Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống ở trường Tiểu học Dray Sáp

Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống ở trường Tiểu học Dray Sáp

Tổ chức hiệu quả tiết sinh hoạt lớp: Giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bằng những nội dung gần gũi, thiết thực gắn với thực tiễn hoạt động của trường, địa phương, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh phát huy được năng lực, tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc thuyết trình, trả lời câu hỏi, giải quyết tình huống hay tổ chức các trò chơi, đặt ra những câu hỏi và dẫn dắt các em thảo luận nhóm để tìm ra hướng giải quyết tích cực; đưa các tình huống để các em sắm vai và khám phá cách giải quyết vấn đề. Qua đó, các em được rèn luyện kỹ năng như phòng chống ma túy, tệ nạn học đường, có hiểu biết về sức khỏe, các hành vi ứng xử có văn hóa, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống một số loại bệnh tật, tai nạn giao thông và văn hóa trong học đường.

Ở địa phương không có di tích lịch sử nào nên không thể tổ chức các hoạt động về nguồn mà chỉ thông qua những bài học lịch sử, giúp học sinh hiểu và thấm nhuần những truyền thống qúy báu của dân tộc, tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất trong dựng nước và giữ nước của ông cha, truyền thống nhân đạo sâu sắc, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái; biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hình thành cho học sinh những phương cách ứng xử nhân văn, nhân ái, phẩm chất đạo đức chuẩn mực trong nhà trường. Từ đó giúp học sinh hiểu được trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước.

 

doc 23 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1331Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống ở trường Tiểu học Dray Sáp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng sống cho con em. 
Đối với trường tiểu học Dray Sáp, lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo sát sao công tác dạy học, trong đó chú trọng phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Kế hoạch từ nhà trường đến chuyên môn, tổ khối và giáo viên đều được thể hiện đầy đủ. Cán bộ quản lý và giáo viên cũng đã không ngừng đổi mới công tác quản lý chỉ đạo và phương pháp dạy học để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Chính vì vậy mà chất lượng giáo dục đã có nhiều tiến bộ, hiệu quả các phong trào, hội thi đã có nhiều khởi sắc, kỹ năng sống của học sinh đã có sự tiến bộ. Một số em đã có được hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Có em đã mạnh dạn tự tin khi tham gia thảo luận nhóm, tự tin bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể, tự giác, tự tin tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, có em nói năng lưu loát,...một số em đọc diễn cảm tốt, biết tự bảo vệ bản thân mình, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn, biết phòng tránh các tai nạn học đường,vv. Một số giáo viên đã có sự thay đổi về nhận thức, đã chú trọng và khéo léo trong việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học Dray Sáp, đặc biệt là ở phân hiệu buôn Kuôp vẫn còn những khó khăn, hạn chế. 
Nhận thức của đội ngũ giáo viên chưa đầy đủ mặc dù tỷ lệ đạt trên chuẩn trên 75% nên chưa hiểu hết ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; kỹ năng sống và xử lý tình huống chưa nhạy bén; một số giáo viên đã lớn tuổi nên việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn gặp nhiều hạn chế. 
Lực học các em học sinh đồng bào dân tộc thiếu số còn nhiều hạn chế; thời gian dạy một tiết rất ngắn nên việc tích hợp cũng chỉ trong một thời gian hạn hẹp, vì vậy, giáo viên còn lúng túng trong việc tích hợp, lồng ghép.
Đa số học sinh đồng bào dân tộc thiếu số (ở phân hiệu buôn Kuôp) vẫn quen với lối học thụ động. Học sinh của nhà trường gần như 100% xuất thân từ nông thôn nên khả năng thích ứng với xã hội hiện đại còn yếu, các hiểu biết về kĩ năng sống gần như là chưa có. Các em còn thiếu mạnh dạn, tự tin, rụt rè, e ngại.
Nhiều cha mẹ học sinh không quan tâm đến con cái, khoán trắng cho nhà trường, còn bắt các em ở nhà lên nương làm rẫy. Còn có cha mẹ học sinh nói năng chưa chuẩn mực; về nhà lại giao tiếp với con em hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.
Phân hiệu buôn Kuôp gần như 100% học sinh là người Mnông, Gia Rai và một số em là người Êđê cùng chung sống và sinh hoạt. Các bậc cha mẹ và con em họ thường ít khi ra giao lưu bên ngoài, việc giao tiếp hàng ngày gần như đều sử dụng bằng tiếng mẹ đẻ nên ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng sống của các em.
Trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu bài của học sinh còn chậm; các em thiếu tự tin, còn rụt rè, e ngại trong giao tiếp và ngại tham gia các hoạt động tập thể.
Các hoạt động NGLL chưa thực sự hấp dẫn và lôi cuốn để thu hút các em vào các hoạt động.
* Nguyên nhân chủ quan:
+ Đối với đội ngũ giáo viên:
Đa số giáo viên mới chỉ chú trọng vào dạy kiến thức mà chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, nếu có thì cũng chỉ qua loa đại khái.	Mặc dù giáo viên đã được tiếp cận về nội dung lồng ghép giáo dục Kĩ năng sống của Bộ Giáo dục và mỗi giáo viên đều được tập huấn về cách dạy và rèn Kĩ năng sống cho học sinh nhưng nhiều giáo viên chưa xác định được cụ thể kĩ năng sống cần rèn cho học sinh trong mỗi tiết học là gì nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động học tập.
Một số giáo viên đã lớn tuổi nên khả năng thích ứng và độ nhạy bén, sự khéo léo trong quá trình giảng dạy lồng ghép kỹ năng sống có nhiều hạn chế. Nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải của giáo viên chưa thực sự phù hợp với tâm sinh lí của đối tượng học sinh nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao.	 
- Giáo viên tổng phụ trách đội chưa có nhiều kinh nghiệm nên các hoạt động NGLL nội dung chưa phong phú, hình thức tổ chức chưa đa dạng, lôi cuốn, hấp dẫn nên chưa thu hút được học sinh tham gia một cách tích cực vào các hoạt động.
- Một số giáo viên có năng lực, có kỹ năng sống tốt nhưng lại không muốn cống hiến không muốn phấn đấu.
- Chưa chú trọng khâu động viên, khích lệ học sinh
- Khả năng diễn thuyết chưa thuyết phục nên công tác tuyên truyền tới các bậc cha mẹ học sinh về kỹ năng sống chưa thực sự hiệu quả.
- Công tác xử lý sau kiểm tra hiệu quả chưa thật sự cao.
+ Đối với học sinh:	
- Trên 60% là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
- Việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng sống của các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế.
- Việc giao tiếp của học sinh ở nhà cũng như lúc ra chơi thường là bằng tiếng mẹ đẻ, mặc dù đã được thầy cô nhắc nhở. 
- Một số em thỉnh thoảng cha mẹ bắt ở nhà đi chăn bò. Đến mùa vụ các em thường bỏ học đi lên nương, làm rẫy; vào những ngày mưa các em ít khi đến trường nhưng chưa được sự phân tích, nhắc nhở của cha mẹ.
- Đa số các em rụt rè, thiếu tự tin, ngại giao tiếp.
* Nguyên nhân khách quan:
 - Phân hiệu buôn Kuôp nơi mà các bậc cha mẹ và con em họ sinh sống cách xa trung tâm xã, huyện. Chính vì vậy mà môi trường sinh hoạt chỉ gói gọn trong buôn làng, đồng bào nơi đây chủ yếu là người Gia Rai, M’nông và một ít Êđê. Trình độ dân trí còn thấp, điều kiện dân sinh còn nhiều khó khăn, họ chỉ biết lên nương làm rẫy mà chưa hiểu rõ kỹ năng sống là gì và cũng chưa biết được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống cho con em nên đã thiếu sự quan tâm, còn khoán trắng cho nhà trường.
- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng, nhà trường chưa có sân chơi, bãi tập thật đúng nghĩa; chưa có bể bơi,...	
- Chịu sự tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ, đặc biệt là học sinh đang đứng trước nhiều thách thức khi hòa nhập xã hội. Các kỹ năng sống đã bị xem nhẹ trong một thời gian dài.	
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp 
- Xác định rõ thực trạng hoạt động dạy học nội dung giáo dục kỹ năng sống; phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng đầu năm (tháng 9/2015) nhằm tìm hiểu nguyên nhân làm cơ sở cần thiết để thực hiện đề tài đem lại hiệu quả bằng cách khảo nghiệm, xác định kết quả đạt được vào cuối năm học (tháng 5/2016). 
- Đưa ra các giải pháp chỉ đạo dạy học phù hợp giúp đội ngũ giáo viên nâng cao nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, từ đó vận dụng vào việc lồng ghép, tích hợp kỹ năng sống vào các môn học, bài học và hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả.
- Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng sống phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày, đồng thời thời giúp học sinh tực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. 
- Góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường.	
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp	
* Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên.
 Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên là vô cùng quan trọng, giúp giáo viên có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và hiểu rõ vai trò trách nhiệm của mình mà không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vươn lên và chắc chắn giáo viên sẽ hiểu được ngoài việc dạy kiến thức cho học sinh thì cần phải đặc biệt chú trọng đến giáo dục kỹ năng sống cho các em, từ đó vận dụng vào việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả. Chính vì vậy, lãnh đạo nhà trường cần phải không ngừng nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt hội đồng, chuyên môn, đoàn thể và các buổi chuyên đề, tập huấn nhằm thay đổi từ trong nhận thức đến hành động, từ đó vận dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả.
* Chỉ đạo giáo viên thực hiện lồng ghép, tích hợp thông qua các môn học:
Trước hết giáo viên cần nắm chức các môn học cần lồng ghép là: Tiếng Việt; Đạo đức; Khoa học, sinh hoạt lớp. Để thực hiện tốt nội dung này cần:	
+ Nhà trường cung cấp đầy đủ tài liệu, trang thiết bị, đồ dùng liên quan đến giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên. 
+ Giáo viên nghiên cứu và cần phải nắm chắc nội dung và địa chỉ lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống.
+ Vào đầu năm học, dựa trên cơ sở tồn tại, hạn chế rút ra được từ việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong năm học trước để xây dựng nội dung, tổ chức tập huấn, chuyên đề hướng dẫn giáo viên cách thức lồng ghép, tích hợp và thảo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện giúp giáo viên nắm vững yêu cầu, nội dung cần thực hiện để vận dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả.
+ Chỉ đạo tổ chức thực hiện một cách đồng bộ (từ chuyên môn, tổ khối đến giáo viên).
Ví dụ 1: Đối với Môn Đạo đức: Quán triệt mục tiêu giảng dạy môn Đạo đức, nhất là hình thành các hành vi đạo đức ở tiết 2. Giáo viên cần rèn cho học sinh khả năng tự học, tự chăm sóc bản thân, biết lễ phép, hiếu thảo, tự phục vụ bữa ăn và vệ sinh cá nhân.
 Thông qua môn Đạo đức, kiến thức được hình thành trên cơ sở từ việc quan sát tranh, từ một truyện kể, một việc làm, một hành vi, chuẩn mực nào đó, sau đó rút ra bài học. Từ bài học đó các em liên hệ thực tế xung quanh, bản thân, gia đình, xã hội và môi trường tự nhiên để có cách sống và ứng xử phù hợp.	
* Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động quan trọng, là bộ phận hợp thành của giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm xây dựng cho các em mối quan hệ phong phú đa dạng một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất định. Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản thân học sinh. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học nếu chỉ dạy kỹ năng sống thông qua các môn học, qua lý thuyết suông thì chưa đủ mà phải gắn các em vào những hoạt động bổ ích, những việc làm phù hợp với những hình thức linh hoạt, sáng tạo để thu hút các em. Và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ là điều kiện, cơ hội tốt cho học sinh tự thể hiện bản thân, được trải nghiệm cuộc sống bằng những việc làm của mình. Chính vì vậy ngoài việc chỉ đạo giáo viên lồng ghép, tích hợp kỹ năng sống vào các môn học thì việc giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng được nhà trường hết sức quan tâm. Vào đầu năm học, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo Tổng phụ trách đội xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể gắn với các chủ điểm, chủ đề hàng tháng như ngày 20/11; 8/3; 26/3; 19/5; 1/6; thông qua tiết chào cờ đầu tuần, các hội thi, giao lưu, trò chơi dân gian, bảo vệ môi trường, chăm sóc cây xanh..vv. Kế hoạch xây dựng phải cụ thể phù hợp từng chủ đề, chủ điểm với nội dung phong phú, đa dạng về hình thức. Trong các cuộc họp hội đồng sư phạm hàng tháng, kế hoạch này được thông qua để các bộ phận có liên quan phối hợp cùng thực hiện. Cũng chính từ những hoạt động này đã mở ra nhiều sân chơi với các hoạt động ngoại khóa đa dạng, hấp dẫn luôn thu hút được học sinh tham gia, từ đó hình thành nên các kỹ năng sống tốt cho các em.
Ví dụ 1:
- Giáo dục học sinh thông qua chủ điểm " Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11”.
Ngoài việc giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa của ngày 20/11 thì nhà trường còn tổ chức cho học sinh các lớp biểu diễn văn nghệ. Buổi văn nghệ diễn ra hết sức sôi nổi và đầy màu sắc. Các tiết mục văn nghệ của các lớp, nhất là các tiết mục múa, được các em chăm chút rất cẩn thận từ động tác đến trang phục đặc biệt là một số tiết mục hát múa dân ca nên luôn được những tràng pháo tay tán thưởng từ các em học sinh, các thầy cô giáo và đặc biệt là các bậc cha mẹ học sinh đến để xem các em biểu diễn.\
Buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng 20/11
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động: các trò chơi dân gian; phong trào nuôi heo đất; thi tìm hiểu về An toàn giao thông; bảo vệ môi trường (Hàng tuần, hàng tháng các lớp chăm sóc và bảo vệ vườn hoa, bồn hoa của lớp, khối mình bằng những việc làm cụ thể như: nhặt rác, quét sân, nhặt cỏ, trồng bổ sung cây cảnh, cây hoa, tưới nước, vv...)
 Học sinh tham gia chơi Trò chơi
 Học sinh trồng và chăm sóc cây 
Thông qua các hoạt động này rèn luyện cho học sinhh các kỹ năng như: “Nói lời hay làm việc tốt” qua cách ứng xử lễ phép như biết đi thưa về trình, chào hỏi những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cảm ơn khi được tặng quà, vui vẻ hoà nhã với bạn bè, lễ phép với thầy cô và những người lớn tuổi, rèn học sinh tính mạnh dạn tự tin trước tập thể; ý thức bảo vệ môi trường, kỹ năng xử lý tình huống; chấp hành tốt khi tham gia giao thông; ý thức giữ vệ sinh chung, tinh thần tự giác, tương thân tương ái, đoàn kết, sự hợp tác, biết yêu lao động, ý thức bảo vệ tài sản chung; rèn kĩ năng tự phục vụ, biết lao động vừa sức, giúp các em yêu trường, yêu lớp hơn. 
Ngoài ra, thông qua các buổi chào cờ, ngoài nội dung đánh giá, triển khai của Hiệu trưởng thì đến phần của tổng phụ trách đội. nội dung tôi yêu cầu đ/c tổng phụ trách đội hướng tới là "Tổ chức sinh hoạt tập thể" cho các em bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức các trò chơi, dùng phương pháp hỏi đáp có nội dung liên quan đến các chủ đề, chủ điểm hay biểu dương gương người tốt, việc tốt,...vv. Thông qua đó học sinh phải tự khám phá, suy nghĩ, giải quyết vấn đề, các em có cơ hội chia sẻ những cảm nhận, những suy nghĩ, những quan sát của mình với thầy cô, bạn bè một cách thoải mái, tự nhiên không gò bó, áp đặt, từ đó kỹ năng sống sẽ được nâng lên.
Một buổi sinh hoạt tập thể sau giờ chào cờ
* Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học: Giáo viên cần tích cực trọng việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, tư duy, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học, luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của lớp của trường. Trong giờ học, giáo viên cần tổ chức các hoạt động nhóm, tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém. Từ đó hình thành kỹ năng hợp tác, trao đổi, đưa ra ý kiến, kỹ năng trình bày,...vv; rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin trước tập thể.
 Hoạt động nhóm
* Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
Giáo viên chủ nhiệm là người quản lý lớp học, giúp Hiệu trưởng giám sát lớp học, thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng, rèn luyện của học sinh. Người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp và từng học sinh đến cha mẹ học sinh. 
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò của một nhà tâm lý, nhà quản lý trong nhà trường ở một tập thể thu nhỏ là lớp học. Như vậy, trong số tất cả các giáo viên tham gia vào hoạt động giáo dục của lớp thì giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người trực tiếp, thường xuyên gần gũi với học sinh nhất, là chỗ dựa tinh thần vững vàng cho các em trong cuộc sống để các em có thể nhận được hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn, dạy dỗ cần thiết kịp thời. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường. Thông qua công tác chủ nhiệm, việc giáo dục kỹ năng sống góp phần định hình, định hướng tính cách của học sinh. Chính vì vậy, giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên cần học cách lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân và dùng lời lẽ mềm mỏng bằng những tình cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi yêu cầu điều gì đó với học sinh. Tránh hành hung, nói nặng lời với học sinh, đặc biệt là những học sinh nghịch ngợm hay mắc lỗi. Thay đổi các hình thức sinh hoạt lớp, luân phiên nhau cho các em làm lớp trưởng, tổ trưởng. Với học sinh tiểu học, thầy cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của các em, các em luôn luôn nghe lời dạy bảo và làm theo những gì thầy cô dạy. Thầy cô giáo phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, nhất là tấm gương về các ứng xử văn hóa, chuẩn mực trong lời nói và việc làm, cách đi đứng, ăn mặc,... Có như vậy thì việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mới đạt hiệu quả.
 Sinh hoạt tập thể
Một buổi tập thể dục buổi sáng của học sinh
	* Tổ chức hiệu quả tiết sinh hoạt lớp: Giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bằng những nội dung gần gũi, thiết thực gắn với thực tiễn hoạt động của trường, địa phương, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh phát huy được năng lực, tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc thuyết trình, trả lời câu hỏi, giải quyết tình huống hay tổ chức các trò chơi, đặt ra những câu hỏi và dẫn dắt các em thảo luận nhóm để tìm ra hướng giải quyết tích cực; đưa các tình huống để các em sắm vai và khám phá cách giải quyết vấn đề. Qua đó, các em được rèn luyện kỹ năng như phòng chống ma túy, tệ nạn học đường, có hiểu biết về sức khỏe, các hành vi ứng xử có văn hóa, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống một số loại bệnh tật, tai nạn giao thông và văn hóa trong học đường.
Ở địa phương không có di tích lịch sử nào nên không thể tổ chức các hoạt động về nguồn mà chỉ thông qua những bài học lịch sử, giúp học sinh hiểu và thấm nhuần những truyền thống qúy báu của dân tộc, tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất trong dựng nước và giữ nước của ông cha, truyền thống nhân đạo sâu sắc, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái; biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hình thành cho học sinh những phương cách ứng xử nhân văn, nhân ái, phẩm chất đạo đức chuẩn mực trong nhà trường. Từ đó giúp học sinh hiểu được trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. 
* Trang trí lớp học thân thiện: Trang trí lớp học cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thành công phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Giáo viên cần huy động sự sưu tầm cây, hoa và các vật dựng sẵn có, rẻ tiền để tận dụng vào trang trí lớp học; sử dụng bút màu để trang trí, bố trí góc học tập, góc sáng tạo để trưng bày sản phẩm đẹp học sinh làm ra. Giáo viên cần tạo ra cơ hội để cô trò cùng tham gia vào trang trí lớp. Qua đó hình thành một số kỹ năng như: kỹ năng trao đổi, giao tiếp, hợp tác, ra quyết định, kết nối tình bạn bè, tình đoàn kết,tương trợ lẫn nhau, tình thầy trò và một số kỹ năng khác. Phòng học là nơi hoạt động chính của thầy và trò, bảng đen, bàn ghế, âm thanh, ánh sáng. Vì vậy phải được sắp xếp có thẩm mỹ, bố cục phải hài hòa, đẹp mắt, tạo ra không gian thoáng mát, thân thiện, có như vậy học sinh mới xem lớp học là ngôi nhà thứ hai của mình và mới cảm thấy ấm áp thoải mái.
Lớp học trang trí thân thiện 
* Bồi dưỡng kỹ năng sống cho giáo viên thông qua tập huấn, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, tổ chuyên môn.
Chỉ đạo phó hiệu trưởng dựa vào tình hình thực tế kết hợp với tổ khối trưởng để xây dựng kế hoạch với nội dung cụ thể, thiết thực nhằm thảo gỡ những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Thông thường nhà trường tổ chức một chuyên đề gồm hai phần: 1 tiết lý thuyết và 1 tiết thực hành. Phân công phân nhiệm cụ thể . Tổ chức tập huấn, chuyên đề, sau đó chủ trì giáo viên thảo luận, trao đổi ý kiến để cùng thảo gỡ và đi đến thống nhất chung cho toàn trường. Tuy nhiên, đối với trường có phân hiệu buôn Kuôp gần 100% là đồng bào dân tộc thiểu số cần lưu ý giáo viên vận dụng một cách linh hoạt để phù hợp với đối tượng học sinh, không máy móc, rập khuôn. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và tổ chức kiểm tra xem hiệu quả đến đâu, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp và đạt hiệu quả.
Đối với giáo viên tổng phụ trách đội: Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia các đợt tập huấn, chuyên đề, giao lưu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra, lãnh đạo nhà trường đặc biệt qua

Tài liệu đính kèm:

  • docth_143_2758_2010864.doc