn thấy cảnh đáng thương của chị Nhà Trò thì Dế Mèn hành động mạnh mẽ, kiên quyết thể hiện rất hào hiệp (quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ) dùng lời nói để bọn Nhện phải nhận ra lẽ phải và cuối cùng phải phá hết các dây tơ chăng lối Nhà Trò. GV chốt ý: Các nhân vật trong truyện đều có những điểm mạnh, điểm yếu: Chị Nhà Trò tỏ rõ thật đáng thương; Dế Mèn tỏ ra là mạnh khoẻ, có thể dùng sức mạnh và lẽ phải để bảo vệ được Nhà Trò. Bọn Nhện tự nhận thấy được việc làm sai trái của mình nên tự phá các dây tơ không bắt nạt Nhà Trò nữa.
 Ví dụ 3: Khi dạy Bài “Những hạt thóc giống ” Sau khi HS nhận biết chú bé Chôm (vì chú nhận thức được khả năng của mình không thể làm cho hạt thóc đã luộc kĩ nảy mầm được nên chú cũng trung thực tâu với nhà vua và cuối cùng chú được nhà vua truyền ngôi.)
 Ví dụ 4: Khi dạy bài “Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi” nhờ khả năng kinh doanh tài giỏi nên Bạch Thái Bưởi đã gặt hái nhiều thành công . Giáo dục HS tự nhận thức khả năng của bản thân để có ước mơ, hoài bão và khả năng thực hiện được những ước mơ, hoài bão của mình. Ước mơ phải thực tế phù hợp với khả năng của mình. Từ đó giáo dục cho các em kĩ năng sống cần thiết đó là: phải tự nhận thức được giá trị của bản thân. Biết được khả năng cũng như hạn chế của mình để điều chỉnh hành vi cho phù hợp. Sau dó tôi cho HS thực hành Kĩ năng sống đó bằng cách cho HS thực hành: “Tự giới thiệu về mình”. Trong lời giới thiệu: HS nêu những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Ví dụ: Học sinh tự nhận xét về chữ viết của mình, hoặc giới thiệu những khả năng và hạn chế của bản thân. Tôi khích lệ để HS tự tin, mạnh dạn khi nói trước cả lớp để học sinh có cơ hội được rèn kĩ năng nói trước tập thể.
Kĩ năng xác định giá trị:
 Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, thái độ và thậm chí là thành kiến đối với một điều gì đó
 Giá trị có thể là giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần, có thể thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đạo đức, kinh tế
 Giáo dục kĩ năng “Xác định giá trị ” ở một số bài Tập đọc tôi đã thực hiện như sau : 
 Ví dụ 1: Bài “Thư thăm bạn ” TV4 tập I trang 25
Giáo dục kĩ năng sống “Xác định giá trị. ” trong bài là: HS nhận biết được ý nghĩa của tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống.
 GV nêu: 
 + Tìm những câu bạn Lương an ủi bạn Hồng?
 + Theo em được bạn khác an ủi, bạn Hồng cảm thấy thế nào?
 Tôi để nhiều HS được trình bày, sau đó tôi chốt ý đúng và đưa ra câu hỏi, tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi: “Khi có chuyện buồn, được người khác an ủi, động viên em cảm thấy thế nào? ”
 GV kết luận để HS nhận thấy: Khi có chuyện buồn, được người khác an ủi, động viên thì nỗi buồn sẽ vơi đi từ đó giáo dục HS cần an ủi, động viên người khác khi người đó gặp chuyện buồn trong cuộc sống.
 Ví dụ 2: Bài “Người ăn xin” TV4 tập I trang 30.
 Giáo dục Kĩ năng sống “Xác định giá trị” trong bài là: Nhận biết được vẻ đẹp của những tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống
Sau khi HS tìm hiểu nội dung bài tôi hỏi: 
+ Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?
Tôi yêu cầu mỗi em trả lời câu hỏi bằng một câu. Chẳng hạn: (Những người nghèo khổ, bất hạnh họ không chỉ cần sự giúp đỡ về vật chất mà họ còn cần tình thương yêu, sự cảm thông chân thành. Con người cần giành cho nhau tình yêu thương, chia sẻ)
Ví dụ 3: Bài “Văn hay chữ tốt” TV4 tập I trang 129
Giáo dục Kĩ năng sống “Xác định giá trị. ” trong bài là: HS nhận biết được sự kiên trì, lòng quyết tâm rất cần thiết đối với mỗi người.
 Sau khi HS nhận biết Cao Bá Quát quyết tâm luyện chữ, cuối cùng ông viết chữ rất đẹp. Tôi hỏi: 
+ Qua câu chuyện em thấy muốn thành công ta cần có đức tính gì? 
- Yêu cầu mỗi em trả lời bằng một câu: (Ví dụ: Kiên trì luyện viết, nhất định chữ sẽ đẹp. Có mục tiêu phấn đấu, quyết tâm thực hiện, nhất định sẽ thành công. Có tật xấu, nếu quyết tâm sửa, thế nào cũng sửa được. Kiên trì làm một việc gì đó, nhất định sẽ thành công. Quyết tâm sửa một thói quen xấu, thế nào cũng sửa được)
 Tôi khen ngợi các HS phát biểu theo suy nghĩ riêng của mình và diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn.
* Sau khi tổ chức giáo dục lồng ghép Kĩ năng sống trong một số bài đó tôi tổ chức cho HS liên hệ ngay tại lớp và giao nhiệm vụ thực hành Kĩ năng sống đó trong cuộc sống hàng ngày như: 
+ Kể những hành động, việc làm ủng hộ đồng bào bị thiên tai mà em biết
+ Kể cho người thân nghe câu chuyện về chủ đề Nhân hậu em đã học. Hoặc viết về những mảnh đời bất hạnh, cần sự giúp đỡ của mọi người.
 + Vẽ tranh, viết văn, làm thơ ca ngợi những tấm lòng nhân hậu. 
 + Kể cho người thân nghe về bức thư của bạn Lương.
 + Viết giới thiệu gương người tốt, việc tốt ủng hộ đồng bào gặp thiên tai. 
 + Liên hệ việc làm cụ thể để giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp 
 * Kĩ năng giao tiếp: 
 Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cần thiết.
 Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác. Kĩ năng này giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi chúng ta, đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuốc sống.
 Khi dạy các bài: “Thư thăm bạn; Nỗi dằn vặt của của An-đrây-ca; Thưa chuyện với mẹ; Người ăn xin.” Tôi cho HS nhận xét cách xưng hô của các nhân vật trong truyện, lời lẽ, của các nhân vật khi giao tiếp
Ví dụ: Thư thăm bạn: xưng hô “mình - Hồng ”
 Thưa chuyện với mẹ: xưng hô “mẹ - con.”
 Người ăn xin: xưng hô “ông - cháu ”
Học sinh nhận biết cách xưng hô của các nhân vật trong truyện là đúng thứ bậc, lời nói thể hiện sự thân mật, dễ đạt được mục đích giao tiếp. HS biết thể hiện sự cần thiết phải ứng xử lịch sự khi giao tiếp trong cuộc sống. Dù trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, mục đích giao tiếp khác nhau nhưng các em luôn có thể hiện cách ứng xử lịch sự để đạt được mục đích giao tiếp và hơn hết là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Có thể là trình bày nguyện vọng của mình với người khác kèm theo cử chỉ, nét mặt, lời nói, ngữ điệu. Có thể lắng nghe tích cực khi người khác nói.
Ví dụ: Khi học xong bài: Thưa chuyện với mẹ (Trò chuyện thân mật và trình bày nguyện vọng, ý kiến của mình với người khác) cần có thái độ như thế nào? Tôi đã thực hiện như sau:
 Khi học sinh nhận xét phần trò chuyện và thể hiện nguyện vọng ý kiến của bạn với Cương với mẹ và thái độ lắng nghe tích cực của mẹ Cương xong, tôi tổ chức cho học sinh thực hành Kĩ năng sống bằng cách cho học sinh thảo luận đóng vai để đưa ra các tình huống xảy ra trong cuộc sống và các cách xử lí tình huống của các nhóm.
Ví dụ: Nhóm 1
 - HS1 nói : “ Lan ơi, cho mình mượn quyển truyện này nhé.”
 - HS2: Tỏ thái độ khi nghe HS1 nói và thể hiện thái độ đồng ý hoặc không
 Có thể là thái độ tích cực hoặc tiêu cực. 
 Chẳng hạn HS2 nói: “Thôi, không cho mượn”, Kèm theo thái độ khó chịu  Hoặc em đó nói: “Tớ đọc chưa xong, mai tớ đọc xong tớ cho cậu mượn nhé!”,Kèm theo thái độ vui vẻ  
 Sau đó GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận chọn cách thể hiện Kĩ năng sống thích hợp nhất. Và cuối cùng tôi chốt lại các Kĩ năng sống cần rèn và giáo dục học sinh ý thức rèn luyện Kiz năng sống đó.
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc: 
 Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh, thể hiện cảm xúc một cách phù hợp. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử lý cảm xúc, kiềm chế cảm xúc, quản lý cảm xúc.
 Một người biết kiềm chế cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng, giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn. Kĩ năng xử lý cảm xúc cần sự kết hợp với kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng ứng xử với người khác và kĩ năng ứng phó với căng thẳng 
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ: 
 Trong cuộc sống, nhiều khi ta gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm các yếu tố sau: 
 - Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ. Xác định được địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy.
 - Tự tin và biết tìm đến địa chỉ đó. Biết bày tỏ nhu cầu giúp đỡ một cách phù hợp. 
 Khi tìm đến các địa chỉ hỗ trợ, chúng ta cần: Cư xử đúng mực và tự tin. Cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn. Giữ bình tình khi gặp sự đối xử thiếu thiện chí. Nếu vẫn cần sự hỗ trợ của người thiếu thiện chí, cố gắng tỏ ra bình thường, kiên nhẫn nhưng không sợ hãi. Nếu bị cự tuyệt, đừng nản chí, hãy kiên trì tìm sự hỗ trợ từ các địa chỉ khác, người khác. 
 Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ giúp chúng ta có thể nhân được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình, đồng thời là cơ hội để chúng ta chia sẻ, giãi bày khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lí do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp cá nhân không cảm thấy đơn độc, bi quan, giúp chúng ta có cách nhìn mới và hướng đi mới.
* Kĩ năng thể hiện sự tự tin:
 Tự tin là có niềm tin vào bản thân, tự hài lòng với bản thân, tin rằng mình có thể trở thành người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp các nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin là yếu tố cần thiết trong giao tiếp, thương lượng, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm.
* Kĩ năng lắng nghe tích cực: 
 Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp. Người có kĩ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc trình bày của người khác, biết đưa ra ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lý trong qúa trình giao tiếp.
Kĩ năng thể hiện sự cảm thông:
 Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ.
	Ví dụ: Khi dạy bài “Người ăn xin; Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Thư thăm bạn” Tôi yêu cầu HS:
 + Em đã làm được việc gì để tỏ lòng cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ người bất hạnh?
 HS kể sau đó cho HS đóng vai thực hành KNS cảm thông, chia sẻ. 
 Ví dụ: HS1 (Người ăn xin): Cháu ơi, cho bà xin cốc nước.
 HS2: (Cầm cốc nước): Cháu mời bà uống nước ạ. (kèm theo thái độ thể hiện sự tôn trọng lễ phép)
Hoặc khi dạy bài “Mẹ ốm” TV4 Tập I trang 9 KNS cần lồng ghép là sự cảm thông: HS biết thể hiện tình yêu thương mẹ và người thân bằng những việc làm cụ thể như: rót nước, lấy thuốc, hỏi thăm 
Liên hệ xem em đã làm được những việc gì để thể hiện tình cảm với bố, mẹ hoặc những người thân. Sau đó cho HS đóng vai thực hành Kĩ năng sống.
Kĩ năng thương lượng:
 Thương lượng là khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích và giải thích đồng thời có thảo luận để đạt được sự điều chỉnh và thồng nhất với suy nghĩ, cách làm hoặc về một vấn đề gì đó.
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn: 
 Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cói, bất đồng, bất bình với một hay nhiều người về một vấn đề nào đó.
Mâu thuẫn trong cuộc sống hết sức đa dạng và thường bắt nguồn từ sự khác nhau về quan điểm, chính kiến, lối sống, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa mâu thuẫn thường có ảnh hưởng tiêu cực tới những mối quan hệ của các bên.
Có nhiều cách giải quyết mâu thuẫn. Mỗi người sẽ có cách giải quyết mâu thuẫn riêng tùy thuộc, vào vốn hiểu biết, quan niệm, văn hóa và cách ứng xử cũng như khả năng phân tích tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn.
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thoả món được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hoà bình.
Yêu cầu trước hết của kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là phải luôn kiềm chế cảm xúc, tránh bị kích động, nóng vội, giữ bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ra nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn cũng như tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là một dạng đặc biệt của kĩ năng giải quyết vấn đề. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn cần được sử dụng kết hợp với nhiều kĩ năng liên quan khác như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng ra quyết định 
Kĩ năng hợp tác: 
 Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.
* Kĩ năng tư duy phê phán:
Kĩ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng xảy ra. Để phân tích một cách có phê phán, con người cần:
- Thu thập thông tin về vấn đề, sự vật, hiện tượng đó từ nhiều nguồn khác nhau.
- Sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung và một cách hệ thống.
Phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải các thông tin thu thập được, đặc biệt là các thông tin trái chiều.
- Xác định bản chất vấn đề, tình huống, sự vật, hiện tượng là gì? Nhận định về những mặt tích cực, hạn chế của vấn đề, tình huống, sự vật, hiện tượng đó, xem xét một cách thấu đáo, sâu sắc và có hệ thống. 
Kĩ năng tư duy phê phán rất cần thiết để con người có thể đưa ra được những quyết định, những hành động phù hợp. Nhất là trong xó hội hiện đại ngày nay khi mà con người luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề gay cấn của cuộc sống, luôn phải xử lý nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp. thì kĩ năng tư duy phê phán càng trở nên quan trọng đối với mỗi cá nhân.
Kĩ năng tư duy phê phán thuộc vào hệ thống giá trị cá nhân. Một người có được kĩ năng tư duy phê phán tốt khi biết phối hợp nhịp nhàng với kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng xác định giá trị.
Kĩ năng tư duy sáng tạo:
 Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới; là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan điểm, sự việc; độc lập trong suy nghĩ. Kĩ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động với nhiều sáng kiến và óc tưởng tượng; biết cách phán đoán và thích nghi, có tầm nhìn và khả năng suy nghĩ rộng hơn những người khác, không bị bó hẹp vào kinh nghiệm trực tiếp đang trải qua, tư duy minh mẫn và khác biệt. Tư duy sáng tạo là một Kĩ năng sống quan trọng bởi vì trong cuộc sống con người thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ hoặc ngẫu nhiên xảy ra. Khi gặp những hoàn cảnh như vậy đòi hỏi chúng ta phải có tư duy sáng tạo để có thể ứng phó một cách linh hoạt và phù hợp. Khi một người biết kết hợp tốt giữa kĩ năng tư duy phê phán và tư duy sáng tạo thì năng lực tư duy của người ấy càng được tăng cường và sẽ giúp ích rất nhiều cho bản thân trong việc giải quyết vấn đề một cách thuận lợi và phù hợp nhất.
Kĩ năng ra quyết định: 
 Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn phải đối mặt với những tình huống, những vấn đề cần giải quyết buộc chúng ta phải lựa chọn, đưa ra quyết định hành động. Kĩ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời. Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân; không nên trông chờ, phụ thuộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy trước khi ra quyết định. Để đưa ra quyết định phù hợp, chúng ta cần:
Xác định vấn đề hoặc tình huống mà chúng ra đang gặp phải.
Thu thập thông tin về vấn đề hoặc tình huống đó.
Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/ tình huống đó có.
Hình dung đầy đủ về kết quả sẽ xảy ra nếu chúng ta lựa chọn mỗi phương án giải quyết.
Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu giải quyết theo từng phương án đó.
So sánh giữa các phương án để quyết định lựa chọn phương án tối ưu. Kĩ năng ra quyết định rất cần thiết trong cuộc sống, giúp con người có đựơc sự lựa chọn phù hợp và kịp thời, đem lại thành công trong cuộc sống. Ngược lai, nếu không có kĩ năng ra quyết định, con người ta có thể có những quyết định sai lầm hoặc chậm chễ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, đến công việc và cuộc sống của bản thân; đồng thời còn có thể ảnh hưởng đến gia đình, bạn bè và những người có liên quan. Để ra quyết định một cách phù hợp, cần phối hợp với những KNS khác như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng thu nhập thông tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng taoKĩ năng ra quyết định là phần rất quan trọng của kĩ năng giải quyết vấn đề.
Kĩ năng giải quyết vấn đề:
 Kĩ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đó chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống. Giải quyết vấn đề có liên quan tới kĩ năng ra quyết định và cần nhiều KNS khác như: giao tiếp; xác định giá trị; tư duy phê phán; tư duy sáng tạo; tìm kiến sự hỗ trợ, kiên định
 Để giải quyết vấn đề có hiệu quả, chúng ta cần:
 Xác định rõ vấn đề hoặc tình huống đang gặp phải, kể cả tìm kiếm thêm thông tin cần thiết.
Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/ tình huống đó có.
Hình dung đầy đủ về kết quả xảy ra nếu ta lựa chọn phương án giải quyết nào đó.
Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu thực hiện phương án giải quyết đó
So sánh các phương án để đưa ra quyết định cuối cùng.
Hành động theo quyết định đó lựa chọn.
Kiểm định lại kết quả để rút kinh nghiệm cho những lần ra quyết định và giải quyết vấn đề sau. Cũng như kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng, giúp con người có thể ứng phó tích cực và hiệu quả trước những vấn đề, tình huống của cuộc sống.
* Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm: 
 Đảm nhận trách nhiệm là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm. Khi đảm nhận trách nhiệm, cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm sự giúp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.
 Khi các thành viên trong nhóm có kĩ năng đảm nhận trách nhiệm sẽ tạo được một không khí hợp tác tích cực và xây dựng trong nhóm, giúp giải quyết vấn đề, đạt được mục tiêu chung của cả nhóm, đồng thời tạo sự thoả món và thăng tiến cho mỗi thành viên.
 Kĩ năng đảm nhận trách nhịêm có liên quan đến kĩ năng tự nhận thức kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng hợp tác và kĩ năng giải quyết vấn đề.
* Kĩ năng đặt mục tiêu:
Mục tiêu là cái đích mà chúng ta muốn đạt tới trong một khoảng thời gian hoặc một công 

Tài liệu đính kèm:

  • docth_97_8881_2021970.doc