Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường Mầm non Sao Mai

Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường Mầm non Sao Mai

Việc sử dụng đồ dùng dạy học cần phải nhuần nhuyễn và phát huy được tác dụng của mỗi đồ dùng. Ví dụ máy chiếu nên sử dụng cho những dạng bài nào, những môn học nào. Các loại tranh ảnh nên đưa ra lúc nào để hợp lý và phát huy hết hiệu quả. Ngoài đồ dùng dạy học thì phải tập cho trẻ thói quen sử dụng đồ dùng học tập hiệu quả. Hiện nay, đa số giáo viên lạm dụng các thiết bị dạy học công nghệ mà không cho trẻ tự thực hiện theo khả năng để kiểm tra kiến thức của trẻ (ví dụ: Giáo viên yêu cầu trẻ lên chọn chữ cái đã học có trong cụm từ cô cho, thay vì trẻ lên rút chữ cái đã học thì giáo viên cho trẻ cầm chuột và nhấp trên máy tình, lúc đó những chữ cái giáo viên cài sẵn sẽ được rút ra mà trẻ không cần phải chọn hay sợ sai). Vì vậy việc sử dụng đồ dùng hỗ trợ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tiết học.

 Biện pháp 3: Khuyến khích áp dụng các phương pháp dạy học tích cực thường xuyên trong hoạt động hàng ngày.

 Các phương pháp dạy học tích cực cũng đã được phần lớn giáo viên thực hiện. Thế nhưng, đa số giáo viên vẫn còn thiếu các kỹ năng và các yêu cầu cần thiết để thiết kế một tiết dạy theo yêu cầu nên hiệu quả chưa cao, chưa toàn diện. Hơn nữa, dù đã nhiều năm áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhưng một số giáo viên vẫn không chịu khó thiết kế, cứ dạy theo thói quen cũ như hướng dẫn trẻ tìm hiểu bài qua loa băng các câu hỏi hết sức đơn điệu, đa số là các câu hỏi đúng/sai rồi cô cung cấp thông tin. Điều này gây ra sự nhàm chán tồi tệ chung cho cả lớp và làm cho trẻ mất dần hứng thú học tập. Các kiến thức trở nên nặng nề, khó nhớ đối với trẻ.

 Năm học này, tôi cụ thể hóa lại các nội dung và đưa vào yêu cầu trong mỗi tiết dạy. Hướng dẫn, triển khai trong toàn thể giáo viên và yêu cầu thực hiện trong hoạt động dạy học của mình. Mỗi khối trưởng sẽ chịu trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở và giám sát việc thực hiện của giáo viên trong khối mình.

 Khuyến khích các khối trưởng chú trọng nhiều đến việc dự giờ đánh giá lấy trẻ làm trung tâm (dự giờ cắt lát). Với mỗi hoạt động dạy học, góp ý cho người dạy về hình thức tổ chức thế nào để phù hợp hơn, sử dụng phương pháp dạy học nào để học sinh được làm việc nhiều hơn và ghi nhớ lâu hơn. Cách tổ chức thế nào để các em chủ động lĩnh hội kiến thức là yếu tố được phân tích, đánh giá cao nhất.

 

doc 22 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 4915Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường Mầm non Sao Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quen thuộc như: dùng lời, trực quan, minh hoạ, vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi, thí nghiệm, Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta cũng được thể chế hoá trong luật giáo dục “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”	
	Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp hiện nay là làm thế nào để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, chống lại thói quen học tập thụ động đang tồn tại phổ biến hiện nay. Nói cách khác là phải tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Cơ sở pháp chế của định hướng trên là dựa vào mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục trong Nghị quyết 29-NQ/TW đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục. Dựa vào những cơ sở trên một lần nữa khẳng định xu hướng giáo dục phát huy tích tích cực của người học bằng các phương pháp dạy học tích cực và nội dung dạy học phong phú. 
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Trường có diện tích 1.379m gồm 3 phân hiệu cách nhau từ 3 - 5km đóng tại xã Bình Hòa. Trải qua 29 năm hình thành và phát triển, cho đến nay trường có 6 phòng học, hàng năm trường phải mượn xã 2 phòng để làm lớp học.
Về học sinh: Độ tuổi học tại trường từ 3 -5 tuổi, 
Trường có 8 lớp học: 1 lớp 3 tuổi; 2 lớp 4 tuổi; 5 lớp 5 tuổi (trong đó có 1 lớp ghép 2 độ tuổi (4-5 tuổi)).
Về CBGVNV:
Tổng số
Trong đó
2013 - 2014
2015 - 2016
Chuẩn
Trên chuẩn
Chuẩn
Trên chuẩn
Quản lý
Giáo viên
Nhân viên
23
2
16
5
21
13
21
17
Thực tế các phương pháp dạy học tích cực đã được tập huấn đến tất cả giáo viên. Hầu hết giáo viên đã và đang áp dụng trong dạy học. Việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh cũng đã được áp dụng từ nhiều năm nay. Từ khi có chương trình giáo dục mầm non mới cùng với việc tập huấn nội dung, phương pháp dạy học mới, toàn thể giáo viên trường mầm non Sao Mai đã có những kỹ năng cơ bản về việc tổ chức các hoạt động dạy học như thế nào để phát huy được tính tích cực của trẻ. Phương pháp dạy học tích cực đã và đang được giáo viên hưởng ứng và áp dụng thường xuyên trong dạy học. Coi đây là chìa khóa thành công trong mỗi tiết dạy của mình. Các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với xu thế tự nhiên. Hiệu quả mang lại nhìn thấy được. Với những giáo viên áp dụng thành thạo, thường xuyên, giáo viên sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, hứng thú hơn. Học sinh tích cực, chủ động hơn và chất lượng dạy học cao hơn.
Đánh giá chất lượng giảng dạy đầu năm:
Các nội dung khảo sát đầu năm
Số giáo viên thực hiện tốt
Năm học
2014-2015
Năm học 2015-2016
1. Tạo môi trường học tập thân thiện
5
8
2. Dạy học phân hóa đối tượng và theo khả năng của trẻ
6
10
3. Tổ chức cho trẻ thực hành, tìm tòi khám phá để lĩnh hội kiến thức mới
10
12
4. Tạo tình huống và khuyến khích trẻ phối hợp nhau
10
11
5. Hỗ trợ tích cực trẻ trong học tập 
12
13
7. Sử dụng hiệu quả đồ dùng hỗ trợ trong việc dạy học
9
10
Bên cạch đó, trong quá trình dạy học, từ khâu thiết kế đến lên lớp, một số giáo viên vẫn còn dựa hoàn toàn vào chương trình khung, rập khuôn mà chưa có sáng tạo, chưa tính đến việc lựa chọn phương pháp dạy học thế nào để phù hợp với các đối tượng học sinh lớp mình có. Phần lớn giáo viên cứ dạy đại trà, dạy cho hết nội dung trong tiết học, chưa kích thích, tạo nên một “xung đột nhận thức” cho đối tượng học sinh hay tạo được một thử thách vừa sức về mặt trí tuệ cho các đối tượng học sinh khác trong lớp (Nhất là thực hiện tại lớp ghép, lớp có học sinh dân tộc). 
	 Một số giáo viên lạm dụng hoạt động dạy học theo nhóm, hoạt động góc, không chú ý đối tượng học sinh yếu, không quan tâm đến việc tìm ra những biện pháp tác động đến quá trình nhận thức của trẻ. Chưa nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp dạy học nên việc thực hiện còn rập khuôn, hình thức, đối phó; Giáo viên không chú ý đến việc lựa chọn phương pháp dạy học thế nào để phù hợp và hiệu quả nhất, không chú ý thiết kế tiết dạy theo đối tượng người học. Trình độ của giáo viên trong việc vận dụng các phương pháp dạy học mới còn hạn chế nên hiệu quả tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh còn thấp; . Việc ứng dụng các kỹ thuật thông tin dạy học chưa thực sự đúng lúc, đúng chỗ, nhiều khi còn rơi vào tình trạng lạm dụng gây hậu quả trái ngược; Việc sử dụng đồ dùng dạy học và tài liệu bổ trợ chưa thường xuyên, chưa hiệu quả. Các phương pháp dạy học tích cực phải được lựa chọn phù hợp nội dung, đối tượng học sinh và cơ sở vật chất phục vụ dạy học. nếu không biết lựa chọn, tích hợp nhuần nhuyễn các phương pháp thì việc dạy học sẽ không đạt kết quả như mong muốn.
	Giáo viên phải nắm bắt, làm chủ các kỹ thuật dạy học tích cực. Đây là kỹ năng sư phạm cần được bỗi dưỡng thường xuyên.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
	a. Mục tiêu của giải pháp.
	Muốn có một tiết dạy tích cực, hiệu quả, thành công thì người giáo viên phải thiết kế và tổ chức dạy học tốt dựa trên đặc điểm, nhu cầu của trẻ. Vậy, để thiết kế được một hoạt động, người dạy phải hiểu biết nhiều vấn đề, phải lường trước được các tình huống sẽ xảy ra. Phải biết học sinh lớp mình đã có gì, cần cung cấp thêm nội dung nào và lựa chọn cách dạy học nào tốt nhất. Giáo viên có thể chỉ cung cấp lượng kiến thức cần thiết cho trẻ, yêu cầu trẻ diễn đạt theo sự sáng tạo của trẻ. Với cách mà giáo viên là trung gian tổ chức cho trẻ tự tìm hiểu vấn đề, các em sẽ học được nhiều điều, nhiều kỹ năng hơn nữa thì chúng ta không ai có thể phủ nhận. 
	Vậy vấn đề là làm sao để giáo viên có thói quen nghiên cứu, suy nghĩ, cân nhắc trước mỗi tiết dạy về việc sẽ lựa chọn phương pháp dạy học nào, cách thức tổ chức ra sao, trong quá trình tổ chức cần phải sử dụng những kỹ thuật gì và cần những phương tiện hỗ trợ nào cho mình. Đó là mục tiêu mà đề tài đem lại.
b. Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp.
	Biện pháp 1: Tích cực tổ chức nội dung các chuyên đề về các phương pháp dạy học tích cực.
	Hàng năm, Phòng GD&ĐT và nhà trường thường tổ chức các chuyên đề về các phương pháp dạy học mới, cách lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp cho các đối tượng, nội dung. Các phương pháp dạy học tích cực cũng được lồng ghép vào các tiết chuyên đề, hội giảng, thao giảng qua các chủ đề của cụm chuyên môn để mổ xẻ, thảo luận.Việc tổ chức chuyên đề được thực hiện nghiêm túc, bài bản. 
Đầu năm học, Tôi tham mưu với Hiệu trưởng tổ chức các đợt chuyên đề nhằm chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học theo chương trình mới, lòng ghép giáo dục trong các chủ đề. Sau khi duyệt nội dung chuyên đề của giáo viên. Tôi đã định hướng và hướng dẫn báo cáo viên tổ chức chuyên đề ví dụ chuyên đề dạy học Phát huy tính tích cực của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm; lòng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, biển đảo,. Hoạt động chuyên đề ngoài mục đích thống nhất các nội dung chuyên môn còn rèn cho giáo viên kỹ năng giao tiếp, kỹ năng dạy học phát huy tính tích cực của người học.
	Không chỉ chuyên đề lý thuyết, tôi còn phân công giáo viên thể hiện nội dung dạy học phát huy tính tích cực của học sinh bằng một số tiết dạy cụ thể. Qua các tiết dạy của những giáo viên tiêu biểu, các đồng chí giáo viên khác cũng học hỏi được nhiều. Tuy vấn đề này không phải là vấn đề mới mẻ nhưng qua chuyên đề, giáo viên cũng được nhắc nhở, được hâm nóng lại các nội dung quan trọng, được quán triệt các yêu cầu về dạy học tích cực. Điều này ngay từ đầu năm đã thúc đẩy, nhắc nhở và thực hành lại các kỹ năng dạy học mà mọi người cần thực hiện. Vấn đề này hầu như thực hiện hằng năm, năm học này, tôi chỉ đạo tổ chức nhiều chuyên đề thực hành dạy học. Tiết thực hành được góp ý, phân tích đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu chủ yếu về cách thức tổ chức, về các phương pháp và kỹ thuật dạy học kích thích tư duy học sinh. Ngoài giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt, có kiến thức vững vàng, tôi còn cho những giáo viên mới, giáo viên ít kinh nghiệm và những giáo viên còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng sư phạm thực hành để góp ý. Tiết dạy không nhằm đánh giá giáo viên mà chỉ để rút kinh nghiệm và hướng dẫn người dạy nhìn thấy vấn đề đúng hơn, cụ thể hơn để rút kinh nghiệm.
	Biện pháp 2: Kiểm tra, theo dõi việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực.
	Vào đầu năm học kết hợp nội dung kiểm tra các hoạt động dạy học như mọi năm, tôi đưa vào tiêu chí đánh giá tiết dạy và giáo án nội dung dạy học tích cực. Tiêu chí cụ thể như sau:
	Về giáo án:
	- Phải thể hiện nội dung dạy phân hóa đối tượng trẻ (theo độ tuổi; theo khả năng nhận thức,)
	Ví dụ: Khi xác định mục tiêu của từng bài dạy, giáo viên phải chú ý đến các hoạt động, đến đối tượng trẻ. Viết mục tiêu dưới dạng cụ thể, với ngôn từ phù hợp. Soạn cẩn thận nội dung của từng phần trong bài dạy để đạt được mục tiêu đề ra.
	- Thể hiện việc lựa chọn nội dung trong từng hoạt động đảm bảo cho học sinh lĩnh hội được một số kiến thức cơ bản để tự mình khám phá kiến thức mới.
	- Thể hiện được các hoạt động dạy học để đáp ứng đúng nhu cầu học tập của cá nhân hay của nhóm (thể hiện trong các hoạt động như góc, trò chơi,).
	Về tiết dạy: Có thể hiện phương pháp, hình thức dạy học mới, đa dạng và phù hợp.
	Thứ nhất: Tạo môi trư ờng học tập thân thiện.
Đây là việc quan trọng nhất. Để tổ chức được một tiết dạy nhẹ nhàng, kích thích học sinh hứng thú thì môi trường học tập là môi trường để trẻ phát huy được tính chủ động, tích cực của mình. Học sinh tự tin trong giao tiếp mới bộc lộ hết những suy nghĩ, hiểu biết của mình với cô giáo, bạn bè.
	Tự tin trong giao tiếp giúp trẻ gắn kết hơn với bạn bè, thoải mái trong học tập. Thế nên, người giáo viên phải là người tạo được môi trường học tập thân thiện với trẻ. Giao tiếp thân thiện thể hiện trong các hoạt động sau:
Thân thiện trong hoạt động trò chuyện (ôn bài cũ):
Trong hoạt động mở đầu hay còn gọi là dẫn dắt vào hạo động, thay vì gọi tên từng trẻ lên để hỏi thì giáo viên nên tổ chức các hoạt động trò chơi, nêu câu hỏi khuyến khích trẻ trả lời, nhận xét nhẹ nhàng. Ví dụ thay vì nêu câu hỏi: Các con hãy kể tên những con vật sống trong rừng? Để kiểm tra kiến thức về động vật sống trong rừng cho trẻ 5-6 tuổi thì giáo viên có thể thay bằng cách sau: Cho trẻ nghe nhạc về con voi, hươu cao cổ, sau đó hỏi trẻ trong bài hát nhắc đến con vật nào, cho trẻ trả lời bằng cách giơ tay nhanh rồi hỏi trẻ con vật đó sống ở đâu,... Hoạt động bài cũ như thế không mất nhiều thời gian mà còn tạo được không khí sôi nổi thoải mái có tính ganh đua học tập cho mỗi học sinh.
	- Thân thiện trong hoạt động dạy bài mới:
	Xuyên suốt trong một tiết học, hoạt động giao tiếp giữa thầy và trò là hoạt động chủ đạo. Vì vậy, giáo viên phải là người chủ động tạo môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện. Như vậy học sinh mới mạnh dạn trình bày ý kiến cũng như nêu những điều mình chưa hiểu với cô giáo.
	Tính thân thiện trong hoạt động dạy thể hiện ở trong cách đặt câu hỏi, cách lắng nghe học sinh, cách nhận xét, một nụ cười, một ánh mắt, một cái gật đầu, một lời động viên khuyến khích của cô sẽ là động lực giúp các em manh dạn, tự tin, sẽ là hành trang cho các em trong suốt hành trình cuộc sống sau này.
	Trong khi hình thành kiến thức mới, giáo viên phải là người tổ chức gợi mở. Mọi hoạt động phân tích, đánh giá, tìm hiểu, phải để chính các em thực hành. Mọi kết luận phải để chính các em nêu. Các kết luận đơn giản nên dành cho học sinh trung bình và yếu. Các kết luận phức tạp hơn, toàn diện và khái quát hơn nên dành cho học sinh khá, giỏi sau đó cho trẻ yếu hơn nhắc lại nhiều lần. 
	Thứ hai: Dạy học phân hóa đối tượng và khả năng của trẻ. Dạy học theo nhu cầu của trẻ là yêu cầu bắt buộc trước hết. Bởi mục tiêu của việc dạy học cuối cùng là người học học được gì chứ không phải người dạy đã dạy được gì.
	Thứ ba: Trẻ phải được thực hành, được thao tác, được tìm tòi khám phá để lĩnh hội kiến thức mới, chủ động khám phá, lĩnh hội kiến thức mới một cách hiệu quả, người dạy phải biết cách tổ chức hoạt động khai thác kiến thức, dẫn dắt trẻ đi đến kết luận vấn đề một cách tự nhiên và xuyên suốt. 
	Ví dụ: Khi dạy cho trẻ lớp 5 - 6 tuổi tìm hiểu về con gà và con vịt thì đầu tiên giáo viên cho trẻ quan sát, tìm hiểu khám phá về ngoại hình, màu sắc, lợi ích, tiếng kêu, cách chăm sóc, đặc điểm nổi bật và sự khác nhau giữa con gà và con vịtsau đó cho trẻ đọc tên và chỉ được các bộ phận của con gà – con vịt, tiếp tục giáo viên cho trẻ tìm con gà - con vịt có trong rổ giơ lên ( lưu ý: trong rổ có nhiều con vật khác nhau). Kết thúc bài. Lúc này có thể có trên 90% số trẻ nắm được bài và biết đặc điểm của con gà. Nhưng sau một tuần, một tháng sẽ chỉ còn khoảng trên 50% số học sinh đó hiểu, nhớ con gà khác con vịt ở chỗ nào. Còn lại đa số các em sẽ quên đi. Vậy trong trường hợp này, nếu giáo viên biết để trẻ khám phá kiến thức thì các em sẽ hiểu và nhớ rất lâu. Như cho trẻ tự chuẩn bị đồ dùng học tập (tạo thói quen chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị đồ dùng học tập) mỗi em sẽ quan sát trước con gà – con vịt, tự mình tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa con gà và con vịt....Giáo viên phải thiết kế bài học thật phong phú bằng những hình ảnh hoặc vật thật, mô hình,... Sau đó, tổ chức cho trẻ khám phá, tìm hiểu. Chắc chắn, bằng những gợi ý và tổ chức của cô, trẻ sẽ tự tìm hiểu được con gà và con vịt. Qua tiết học này, trẻ sẽ được rèn luyện nhiều kỹ năng bao gồm cả quan sát, phối hợp (với bạn để tìm hiểu) kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt câu hỏi,..Nếu điều kiện cơ sở vật chất tốt, giáo viên sẽ tổ chức thêm được nhiều hoạt động mà trẻ sẽ rất thích như trò chơi quan sát, thí nghiệm,... Như vậy trẻ sẽ hứng thú vô cùng và ghi nhớ tất cả các kiến thức một cách tự nhiên và lâu dài.
	 Thứ tư: Giáo viên biết tạo tình huống và khuyến khích trẻ phối hợp nhau
	Giáo viên phải chú ý tổ chức các hoạt động xem có khai thác được khả năng học tập của mỗi cá nhân hay không. Hiệu quả tiết dạy đối với từng cá nhân thế nào. Trẻ có được kích thích tư duy, đào sâu kiến thức có được hay không, đối tượng học sinh yếu kém có được giúp đỡ để có cơ hội vươn lên hay không. 
	Giáo viên có thể hiện được các kỹ năng như: Khuyến khích trẻ tự diễn đạt và phản ánh quá trình nhận thức của mình qua bài học. Khen thưởng nhằm động viên khuyến khích kịp thời sự cố gắng của trẻ. Đặt câu hỏi và trả lời những câu hỏi của trẻ. Kích thích sự tư duy và sự hứng thú của trẻ (với các vật thật, tranh ảnh, hành động, chuyện kể, câu hỏi). 
Thứ năm: Hỗ trợ trẻ trong học tập
	Đây là việc làm hết sức quan trọng trong hoạt động dạy của mỗi người. Vì mỗi trẻ có một điểm khởi đầu khác nhau, mỗi trẻ có khả năng nhận thức khác nhau và điều kiện gia đình cùng các tác động khác không giống nhau nên ở lớp, để mỗi trẻ đều được học thì giáo viên phải là người tích cực hỗ trợ các em trong học tập. Với trẻ nhanh nhẹn, giáo viên hỗ trợ trong việc phát huy, bồi dưỡng năng khiếu sẵn có để trẻ có điều kiện tốt nhất phát triển khả năng của mình.
	Còn đối với trẻ chậm, giáo viên cần phải quan tâm nhiều hơn, hỗ trợ nhiều hơn trong các hoạt động học tập để trẻ có được cơ hội học tốt hơn. Phải chú ý để trẻ được thực hành nhiều, rèn luyện nhiều để tiến bộ trong học tập. Không nên vì là học sinh khuyết tật, yếu kém, học sinh cá biệt mà bỏ mặc trẻ.
 	Ngoài ra giáo viên còn các kỹ năng như tổ chức các trò chơi học tập. Tổ chức thảo luận. Giải thích nội dung chính và để học sinh tự khám phá, khai thác các nội dung khác trong hoạt động. Giáo viên phải khuyến khích sự tham gia của trẻ vào các nhóm nhỏ hay từng cá nhân (ví dụ: trong các vai trong hoạt động làm quen văn học, phân vai chơi trong hoạt động góc,... )
Hỗ trợ học sinh thực hành bằng cách hướng dẫn, mở rộng suy nghĩ và giúp trẻ giải quyết các vướng mắc ( đặt thêm câu hỏi cho trẻ, giải thích, chứng minh, dùng thêm đồ dùng dạy học hỗ trợ cho học sinh thông qua hướng dẫn hay minh họa).
	Thứ Sáu: Sử dụng đồ dùng hỗ trợ trong việc dạy học. 
	Việc sử dụng đồ dùng dạy học cần phải nhuần nhuyễn và phát huy được tác dụng của mỗi đồ dùng. Ví dụ máy chiếu nên sử dụng cho những dạng bài nào, những môn học nào. Các loại tranh ảnh nên đưa ra lúc nào để hợp lý và phát huy hết hiệu quả. Ngoài đồ dùng dạy học thì phải tập cho trẻ thói quen sử dụng đồ dùng học tập hiệu quả. Hiện nay, đa số giáo viên lạm dụng các thiết bị dạy học công nghệ mà không cho trẻ tự thực hiện theo khả năng để kiểm tra kiến thức của trẻ (ví dụ: Giáo viên yêu cầu trẻ lên chọn chữ cái đã học có trong cụm từ cô cho, thay vì trẻ lên rút chữ cái đã học thì giáo viên cho trẻ cầm chuột và nhấp trên máy tình, lúc đó những chữ cái giáo viên cài sẵn sẽ được rút ra mà trẻ không cần phải chọn hay sợ sai). Vì vậy việc sử dụng đồ dùng hỗ trợ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tiết học.
	Biện pháp 3: Khuyến khích áp dụng các phương pháp dạy học tích cực thường xuyên trong hoạt động hàng ngày.
	Các phương pháp dạy học tích cực cũng đã được phần lớn giáo viên thực hiện. Thế nhưng, đa số giáo viên vẫn còn thiếu các kỹ năng và các yêu cầu cần thiết để thiết kế một tiết dạy theo yêu cầu nên hiệu quả chưa cao, chưa toàn diện. Hơn nữa, dù đã nhiều năm áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhưng một số giáo viên vẫn không chịu khó thiết kế, cứ dạy theo thói quen cũ như hướng dẫn trẻ tìm hiểu bài qua loa băng các câu hỏi hết sức đơn điệu, đa số là các câu hỏi đúng/sai rồi cô cung cấp thông tin. Điều này gây ra sự nhàm chán tồi tệ chung cho cả lớp và làm cho trẻ mất dần hứng thú học tập. Các kiến thức trở nên nặng nề, khó nhớ đối với trẻ.
	Năm học này, tôi cụ thể hóa lại các nội dung và đưa vào yêu cầu trong mỗi tiết dạy. Hướng dẫn, triển khai trong toàn thể giáo viên và yêu cầu thực hiện trong hoạt động dạy học của mình. Mỗi khối trưởng sẽ chịu trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở và giám sát việc thực hiện của giáo viên trong khối mình. 
	Khuyến khích các khối trưởng chú trọng nhiều đến việc dự giờ đánh giá lấy trẻ làm trung tâm (dự giờ cắt lát). Với mỗi hoạt động dạy học, góp ý cho người dạy về hình thức tổ chức thế nào để phù hợp hơn, sử dụng phương pháp dạy học nào để học sinh được làm việc nhiều hơn và ghi nhớ lâu hơn. Cách tổ chức thế nào để các em chủ động lĩnh hội kiến thức là yếu tố được phân tích, đánh giá cao nhất.
	Vào các đợt thao giảng, chuyên đề, hội giảng theo từng chủ đề và các ngày lễ hội, tôi phát động cho giáo viên đăng ký các tiết dạy tốt bằng các phương pháp dạy học tích cực. Đây cũng là phong trào được xây dựng và phát triển mạnh. Mỗi giáo viên đăng ký dạy sẽ được tính điểm thi đua chuyên môn theo tháng. Các tiết dạy cũng yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng hỗ trợ cho việc dạy học mang tính sáng tạo, phù hợp. 
	Biện pháp 4: Tổng kết, biểu dương những nhân tố tích cực trong dạy học.
	Sau khi hoàn thành chương trình học kỳ 1, tôi tổng kết nhằm đánh giá lại những việc đã làm được, chưa làm được và xem xét lại những điểm tích cực hay hạn chế của việc dạy học. Phân tích các mặt mạnh của phương pháp dạy học mới. Qua đó, nhằm biểu dương những cá nhân tích cực trong việc thực hiện tốt các kỹ năng dạy học cũng như giúp đỡ những giáo viên chưa thực hiện tốt.
	Sau mỗi đợt thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, nhà trường cũng tổ chức việc tổng kết, rút kinh nghiệm. Đưa ra phân tích, tuyên dương những tiết học hay, những tiết giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt, áp dụng nhuần nhuyễn, hiệu quả nhất các kỹ thuật dạy học phát huy được năng lực tự học của trẻ. Phân tích, nhân rộng những hình thức tổ chức tốt cho trẻ trong các hoạt động. Từ đó, tuyên dương, khen thưởng kịp thời để khích lệ giáo viên. 
	c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
	Các giải pháp, biện pháp được nêu trên có quan hệ kh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_chi_2017_6737_2021852.doc