Đề tài Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3 - 4 tuổi tham gia hoạt động âm nhạc

Đề tài Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3 - 4 tuổi tham gia hoạt động âm nhạc

Nhờ có đồ dùng đồ chơi mà hoạt động âm nhạc trở nên phong phú, trẻ

tiếp thu những nội dung giáo dục một cách nhẹ nhàng, thoải mái mà lại sâu sắc

và đạt kết quả cao.

Khác với trò chơi tổ chức trong quá trình học hát, vận động, hát nghe. thì

“Trò chơi âm nhạc" có tác dụng, cấu trúc riêng biệt giúp trẻ phát triển năng

khiếu âm nhạc, tạo cho trẻ có phản xạ nhanh nhạy, phát triển trí tuệ, củng cố và

rèn luyện các nội dung âm nhạc. Vì vậy từ những trò chơi có sẵn trong chƣơng

trình, tôi đã nghiên cứu thay đổi các hình thức chơi cho phù hợp với từng nội

dung giáo dục, từng chủ điểm cụ thể cho trẻ lớp tôi"

Ví dụ: Chủ đề Gia đình có nội dung trọng tâm là hát nghe bài: Đƣa cơm

cho mẹ đi cày - Hàn Ngọc Bích, tôi cùng cô phụ sẽ đóng vai mẹ - con thật cảm

động để dẫn dắt trẻ đến bài hát nghe một cách tự nhiên

Nhƣ vậy việc tìm ra cách tổ chức hoạt động, các trò chơi âm nhạc hấp dẫn

sinh động, phù hợp sẽ luôn gây hứng thú, thu hút trẻ tập trung vào các giờ học, trẻ

hoạt động tích cực thoải mái góp phần tạo nên sự thành công cao trong giờ học

pdf 17 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 9504Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3 - 4 tuổi tham gia hoạt động âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xúc, trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi trẻ còn nằm trong nôi. Trẻ mầm non 
dễ cảm xúc, rất ngây thơ trong sáng lành mạnh. Nên sự yêu thích âm nhạc của bé 
là một yêu cầu không thể thiếu. Âm nhạc là món ăn tinh thần giúp trẻ lắng dịu, 
tạo cảm giác đầm ấm, an toàn dễ chịu, đồng thời âm nhạc cũng có tác dụng ngƣợc 
 3 
lại, giúp cho trẻ thụ động nhút nhát sẽ trở nên linh hoạt khi đƣợc tiếp xúc với tính 
chất mạnh mẽ, lôi cuốn của tiết tấu và âm thanh của âm nhạc. 
 Tại trƣờng mầm non chúng tôi cũng luôn triển khai một cách sâu rộng, 
toàn diện nội dung giáo dục âm nhạc tới tập thể cán bộ giáo viên trong nhà 
trƣờng. Giáo viên trong từng khối lớp cũng đã đƣợc tham dự các lớp học tập 
huấn, kiến tập chuyên đề phát triển thẩm mỹ. Tuy nhiên, để có kiến thức sâu hơn 
có thể giúp trẻ ngày càng yêu thích hơn trong hoạt động âm nhạc thì vai trò của 
ngƣời giáo dục cần phải làm những gì? 
 2. Thực trạng của vấn đề: 
Căn cứ vào mục đích và nội dung giáo dục âm nhạc hiện hành,Vụ giáo 
dục mầm non đã có văn bản số 5434/GDMN hƣớng dẫn giáo viên mầm non 
thực hiện tiết dạy giáo dục âm nhạc có nội dung cố định nhằm triển khai hết các 
dạng hoạt động âm nhạc (Ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát, trò chơi âm 
nhạc). Song việc thực hiện này có phần chƣa phù hợp với đặc điểm trẻ mầm 
non, các nội dung bị lặp lại nhiều lần không tạo đƣợc hứng thú cho trẻ. 
Hơn nữa trẻ 3-4 tuổi thời kỳ này ở trẻ xuất hiện tính tự chủ, thích hoạt 
động khá cao. Trẻ nói và hát trong mọi hoạt động, thích nghe nhạc, biết đáp ứng 
lại và hay bắt chƣớc nhƣng cử chỉ, hành động của ngƣời khác. Trẻ nhận ngay 
đƣợc và hát đƣợc bài hát quen thuộc, giai điệu quen thuộc hát đi hát lại một bài 
hát, thích làm quen với nhạc cụ mới, biết nghe dạo nhạc, biết thể hiện tình cảm 
khi múa hát. Trẻ có ấn tƣợng sâu sắc khi nghe nhạc qua đài, xem băng đĩa 
cảm xúc và hứng thú âm nhạc tƣơng đối ổn định và hƣởng ứng theo giai điệu 
của bài hát.Chính vì vậy tôi mong muốn các con luôn hứng thú với các hoạt 
động âm nhạc để âm nhạc góp phần nuôi dƣỡng phát triển tâm hồn trẻ thơ 
Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của 
lớp mình tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 
2.1. Thuận lợi 
Nhà trƣờng có bề dày thành tích, có đội ngũ quản lý dày dạn kinh nghiệm. 
Ban giám hiệu có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm quản lý với 
đa số đồng chí trình độ cao đẳng , đại học. Đội ngũ giáo viên trong trƣờng 100% 
đạt chuẩn và trên chuẩn. 
Đội ngũ giáo viên đƣợc đào tạo bài bản, có trình độ trên chuẩn, có lòng 
nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, luôn tìm tòi, sáng tạo. Thƣờng xuyên đƣợc tham 
gia các hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn do các cấp tổ chức. 
 4 
Trƣờng Mầm non chúng tôi thƣờng xuyên đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện 
các tiết kiến tập chuyên đề phát triển thẩm mỹ. 
 Bản thân tôi đƣợc nhà trƣờng phân công dạy ở lớp 3 tuổi, đa số các con 
đƣợc làm quen với âm nhạc qua chƣơng trình nhà trẻ 24-36 tháng, nên các con 
tiếp thu nhanh giúp cho việc học có hiệu quả. 
 Ba giáo viên trong lớp đều có kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ. Ba cô 
đều nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có khả năng sáng tạo, tổ chức nhiều hình thức 
trò chơi phong phú, thƣờng xuyên thay đổi các hình thức dạy linh hoạt, hấp dẫn, 
mới lạ đối với trẻ. 
 2.2. Khó khăn 
 Về bản thân giáo viên: 
 Một số giáo viên phụ trách nhóm lớp 3 - 4 tuổi có hình thức tổ chức hoạt 
động âm nhạc còn thiếu sáng tạo, chƣa thành thạo đàn nhạc và chƣa thể hiện hết 
khả năng phong cách nghệ thuật trong các hoạt động âm nhạc. 
 Công việc chăm sóc - giáo dục trẻ ở lớp chiếm nhiều thời gian nên việc 
tìm hiểu, nghiên cứu của giáo viên còn hạn chế. 
 Về cơ sở vật chất: Do trƣờng đang trong thời gian xây dựng nên cơ sở vật 
chất tại cơ sở hiện tại hơi chật chội chƣa có điều kiện để xây dựng phòng học âm 
nhạc đa năng riêng cho trẻ. Đồ dùng, đồ chơi còn nghèo nàn về chủng loại, đa số 
là đồ dùng mua sẵn. 
 Về phía trẻ: 
 Trong lớp còn có trẻ mắc bệnh tự kỉ, tăng động hoặc các bệnh khác liên 
quan đến sức khỏe của trẻ (dị ứng, hen, viêm mũi) 
 Đặc biệt, có nhiều trẻ sinh cuối năm nên khả năng nhận thức còn hạn chế. 
Ngoài ra còn có những trẻ mới bắt đầu đi học nên còn nhút nhát, ngôn ngữ chậm 
phát triển và hát chƣa rõ lời . 
Tổng số trẻ đầu năm của lớp tôi là : 47 trẻ 
Qua quan sát đánh giá trẻ đầu năm tôi nhận thấy: 
Nội dung Số trẻ Kết quả 
 Trẻ hứng thú hoạt động 15 32% 
 Trẻ biết vận động 9 20% 
 Trẻ hát đúng giai điệu 16 33% 
 5 
 Trẻ hát ngọng 7 15% 
 Đó chính là những khó khăn mà tôi gặp khi dạy lớp mẫu giáo bé. Điều đó 
đặt ra cho tôi nhiều suy nghĩ, phải dùng những biện pháp nào để giúp trẻ mẫu 
giáo bé 3- 4 tuổi hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc một cách hiệu quả nhất? 
 3. Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3- 4 tuổi tham gia hoạt động 
âm nhạc. 
Có thể nói ở lứa tuổi mẫu giáo, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ phát triển khá 
nhanh, tâm hồn trẻ nhạy cảm, dễ xúc cảm với những cảnh vật xung quanh. Hơn 
nữa âm nhạc còn là phƣơng tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát 
triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm.Vì vậy có thể coi nhƣ âm nhạc 
là một bộ phận không thể tách rời trong công tác giáo dục mẫu giáo một cách 
toàn diện. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, qua sự học hỏi, tìm tòi và nghiên 
cứu của mình, tôi đã áp dụng một số biện pháp sau. 
 3.1. Nắm chắc mục đích yêu cầu từng loại hoạt động âm nhạc. 
Trong hoạt động âm nhạc có nhiều dạng hoạt động khác nhau. Dựa trên 
cơ sở khoa học mẫu giáo tiên tiến, Vụ Giáo dục Mầm non - Bộ giáo dục và đào 
tạo đã chính thức biên soạn chƣơng trình " Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non 
" cấu trúc bằng các dạng hoạt động : Ca hát - Nghe nhạc - Vận động theo nhạc 
và Trò chơi âm nhạc - Tổ chức hoạt động tổng hợp nghệ thuật cho trẻ hoặc tổng 
hợp các dạng hoạt động trên. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế về khả năng âm nhạc 
của giáo viên, về trình độ văn hoá âm nhạc nói chung. Do đó, trƣớc mỗi bài hát, 
mỗi giờ hoạt động âm nhạc giáo viên cần nắm chắc mục đích yêu cầu trọng tâm 
của hoạt động để có cách tổ chức cho phù hợp với tình hình của lớp và khả năng 
nhận thức của trẻ. 
Ví dụ: 
Nội dung trọng tâm là dạy kỹ năng ca hát thì cô giáo cần nắm đƣợc mục 
đích yêu cầu của hoạt động này là gì? (Thuộc lời bài hát, thể hiện tình cảm của 
bài hát, phát âm rõ lời hát...) 
Hay khi dạy trẻ kỹ năng vận động theo tiết tấu là trọng tâm, thì mục đích 
yêu cầu cần xác định rõ là (Trẻ hát trôi chảy, biết thể hiện tình cảm của bài hát, 
hứng thú thể hiện các hình thức vận động khác nhau theo tiết tấu kết hợp lời bài 
hát). Sau khi đã nắm chắc mục đích yêu cầu của từng loại hoạt động âm nhạc, 
tôi tiến hành các biện pháp sau: 
 3.2. Giáo viên tự rèn luyện nâng cao khả năng âm nhạc. 
 6 
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn nhƣng không dễ, đòi hỏi 
giáo viên phải có khả năng âm nhạc, hát, múa, khả năng tổ chức... chính vì vậy, 
tôi đã sƣu tầm sách, tuyển tập, băng đĩa nhạc... để có thể thuộc và nắm chắc 
thêm nhiều bài hát hay để lựa chọn và dạy trẻ nhƣ: Đĩa nhạc Xuân Mai, Xuân 
Nghi, Khánh Linh ... Tuyển tập nhạc “Búp bê bằng bông, Thế giới ngày mai, 
100 bài hát hay tuổi mầm non". 
Tôi còn thƣờng xuyên tham khảo các tài liệu chuyên ngành nhƣ: “Tạp chí 
giáo dục mầm non, Gia đình và Bé, Báo hoạ mi", “Tuyển tập trò chơi cho bé" để 
cập nhật thông tin, lựa chọn bài hát, cách làm đồ chơi, các trò chơi hay, phù hợp 
với hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ lớp tôi. 
Tôi luôn tận dụng mọi cơ hội để tham quan, dự giờ đồng nghiệp để rút ra 
những kinh nghiệm cho bản thân khi tổ chức các giờ giáo dục âm nhạc cho trẻ. 
* Đối với bài hát dạy trẻ hay bài hát nghe, tôi phải luyện tập hít sâu, thở 
đều để khi hát không bị hụt hơi, tiếp theo phải luyện thanh. Sau đó tôi sẽ đi sâu 
nghiên cứu bản nhạc để nắm chắc đƣợc giai điệu, các dấu luyến láy ngắt nghỉ... 
của bài hát và xác định giọng cho phù hợp với cô và trẻ khi hát. 
 * Xác định giọng: muốn xác định giọng trƣớc tiên tôi căn cứ vào nốt 
nhạc cuối cùng của bản nhạc và dấu hóa biểu của bản nhạc đó, xem đầu hóa biểu 
là dấu thăng hay dấu giáng. Sau đó xác định nốt kết của bản nhạc là kết ở nốt 
nào, bậc mấy của âm chủ, nếu là bậc 1 hoặc bậc 5 của âm chủ giọng trƣởng thì 
đó là giọng trƣởng, nếu của giọng thứ thì đó là giọng thứ. 
Luyện tập đàn: Việc sử dụng đàn của tôi còn nhiều hạn chế. Do đó tôi thƣờng 
xuyên học hỏi kinh nghiệm đàn hát của đồng nghiệp nhất là của giáo viên cùng 
lớp. 
 Ví dụ: Khi cho trẻ nghe hát bài “ Gió mẹ - Dân ca Khmer Nam Bộ" tôi kết 
hợp các động tác nhẹ nhàng uyển chuyển thể hiện tình yêu với mẹ của bé. Tuy vậy 
động tác tôi chọn không quá khó cũng không quá cƣờng điệu để trẻ nghe và dễ cảm 
nhận, đồng thời với các bài hát có động tác khó tôi sẽ cùng các bạn động nghiệp 
tìm tòi, sáng tạo nên những động tác cho phù hợp với nội dung bài hát 
 3.3. Lựa chọn nhiều cách tổ chức hoạt động âm nhạc, các trò chơi âm nhạc 
sinh động thu hút trẻ. 
 Âm nhạc là một hoạt động mang sắc thái sôi động, vui tƣơi nhƣng để gây 
hứng thú cho trẻ trong suốt quá trình hoạt động cũng nhƣ hiệu quả giáo dục cao 
thì cách tổ chức, hoạt động sáng tạo, hợp lý, theo hƣớng mở của giáo viên là cực 
kỳ quan trọng. Điều đó tạo cho trẻ phát huy tốt nhất khả năng của mình, trẻ tích 
 7 
cực chủ động mạnh dạn tham gia các hoạt động nghệ thuật. Nhận thức đƣợc nhƣ 
vậy nên tôi đã thử nghiệm áp dụng ngay vào phần mở đầu của hoạt động giáo 
dục âm nhạc. 
 Ví dụ: Chủ đề “Thế gới thực vật “ 
Với bài dạy : nội dung trọng tâm là Hát nghe bài: “ Hoa của mẹ " 
 nội dung kết hợp là Trò chơi âm nhạc. 
Tôi tổ chức hoạt động âm nhạc dƣới dạng chƣơng trình “Trò chơi âm nhạc". Tôi 
giới thiệu từng đội trẻ chơi chào khán giả. Sau đó tổ chức từng nội dung giáo 
dục theo tên gọi trò chơi. 
 + Phần 1:Trò chơi âm nhạc mang tên “ Ban nhạc trẻ “ 
Cô chia trẻ thành 3 đội chơi, mỗi đội sẽ trở thành một ban nhạc.Mỗi ban nhạc 
phải chú ý nghe nhạc để đoán đƣợc tên bài hát. Đội nào đoán nhanh, đoán đúng 
sẽ đƣợc lên sân khấu biểu diễn nhƣ những ban nhạc trẻ 
 + Phần 2: Nghe hát đƣợc mang tên “ Khán giả may mắn"- Cô giáo đóng 
vai ca sĩ. Trẻ sẽ đƣợc nghe ca sĩ hát tặng và biểu diễn bài hát nghe dƣới nhiều 
hình thức khác nhau, lần hát nghe cuối thì những khán giả may mắn nhất sẽ 
đƣợc lên biểu diễn bài hát nghe cùng ca sĩ 
Thông qua các tổ chức cho trẻ “ Học bằng chơi - chơi mà học", nhƣ vậy 
đã giúp trẻ lớp tôi hứng thú tới tận cuối giờ hoạt động. Trẻ thật sự mạnh dạn, tự 
tin khi thể hiện khả năng của mình. Ngoài ra việc nghiên cứu, tập thể hiện các 
động tác minh hoạ, đạo cụ phù hợp cũng góp phần quan trọng tạo nên sự đa 
dạng, hấp dẫn, mới lạ cho giờ hoạt động âm nhạc, tạo sự hứng thú cho trẻ. 
 Ví dụ: 
- Với bài “Tôm, cua, cá thi tài"- Hoàng Thị Dinh tôi thấy đây là một bài 
hát rất vui nhộn, thể hiện sự thi đua giữa các con vật nên tôi tìm âm sắc (voice) 
nhanh, nảy với tốc độ (tempo): 115 -> 118, kết hợp lồng ghép tiếng nƣớc chảy, 
tiếng mƣa rơi... tạo cho bản nhạc có sự sống động, giúp cho trẻ có cảm giác nhƣ 
đang đƣợc chứng kiến cuộc thi tài của tôm, cua, cá ở ngoài ao vậy. 
Ví dụ: Với bài hát “Qùa mùng 8/3" - Tác giả: Hoàng Long thể hiện tình cảm, 
lòng biết ơn cô và mẹ nên tôi sử dụng những động tác nhún, nhảy, khoẻ khoắn, 
với những động tác mềm mại, uyển chuyển làm động tác cầm hoa bằng 2 tay đá 
chéo chân sang 2 phía, sau đó chuyển tay đƣa chếch lên cao sang 1 hƣớng, đến 
câu cuối “Qùa mùng 8/3, quà mùng 8/3, hai tay làm động tác nhẹ nhàng cầm hoa 
truớc ngực rồi đƣa 2 tay ra phía trƣớc nhƣ tặng hoa cho mẹ.Tôi quan sát thấy 
 8 
việc thể hiện động tác kết hợp sử dụng hoa cho bài hát này rất phù hợp, làm cho 
bài hát hấp dẫn trẻ hơn và giáo dục ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam rất sâu sắc. 
Nhờ có đồ dùng đồ chơi mà hoạt động âm nhạc trở nên phong phú, trẻ 
tiếp thu những nội dung giáo dục một cách nhẹ nhàng, thoải mái mà lại sâu sắc 
và đạt kết quả cao. 
Khác với trò chơi tổ chức trong quá trình học hát, vận động, hát nghe... thì 
“Trò chơi âm nhạc" có tác dụng, cấu trúc riêng biệt giúp trẻ phát triển năng 
khiếu âm nhạc, tạo cho trẻ có phản xạ nhanh nhạy, phát triển trí tuệ, củng cố và 
rèn luyện các nội dung âm nhạc. Vì vậy từ những trò chơi có sẵn trong chƣơng 
trình, tôi đã nghiên cứu thay đổi các hình thức chơi cho phù hợp với từng nội 
dung giáo dục, từng chủ điểm cụ thể cho trẻ lớp tôi" 
Ví dụ: Chủ đề Gia đình có nội dung trọng tâm là hát nghe bài: Đƣa cơm 
cho mẹ đi cày - Hàn Ngọc Bích, tôi cùng cô phụ sẽ đóng vai mẹ - con thật cảm 
động để dẫn dắt trẻ đến bài hát nghe một cách tự nhiên 
Nhƣ vậy việc tìm ra cách tổ chức hoạt động, các trò chơi âm nhạc hấp dẫn 
sinh động, phù hợp sẽ luôn gây hứng thú, thu hút trẻ tập trung vào các giờ học, trẻ 
hoạt động tích cực thoải mái góp phần tạo nên sự thành công cao trong giờ học. 
 3.4. Làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi âm nhạc hấp dẫn, phù hợp với trẻ. 
 Tạo nguyên vật liệu tự nhiên làm phƣơng tiện cho trẻ hoạt động nghệ 
thuật. Từ các đồ chơi tự tạo (thanh tre, hòn sỏi, xúc xắc) trẻ sẽ vừa hát vừa đệm 
theo nhịp điệu bài hát hoặc theo mẫu hình tiết tấu thông dụng với gợi ý của giáo 
viên. Cũng từ những đồ chơi bằng nguyên vật liệu, tƣ liệu, trẻ sẽ tạo thành 
những âm thanh to, nhỏ, âm thanh cao độ, âm thanh khác nhau giữa các đồ vật. 
Cùng với lời ca, điệu múa, bản nhạc, thì đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn, 
mới lạ là phƣơng tiện hỗ trợ hữu hiệu cho giáo viên trong quá trình tổ chức giáo 
dục âm nhạc cho trẻ. Trên thực tế tôi đã sử dụng các loại đồ dùng, đồ chơi: 
Tranh, ảnh, nhạc cụ, mũ âm nhạc, đồ chơi... và lặp đi lặp lại nhiều lần ở nhiều 
giờ giáo dục âm nhạc khác nhau nên không gây sự tò mò thích thú cho trẻ nữa. 
Vì vậy tôi đã tìm tòi, sƣu tầm nguyên vật liệu sẵn có, rẻ tiền, dễ kiếm để làm ra 
những đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho bộ môn âm nhạc. Bởi những loại đồ dùng 
ấy không cần thiết phải đắt tiền, phức tạp. 
 Ví dụ: Tôi tận dụng vỏ hộp nến thơm, đồ chơi lồng hộp của nhà trẻ, vỏ 
hộp bia... cho sỏi, khuy nhựa, cúc, vỏ trai, vỏ dừa khô... Rồi gắn ốp hai mặt vào 
nhau, dùng dây nhôm gắn với hai đầu hộp, uốn thành tay cầm, sau đó sơn; dán 
trang trí lên vỏ hộp tạo thành nhạc cụ gõ đệm. 
 9 
 Tôi tận dụng các tấm nhựa trang trí còn thừa cắt thành hình các loại nhạc cụ 
rồi dán trang trí cho trẻ biểu diễn, trẻ vô cùng thích thú 
 Các chủ điểm năm học tôi đã làm các loại đồ dùng đồ chơi phù hợp để 
gây hứng thú cho trẻ, đồng thời cung cấp, củng cố và mở rộng hiểu biết của trẻ 
về thế giới xung quanh. 
 Với bài hát “Em thích làm chú bộ đội", các bé rất hào hứng khi có một bạn 
trong lớp đóng vai chú bộ đội hành quân . Tôi cho bé mặc trang phục chú bộ đội 
để bé hứng thú tham gia vào giờ học. 
 - Nhằm gây hứng thú cho trẻ, với các bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân" và 
bài hát “Cô giáo là cô tiên", tôi mời một số trẻ mặc trang phục chú công nhân và 
trang phục của cô giáo đóng vai cô giáo và chú công nhân lên hát cùng cô và các 
bạn. Cách học này giúp cho trẻ lớp tôi rất hứng thú, giúp trẻ nhanh thuộc lời bài 
hát và thể hiện đúng giai điệu bài hát trong các hoạt động âm nhạc của chủ đề 
nghề nghiệp 
 - Qua việc mặc trang phục cho trẻ hoạt động sẽ tạo hứng thú cho trẻ với bài 
hát nghe, mặt khác giúp trẻ củng cố nhận biết một số nghề qua một vài đặc điểm 
nổi bật. 
 Để đồ dùng, đồ chơi âm nhạc gây đƣợc ấn tƣợng sâu sắc đối với trẻ, tôi 
đã tổ chức cho trẻ cùng tham gia tìm kiếm nguyên vật liệu và làm đồ dùng đồ 
chơi cùng các cô và các bạn. Và tôi đã thực hiện vào giờ “Hoạt động góc" 
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới Thực vật" 
Tôi cùng trẻ chọn nguyên liệu làm mũ múa là bìa, giấy màu. Tôi hƣớng 
dẫn trẻ cùng in màu quả (bằng giấy màu), cắt và dùng keo dán lên bài tạo thành 
những chiếc mũ múa về các loại quả khác nhau. 
Trang trí các loại nhạc cụ sẵn có, tôi cho trẻ dán hoa lá và xắc xô, trống, 
dán tua hoặc dây nơ vào phách tre, kèn... 
Khi tham gia làm đồ dùng đồ chơi sẽ gây hứng thú cho trẻ, rèn các kỹ 
năng tạo hình, giáo dục trẻ ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi. 
 3.5. Giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động khác: 
 Hiện nay việc tổ chức cho trẻ làm quen với âm nhạc thực sự đa dạng và 
phong phú, trẻ tiếp thu những nội dung giáo dục, trẻ đƣợc tiếp xúc với âm nhạc 
ở mọi lúc mọi nơi. Vì vậy tôi đã tranh thủ tận dụng mọi cơ hội, tình huống hợp 
lý để trẻ đƣợc tiếp xúc với âm nhạc. 
Ví dụ: Giờ đón trẻ: 
 10 
Để tạo không khí vui tƣơi, lôi cuốn trẻ khi đến lớp tôi chọn một số bài hát nhƣ: 
“Vui đến trƣờng" - Lê Quốc Thắng, “Cháu đi mẫu giáo"- Phan Minh Tuấn, “Cô 
và mẹ" - Phạm Tuyên , “Ở trƣờng cô dạy em thế" - nhạc nƣớc ngoài, .. cho trẻ 
nghe hoặc xúm xít quanh cô và hát. Đồng thời giúp trẻ làm quen, củng cố các 
bài hát trẻ đã học. 
- Tôi tập hợp trẻ để trò chuyện và kết thúc hoạt động bằng bài hát “Lại đây với 
cô" hay “Cất đồ chơi"... tôi còn tạo điều kiện cho trẻ đƣợc sử dụng các đồ dùng 
âm nhạc tự tổ chức hoạt động âm nhạc theo ý thích của trẻ. Trò chơi sẽ gây 
hứng thú và vui vẻ hơn, đồng thời rèn luyện đƣợc kỹ năng âm nhạc, phát triển 
năng khiếu âm nhạc cho trẻ. 
Cung cấp cho trẻ kiến thức và kinh nghiệm trong cuộc sống thông qua 
hoạt động nghệ thuật. Trẻ đƣợc cô dạy hát đúng cao độ, tiết tấu, hát thể hiện sắc 
thái tình cảm mô tả hình tƣợng âm nhạc, cùng với sự giảng giải của cô và những 
kinh nghiệm trong cuộc sống trẻ sẽ diễn tả đƣợc những hình ảnh sinh động làm 
phong phú hơn cho đời sống của mình trong lĩnh vực nghệ thuật và làm giàu trí 
tƣởng tƣợng. 
 Cô dạy trẻ minh hoạ nội dung âm nhạc bằng các động tác vừa mang tính 
nghệ thuật vừa mô phỏng các hoạt động của đời sống thực sẽ tạo ra mối liên hệ 
chặt chẽ giữa nghệ thuật với đời sống. 
 Đặc biệt thông qua việc trẻ đƣợc đóng vai các con vật để thực hiện các trò 
chơi nghe cao độ, âm thanh, nghe âm lƣợng, âm sắc, sẽ giúp trẻ phát triển tai 
nghe, phát triển năng khiếu âm nhạc. 
 Trong hoạt động có chủ đích tôi tổ chức cho trẻ đóng vai phù hợp với nội 
dung bài hát. 
Ví dụ: - Chủ điểm “Phƣơng tiện và luật lệ giao thông" tôi sử dụng bài hát 
“Em đi qua ngã tƣ đƣờng phố" - Hoàng Văn Yến, trẻ đóng vai minh họa các loại 
phƣơng tiện tham gia giao thông, các hoạt động kết hợp theo nhạc sẽ tăng thêm 
sự hào hứng, chính xác hơn của các động tác. 
- Chủ điểm “Gia đình" tôi sử dụng bài hát “Bà còng đi chợ" - Phạm Tuyên, trẻ 
đóng vai bà còng, tôm tép có hành động minh họa theo nội dung của bài hát để 
trẻ luôn hứng thú và hát chính xác giai điệu của bài hát. 
 Ngoài giờ hoạt động âm nhạc trong chƣơng trình, việc tổ chức lồng ghép 
âm nhạc vào các giờ học khác tạo nên hiệu quả giáo dục một cách tổng hợp, 
giúp giờ học thêm sinh động hấp dẫn. 
VD: Hoạt động tạo hình dạy trẻ vẽ “Các loại phƣơng tiện giao thông" 
 11 
Tôi gây hứng thú cho trẻ vào giờ học bằng bài hát “Bạn ơi có biết" ,..., khi 
hát và vận động theo nhạc bài hát trẻ rất sôi nổi, hào hứng. 
- Có thể nói gây hứng thú cho trẻ bằng hoạt động âm nhạc luôn đạt hiệu quả cao 
thì việc cho trẻ làm quen mọi lúc mọi nơi, mọi hoạt động dạy học là điều cần 
thiết và vô cùng quan trọng. 
Trong các dịp lễ tết tôi tổ chức dàn dựng chƣơng trình âm nhạc cho trẻ 
biểu diễn để chào đón ngày lễ lớn. Trẻ vừa đƣợc làm nghệ sỹ biểu diễn vừa làm 
giám khảo để đánh giá nhận xét các nhóm bạn biểu diễn từ đó rút ra kinh 
nghiệm biểu diễn cho bản thân mình. Đó cũng chính là quá trình hình thành tƣ 
duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu trong việc phát triển khả năng 
cảm thụ và mô phỏng nghệ thuật: 
 Âm nhạc là trừu tƣợng nhƣng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy 
việc sớm hình thành tƣ duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất 
cần thiết. Cô giáo phải tạo đƣợc sự hứng thú để say mê, ham thích hoạt động 
nghệ thuật. Vì vậy trƣớc khi cho trẻ hoạt động nghệ thuật thông qua ca hát, đƣợc 
nghe bản nhạc hay chuẩn bị tham gia nhảy múa cô cần có những hình thức hấp 
dẫn để gợi mở, dẫn dắt giới thiệu và cho trẻ đƣợc xem biểu diễn với mức độ 
hoàn thiện nhất. 
VD: Để chuẩn bị cho 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_hong_mai_6517_2045941.pdf