Một bộ phận không nhỏ các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em phải phụ giúp gia đình rất nhiều các công việc nhà cũng như công việc đồng áng đã khiến các em không có nhiều thời gian và tâm trí để tham gia các hoạt động đội.
Một số giáo viên cũng như phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc tham gia các hoạt động và phong trào đội đã ít nhiều làm giảm đi sự hứng thú khi tham gia công tác đội.
Việc tuyên truyền giáo dục và phối hợp thiếu đồng bộ giữa các tổ chức với tổ chức đội đã ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đội trong nhà trường.
Sự tác động của môi trường sống cùng với sự phát triển của công nghệ đã lôi kéo các em vào thể giới ảo của các trò chơi điện tử đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của các em về công tác đội mà các em đang hoạt động.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
Trong những năm qua công tác đội tại liên đội luôn được sự quan tâm mạnh mẽ từ phía lãnh đạo nhà trường cũng như chính quyền địa phương đã tạo điều kiên rất nhiều cho các phong trào của đội hoạt động hiệu quả. Sự nhiệt tình của anh chị phụ trách cũng như các tổ chức đoàn thể trong nhà trường luôn có sự phối hợp chặt chẽ với nhau đã giúp cho các hoạt động Đội tại liên đội đã thu hút được đông đảo đội viên tham gia hiệu quả.
o các bạn có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt của Liên đội. Triển khai sâu rộng tới các chi đội, tạo phong trào thi đua sôi nổi giữa các chi đội và trong đội viên, đảm bảo tính giáo dục, góp thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 2. Thực trạng 2.1 Thuận lợi – Khó khăn 2.1.1 Thuận lợi Tình hình công tác đội những năm qua gặp nhiều thuận lợi do sự quan tâm chỉ đạo sát sao và tạo nhiều điều kiện thuận lợi của lãnh đạo nhà trường. sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy chính quyền địa phương và các ban nghành đoàn thể. Đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên. Ban phụ trách đội nhà trường hoạt động tích cực, có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong nhà trường. Đa số các em học sinh ở đây đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng các em luôn tích cực tham gia phong trào của đội, đặc biệt là phong trào nuôi heo đất. Số lượng quyên góp năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm học 2013 – 2014 Liên đội tiến hành đập heo đất thu được 2540.000 đồng, Năm học 2014 – 2015 Liên đội đập heo được 3897.000 đồng, với những số tiền đạt được, Liên đội đã hỗ trợ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, mồ côi cha, mẹ, con thương binh liệt sĩ, các gia đình chính sách, tổ chức các hoạt động vui chơi như: văn hóa văn nghệ, TDTT, trò chơi dân gian,cho các bạn đội viên trong liên đội, với tinh thần vui vẻ, tương thân tương ái, giúp các bạn đội viên đoàn kết gần nhau hơn. 2.1.2 Khó khăn Cơ sở vật chất của đơn vị còn nhiều thiếu thốn. Đặc biệt đội viên con gia đình nghèo chiếm tỉ lệ cao. Khi đến trường không có đủ đồng phục, thậm chí buổi sáng nhiều em đến trường nhịn đói. Nguồn kinh phí hoạt động đội của nhà trường chủ yếu là tự phát, sự hỗ trợ từ phía địa phương đôi lúc quan tâm chưa kịp thời và chưa đúng mức. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến tổ chức các hoạt động dành cho công tác đội trong nhà trường. Chưa có phòng Truyền thống Đội nên việc sinh hoạt chưa có chỗ để sinh hoạt. Công tác trưng bày phòng truyền thống gặp khó khăn nên dẫn đến việc tuyên truyền, giáo dục cũng gặp khó khăn. Tổng phụ trách là giáo viên chưa được đào tạo chính quy về công tác Đội, lòng nhiệt tình có song hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ nên việc triển khai thực hiện các hoạt động còn nhiều hạn chế. 2.2 Thành công – Hạn chế Trên thực tế nhiều năm qua công tác đội trong nhà trường đã có nhiều đóng góp tích cực vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống và giáo dục đạo đức học sinh. Việc thực hiện “các giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào tiết kiệm nuôi heo đất” trong liên đội đã giúp các em học sinh hiểu được ý nghĩa to lớn của phong trào từ đó đã ý thức được trách nhiệm của mình trong việc tự giác tham gia, cũng như tuyên truyền đến phụ huynh của các em cùng thấu hiểu và ủng hộ việc tham gia các hoạt động của các em. Tuy nhiên đề tài vẫn còn nhiều hạn chế chưa thể khắc phục được Một số bộ phận giáo viên vẫn chưa thật sự quan tâm đến công tác đội trong nhà trường vẫn còn coi nhẹ ý nghĩa giáo dục sâu sắc của các phong trào hoạt động. từ đó triển khai đến học sinh các phong trào lớn của đội còn mang tính hình thức, mang nặng kết quả thực hiện hơn là giúp các em hiểu ý nghĩa để từ đó các em tự giác tích cực tham gia. Sự phối hợp giữa tổ chức đội với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường vẫn chưa thật đồng bộ. Chưa thật sự hổ trợ cho công tác đội. Mặt khác kinh tế gia đình còn khó khăn cũng phần nào làm ảnh hưởng đến việc tham gia các hoạt động đội của đội viên. Đặc biệt là tham gia phong trào tiết kiệm nuôi heo đất. 2.3 Mặt mạnh – Yếu 2.3.1 Mặt mạnh Việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào tiết kiệm nuôi heo đất tại liên đội đã tạo nên được sự thu hút rất lớn từ các em đội viên. Đồng thời lôi kéo được sự tham gia nhiệt tình của anh chị phụ trách cũng như sự ủng hộ của phụ huynh học sinh. Do có sự tuyên truyền rộng rãi về ý nghĩa nhân đạo và tính giáo dục. 2.3.2 Mặt yếu Một bộ phận học sinh cũng như cha mẹ học sinh vẫn còn coi nhẹ vai trò của hoạt động đội. xem việc học tập văn hóa là quan trọng hơn cả, nên việc tham gia các phong trào đội chỉ mang tính hình thức. Trong phạm vi nghiên cứu thì đề tài vẫn chưa tìm ra được các giải pháp nhằm giúp tất cả phụ huynh và học sinh hiểu và tích cực tham gia các phong trào của đội nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh. 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Một bộ phận không nhỏ các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em phải phụ giúp gia đình rất nhiều các công việc nhà cũng như công việc đồng áng đã khiến các em không có nhiều thời gian và tâm trí để tham gia các hoạt động đội. Một số giáo viên cũng như phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc tham gia các hoạt động và phong trào đội đã ít nhiều làm giảm đi sự hứng thú khi tham gia công tác đội. Việc tuyên truyền giáo dục và phối hợp thiếu đồng bộ giữa các tổ chức với tổ chức đội đã ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đội trong nhà trường. Sự tác động của môi trường sống cùng với sự phát triển của công nghệ đã lôi kéo các em vào thể giới ảo của các trò chơi điện tử đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của các em về công tác đội mà các em đang hoạt động. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra: Trong những năm qua công tác đội tại liên đội luôn được sự quan tâm mạnh mẽ từ phía lãnh đạo nhà trường cũng như chính quyền địa phương đã tạo điều kiên rất nhiều cho các phong trào của đội hoạt động hiệu quả. Sự nhiệt tình của anh chị phụ trách cũng như các tổ chức đoàn thể trong nhà trường luôn có sự phối hợp chặt chẽ với nhau đã giúp cho các hoạt động Đội tại liên đội đã thu hút được đông đảo đội viên tham gia hiệu quả. Tuy nhiên để mọi hoạt động của Đội luôn đạt được hiệu quả cao thì kinh phí hoạt động lại là vấn đề khiến bản thân tôi không khỏi băn khoăn suy nghĩ, khi một Liên đội hạng 2 như trường tôi, ngoài tiền quỹ đội quy định là 18.000 đồng/01em/01 năm, trong khi đó trích lại 6.000 đồng/01em cho lớp hoạt động, mà các hoạt động, phong trào trong một năm học rất nhiều, muốn tham gia có hiệu quả các phong trào là một điều không thể dễ dàng, nhưng với một nguồn kinh phí khá lớn từ nguồn "Nuôi heo đất", thì một phần khó khăn cũng được gánh bớt. Nhưng với số lượng đội viên ít như liên đội tôi thì kinh phí hoạt động đội không đủ để tham gia tất cả các phong trào. Thực trạng đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu xây dựng liên đội vữ mạnh. Trước đây khi mới nhận công tác Đội tại trường, tôi rất bỡ ngỡ khi nhiều tổng phụ trách Đội đi trước cũng không thực hiện hiệu quả cho lắm phong trào Tiết kiệm "Nuôi heo đất", tỷ lệ trích nộp luôn thấp, đội viên tham gia hời hợt, không hiểu ý nghĩa phong trào và thành tích mà liên đội qua các năm không được hội đồng đội Huyện đánh giá cao. Ngoài ra tôi được biết có một số Liên đội tổ chức phong trào với tính chất đối phó, làm mất đi ý nghĩa to lớn của phong trào. Với những suy nghĩ như trên, bản thân qua vài năm công tác tôi nhận thấy một số phương pháp của tôi đã mang lại hiệu quả tương đối cao trong phong trào "Nuôi heo đất", nên tôi xin trình bày một số nguyên nhân và giải pháp xin được chia sẻ với mọi người. Tôi đã nghiên cứu và đưa ra phân tích một số nguyên nhân sau: 1- Phát động phong trào Tiết kiệm "Nuôi heo đất" không có ý nghĩa: Từ thực tế nhiều phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất", bản thân nhận thấy một số phong trào không có ý nghĩa thiết thực, phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất" trở thành phong trào nộp bằng tiền mặt. Phát động phong trào cho có, không có sự đôn đốc, động viên, khen thưởng nhắc nhở, sơ kết, tổng kết phong trào. 2- Học sinh chưa hiểu ý nghĩa của phong trào “Tiết kiệm Nuôi heo đất". Đây là phong trào đòi hỏi học sinh phải mang tính chất tự nguyện, và chỉ khi nào các em hiểu được ý nghĩa thật sự của phong trào thì tinh thần tự nguyện được nâng cao. Còn hiện nay, đa số học sinh chỉ biết đó là Tiết kiệm "Nuôi heo đất" là phải đóng 1.000 đồng, hay 2.000 đồng chứ chưa hiểu rõ về ý nghĩa, về những việc làm thiết thực mà phong trào mang lại. 3- Cha mẹ học sinh không biết về phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất". Chúng ta biết rằng chất lượng giáo dục là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – và xã hội. Chính vì thế việc giữ mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình là một mối quan hệ vô cùng quan trọng. Trong thời đại ngày nay, bất kỳ hoàn cảnh gia đình nào thì việc lo cho con ăn học vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên ở mức độ là phụ huynh học sinh thì chủ yếu là chỉ quan tâm đến việc học lực của con là chủ yếu, xem con mình học khá – giỏi chứ rất ít quan tâm đến các hoạt động phong trào. Từ đó cho thấy các phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất" mà nhà trường phát động phụ huynh không nắm được, chính vì thế mà sự phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh, học sinh trong phong trào cũng gặp rất nhiều khó khăn, phụ huynh học sinh lại xem đây là một khoản tiền mình cần phải đóng chứ không biết đây là một hoạt động mang nhiều ý nghĩa. 4- Chưa phát động phong trào “Tiết kiệm Nuôi heo đất" rộng rãi đến học sinh. Do hoàn cảnh kinh tế, một số phong trào ở một số lớp chỉ phát động đến những học sinh có hoàn cảnh gia đình khá giả. Vì các em có hoàn cảnh gia đình tương đối tốt thì việc thưc hiện phong trào cũng nhanh hơn. 5- Phương pháp phát động phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất" không có hiệu quả. Từ các nguyên nhân trên cho thấy nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến phong trào “Tiết kiệm Nuôi heo đất” ngày càng kém hiệu quả là do phương pháp phát động phong trào không có hiệu quả. Khi phát động phong trào không có kế hoạch cụ thể như: mục đích, yêu cầu, thời gian thực hiện, nội dung – hình thức thực hiện, biện pháp thực hiện. Khi phát động phong trào khô khan, không thu hút được hoc sinh, không nêu bật được ý nghĩa thiết thực mà phong trào mang lại. Thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh trong việc thực hiện phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất". Chưa giáo dục tốt các em tinh thần tương thân tương ái, ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường... thông qua phong trào “ Tiết kiệm nuôi heo đất”. 6. Không có sự thi đua, tổng kết, đánh giá, thi đua, khen thưởng, Các liên đội tổ chức triển khai đến các chi đội, đội viên, nhưng rập khuôn, không có sự sáng tạo, linh hoạt theo tình hình thực tế của Liên đội mình, không có sự thi đua giữa các đội viên, không có sự tổng kết, đánh giá, khen thưởng những cá nhân và tập thể có kết quả tốt. Không có các hoạt động cụ thể làm nổi bật được ý nghĩa của phong trào. 7. Các phụ trách chi đội chưa nhiệt tình quan tâm đến các phong trào, hoạt động của tổ chức Đội. Với cuộc sống ngày càng hiện đại, với bộn bề lo toan, các thầy cô – phụ trách đội không có nhiều thời gian, tâm huyết cho hoạt động và phong trào công tác đội, không quan tâm kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các em, điều này làm cho các phong trào, hoạt động đội không thể đạt hiệu quả cao. 3. Giải pháp, biện pháp 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất" thực chất là bài học thiết thực nhất về đạo đức, lối sống cho học sinh. Thông qua phong trào này, chính các em đã góp phần giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường. Để rồi qua đó, những hạt mầm của tình tương thân tương ái sẽ dần nảy nở trong lòng các em, góp phần giúp các em hoàn thiện nhân cách, lối sống,... Chính vì thế, để phong trào “ Tiết kiệm nuôi heo đất” ngày càng lan tỏa, thu hút nhiều đội viên tham gia thì phải có những thay đổi, những biện pháp, giải pháp đối với từng đối tượng tác động đến phong trào, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền vận động. Cụ thể như sau: 3.2 Nội dung và cách thực hiện 3.2.1. Đối với BGH Ngay từ đầu năm học cần củng cố Ban phụ trách đội, phát huy tốt vai trò của giáo viên TPT, giáo viên Phụ trách đội (GVCN). Tham dự tổng kết công tác đội để nắm tình hình hoạt động của Liên đội năm học trước cũng như biết được trọng tâm của năm tiếp theo, từ đó có sự chỉ đạo cho Ban phụ trách đội từng nội dung, chỉ tiêu quan trong cần phải thực hiện. Quan tâm, chỉ đạo tới các thành phần liên quan trong kế hoạch hoạt động. 3.2.2. Đối với Giáo viên Tổng phụ trách Đội: Phát huy tốt vai trò tham mưu trong việc phát động các phong trào. Chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể như: mục đích, yêu cầu, thời gian thực hiện, nội dung hình thức và biện pháp thực hiện, lập thang điểm thi đua, điểm thưởng, theo dõi lịch bỏ heo. phát động đến toàn liên đội, đặc biệt là thông qua cuộc họp Ban phụ trách đội, họp Hội đồng sư phạm. Theo dõi, đôn đốc BCH Liên – chi đội, đội viên học sinh trong việc tham gia thực hiện các phong trào. Thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện phong trào thông qua các cuộc họp Ban phụ trách đội, họp Hội đồng sư phạm. Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, giáo dục ý nghĩa của phong trào, thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoại khóa, phát thanh măng non, bảng tin. Hướng dẫn BCH chi đội ghi chép, tổng hợp từng đợt thực hiện nuôi heo, tuyên dương kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích cao trong thực hiện phong trào “ Tiết kiệm Nuôi heo đất”. 3.2.3. Đối với giáo viên phụ trách đội (GVCN). Ngoài việc tuyên truyền dưới cờ, sinh hoạt đội và sinh hoạt sao thì việc tuyên truyền, phát động của giáo viên chủ nhiệm cũng góp phần rất quan trọng đến hiệu quả của phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất". Giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên tiếp xúc, trao đổi với các em cũng như đối với cha mẹ học sinh. Chính vì thế giáo viên chủ nhiệm sẽ là một cầu nối quan trọng để phong trào “ Tiết kiệm nuôi heo đất” đạt kết quả cao. Để thực hiện tốt, giáo viên chủ nhiệm cần: Thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở giáo dục các em về ý nghĩa của phong trào hàng ngày, đặc biệt là trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Tạo sự thân thiện, gần gũi giữa phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất” đối với các em. Cần có thái độ mềm dẻo thu hút học sinh, tránh tình trạng triển khai qua loa cho có, “em nào tham gia được thì tham gia, không tham gia thì thôi”. Cần có sự theo dõi, kiểm tra đôn đốc công tác thực hiện phong trào của lớp mình. Tạo điều kiện để cha mẹ học sinh biết về phong trào “Tiết kiệm uôi heo đất". Đối với các phong trào lớn được triển khai ngay từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm cần triển khai đến cha mẹ học sinh thông qua các cuộc họp CMHS, từ đó cùng với nhà trường tuyên truyền vận động cho CMHS hiểu và đồng tình ủng hộ kế hoạch đã đề ra. Anh chị phụ trách tham gia nuôi heo đất cùng đội viên 3.2.4. Đối với Ban chỉ huy (BCH) Liên chi đội Ban chỉ huy Liên chi đội là người trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của phong trào. Ban chỉ huy Liên – chi đội là lực lượng nồng cốt trong việc thực hiện các phong trào. Chính vì thế các em học sinh nằm trong BCH liên chi đội phải là những học sinh gương mẫu, nhanh nhẹn, có khả năng nói mang tính thuyết phục các bạn. Ban Chỉ huy Liên đội thường xuyên tuyên truyền cho các em về ý nghĩa, mục đích của phong trào “Tiết kiệm uôi heo đất", đặc biệt là các phong trào lớn như : Xây tượng Anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu, hay gây quỹ học bổng, ngôi nhà khăn quàng đỏ,. cần nêu rõ ý nghĩa cụ thể của từng phong trào. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục ý nghĩa của phong trào thông qua chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt đội, phát thanh măng non. Định hướng cho các bạn có nhiều hình thức thực hiện “Tiết kiệm nuôi heo đất" như: thu gom giấy vụn, phế liệu, tiết kiệm tiền ăn sáng,. giúp cho các bạn thực hiện phong trào dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, những học sinh tích cực tham gia phong trào đều được xem xét để BCH Liên đội khen thưởng và tuyên dương danh hiệu Đội viên có thành tích xuất sắc trong phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất”, qua đó khích lệ các em phấn đấu, hăng hái tham gia phong trào. Tấm gương tiêu biểu trong phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất tại liên đội 3.2.5. Đối với cha mẹ học sinh (CMHS) Việc giữ mối liên hệ giữa nhà trường và CMHS là rất cần thiết, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như các hoạt động khác. Khi CMHS hiểu được ý nghĩa thật sự của phong trào thì phong trào rất dễ dàng thực hiện. Cha mẹ học sinh cần giữ mối liên hệ mật thiết với nhà trường cũng như đối với giáo viên chủ nhiệm, từ đó giúp cho phụ huynh nắm rõ hơn về các hoạt động học tập của con em mình nhưng đồng thời cũng hiểu được các hoạt động phong trào trường, của lớp. Tạo điêu kiện thuận lợi cho con em tham gia tốt các hoạt do trường tổ chức, có thể sẽ giúp phát triển toàn diện học sinh. Ngoài ra khi học sinh tham gia các phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất" còn là điêu kiện để các em thể hiện mình như: ý thức tiết kiệm, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái Mặt khác, một số kế hoạch lớn trường còn phải tham khảo ý kiến của CMHS. Sự đồng tình và thấu hiểu của CMHS là một yếu tố giúp cho phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất" ở trường học đạt hiệu quả cao. Ban đại diện CMHS và giáo viên hưởng ứng phong trào Nuôi heo đất 3.2.6. Đối với Đội viên Đây là lực lượng chính tham gia vào phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất”. Phong trào có thành công hay thất bại là do lực lượng này. Để phong trào Tiết kiệm "Nuôi heo đất" thành công, thì lực lượng này phải thật sự hiểu về ý nghĩa của phong trào, nội dung, hình thức thực hiện phong trào. Nếu các em học sinh không hiểu được ý nghĩa, nội dung, hình thức thực hiện thì rất dễ làm cho phong trào sai lệch về ý nghĩa, không thực hiện được. Vì vậy các em học sinh cần phải chú ý lắng nghe thầy Tổng phụ trách triển khai kế hoạch dưới cờ, giáo viên chủ nhiệm triển khai ở lớp cũng cũng như khi tham gia sinh hoạt Đội, phát thanh măng non Tuyên truyền rộng rãi trong các bạn với hình thức truyền miệng, kêu gọi với nhau cùng thực hiện. Thực hiện phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất" theo đúng kế hoạch mà Liên đội đề ra như nội dung hình thức, thực hiện tốt theo ý nghĩa phong trào. Tránh tình trạng làm “Tiết kiệm nuôi heo đất" mà về xin tiền bố mẹ đi nộp heo đấtmà chưa hiểu hết ý nghĩa to lớn của phong trào. Phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất đã thể hiện tinh đoàn kết, tiết kiệm, tương thân tương ái góp phần thành công cho các hoạt động của trường. Các chi đội tiến hành đập heo đất 3.2.7. Đánh giá - tổng kết, thi đua – khen thưởng Sau mỗi đợt phát động phong trào nuôi heo đất tại chi đội, phải có sự ghi chép, tổng hợp, báo cáo số lượng cụ thể của từng chi đội với GVCN, TPT Đội, ghi nhận và nắm được các đội viên có tinh thần thực hiện nghiêm túc, kết quả cao. Cuối năm tổ chức Lễ đập heo đất phải công khai, kiểm tra số tiền và công bố rộng rãi trước toàn trường, ghi nhận và tuyên dương những cá nhân và tập thể có kết quả cao. Cộng điểm thi đua cho các lớp đạt chỉ tiêu và vượt chỉ tiêu, hoặc khuyến khích động viên * Ví dụ cụ thể: hoạt động nuôi heo đất tại liên đội thcs lê đình chinh Mục đích – Yêu cầu Hình thành thói quen tiết kiệm trong đội viên, thiết thực chăm lo giúp đỡ cho các bạn đội viên có hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài liên đội. Giáo dục đội viên tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách Động viên khuyến khích các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và cuộc sống. Đối tượng tham gia: Tất cả học sinh trường. Thời gian Thời gian triển khai: Bắt đầu từ tháng 9/2014 - 04/2015. Hình thức tiến hành: Liên đội phát động phong trào "Nuôi heo đất" trong toàn liên đội. Hướng dẫn cho các chi đội nuôi heo định kì theo tháng. Mỗi tháng bỏ heo một lần vào tuần đầu tiên của tháng đó. Phụ trách chi đội (GVCN) quản lý heo đất của chi đội mình, tiến hành đôn đốc chi đội bỏ heo đạt chỉ tiêu. Mỗi đợt các em bỏ heo báo số tiền cho Lớp trưởng ghi tên, số tiền, tổng hợp số tiền mỗi đợt, báo cáo GVCN, TPT đội tổng kết, kiểm tra, đánh giá. Chỉ tiêu yêu cầu: Mỗi lần bỏ heo tối thiểu 1.000 đồng/01em/01 đợt, các bạn gia đình có điều kiện hơn, khá giả hơn có thể bỏ heo nhiều hơn chỉ tiêu yêu cầu. Lớp đạt chỉ tiêu thi đua(hoặc số tiền đạt chỉ tiêu): Ví dụ: Lớp 30 HS, mỗi tháng bỏ 1 lần tối thiểu 1.000 đồng/01em. Sau 8 tháng, tương đương 8 lần bỏ heo, mỗi em sẽ bỏ heo được 8.000 đồng. Tổng cộng cả lớp đập heo sẽ được tối thiểu 240.000 đồng.(Các em HS khó khăn, hộ nghèo,không tính vào sĩ số tham gia). Thi đua – khen thưởng: Đội viên
Tài liệu đính kèm: