Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - Chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp

Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - Chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp

Hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng được nhà trường quan tâm. Hàng tháng Đội thiếu niên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động theo chủ đề như: các hoạt động văn nghệ, thể thao, giao lưu tiếng Việt; về giáo dục môi trường, An toàn giao thông, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, quy tắc ứng xử, giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh. phối hợp với gia đình, các đoàn thể thôn, buôn cùng thực hiện hiệu quả.

- Xử lý nghiêm đối với giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn. Động viên, khích lệ kịp thời những tổ khối, giáo viên tích cực, có thành tích trong công việc. Đó là một trong những tiêu chí để xếp loại thi đua cuối năm.

* Phân công chuyên môn hợp lý:

 Phân công chuyên môn một cách hợp lý là điều kiện thuận lợi giúp cho việc nâng cao chất lượng. Vì vậy ngay từ đầu năm học, việc phân công chuyên môn được tôi chú trọng hàng đầu.

Đội ngũ giáo viên được phân công giảng dạy theo năng lực từng giáo viên, trong đó ưu tiên khối lớp Một. Đội ngũ giáo viên này ngoài năng lực chuyên môn vững vàng, chữ viết đẹp thì phải khóe léo, nhiệt tình, tâm huyết và kinh nghiệm trong dạy lớp Một. Những giáo viên dạy các lớp 4; 5 cần có năng lực chuyên môn vững vàng. Những giáo viên còn lại sẽ được phân công theo năng lực, sở trường, điều kiện, hoàn cảnh, tuổi tác

Ví dụ: Lớp 1 tôi thường phân công cô Loan; cô H’Yen; cô Cảnh là những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm dạy khối lớp1, các cô chữ viết đẹp, lại còn nhiệt tình và tâm huyết với học sinh; còn khối lớp 4; 5, là cô Liễu; cô Oanh; cô Thảo; thầy Bình .là những giáo viên có năng lực chuyên môn khá vững vàng, hiểu về phong tục, tập quán của học sinh dân tộc, luôn đi sâu, đi sát với các em.

Trong những năm học vừa qua, việc phân công đã đem lại hiệu quả, chất lượng giáo dục đã được nâng lên, tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành chương trình ở các khối đã giảm từ 2,7% năm học 2014-2015 xuống còn 2,6% năm học 2015-2016.

 

doc 23 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1907Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - Chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở vật chất để đảm bảo tổ chức dạy học hai buổi/ngày (phân hiệu buôn Kuôp). Công trình vệ sinh xuống cấp; thiếu nguồn nước sạch.
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; ngoại khóa; tuyên truyền... nhằm thu hút trẻ đến trường chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức.
Bản thân tôi cũng như các giáo viên được phân công giảng dạy ở đây chưa sử dụng thành thạo tiếng của người tại chỗ (Dân tộc M’nông; Êđê) nên ảnh hưởng nhiều tới quan hệ, giao tiếp.
Các thực trạng nói trên bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
*Nguyên nhân chủ quan : 
- Phần lớn giáo viên còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ Êđê, M’nông; việc nắm bắt tâm lí, tập tục, thói quen, lối sống của học sinh DT nên chưa có biện pháp, phương pháp giáo dục hợp lí dẫn đến việc học sinh không thích đến trường học tập, ngại giao tiếp với giáo viên
- Một số giáo viên không có chí tiến thủ, không mặn mà với các phong trào, chỉ thực hiện nhiệm vụ ở mức hoàn thành, họ không quan trọng đến vấn đề thi đua. Một số giáo viên còn nói “Miễn sao cứ đến tháng nhận đủ lương là được”. Nên họ chưa thật sự phát huy hết vai trò, trách nhiệm của một người giáo viên trong việc nâng cao chất lượng học sinh.
- Việc luân chuyển giáo viên thường xuyên theo định kì 2 năm (cứ 02 năm dạy ở phân hiệu buôn Kuôp thì lại ra ngoài điểm chính dạy). Đây là một biện pháp tích cực, tránh thiệt thòi cho giáo viên. Tuy nhiên nhà trường tổ chức luân chuyển triệt để mà không có tính kế thừa; không cài cắm được những nhân tố có tiếng nói, uy tín tốt để tuyên truyền, vận động cộng đồng buôn tham gia giáo dục nhằm tạo ra những ảnh hưởng có lợi cho nhà trường với cộng đồng buôn.
- BGH nhà trường chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến việc giải quyết tận gốc, rễ những khó khăn, tồn tại trong công tác giáo dục tại buôn mà mới chỉ quan tâm đến việc gắn trách nhiệm chính cho giáo viên chủ nhiệm. Đây là một việc làm quá sức với mỗi cá nhân giáo viên nên giáo viên thường có tâm lí sợ phải vào điểm trường buôn Kuôp tạo ra một áp lực tâm lí bất lợi cho nhà trường khi phân công chuyên môn.
- Công tác chỉ đạo tổ chức sinh hoạt chuyên môn thiếu biện pháp chỉ đạo cụ thể, việc xử lý sau kiểm tra chưa thật hiệu quả.
* Nguyên nhân khách quan 
- Trường TH Dray Sáp nằm địa bàn vô cùng khó khăn, phức tạp. Trường có hai điểm trường (điểm chính đặt tại thôn An Na, điểm lẻ đặt tại buôn Kuôp). Cách xa nhau gần 10 km nhưng lại không được hưởng chế độ ưu đãi nào; đường sá đi lại mặc dù đã được nhà nước đầu tư nâng cấp nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Vào mùa nắng bụi bặm, vào mùa mưa thì đường trơn trượt, lầy lội. 	
- Học sinh đồng bào dân tộc chiếm gần 60%, các em còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp; việc tiếp thu bài còn nhiều hạn chế, học trước, quên sau; một số học sinh kỹ năng đọc còn chậm, còn có học sinh viết được nhưng đọc còn yếu. Ngôn ngữ bất đồng, vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế, hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ. Đây chính là rào cản lớn để xây dựng một môi trường học tập tốt trong học sinh.
- Điều kiện kinh tế của đại đa số các hộ dân trong buôn con đông (Mỗi hộ gia đình có bình quân khoảng từ 2- 3 con trong độ tuổi đến trường cùng học tại trường) ; Khả năng tổ chức sản xuất, canh tác còn nhiều hạn chế nên năng suất lao động còn rất thấp, đời sống còn nhiều khó khăn “Ăn bữa nay lo bữa mai”.Tư tưởng “Đói bụng thì chết chứ đói chữ không chết ”, còn tồn tại trong đại đa số CMHS nên việc vận động cho con em họ đến trường hết sức khó khăn. Nhiều CMHS bắt con ở nhà chăn bò, làm rẫy đặc biệt là vào mùa vụ. 
- Cơ sở vật chất của nhà trường mặc dù đã được sự quan tâm đầu tư xây dựng thêm phòng học song nhà trường thiếu vẫn còn thiếu 03 phòng học ở phân hiệu buôn Kuôp nên vẫn chưa đáp ứng được việc tổ chức dạy học hai buổi/ngày; công trình vệ sinh ngày càng xuống cấp; các hộ chăn nuôi làm chuồng sát ngay trường học, mùi hôi thối của phân gia súc, gia cầm bốc lên làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; không có nước sạch phục vụ sinh hoạt cho giáo viên, học sinh.
Những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ học không còn diễn ra nhiều như trước, nhưng hiện tượng nghỉ học cách nhật, đặc biệt là vào mùa vụ hay các dịp lễ tết vẫn luôn xảy ra. Là người làm công tác quản lý, tôi hiểu rõ vấn đề cấp bách của công tác duy trì sĩ số. Học sinh bỏ học, bỏ tiết sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nâng cao chất lượng giáo dục. 
Trước thực trạng đó, là một hiệu phó chuyên môn, bản thân tôi nhận thấy cần phải đổi mới công tác quản lý hoạt động chuyên môn, đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục. Muốn nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục cho học sinh mà đặc biệt là học sinh dân tộc thì trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Đây là việc làm khó, đòi hỏi người lãnh đạo phải thật sự tâm huyết, phải nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động chuyên môn của nhà trường để nâng cao chất lượng dạy - học, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Trong khuôn khổ đề tài này, bản thân đặt ra những mục tiêu như sau:
- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc.
- Duy trì sĩ số học sinh dân tộc.
- Tăng cường công tác quản lí chỉ đạo, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ giáo viên từng bước đưa các hoạt động của nhà trường đi vào nề nếp và chỉ đạo các bộ phận hoạt động nghiêm túc.
- Phân công chuyên môn hợp lý.
- Thông qua các hoạt động giáo dục, nhà trường tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân nắm bắt và hiểu rõ các chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước nói chung và về giáo dục nói riêng để từ đó giúp họ có những nhận thức đúng đắn và cùng chủ động, tích cực phối hợp với nhà trường trong mọi hoạt động...
- Phối hợp với cấp ủy, Ban tự quản và các đoàn thể như phụ nữ, mặt trận, đoàn thanh niên để làm tốt công tác tuyên truyền, giúp họ có nhận thức đúng đắn và hiểu rõ tầm quan trọng của việc học tập của con em, từ đó có cách quản lý giáo dục, nhắc nhở con em đi học chuyên cần, học tập nghiêm túc, cùng với nhà trường làm tốt công tác giáo dục.
- Thông qua các hoạt động giáo dục, nhà trường chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết, vận động các điểm nhóm Tin lành sống tốt đời đẹp đạo, từ đó làm nền tảng vững chắc cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường trong hiện tại và tương lai.
- Thực hiện nghiêm túc việc bàn giao chất lượng.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
*Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc:
Học sinh dân tộc có vốn tiếng Việt rất ít là do hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ, môi trường giao tiếp hạn hẹp. Các em chỉ nói tiếng Việt khi ở trường còn khi về với gia đình các em lại sống trong gia đình thuần tiếng dân tộc. Đây là nguyên nhân chính của việc học sinh không muốn đến trường hoặc ngại giao tiếp khi đến trường, dễ tự ti trước bạn bè và thầy cô...Vì vậy, mấu chốt để giải quyết vấn đề là nhà trường bằng nhiều hình thức, nhiều con đường phải cung cấp thật nhiều kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh để các em có cơ hội giao lưu, học tập qua bạn bè , thầy cô, qua tranh ảnh...Việc cung cấp kĩ năng sử dụng tiếng Việt nhằm giúp các em tự tin hơn vào bản thân để từng bước chiếm lĩnh kiến thức bằng chính khả năng của mình. Khi các em có đủ tự tin trong giao tiếp và học tập thì các em sẽ tự giác đến trường, thích đến trường. Để thực hiện được yêu cầu trên nhà trường đã thực hiện những biện pháp như: 
- Nhà trường xây dựng kế hoạch, triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên thực hiện việc dạy tăng cường tiếng Việt cho HSDT ngay từ đầu năm học, thể hiện ở giáo án và trong từng tiết dạy.
-Thành lập tổ tư vấn về tăng cường tiếng Việt cho học sinh.
- Chỉ đạo việc chuẩn bị Tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1 (sau khi tuyển sinh); tăng thời lượng môn Tiếng Việt lớp 1 ở phân hiệu buôn Kuôp từ 350 tiết lên 500 tiết theo cách tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; điều chỉnh thời lượng dạy học các môn học khác để tập trung ưu tiên dạy hai môn Tiếng Việt,Toán; nhà trường mượn 01 phòng học của mẫu giáo Sơn Ca để tăng buổi đối với khối lớp 1 và lớp 5 ở Buôn Kuôp lên 8 buổi/ tuần.
- Chú trọng tăng cường tiếng Việt cho học sinh thông qua các môn học, bài học, sinh hoạt tập thể, hoạt động NGLL, tăng cường luyện nói thông qua việc trả lời câu hỏi, nhắc lại câu trả lời, trình bày cách thực hiện, đặt câu hỏi, qua khai thác các kênh hình, đồ dùng trực quan; chú trọng phần luyện viết cho học sinh; tổ chức giao lưu tiếng Việt với chúng em, các trò chơi, múa hát, tiểu phẩm đơn giản với các tình huống phù hợp với thực tế trong cuộc sống hàng ngày, tổ chức phương pháp học theo nhóm, đóng vai trong phân môn tập đọc, kể chuyện, tập làm văn....tạo cơ hội cho các em bày tỏ ý kiến của mình, giúp các em tính mạnh dạn, tự tin trước tập thể. Khuyến khích học sinh ở trường cũng như về nhà giao tiếp bằng tiếng Việt.
 - Sinh hoạt chuyên môn, tổ chức các chuyên đề mang tính chuyên sâu nhằm thảo gỡ những vướng mắc trong quá trình dạy học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục cho HSDT. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, kết hợp giảng giải cả tiếng dân tộc và tiếng Việt để các em dễ hiểu bài hơn
 - Tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp; chú trọng dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh; tận dụng tối đa kênh hình và đồ dùng tự làm, sẵn có để sử dụng trong giảng dạy, đặc biệt là sử dụng trong việc giải nghĩa từ, tránh giải thích dài dòng vì vốn từ tiếng Việt của các em còn hạn chế, tạo ra giờ học sôi nổi, hứng thú, thân thiện thu hút các em đến trường và tự giác tham gia vào các hoạt động, để các em cảm thấy “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
* Duy trì sĩ số học sinh dân tộc:
 Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học là “Học mà chơi – Chơi mà học” nên các hoạt động phong trào là hết sức quan trọng trong việc thu hút các em đến trường:
-Nhà trường đã tu sửa cơ sở vật chất, trồng thêm nhiều cây xanh, làm sân xi măng sạch sẽ tạo ra cảnh quan sư phạm tốt. Thông qua các tiết HĐNGLL đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích, lí thú, lành mạnh cho học sinh, từ đó học sinh thích đến trường để được vui chơi cùng bạn bè nên hàng năm nhà trường không xảy ra tình trạng học sinh bỏ học.
- Khi phân công chuyên môn cho giáo viên, tôi yêu cầu giáo viên đi vào tìm hiểu, phân tích, tổng hợp lí lịch trích ngang của học sinh để nắm được cụ thể gia cảnh của từng học sinh, quan tâm hỏi han đến cuộc sống sinh hoạt, học tập của học sinh. Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với các bậc phụ huynh những mong có sự kết hợp hành động một cách thống nhất, có hiệu quả từ Nhà trường và gia đình.
Ví dụ: Trường hợp của em Y’Sáo Hlong lớp 4C; Y’Kơ Niê lớp 4B; Y’NiSa Bkrông lớp 3B,... gia đình khó khăn, các em lại lớn tuổi nên thường xuyên nghỉ học ở nhà để chăn bò, phụ giúp gia đình.Tôi đã sắp xếp thời gian phối hợp với giáo viên chủ nhiệm đến thăm gia đình em, vận động gia đình cho em đi học. 
-Tạo điều kiện học sinh của mình tham gia vào những hoạt động ngoại khóa bổ ích để hình thành cho các em lòng đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, tình yêu thương giữa con người với con người. Bên cạnh đó cũng có những biện pháp khen thưởng, động viên kịp thời những em hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như có biện pháp nhắc nhở, giáo dục những em chưa ngoan.
Ví dụ: Gây quỹ vì bạn nghèo, nuôi heo đất, quyên góp ủng hộ các bạn học sinh nghèo đón tết..
- Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tìm hiểu tâm lý học sinh được nhà trường chú trọng và quan tâm hàng đầu. Học sinh đến lớp được thầy cô tôn trọng ; bạn bè đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau; Được học tập và sinh hoạt trong một môi trường cởi mở, thân thiện giúp học sinh phát huy được hết khả năng của bản thân từ đó chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên.
Ví dụ: Kịp thời nắm bắt, tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao các em hay nghĩ học, tìm cách động viên, thuyết phục học sinh trở lại trường bằng nhiều hình thức như: Lập danh sách học sinh thường xuyên vắng học và phối kết hợp với Đảng uỷ UBND xã, Ban tự quản thôn buôn , các tổ chức đoàn thể tăng cường vận động học sinh ra lớp; tổ chức các buổi họp CMHS để tư vấn, vận động phụ huynh khuyến khích con em đi học.
- Nhà trường xây dựng những kế hoạch chi tiết, cụ thể chỉ đạo giáo viên, các bộ phận trong nhà trường từng bước khắc phục khó khăn để vận động học sinh đi học chuyên cần.
Ví dụ: Tổ chức giao lưu học sinh dân tộc thiểu số tại điểm trường; Quan tâm tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn; vận động các đơn vị đóng trên địa bàn thôn buôn như : Công ty du lịch Đặng Lê; khu du lịch thác Dray Nur tặng quà cho học sinh vào vào các ngày lễ tết, ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6); ngày trung thu...Phối hợp với Đoàn buôn Kuôp tổ chức các buổi lao động vệ sinh khuôn viên sạch sẽ.
 - Làm tương đối tốt công tác xã hội hoá giáo dục nhằm bổ sung, cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản đảm bảo phục vụ cho công tác dạy và học.
 Qua các hoạt động trên, năm học 2015 - 2016, chất lượng học sinh dân tộc nhà trường được nâng lên rõ rệt. Các em đi học chuyên cần hơn, đã có ý thức học bài, làm bài, học bài trước khi đến lớp, việc nói chuyện riêng trong giờ học giảm rõ rệt. Các em đã hăng hái trong phát biểu ý kiến xây dựng bài, đã hình thành những đôi bạn cùng tiến, kiên trì vượt khó, giúp đỡ nhau trong học tập...Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học giảm nhiều so với năm học trước. 
 *Tăng cường công tác quản lí chỉ đạo, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ giáo viên:
- Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường là kết quả của công tác quản lý, chỉ đạo. Điều đó có nghĩa người cán bộ quản lý là người tiên phong trong mọi hoạt động kể cả công tác vận động và duy trì sĩ số hoạc sinh. Bản thân tôi luôn suy nghĩ “ Người quản lý không phải cứ ngồi đó chỉ tay 5 ngón hay đưa ra các kế hoạch cụ thể và yêu cầu cấp dưới phải thực hiện”, mà người quản lý phải là người đi sâu đi sát cùng với giáo viên, luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên chủ động tham mưu cho lãnh đạo trường các giải pháp về chuyên môn. Quan tâm đến sự tiến bộ của mỗi thành viên trong trường bằng việc động viên, khích lệ kịp thời. Đánh giá đúng về năng lực của đội ngũ, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tiếp cận với những phương pháp hay, mới trong giáo dục.
- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo qua các hình thức: tự học tự nghiên cứu và học hỏi qua đồng nghiệp, thao giảng, dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm, nghiêm túc để cùng nhau tiến bộ. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao ý thức tự học, tự rèn cho đội ngũ giáo viên; tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng chuyên môn như: học tiếng Êđê, tham gia tập huấn do các cấp tổ chức, từ đó vận dụng vào công việc đạt hiệu quả.	
- Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù học sinh dân tộc thiểu số, Dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm. Tuy nhiên còn có nhiều giáo viên không dám sử dụng nhiều các hoạt động trong giảng dạy vì sợ “cháy giáo án”.Vì vậy, tiết học trở nên nặng nề, căng thẳng, ít hiệu quả. Do vậy muốn tiết dạy đạt hiệu quả thì giáo viên cần thực hiện các biện pháp giảng dạy nhẹ nhàng, sôi động gây hứng thú cho học sinh giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Bên cạnh đó chất lượng học tập của học sinh DT phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phương pháp học, thái độ học và kỹ năng học.
Ví dụ: Hướng dẫn các em việc xây dựng thời gian biểu cho các hoạt động học tập hàng ngày, tuần, tháng; rèn cho học sinh kỹ năng học tập trên lớp, tư duy độc lập, khả năng diễn đạt ngôn ngữ tiếng Việt, kỹ năng học bài, làm bài, tham gia phát biểu... Đặc biệt, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách thức học tập ở nhà, chú trọng đến việc tổ chức học nhóm với các bạn cùng lớp.
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá: Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.
 Cần quan tâm đến từng đối tượng học sinh cả về đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh gia đình.
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng được nhà trường quan tâm. Hàng tháng Đội thiếu niên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động theo chủ đề như: các hoạt động văn nghệ, thể thao, giao lưu tiếng Việt; về giáo dục môi trường, An toàn giao thông, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, quy tắc ứng xử, giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh... phối hợp với gia đình, các đoàn thể thôn, buôn cùng thực hiện hiệu quả.
- Xử lý nghiêm đối với giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn. Động viên, khích lệ kịp thời những tổ khối, giáo viên tích cực, có thành tích trong công việc. Đó là một trong những tiêu chí để xếp loại thi đua cuối năm.
* Phân công chuyên môn hợp lý:
 Phân công chuyên môn một cách hợp lý là điều kiện thuận lợi giúp cho việc nâng cao chất lượng. Vì vậy ngay từ đầu năm học, việc phân công chuyên môn được tôi chú trọng hàng đầu. 
Đội ngũ giáo viên được phân công giảng dạy theo năng lực từng giáo viên, trong đó ưu tiên khối lớp Một. Đội ngũ giáo viên này ngoài năng lực chuyên môn vững vàng, chữ viết đẹp thì phải khóe léo, nhiệt tình, tâm huyết và kinh nghiệm trong dạy lớp Một. Những giáo viên dạy các lớp 4; 5 cần có năng lực chuyên môn vững vàng. Những giáo viên còn lại sẽ được phân công theo năng lực, sở trường, điều kiện, hoàn cảnh, tuổi tác 
Ví dụ: Lớp 1 tôi thường phân công cô Loan; cô H’Yen; cô Cảnh là những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm dạy khối lớp1, các cô chữ viết đẹp, lại còn nhiệt tình và tâm huyết với học sinh; còn khối lớp 4; 5, là cô Liễu; cô Oanh; cô Thảo; thầy Bình ....là những giáo viên có năng lực chuyên môn khá vững vàng, hiểu về phong tục, tập quán của học sinh dân tộc, luôn đi sâu, đi sát với các em.
Trong những năm học vừa qua, việc phân công đã đem lại hiệu quả, chất lượng giáo dục đã được nâng lên, tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành chương trình ở các khối đã giảm từ 2,7% năm học 2014-2015 xuống còn 2,6% năm học 2015-2016. 
*Quan tâm đến học sinh cá biệt, học sinh chưa hoàn thành:
 Trường Tiểu học Dray Sáp năm học 2015 - 2016 có 307 em, bình quân khoảng 20 học sinh/lớp. Tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành khá cao. Đặc biệt, nhiều lớp vẫn còn tình trạng học sinh “ngồi sai lớp”. Nếu giáo viên không quan tâm đến những em này thì chắc chắn số học sinh chưa hoàn thành và những em “ ngồi sai lớp” lại sẽ lưu ban vào cuối năm học. Vì vậy ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo cho tất cả giáo viên chủ nhiệm khảo sát chất lượng đầu năm và phân loại đối tượng học sinh, để có từ đó có biện pháp phụ đạo những học sinh còn chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng. 
Ví dụ: Để việc giảng dạy có hiệu quả, tăng cường luyện đọc, viết cho các em còn đọc yếu, viết chậm. Nhà trường đã phân công cho một số giáo viên chuyên còn thiếu tiết đảm nhận rèn đọc, viết cho các em. Với giải pháp này, những học sinh đọc yếu, viết chậm đã có thể tiếp thu được và bước đầu có tiến bộ vượt bậc như em: Y’Nisa Niê lớp 3B; Y’Diam Hlong lớp 4B; Y’Bân Ê ban lớp 5B... Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm lập tổ học tập, đôi bạn cùng tiến để giúp đỡ nhau trong học tập. Ngoài ra giáo viên thường xuyên xuống gia đình để hướng dẫn các em về phương pháp học ở nhà; phối hợp với gia đình xây dựng góc học tập cho các em 
* Thông qua các hoạt động giáo dục, nhà trường tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân nắm bắt và hiểu rõ các chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước:
Thực hiện tuyên truyền và phổ biến những chủ trương cũng như các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác giáo dục HSDT, đồng thời lồng ghép công tác phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức đơn giản, gần gũi, dễ hiểu; thông qua những buổi nói chuyện với một hoặc một nhóm người; một cuộc họp buôn... để tuyên truyền đặc biệt là Luật giáo dục; Chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta ...để từ đó CMHS hiểu và nắm chắc chủ trương,đường lối của Đảng và nhà nước, ngăn chặn sự lợi dụng trình độ dân trí thấp để tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch .
 Thường xuyên tuyên truyền các chính sách quan tâm đến giáo dục, quan tâm đến đồng bào dân tộc tại chỗ và các chủ trương xã hội hoá giáo dục theo phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trên cơ sở cân đối tài chính của đơ

Tài liệu đính kèm:

  • docth_142_7265_2010863.doc