Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp, của ngành Giáo dục và các tổ chức, ban ngành đoàn thể địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thầy và trò trường TH trần Quốc Toản thực hiện tốt nhiệm vụ năm học đề ra.
Sự nổ lực phấn đấu không ngừng của Ban lãnh đạo nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo mà điển hình là những hạt nhân chính trị tiêu biểu trong phong trào thi đua, tạo nên sự đồng thuận, đồng bộ trong các hoạt động phong trào nói chung và thi đua dạy và học nói riêng.
Sự đóng góp nhiệt tình, sự thông cảm sẻ chia của các bậc cha mẹ học sinh đối với nhà trường. Động viên giúp nhau vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
Sự tham mưu đắc lực của Ban giám hiệu đối với các cấp thẩm quyền, các đoàn thể địa phương và các ban ngành liên quan. Công khai dân chủ trong mọi hoạt động, Tất cả đã tạo ra một khối đoàn kết thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện.
ạy và học. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Hoạt động quản lý, chỉ đạo dạy học tại trường TH Trần Quốc Toản, TH Phan Bội Châu Đối tượng khảo sát: Giáo viên, học sinh. 5. Phương pháp nghiên cứu PP kiểm tra, đánh giá, điều tra, nghiên cứu tài liệu, trải nghiệm thực tế II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Dựa trên các văn bản chỉ đạo của các cấp; Bám sát Điều lệ Trường tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rất rõ nhiệm vụ Giáo dục của nhà trường là: Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục. Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục. Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. - Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 2. Thực trạng 2.1 Thuận lợi – Khó khăn Trường TH Trần Quốc Toản đóng trên địa bàn thôn 2 xã Bình Hòa. Được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương các ban ngành đoàn thể, ban đại diện CMHS, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng giáo dục đào tạo, trường có đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, tận tuỵ có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy và chính quyền các cấp, của ngành giáo dục Krông Ana về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Trường có chi bộ Đảng độc lập, số lượng Đảng viên 11. Đây là những hạt nhân chính trị tiêu biểu cho phong trào thi đua nói chung. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động đều tay, có trách nhiệm trong các hoạt động phong trào thi đua dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đửc trong nhà trường. An ninh chính trị trên địa bàn ổn định, thuận lợi cho quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị đề ra. Đa số HS là con em gia đình làm nông đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Học sinh còn thụ động trong học tập. Trình độ GV chưa đồng đều. Chưa linh hoạt trong công tác giảng dạy. 2.2. Thành công - hạn chế Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT Krông Ana. Được Cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ, quan tâm cùng sự phát huy nội lực của mình đến nay trường TH Trần Quốc Toản đã xây dựng thành công trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Bên cạnh đó còn một số học sinh khả năng tiếp thu chậm, một số gia đình chưa quan tâm đến việc học tập của học sinh. 2.3 Mặt mạnh - mặt yếu * Mặt mạnh: Cơ sở vật chất trường học đảm bảo cho hoạt động dạy và học. Có sự quan tâm và đầu tư của đại đa số gia đình đối với việc học tập và rèn luyện của con em. Hầu hết giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng; có kinh nghiệm trong giáo dục đạo đức cho học sinh, gương mẫu trong lối sống và sinh hoạt. Nhà trường có truyền thống dạy tốt, học tốt trong nhiều năm qua. * Mặt yếu - Đội ngũ viên chức chưa đồng bộ, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học hoặc xử lý một số tình huống sư phạm còn lúng túng. 2. 4 Các nguyên nhân Mặt mặt trái cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Một số bộ phận nhân dân chỉ lo việc phát triển kinh tế gia đình, chưa quan tâm đến con cái, chưa phối hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục học sinh. Đội ngũ cán bộ viên chức nhiều độ tuổi, ngại rèn luyện, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm. 2. 5 Phân tích, đánh giá thực trạng chỉ đạo phong trào thi đua dạy và học ở trường tiểu học. Trường có 15 lớp học 2 buổi/ngày với tổng số 467 HS. Toàn trường có 31 CB - GV, 11 Đảng viên. Công tác chỉ đạo phong trào thi đua Hai tốt gặp nhiều thuận lợi vì phần lớn đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, tận tâm với học sinh, nhiều tấm gương các thầy cô giáo đã vượt qua khó khăn để dạy tốt; luôn nêu gương sáng cho học sinh noi theo như trường nhiều năm đạt tập thể danh hiệu Trường Tiên tiến, Xuất sắc. Bên cạnh đó chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy chương trình sách giáo khoa mới, một số giáo viên nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, việc sử dụng phương pháp dạy học mới: "Lấy học sinh làm trung tâm” chưa linh hoạt dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao. * Kết quả học sinh năng khiếu qua các kì thi so với yêu cầu thực tế còn thấp. Nguyên nhân do học sinh còn thụ động chưa phát huy tính tích cực trong học tập. Trình độ của một số GV còn hạn chế, một số giáo viên lớn tuổi ngại tiếp cận cái mới. Tuy nhiên sau nhiều năm xây dựng, phấn đấu cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động phong trào thi đua nói chung thì phong trào thi đua dạy và học trong trường TH Trần Quốc Toản vẫn là hoạt động giữ vai trò chủ đạo và nó đạt được những kết quả đáng kể trong việc duy trì và phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng, góp phần duy trì truyền thống cho nhà trường trong nhiều năm qua, trường đã khẳng định được vị thế trong ngành Giáo dục của huyện nhà. 3. Giải pháp, biện pháp 3. 1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua dạy và học. Xuất phát từ nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của phong trào thi đua dạy và học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch lâu dài và bền vững. Trong suốt quá trình thực hiện với mục tiêu là tìm ra biện pháp khắc phục những hiện trạng nêu trên nhằm nâng cao chất lượng dạy, học trong nhà trường với sự nỗ lực không ngừng của tập thể CB,VC nhà trường, đặc biệt là sự động viên và kỳ vọng của các bậc Cha mẹ học sinh vì mục tiêu xây dựng “Một ngôi trường thân thiện, chất lượng; Nơi phụ huynh, học sinh tin cậy”. Một chiếc nôi rèn luyện để giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn lên. Tạo dựng được môi trường học tập nề nếp, kỷ cương có chất lượng để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển năng lực và tư duy sáng tạo của bản thân. 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp * Công tác quản lý chỉ đạo. Hàng năm, sau khi tiếp thu tinh thần nhiệm vụ năm học do Bộ GD&ĐT ban hành, cùng với tiếp thu kế hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT, PGD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học. Hiệu trưởng triệu tập Hội nghị mở rộng (Mời cấp ủy chi bộ, Công đoàn, Đoàn Đội, các khối trưởng cùng tham dự ), thống nhất chương trình hành động, mục tiêu và một số biện pháp lớn cần thực hiện. Triển khai và quán triệt đến với tất cả CBVC và học sinh trong nhà trường về nhiệm vụ trọng tâm, những việc cần làm và mục tiêu cần đạt trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học. Phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn Đội trong nhà trường phát động các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn trong nhà trường, đặc biệt chú trọng đến phong trào thi đua dạy và học. Đây cũng chính là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong mỗi năm học. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi cho giáo viên và học sinh hiểu về mục đích và ý nghĩa của phong trào thi đua dạy và học. Chia sẻ với Ban đại đại diện CMHS những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, cùng với Ban đại diện CMHS huy động các lực lượng xã hội tham gia giáo dục thế hệ trẻ. Tổ chức ký kết thi đua trong đó xác định nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên là Dạy tốt và nhiệm vụ trọng tâm của học sinh là Học tốt. Tạo không khí thi đua sôi nổi trong toàn trường đầu năm học. Thực hiện nghiêm túc công tác bàn giao chất lượng. * Quá trình tổ chức thực hiện phong trào thi đua Hai tốt. - Việc xây dựng và triển khai kế hoạch. Nhà trường xây dựng dự thảo cụ thể hóa nội dung công việc cần thực hiện bằng kế hoạch năm, tháng, tuần theo trình tự thời gian nhất định. Công khai, bàn bạc dân chủ trong tập thể sư phạm, tập trung xây dựng hệ thống chỉ tiêu và các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học (thông qua hội nghị CBVC; Họp Hội đồng sư phạm đầu tháng, sinh hoạt chuyên môn định kỳ...). Kế hoạch hoạt động được thể hiện phân công rõ ràng trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân. Quy định rõ về thời gian thực hiện, thời gian tổng hợp báo cáo kết quả. - Trong hội nghị (cuộc họp), sau khi Hiệu trưởng dự kiến nội dung công việc cần làm, thời gian và các giải pháp tổ chức thực hiện. Tiếp đến tập thể thảo luận, đưa ra những sáng kiến cá nhân, bổ sung một số nội dung, giải pháp phù hợp với thực tiễn hoạt động. - Kế hoạch hoạt động được cụ thể hóa trên bảng kế hoạch tuần tại văn phòng. - Chỉ đạo các tổ chuyên môn, cá nhân xây dựng kế hoạch hoạt động (dài hạn, ngắn hạn ) trên cơ sở nội dung, nhiệm vụ, hệ thống chỉ tiêu đã được hoạch định. Thống nhất kế hoạch đã được cụ thể hóa nội dung hoạt động như: Kế hoạch thao giảng, kế hoạch thi GVGD, kế hoạch hoạt động NGLL, kế hoạch thi học sinh năng khiếu, kế hoạch phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học, bài học .... 3. 3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp * Quá trình tổ chức thực hiện các giải pháp. + Đối với Giáo viên. Phải xác định rõ vai trò vị trí của nhà trường mỗi thầy giáo, cô giáo tự xây dựng cho mình một chương trình hành động cụ thể hàng năm (Kế hoạch cá nhân ), trong đó có kế hoạch tự học tự rèn và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đó là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi CBVC. Gương mẫu trong lối sống, ứng xử, quan hệ giao tiếp và nghiêm túc trong việc thực hiện quy chế chuyên môn, chương trình, thời khóa biểu. Mỗi thầy cô giáo tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học với tinh thần tự giác, chủ động trên cơ sở chỉ tiêu, kế hoạch của nhà trường đề ra. Tích cực dự giờ, thăm lớp rút kinh nghiệm giờ dạy cho đồng nghiệp. Có tinh thần trách nhiệm trong việc bồi dưỡng, dìu dắt đồng nghiệp trẻ cùng tiến bộ. Tham gia thảo luận các chuyên đề của tổ chuyên môn, thực hiện các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình chuyển tải kiến thức. Tăng cường ứng dụng CNTT. Phải có sáng kiến hoặc kinh nghiệm dự thi cấp trường hàng năm (bắt buộc). Cùng với tổ chuyên môn trao đổi kinh nghiệm trong sinh hoạt định kỳ và tham gia làm đồ dùng dạy học phù hợp đặc trưng bộ môn. Tham gia dự thi GVGD cấp trường, chọn bồi dưỡng dự thi cấp Huyện hằng năm(nếu có). Đổi mới phương pháp dạy học một cách linh hoạt phù hợp đối tượng học sinh, sử dụng tối đa các phương tiện, thiết bị dạy học trên lớp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy. Đối với giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình học tập của học sinh. Phải đi thực tế gia đình học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh học sinh để có biện pháp giáo dục thích hợp. Gần gủi, động viên, hướng dẫn học sinh thực hiện các phong trào thi đua, đánh giá xếp loại học sinh của lớp sau mỗi đợt thi đua. Từ đó, sẽ giúp cho các giáo viên có sự vươn lên trong công tác chủ nhiệm. Thực hiện được các yêu cầu trên không chỉ là việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của một nhà giáo mà còn là sự thể hiện tinh thần thi đua dạy và học trong nhà trường, là sự cố gắng nổ lực vươn lên không ngừng của CB,VC tạo nên sự thi đua rất lành mạnh trong chuyên môn để tự khẳng định mình và tạo niềm tin cho học sinh, nhân dân trên địa bàn. + Đối với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp Cha mẹ học sinh xây dựng kế hoạch hoạt động, trong đó lấy các chỉ tiêu, biện pháp học tập và rèn luyện là trung tâm. Xây dựng tiêu chí thi đua cho hoạt động học tập và rèn luyện, có hình thức khen thưởng cho các hoạt động NGLL khác. Tổng phụ trách đội Tổ chức đăng ký thi đua giữa các lớp, tổ chức đánh giá, phân loại hàng tháng. Tạo được sự cạnh tranh lành mạnh giữa các lớp trong hoạt động thi đua. Phát huy tác dụng của ban cán sự lớp sinh hoạt đầu giờ để cùng nhau chữa bài tập, kiểm tra đồ dùng học tập, kiểm tra việc ghi chép bài, giữ vở sạch chữ đẹp, kiểm tra nề nếp tác phong, ý thức học tập và rèn luyện, giữ gìn vệ sinh công cộng. Tạo được nề nếp, kỷ cương trong học tập và rèn luyện, nâng cao chất lượng học tập. Tham gia các hoạt động NGLL, các buổi sinh hoạt chủ điểm một cách nhiệt tình, hiệu quả, thông qua các hình thức: Đố vui để học, tìm hiểu ma túy, tìm hiểu lịch sử, truyền thống Đảng, Đoàn. Thông qua các hoạt động này giúp HS nhận thức đầy đủ hơn về cuộc sống, xã hội xung quanh mình từ đó HS có ý thức trách nhiệm hơn đối với cuộc sống, xã hội, môi trường, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thi đua dạy và học. 3. 4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp * Các biện pháp hỗ trợ thực thi. Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm, phân loại học sinh thành các nhóm đối tượng để mỗi giáo viên có kế hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh cho phù hợp (phụ đạo cho HS chưa hoàn thành môn học và bồi dưỡng HS năng khiếu). Biện pháp này đã thực hiện trong 3 năm qua và chất lượng đại trà đã được nâng lên rõ rệt. Tăng cường pháp chế trong trường học thông qua công tác kiểm tra nội bộ đặc biệt là kiểm tra chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc trong giảng dạy của GV và việc học của trò. Tổ chức thi học sinh giỏi, Giáo viên dạy giỏi, thi sáng kiến kinh nghiệm, thi giáo án điện tử cấp trường. Có kế hoạch bồi dưỡng và chọn đội tuyển dự thi cấp huyện, ngay từ đầu năm học hàng năm Việc thực hiện chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy; bồi dưỡng HSG, GVDG; công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy và học được chú trọng. 3. 5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Thông qua chất lượng bài kiểm tra định kỳ, khảo sát đột xuất đã đánh giá được chất lượng dạy của thầy và học của trò. Phối hợp với Ban Thanh tra nhân dân, khối trưởng kiểm tra thường xuyên việc dạy và học cụ thể: Kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học trên lớp, ứng dụng CNTT trong soạn giảng, đổi mới phương pháp dạy học (đối với giáo viên), kiểm tra dụng cụ học tập (đối với học sinh). Thông qua kiểm tra, kiểm tra tạo được nề nếp trong hoạt động dạy và học, đồng thời với biện pháp này giúp cho giáo viên chủ động, linh hoạt, sáng tạo hơn trong chuyên môn, học sinh chủ động hơn trong học tập, góp phần khắc phục được bệnh thành tích trong giáo dục và hạn chế được tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Tổ chức sơ kết, đánh giá hoạt động phong trào thi đua dạy và học theo từng kỳ. Tổng kết hoạt động thi đua hàng năm (sau kết thúc một năm học). Biểu dương, ghi nhận thành tích, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có nhiều cống hiến cho phong trào thi đua, mang lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động. Tuyên dương kịp thời những tấm gương tiêu biểu của phong trào thi đua dạy và học. Đồng thời, rút kinh nghiệm và nhắc nhở cá nhân, tập thể thiếu cố gắng trong quá trình tổ chức thực hiện, đây chính là nguồn động lực mạnh nhất thúc đẩy phong trào thi đua ngày càng phát triển . Tổ chức tham khảo ý kiến của cha mẹ học sinh, của học sinh hàng năm về đội ngũ thầy cô giáo (tín nhiệm về chất lượng giảng dạy, lòng nhiệt tình tận tụy, về sự thân thiện...). Qua đó, giúp GV luôn tự điều chỉnh mình, chủ động kiến thức trong quá trình soạn giảng không ngừng nâng cao chất lượng. Đây cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng đội ngũ hàng năm khách quan và có tính chính xác cao. 4. Kết quả, giá trị khoa học Bằng nhiều hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện, phong trào thi đua dạy và học của trường TH Trần Quốc Toản đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường, góp phần duy trì sĩ số. Đồng thời góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 (2010-2012) theo tinh thần Nghị quyết Huyện. Trong nhiều năm qua đặc biệt là 3 năm trở lại đây, mặc dù đơn vị TH Trần Quốc Toản còn gặp rất nhiều khó khăn về CSVC, về đội ngũ và cơ chế quản lý. Song bằng sự chỉ đạo nhất quán của Ban giám hiệu nhà trường, sự đoàn kết và phấn đấu không mệt mỏi của tập thể sư phạm, sự quan tâm chia sẻ của CMHS, sự vươn lên của các em học sinh và đặc biệt là sự phối hợp đắc lực của các tổ chức đoàn thể, trường TH Trần Quốc Toản đã khẳng định được vị thế của mình trong khối tiểu học của huyện Krông Ana mà điểm khởi đầu từ phong trào thi đua dạy và học cụ thể: Xây dựng được một tổ chức nhà trường vững mạnh. Có chi bộ Đảng lãnh đạo gồm 11 đảng viên là những hạt nhân chính trị tiêu biểu cho phong trào thi đua Hai tốt. Có 05 tổ chuyên môn, 01 tổ Văn phòng, Hội đồng trường, Hội đồng sư phạm, Hội đồng thi đua khen thưởng, các tổ chức đoàn thể và Ban đại diện CMHS, Chi hội khuyến học. Tất cả đều hoạt động tích cực, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ quản lý, Giáo viên và nhân viên có trình độ đào tạo chuẩn 100% trong đó có 70 % CB,VC đạt trình độ đào tạo trên chuẩn. CB,VC trong nhà trường hầu hết có năng lực chuyên môn tốt, khá, ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Nhiều giáo viên đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, tạo được uy tín trong học sinh, đồng nghiệp và nhân dân. Chất lượng giáo dục đại trà từng bước được nâng cao. Chất lượng mũi nhọn luôn được duy trì và phát triển. Hàng năm nhà trường có tỷ lệ học sinh khá giỏi chiếm trên 60%, học sinh có hạnh kiểm tốt đạt tỉ lệ 100%. Duy trì sĩ số hàng năm 99%. Nề nếp VSCĐ luôn duy trì hằng năm đạt 85%. Trường có đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp Huyện, cấp Tỉnh đạt kết quả cao. Từ kết quả trên nhà trường luôn được ngành giáo dục đánh giá cao phong trào thi đua dạy và học và 3 năm liền trường đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến. Thường xuyên đổi mới cách thức tổ chức hoạt động giáo dục NGLL phù hợp với sự phát triển nhận thức của HS, thực hiện lồng ghép một cách khoa học và có hiệu quả các hoạt động GDNGLL để GD đạo đức, GD truyền thống, GD nhân cách, GD giữ gìn trật tự ATGT, GD Vệ sinh ATTP và GD phòng chống các tệ nạn XH cho học sinh thông qua hình thức giao lưu, đố vui để học, thi thể dục thể thao, thi tiếng hát sân trường,.. và các cuộc thi tìm hiểu kiến thức tự nhiên, xã hội khác ... Cơ sở vật chất trường học ngày một khang trang, có đầy đủ các phòng học văn hóa, phòng học bộ môn, thiết bị dạy học đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Cảnh quan môi trường luôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn. Công tác xã hội hóa giáo dục được nhà trường thực hiện thường xuyên và có hiệu quả. Có sự phối hợp đều tay giữa nhà trường, Đoàn thể, Cha mẹ học sinh trong việc huy động đóng góp xây dựng CSVC trường học. Trong 2 năm qua nguồn thu từ công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn lên đến hơn 200 triệu đồng, phục vụ cho việc sữa chữa và nâng cấp CSVC trường học, đảm bảo cho hoạt động thi đua Hai tốt và các hoạt động vui chơi của học sinh nhân các ngày sinh hoạt chủ điểm và GD truyền thống. Tất cả điều đó được thể hiện bằng những số liệu: - Về phía Giáo viên. Năm học GV HT SX NHIỆM VỤ LĐTT CSTĐCS LĐLĐ HUYỆN KHEN CẤP TỈNH KHEN 2012 - 2013 25 16 6 2 1 2013 - 2014 26 17 6 2 1 2014 - 2015 26 17 5 2 2 - Về phía học sinh Năm học TSHS TỶ LỆ HS KHEN THƯỞNG Tỷ lệ HS LÊN LỚP HSG huyện HSG tỉnh 2012 - 2013 347 55,0% 98,1% 36 2 2013 - 2014 354 59,3% 98,8% 44 3 2014 - 2015 367 61,7% 99,0% 66 3 - Tập thể Năm học Thành tích 2012 - 2013 - Tập thể hoàn thành Xuất sắc phong trào thi đua 2 tốt - Danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến 2013 - 2014 - Danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến - UBND huyện tặng giấy khen 2014 - 2015 - UBND huyện tặng giấy khen - Danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp, của ngành Giáo dục và các t
Tài liệu đính kèm: