Đề tài Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học

Đề tài Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học

- Kiểm tra đột xuất nhằm rèn cho giáo viên tính tự giác trong mọi trường hợp.

Đặc biệt chú trọng kiểm tra công tác soạn giảng của giáo viên; kiểm tra giáo án trên lớp, quan tâm đến công tác chuẩn bị, đến những nội dung giáo viên áp dụng theo vùng, miền. Kiểm tra phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có sát với thực tế không.

- Kiểm tra chất lượng dạy học của giáo viên thông qua dự giờ, khảo sát chất lượng học sinh

- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên để đánh giá được sự đầu tư, trình độ của giáo viên thông qua sắp xếp, trình bày văn bản.

- Kiểm tra công tác tự học tự rèn thông qua việc cập nhật thông tin bài giảng.

- Kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nội dung này đã được triển khai sâu rộng trước giáo viên và học sinh và đã đi vào thực hiện có hiệu quả. Cụ thể là:

+ Giáo viên chủ nhiệm đã vận động được phụ huynh cùng tham gia thực hiện cuộc vận động này như góp phần làm vệ sinh lớp học, mua chậu hoa cây cảnh, trang trí lại lớp học cho đẹp . Điều này đã tạo được sức mạnh tổng hợp, tình cảm gần gũi, thân thương giữa cô giáo, học sinh, phụ huynh làm cho không khí trường học, lớp học thân thiện và đoàn kết hơn.

+ Nhà trường lúc nào cũng Xanh – Sạch – Đẹp và được bổ sung cây cảnh làm đẹp cho trường, đã gây được cảm tình đối với mọi người; trường ra trường; lớp ra lớp

+ Giáo viên – học sinh đã có nề nếp thi đua dạy và học có hiệu quả khá cao. Còn những hạn chế trong chuyên môn của giáo viên dần dần được khắc phục dưới sự giúp đỡ của người thanh tra, kiểm tra chuyên môn.

- Công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn gắn liền với công tác dự giờ đột xuất, khảo sát chất lượng học sinh sau khi dự giờ xong tiết đó nhằm đánh giá thực chất việc dạy của giáo viên. Đây là việc làm thường xuyên của công tác quản lý chuyên môn trong trường học để tác động đến giáo viên dạy thực chất, học sinh học thực chất và có hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học.

 

doc 19 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 4055Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhà trường giống như một bộ máy liên hoàn, từ Ban giám hiệu đến GV, nhân viên.
* Thực trạng đội ngũ giáo viên:
Trường có 24 GV, 2 CBQL, 6 nhân viên. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên nhà trường ổn định, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương, nhiệt tình trong công việc và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hoạt động chuyên môn của nhà trường trong nhiều năm có nền nếp, chất lượng dạy và học được nâng lên qua từng năm học. Tuy vậy, cũng như một số trường khác, vấn đề quản lí, chỉ đạo chuyên môn không phải là không còn một vài thiếu sót. Trong tình hình thực tế hiện nay, hoạt động dạy và học ở trường phổ thông ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi các tác động: sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao, nhận thức của một số bộ phận chưa thông suốt trong việc quản lí và giáo dục con em của mộ số phụ huynh.Vì vậy người cán bộ quản lí phải vững vàng, đề ra những biện pháp chuyên môn phù hợp với điều kiện của nhà trường nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
2.1. Thuận lợi – Khó khăn
* Thuận lợi.
- Được sự quan tâm sâu sát của cấp ủy Đảng, PGD Krông Ana; sự quan tâm hỗ trợ nhiệt tình của Ban đại diện CMHS. 
Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, năng động trong công việc.
- Đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, có ý thức tự học, tự rèn, 100% giáo viên có trình độ chuẩn, ý thức được việc nâng cao chất lượng, giáo dục học sinh phát triển toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong công tác giảng dạy. Giáo viên có kế hoạch giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
- Học sinh chăm ngoan, có ý thức, chịu khó vươn lên trong học tập, đa số là con em người Kinh, học sinh DTTS ít.
- Trường được thực hiện dạy học theo Mô hình trường học mới từ năm học 2013-2014, đến nay đã 3 năm; Mô hình VNEN này có nhiều ưu thế vượt trội bởi phương pháp dạy học tích cực.
b. Khó khăn
- Gần 100% GV của trường công tác xa nhà ( cách trường từ 20-30 km) và đều là GV nữ đang ở độ tuổi nuôi con nhỏ nên việc phát triển các phong trào cũng như các hoạt đông khác gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
- Xã Dray Sáp là một xã thuần nông, nên đa số học sinh là con em gia đình làm nông, việc quan tâm, chăm lo học tập cho con em của phụ huynh cũng như việc tiếp thu kiến thức của các em có phần hạn chế.
- Ở tại Phân hiệu Đồng Tâm, rất nhiều gia đình, vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn về kinh tế, cha mẹ các em gửi con cho ông bà nội, ngoại đã già để đi làm ăn xa nên việc quản lí việc học tập cũng như giáo dục con em mình còn nhiều hạn chế. 
- Có không ít gia đình có mẹ là những phụ nữ đơn thân cách nhìn nhận hay quan niệm về cuộc sống có phần đơn giản phần nào ảnh hưởng đến việc xây dựng nhân cách cho con trẻ, đặc biệt là sự học của các em rất bị ảnh hưởng.
2.2. Thành công – Hạn chế
* Thành công: Trường đã được công nhận Đạt chuẩn quốc gia từ tháng 12/2014, trường lớp khang trang, phụ huynh phấn khởi, tin tưởng tập thể sư phạm khi gửi gắm con em mình.
- Đa số đội ngũ GV còn trẻ, giàu nhiệt huyết, có đủ điều kiện về kinh tế, có sức khỏe tốt để hoàn thành nhiệm vụ.
- Được sự thống nhất cao, đồng lòng, đồng sức trong việc xây dựng phong trào.
* Hạn chế: 
Những năm trước đây, trường chưa xây dựng chuẩn, Tiểu học Hà Huy Tập là một đơn vị thiếu tính nhất quán cũng như tinh thần đoàn kết tập thể chưa cao dẫn đến đội ngũ giáo viên vẫn còn dư âm tư tưởng ngại trình bày ý kiến, chỉ bằng lòng với những gì hiện có, nhịp sống và làm việc cứ thế và cứ thế như lập trình đã có sẵn. Và tất nhiên người cán bộ quản lí làm thay đổi được tư tưởng của họ không phải nói ngay là làm ngay được.
Mặt mạnh- Mặt yếu
* Mặt mạnh
	- Cán bộ quản lí là những con người mới, tư tưởng mới, luôn hướng tới cách làm mới với sự kiên định nhất quán; là những con người luôn đề cao kỉ luật trong lao động.
	- Trường Đạt chuẩn, đội ngũ giáo viên đã có những bước ngoặt thay đổi tư tưởng, yêu lao động, yêu nghề và có trách nhiệm, xóa bỏ tư tưởng cá nhân.
	* Mặt yếu
	Đa số GV công tác xa nhà, thêm vào đó cán bộ quản lí cũng là những người từ địa phương khác được bổ nhiệm luân chuyển đến. Một số rất ít giáo viên tại địa phương là những GV đã ở độ tuổi sắp về hưu vì thế rất vất vả cho công tác phát triển mọi phong trào.
Nguyên nhân, yếu tố tác động
* Khách quan: 
- Sự chuyển mình theo hướng phát triển chung của xã hội, trong đó có tích cực và cả chưa tích cực. 
+ Tích cực bởi sự phát triển kinh tế, văn hóa tại địa phương cũng làm thay đổi tư tưởng của mỗi người dân trong xã hội đó. Truyền thông, thông tin đại chúng từ các cấp ban ngành tại địa phương giúp họ phát huy truyền thống văn hóa, bản sắc của họ. Họ biết lựa chọn những gì tốt nhất cho con em họ. Và tất nhiên không ngoại trừ đội ngũ làm công tác giáo dục, họ phải thay đổi, phải vận động theo xu thế phát triển chung của xã hội.
+ Chưa tích cực bởi xã hội phát triển theo nền kinh tế thị trường, kéo theo các dịch vụ cũng phát triển, cụ thể là các mạng xã hội, sự phát triển Internet, con trẻ có cơ hội tiếp cận sớm các dịch vụ đó mà các em không biết cách ( hoặc không được kiểm soát) làm cho các em chểnh mảng sự học. Với những cái chưa tiêu cực đó cũng đủ để gây nhiều khó khăn cho những người làm giáo dục.
* Chủ quan:
- Cơ sở vật chất của trường được khang trang giúp giáo viên an tâm công tác, phấn khởi cống hiến sức mình cho giáo dục. Với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm theo Mô hình trường học mới, học sinh tự khám phá, tự chiếm lĩnh, học sinh được phát triển nhiều kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng sống dưới sự hỗ trợ hướng dẫn của giáo viên. Tuy nhiên tư tưởng cá biệt số ít giáo viên còn ngại sáng tạo trong phương pháp dạy học, chưa hiểu hoặc hiểu chưa đúng việc tự chiếm lĩnh, tự khám phá kiến thức của học sinh dưới sự hỗ trợ của giáo viên mà phó thác cho học sinh tự trao đổi.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng
 Thống kê chất lượng học sinh qua các năm gần đây
Năm học
TS
HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2012-2013
270
63
23,3
65
24,1
138
51,1
4
1,5
2013
2014
262
61
23,3
71
27,1
127
48,5
3
1,1
2014-
2015
262
68
26,0
72
27,5
121
46,2
1
0,4
 Trường Tiểu học Hà Huy Tập là một trường có nhiều đặc thù. Thứ nhất gần 100% GV có gia đình và sống ở thành phố Buôn Ma Thuột, cách nơi công tác 20-30 km . Thứ hai đa số GV trẻ còn đang ở độ tuổi nuôi con nhỏ, chồng phần nhiều là bộ đội công tác xa nhà nên phần nào cũng đã ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chung. Những năm trước đây trường TH Hà Huy Tập là một trường nằm trong số các trường có nhiều khó khăn, khó khăn về con người, về địa hình, địa lí, đời sống của người dân cũng còn nhiều khó khăn vì vậy phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học của học sinh.
3. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP CHỦ YẾU
Nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm nâng cao chất lượng dạy-học ở trường Tiểu học. Công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học cần tập trung các biện pháp sau:
* Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, đổi mới nhận thức cho giáo viên về việc thực hiện các văn bản chỉ đạo chuyên môn ở trường Tiểu học
* Xây dựng kế hoạch 
* Sắp xếp thời khóa biểu
* Chuẩn bị các hồ sơ biểu mẫu
* Quy định nề nếp chuyên môn ngay từ đầu năm học
*. Đánh giá phân loại tay nghề GV đầu năm
* Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên
* Tổ chức các phong trào nhằm nâng cao chất lượng dạy- học
* Các công tác khác
* Công tác kiểm tra
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Bộ máy quản lí nói chung và trong trường học nói riêng rất quan trọng, quyết định sự phát triển của đơn vị đó. Những giải pháp đưa ra nhằm mục đích hướng tới cái đích phát triển bền vững, đúng quy phạm pháp luật. Các giải pháp đó giúp người quản lí điều hành bộ máy vận động một cách tích cực và hiệu quả. Một khi những người đứng đầu cơ qua có cách làm việc khoa học, nhất quán thì bộ máy vận hành đi đúng hướng theo sự phát triển chung cảu xã hội.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
a. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, đổi mới nhận thức cho giáo viên về việc thực hiện các văn bản chỉ đạo chuyên môn ở trường Tiểu học
- Quán triệt tinh thần chỉ đạo chung của ngành Giáo dục về công tác dạy học trong năm học 2015 – 2016. Trên cơ sở đó cụ thể hoá kế hoạch hoạt động dạy và học tại trường.
- Năm học 2015 – 2016, tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Đó là “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “ Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp”.
- Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lồng ghép với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. 
Phong trào thi đua này ẩn sâu bên trong chứa đựng những thành tựu của nền giáo dục, cũng là lương tâm, trách nhiệm và tình thương của thầy, cô giáo. Thầy cô giáo giảng bài phải bằng trái tim và trí tuệ của mình. Sự trân trọng đối với nghề, đức hi sinh tất cả vì học sinh thân yêu sẽ làm nên hình ảnh cao đẹp của nhà giáo 
b. Xây dựng kế hoạch
Ngay đầu năm học, tôi kiểm tra lại các số liệu để xây dựng kế hoạch cho năm học. Kế hoạch hoạt động chuyên môn rất quan trọng, nó là một bộ phận của kế hoạch năm học của Nhà trường gồm các mục tiêu có lien quan chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau bởi mục tiêu chung và hệ thống các biện pháp được xây dựng trước một giai đoạn nhất định. Kế hoạch chuyên môn là chương trình hành động của tập thể giáo viên được xây dựng trên cơ sở những nhiệm vụ chung của Nhà trường.
c. Sắp xếp thời khóa biểu.
Trường Tiểu học Hà Huy Tập là một trường có nhiều đặc thù về hoàn cảnh gia đình, nơi công tác xa nhà, trường có 14 lớp nhưng lại có đầy đủ GV dạy môn chuyên, trong đó có 2 GV dạy tiếng Anh. Môn tiếng Anh từ lớp 3-5 dạy học theo Đề án 4 tiết / tuần, các lớp còn lại tiếng Anh làm quen. Bấy nhiêu thôi cũng đủ để thấy được việc sắp xếp thời khóa biểu khoa học, hợp lí là cả một vấn đề.
Từ các điều kiện trên mới thấy được chất lượng dạy học ảnh hưởng rất nhiều đến việc sắp xếp thời khóa biểu. Chất lượng của thời khóa biểu chi phối đến toàn bộ quá trình giảng dạy của Nhà trường. Nếu sắp xếp không khoa học thì chất lượng tiết dạy không cao. Việc sắp xếp TKB còn phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó chú ý nhiều đến tâm lí học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho GV ở xa có đủ thời gian, khoảng cách đi từ nhà đến trường mà vẫn đảm bảo an toàn cho GV.
Ví dụ: - Sáng thứ Hai và sáng thứ Sáu hằng tuần, tôi thường sắp xếp 100% là GVCN đứng lớp để họ có điều kiện nắm bắt, cập nhật các hoạt động của học sinh cũng như của Nhà trường. Đặc biệt vào các ngày học 1 buổi/ ngày thì không thể thoát li 2 môn Toán và Tiếng việt, vì sao ? Vì HS phải được học 5 tiết Toán/ tuần, nghĩa là 1 tiết Toán/ ngày, tuyệt đối không để 2 tiết Toán chính/ ngày
- Với TKB / ngày giữa 2 phân hiệu ( với khoảng cách khoảng 3 km), việc sắp xếp phải khoa học hơn, thời gian giữa các tiết không đủ để GV kịp đi sang phân hiệu. Vậy nên, có thể sắp xếp GV đó dạy môn chuyên cùng một buổi tại phân hiệu, nếu có chuyển tiết thì trước giờ ra chơi hoặc sau ra chơi để GV đủ thời gian đi giữa các phân hiệu.
- Với những GV con nhỏ hoặc nhà cách trường khoảng 30-40 km, tiết đầu tôi sắp xếp tiết chuyên cho GV ở gần hơn, tránh trường hợp đi không kịp, ảnh hưởng đến công tác dạy và học.
c. Chuẩn bị các hồ sơ, biểu mẫu
- Để GV thực hiện đầy đủ hồ sơ sổ sách thống nhất chung thì ngay đầu năm học tôi lên danh mục các loại hồ sơ sổ sách theo quy định của ngành.
- Các loại hồ sơ này hỗ trợ rất nhiều cho quá trình kiểm tra cũng như thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của người giáo viên, đặc biệt là GV mới ra trường.
d. Quy định nề nếp chuyên môn ngay từ đầu năm học
Vào đầu tháng 9, tôi trao đổi với Hiệu trưởng để xây dựng “ Quy chế chuyên môn” mang tính pháp lí, đầy đủ nội dung từ cụ thể đến khái quát. “ Quy chế chuyên môn” được thông qua trong Hội nghị CBVC để GV nắm bắt kịp thời. 
Ví dụ: Quy định thời gian ra vào lớp ( tùy vào thời tiết,..)
 - Chuẩn bị tốt trước khi lên lớp
 - Thực hiện đúng chương trình giảng dạy,.
e. Đánh giá phân loại tay nghề GV đầu năm
Là người cán bộ quản lí thì điều đầu tiên phải nắm được tay nghè của từng giáo viên để từ đó có cách điều chỉnh, nâng cao tay nghè cho những GV còn non, những GV mới ra trường.
Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên
* Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV thông qua dự giờ
- Hàng tháng, hàng tuần tôi lên kế hoạch cụ thể, chi tiết trong cuộc họp, trong bảng thông báo để toàn thể GV nắm bắt kịp thời. Tổ trưởng tổ chuyên môn làm công tác nhắc việc và phối hợp với Nhà trường để lên kế hoạch dự giờ. Dự giờ, khuyến khích phát huy những cái sáng tạo đồng thời bổ cứu những cái chưa hiệu quả cao trong tiết dạy là nhiệm vụ hết sức quan trọng. 
Ví dụ: - Qua một tiết dạy, GV trực tiếp dạy sẽ đưa ý kiến đánh giá mặt mạnh và phương pháp đã sử dụng hiệu quả cao trong tiết dạy, hiệu quả đã tập trung vào học sinh được chiếm lĩnh hay chưa hay tiết dạy đang sa vào diễn ?
 - Hoạt động hay phương pháp, hình thức tổ chức nào chưa đạt hiệu quả, do đâu ? Và nếu có hiệu quả thì đã triệt để hay chưa ? Nếu giả sử GV sử dụng phương pháp khác thì hiệu quả sẽ cao hơn như thế nào ?,.
Từ những ý kiến phân tích góp ý đó, GV như được trải lòng mình, vỡ ra nhiều điều còn hạn chế của mình.
Bản thân tôi cũng sắp xếp công việc một cách khoa học dành nhiều thời gian để thường xuyên dự giờ, thăm lớp, đặc biệt ở những GV tay nghề còn non, GV mới ra trường.
* Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thông qua các buổi họp tổ chuyên môn và các tiết thao giảng
Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt đúng định kì 2 lần / tháng theo quy định và quy chế chuyên môn đã xây dựng, nội dung sinh hoạt phải phong phú, bám sâu vào chuyên môn. 
Ví dụ: Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn:
+ Đầu năm sinh hoạt thảo luận, thống nhất cách sắp xếp thời khóa biểu hợp lí, lập kế hoạch lồng ghép cụ thể vào tháng theo chủ điểm, theo tuần học và theo nội dung mỗi bài học.
 + Thống nhất sắp xếp lịch dạy thay trong tổ khoa học theo định mức giờ dạy của Nhà trường. 
+ Thực hiện các báo cáo nhanh đầu năm chính xác với minh chứng cụ thể; trao đổi thảo luận cách sử dụng một số phương pháp hình thức tổ chức dạy học hiệu quả nhất; cách trang trí lớp học theo Mô hình trường học mới,
Hàng tháng tổ chuyên môn có kế hoạch Thao- Hội giảng của tổ, báo cáo lên nhà trường lịch cụ thể, các tiết thao giảng có thể được thực hiện đều trong khối, cũng có thể được tổ chức tách ra trong buổi chiều thức 6 ( thứ 6 học 1 buổi/ ngày)
* Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thông qua việc tổ chức chuyên đề
Công tác chuyên đề là hoạt động chuyên môn nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động dạy và học của GV- HS, đồng thời cùng trao đổi chuyên môn phát huy những điểm mạnh trong cách sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cũng như nhiều lĩnh vực khác. Mỗi tháng sẽ có 1-2 chuyên đề. Tôi sắp xếp mở một số chuyên đề trước khi vào năm học mới: “ Viết chữ đẹp”, “ công tác chủ nhiệm”, “ Đánh giá học sinh theo Thông tư 30”,Các chuyên đề này hỗ trợ rất nhiều đến chất lượng dạy và học.
Chỉ đạo tổ chuyên môn khi thực hiện tiết chuyên đề cần nghiên cứu kĩ để xác định cái đích, mục tiêu của chuyên đề và tất nhiên là phải chuẩn bị chu đáo về ĐDDH, về con người, về không gia lớp học, về nội dung chuyên đề mang tính thiết thực. Người quản lí cần tổ chức trao đổi chuyên môn qua tiết chuyên đề với các gợi ý đóng góp:
+ Sử dụng phiếu học tập có hiệu quả không, thay vì sử dụng phiếu nếu người dạy khai thác triệt để kênh thông tin trong Tài liệu học thì hiệu quả tốt hơn không, trong khi lợi thế các thông tin của Tài liệu học được trình bày chính xác, khoa học và là công cụ hằng ngày của học sinh ?
+ Sử dụng bảng phụ đã hiệu quả chưa ?
+ Hình thức tổ chức đã sáng tạo chưa hay còn gượng gạo, máy móc, ít hiệu quả ?
+ Sử dụng công cụ học tập hỗ trợ đã triệt để chưa ?
Cuối buổi thảo luận phải để GV nói lên những ý kiến lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học hay nhất, hiệu quả nhất cho học sinh.
h. Tổ chức các phong trào nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
Công tác phát triển các phong trào thi đua dạy và học trong nhà trường rất quan trọng. Đây là tiêu chí tạo nên những động lực có tính truyền thống lâu dài nhằm phát huy và đẩy mạnh phong trào mũi nhọn của nhà trường.
* Phong trào giáo viên dạy giỏi
Hằng năm, việc tổ chức phong trào giáo viên dạy giỏi được tổ chức sôi nổi. Trong kế hoạch đầu năm, dựa vào kế hoạch chung của nhà trường tôi cụ thế hóa công việc theo từng thời điểm. Thời gian thi GVDG cấp trường được tổ chức bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 11 ( vòng 1 và phần thi năng lực), thời gian tiếp theo sẽ được tổ chức thi vòng 2. Giám khảo ngoài Ban giám hiệu còn là tổ trưởng tổ chuyên môn, GV dạy giỏi cấp tỉnh. Thời gian thi sẽ được cụ thể trong các tuần, ngày trong tuần theo các khối chuyên môn để không ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của GV-HS.
Ví dụ: Tuần Một, Hai của tháng 10: Tổ Một
	 Tuần Ba, Bốn của tháng 10 : tổ Hai - Ba
 Tuần Một, Hai của tháng 11 : tổ Bốn
 Tuần Ba, Bốn của tháng 11: tổ Năm
* Phong trào “ Thi đua dạy tốt- học tốt”
Bám sát kế hoạch năm học của Phòng Giáo dục, các chủ điểm các tháng để lên kế hoạc phát động phong trào trong toàn trường. Việc phát động phong trào cần có kiểm tra, khuyến khích, không “ Đầu voi đuôi chuột”. 
Những đợt thi đua mà Nhà trường vẫn thường tổ chức:
+ Hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực, tổ chức thi” Lớp học thân thiện” trong đó tiêu chí đưa ra như: tạo không gian lớp học, thư viện lớp học đã phong phú các đầu sách hay chưa ? Công cụ hỗ trợ giờ học theo chủ điểm của tháng đã phát huy hết hiệu quả chưa ?,
+ Tổ chức “ Giờ học tốt, tuần học tốt”,
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cũng như giúp học sinh được thể hiện bản thân,..
* Tập trung nhiều phong trào mũi nhọn
Phong trào mũi nhọn của các trường học luôn chú trọng nhất vẫn là các cuộc thi, cuộc thi” Giải toán qua Internet” và “ Tiếng Anh qua Intternet” các cấp, “ Giao lưu học sinh DTTS” cùng nhiều phong trào khác nhằm phát triển toàn diện cho học sinh.
Những năm gần đây trường TH Hà Huy Tập gặt hái được nhiều thành tích trong phomg trào mũi nhọn, góp phần đưa cất lượng chung ngày một được nâng cao trong toàn ngành.
* Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm là bản nghiên cứu và báo cáo qua trải nghiệm, thực nghiệm của người viết. Trên đó người viết được trình bày, thể hiện nhiều kĩ năng bằng ngôn ngữ viết. Tạo ra một sản phẩm tức là người viết được tìm tòi, khám phá, học hỏi nhiều điều và tự mình đúc rút kinh nghiệm quý báu.
Trước hết Nhà trường ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn viết SKKN để giúp GV được góp ý, định hướng khi nghiên cứu đề tài. Ai là người thuộc tổ tư vấn ? Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, những GV có sáng kiến đạt giải và đánh giá cao trong kì thi các cấp, từ cấp huyện trở lên; Ban giám hiệu họp tổ tư vấn để đưa ra tiêu chí đánh giá một đề tài
Việc tổ chức chấm SKKN cấp trường cũng không kém phần quan trọng. Các tổ chuyên môn tổ chức chấm cấp tổ, phân loại từng đề tài. Sau khi hoàn thành cấp tổ, nộp đề tài tham gia thi cấp trường. Giám khảo cấp trường là những thành viên trong tổ tư vấn. Lấy kết quả cấp trường để tham gia thi cáp huyện. Những đề tài đủ tiêu chí thi cấp huyện, Hội đồng tư vấn tiếp tục giúp đỡ, bổ cứu cho những đề tài đó tiếp tục hoàn thiện hơn. 
* Phong trào tự làm đồ dùng dạy học
Đồ dùng dạy học là phương tiện hỗ trợ học tập không thể thiếu được, đồ dùng minh họa phong phú vô cùng. Việc khuyến khích tự làm đồ dùng dạy học và cách sử dụng đồ dung dạy học có hiệu quả là một việc làm thường xuyên, liên tục. Ngoài ra cần khuyến khích tự chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập khi lên lớp.
Nhà trường tổ chức cuộc thi “ Đồ dùng dạy học tự làm” “ Cách sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có”. Các cuộc thi đã tác động sâu đến sự sáng tạo của GV, họ hứng thú và biết cách lựa chọn những phương pháp dạy học có sử dụng ĐDDH.
Năm học này Nhà trường đã tổ chức thi và có sự tham gia của cá nhân và cả tổ chuyên môn với các đồ dùng như: 
Đề tài: “Đất n

Tài liệu đính kèm:

  • docth_2_6683_2021870.doc