Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện thân thiện trường tiểu học Trần Quốc Toản

Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện thân thiện trường tiểu học Trần Quốc Toản

Lịch mượn trả sách được nhân viên quy định thời gian mượn trả cho từng lớp để tránh chồng chéo. Ví dụ: Lớp 1A, 3A mượn và trả vào thứ 3 thì 1B, 4B mượn và trả vào thứ 4 hàng tuần.

* Hoạt động thư viện tại phân hiệu

Việc chỉ đạo hoạt động thư viện tại phân hiệu được thực hiện như ở điểm trường chính song chủ yếu giao cho giáo vên chủ nhiệm thực hiện tại lớp. Hàng tuần, nhân viên thư viện đến trực tại phân hiệu 1 ngày vào cuối tuần để thu hồi sách và cho mượn sách. Vì thế nên các em học sinh tại phân hiệu vẫn được mượn sách, đọc sách như những học sinh tại điểm trường chính.

 3.3. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng

 Sau gần một năm hoạt động, thư viện của nhà trường đã đạt hiệu quả rất tốt. các em học sinh đến thư viện đọc sách nhiều hơn. Kết quả dạy học đạt cao hơn. Đặc biệt thư viện nhà trường đã có sự phối hợp tích cực của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Cụ thể:

 

doc 22 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 6505Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện thân thiện trường tiểu học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý do chọn đề tài
	Việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, hoạt động thư viện có một vai trò đóng góp rất quan trọng. Hoạt động thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của giáo viên đặc biệt là việc đọc sách của học sinh. Trong trường tiểu học, thư viện nhà trường giúp học sinh tiếp cận và nhận thức về cuộc sống, thế giới xung quanh một cách dễ dàng, thực tế hơn, thúc đẩy lòng ham học hỏi, thích khám phá ở lứa tuổi học sinh qua nội dng các câu chuyện từ sách báo, tài liệu, tranh ảnh...
	Từ thực tế hoạt động thư viện của trường tiểu học Trần Quốc Toản trong những năm trước đây, cho thấy hoạt động thư viện chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu cần thiết của học sinh trong việc đọc sách, tìm hiểu, tra cứu..Hoạt động thư viện chưa đa dạng, chủ yếu chỉ mới là nơi mượn sách, đồ dùng dạy học của giáo viên, học sinh. Học sinh chưa có chỗ ngồi đọc rộng rãi, thoải mái, thoáng mát. Học sinh chưa có phương pháp đọc sách tốt và phù hợp với trình độ đọc của mình. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở vật chất thư viện còn hạn chế, phòng đọc chật hẹp, không thu hút được học sinh đến thư viện đọc sách thường xuyên. Bản thân tôi rất trăn trở, tìm giải pháp xây dựng và chỉ đạo đổi mới hoạt động thư viện để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
	 Chính vì vậy tôi chọn đề tài về “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện thân thiện trường tiểu học Trần Quốc Toản" để nhằm chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp trong việc chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường tiểu học.
	2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
	2.1. Mục tiêu:
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác thư viện ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản, đề ra những giải pháp nhằm chỉ đạo hoạt động công tác thư viện trong nhà trường đạt hiệu quả.
- Xây dựng thư viện thân thiện thu hút học sinh đến đọc sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một đi lên.
2.2. Nhiệm vụ:
	- Qua khảo sát tình hình thực tế, đánh giá thực trạng công tác thư viện của nhà trường. Đưa ra những giải pháp tích cực để chỉ đạo công tác, nghiệp vụ thư viện nhà trường qua các việc làm cụ thể.
- Định hướng việc tổ chức các hoạt động thư viện trong năm học đạt hiệu quả.
	3. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động của thư viện thân thiện trường tiểu học
4. Giới hạn của đề tài:
Thư viện trường Tiểu học Trần Quốc Toản năm học 2015- 2016 và 2016- 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu:
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; 
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
II. PHẦN NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Năm học 2016-2017, toàn ngành tiếp tục tập trung kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Mục tiêu trong giai đoạn hiện nay là phải tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: " Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa của nhà trường. Nó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo từng bước thay đổi phương pháp dạy học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa cho các thành viên của nhà trường".
Thư viện sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những sách báo cần thiết phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ phận khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy toàn diện “Công tác tổ chức và hoạt động của thư viện phải là một nội dung quan trọng trong đánh giá để công nhận trường chuẩn quốc gia và Danh hiệu thi đua hàng năm” (Quyết định số 61/1998/QĐ – BGD&ĐT). 
Chính vì tầm quan trọng của hoạt động thư viện, trong những năm học vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana đã chỉ đạo các trường xây dựng và tăng cường hiệu quả của hoạt động thư viện của các trường học. Chỉ đạo các trường hợp tác với tổ chức Room To Read để xây dựng thư viện thân thiện, tạo môi trường đọc sách tốt nhất thu hút học sinh và cộng đồng tham gia đọc sách.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
2.1. Đặc điểm tình hình:
          Trường Tiểu học Trần Quốc Toản là một trường nằm trên địa bàn xã thuần nông cách trung tâm huyện khoảng 5km. Nhân dân trên địa bàn từ địa bàn Quảng Nam đến đây xây dựng kinh tế mới. Trường được thành lập năm 1989 đến nay đã trải qua gần 28 năm  xây dựng và phát triển. Ngay từ những ngày đầu thành lập trường đã gặp không ít những khó khăn. Nhân dân làm nghề nông, đời sống còn nghèo khó nên việc huy động sự đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất không thể thực hiện được. Thời gian gần đây, kinh tế địa phương có phần phát triển nên trường lớp đã được xây dựng tương đối khang trang. Cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác dạy học.
	Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương, cùng với sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường, năm 2012 trường đã được công nhận Trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Hiện nay trường có 2 điểm trường với 15 lớp, 336 học sinh học 2 buổi/ngày. 
	2.2. Những ưu điểm của thư viện nhà trường trong thời gian qua
Thư viện của nhà trường đã đạt chuẩn theo quy định. Hoạt động thư viện đảm bảo phục vụ cho công tác dạy học. Hàng năm nhà trường đã trích 15- 17% kinh phí chi thường xuyên đầu tư cho thư viện để mua sách, thiết bị đồ dùng dạy học. Cụ thể năm học 2015- 2016, thư viện nhà trường có 1 phòng với diện tích 54m2 dùng chung cho cả học sinh và giáo viên. Tủ và kệ và giá sách thư viện được trang bị đầy đủ. Số lượng sách tham khảo, sách phục vụ cho học sinh mượn để học tập, báo, sách tra cứu,....tương đối đảm bảo để phục vụ dạy học.
- Nhân viên thư viện có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo quy định, có năng lực, nhiệt tình trong công việc.
- Hồ sơ thư viện
Hồ sơ thư viện đầy đủ, cập nhật thường xuyên việc mượn trả sách của học sinh. Theo dõi và kiểm kê sách hàng năm theo quy định. Kế hoạch hoạt động được lên kịp thời và sát thực tế nhà trường.
- Hoạt động của thư viện
Thư viện phục vụ việc mượn và trả sách, thiết bị đồ dùng dạy học cũng như việc đọc sách của giáo viên và học sinh.
Việc mượn trả sách, đồ dùng dạy học được thực hiện thường xuyên theo nhu cầu của giáo viên và học sinh nhà trường.
- Hiệu quả đạt được của thư viện:
Trong 2 năm 2014- 2015 và 2015- 2016, thư viện trường Tiểu học Trần Quốc Toản đã được công nhận thư viện Thư viện đạt chuẩn. Thư viện đã đảm bảo các loại sách thiết bị và đồ dùng phục vụ cho công tác dạy học của nhà trường.
2.3. Những hạn chế 
Tuy hoạt động thư viện đã có những kết quả nhất định song còn một số hạn chế. Cụ thể như:
- Chưa có phòng đọc dành riêng cho học sinh. Phòng đọc không đủ rộng, chưa thoáng mát. Phòng đọc không được trang trí xung quanh, không gian chưa thân thiện để thu hút học sinh đến nhiều với thư viện.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của thư viện chưa phong phú, một số loại tủ, kệ sách chưa phù hợp với học sinh.
- Khu vực đọc sách chưa tạo cho các em một tinh thần thoải mái và hứng thú, môi trường đọc chưa thoáng mát.
- Hoạt động của thư viện chưa đa dạng, chưa có sự tham gia của học sinh trong việc quản lý, hỗ trợ thư viện.
- Chưa có sự tham gia hỗ trợ của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong việc phát triển thư viện.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp
Việc chỉ đạo đổi mới hoạt động thư viện, xây dựng một thư viện thân thiện ở trường học nói chung, ở trường tiểu học nói riêng là rất cần thiết. Nó nhằm mục đích:
- Thay đổi cách thức hoạt động của thư viện.
- Tạo môi trường thân thiện thu hút học sinh đến thư viện đọc sách.
- Thu hút sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng. 
Về hiệu quả mang lại: 
- Học sinh tham gia đọc sách nhiều hơn, rèn cho các em thói quen đọc sách thường xuyên và trở thành người đọc độc lập.
- Từ việc đọc sách thường xuyên và hứng thú, hỗ trợ cho các em trong việc giao tiếp, học tập, đặc biệt là học tốt môn Tiếng Việt.
- Cha mẹ học sinh hỗ trợ kinh phí để tu sửa cơ sở vật chất, mua sách cho Thư viện.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
3.2.1. Chỉ đạo xây dựng và thiết lập thư viện thân thiện
Tháng 6 năm 2016, trường Tiểu học Trần Quốc Toản được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo đã hợp tác với tổ chức Room To Read xây dựng thêm thư viện thân thiện với diện tích phòng 54m2 và đã đưa vào sử dụng từ tháng 9 năm 2016. Từ lúc bắt đầu thiết lập, nhà trường đã nỗ lực, sát sao chỉ đạo cán bộ giáo viên, phối hợp với cha mẹ học sinh hoàn thiện từng công đoạn và hiện nay đã đưa vào hoạt động. Cụ thể:
- Trang trí phòng đọc sách cho học sinh
Phòng đọc sách cho học sinh chỉ dành cho các em đến đọc sách, truyện, tra cứu, viết vẽ....
Phòng đọc được sơn màu sáng. Các cửa sổ phải đảm bảo rộng và làm bằng kính để tận dụng tối đa ánh sáng từ ngoài vào. Các mảng tường được vẽ những hình ảnh đẹp mắt, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Như hình ảnh thiên nhiên, cây cối, hoa và các loài thú hoặc những bức tranh có trong các câu truyện các em được đọc. Bố trí những hình ảnh đẹp tạo cho một không gian đọc vừa đẹp và thân thiện. Vì thế khi đến thư viện các em không chỉ được đọc sách mà còn được thưởng thức những cảnh đẹp qua những bức tranh, tạo cho các em tinh thần thoải mái và thích thú khi đến thư viện.
Dưới đây là một số hình ảnh của một số bức tranh trong phòng đọc 
+ Bố trí các góc
Góc trò chơi: Góc trò chơi là góc dành riêng cho những học sinh thích chơi các trò chơi như nặn hình hay chơi các trò chơi trí tuệ. Từ các trò chơi, các em sẽ phát triển tư duy tốt hơn và tạo cho các em nhiều hứng thú. Đặc biệt, góc trò chơi khuyến khích học sinh khối 1 khi các em chưa đọc được thì đến thư viện để chơi các trò chơi giáo dục, làm quen với thư viện và hình thành thói quen đến thư viện.
Góc viết vẽ:
Góc viết vẽ dành cho những em yêu thích vẽ lại các nhân vật hoặc viết những đoạn văn, thơ hoặc những cảm nghĩ của các em sau khi đọc một câu truyện. Góc viết vẽ khuyến khích học sinh chia sẻ những cảm xúc khi đọc sách thông qua hình thức viết, vẽ. Góc viết vẽ tạo môi trường thân thiện với học sinh với các sản phẩm do các em tự tạo ra đồng thời xây dựng môi trường văn bản trong thư viện.
Những sản phẩm viết, vẽ của các em được trưng bày trên góc viết vẽ để động viên khuyến khích các em.
Dưới đây là hình ảnh góc viết vẽ
Góc tra cứu:
Góc tra cứu khuyến khích học sinh sử dụng sách tra cứu phục vụ học tập và nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng tra cứu cho học sinh. Góc tra cứu bao gồm một số loại sách từ điển, sách về động vật, thiên nhiên, thế giới và con người.v.v.. khi cần thiết các em đến tra cứu nâng cao kiến thức, hiểu biết hỗ trợ học tập và cuộc sống. 
Hình ảnh của góc tra cứu:
+ Các bảng biểu và nội quy thư viện
Các bảng biểu, nội quy thư viện phải có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, trang trí đẹp mắt và đặt đúng vị trí để các em dễ nhìn, dễ đọc và thực hiện. Như bảng hướng dẫn tìm sách theo mã màu, bảng nội quy thư viện, bảng nhắc nhở giữ gìn vệ sinh chung, lịch đọc sách.v.v...Bảng tìm sách theo mã mà bao gồm 6 màu : Xanh lá cây, đỏ, cam, trắng, xanh dương, vàng tương ứng với màu kệ sách và mã màu sách. Nhìn vào bảng các em dễ dàng tìm sách phù hợp với trình độ đọc của mình. Cụ thế: học sinh lớp 1 đọc sách theo mã màu xanh lá cây, đỏ, cam. Những loại sách này phù hợp trình độ đọc của học sinh lớp 1 bởi vì sách có ít chữ, nhiều tranh dễ đọc. Càng lên lớp lớn hơn, trình độ đọc cao hơn thì các em đọc các sách nhiều chữ, ít tranh và có nội dung khó hơn... như theo bảng hướng dẫn.
Dưới đây là một số hình ảnh các bảng biểu:
Bảng nội quy thư viện
Bảng hướng dẫn tìm sách theo mã màu
Bảng nội quy bên ngoài
+ Sắp xếp các kệ
Các kệ sách ở đây được sơn theo 6 mã màu phù hợp với từng loại sách phù hợp trình độ đọc của học sinh. Độ cao của kệ vừa phải, dễ trưng bày sách. Khi nhìn màu kệ các em biết ngay kệ đó là trưng bày sách phù hợp trình độ đọc đối với học sinh lớp mấy. kệ sách được sắp xếp xung quanh phòng và có vị trí phù hợp.
+ Sắp xếp sách theo mã màu
Sách thuộc mã màu nào thì được xếp lên kệ có màu đó. Ví dụ sách có mã màu trắng thì xếp lên kệ màu trắng, sách có mã màu xanh thì được xếp lên kệ màu xanh.v.v..để học sinh dễ tìm và trả sách xếp vào màu kệ quy định.
Kệ sách được xếp sách theo mã màu
+ Khu vực ngồi đọc của học sinh
Khu vực ngồi đọc sách của học sinh là vị trí trung tâm của phòng và khoảng không gian rộng nhất. Khu vực này được trải thảm xốp để học sinh ngồi. Các bàn để các em ngồi đọc có chiều cao phù hợp, màu sắc đẹp. Vì vậy các em ngồi đọc với tư thế thoải mái, không bị gò ép.
3.2.2. Trang bị sách truyện cho thư viện
Hiện nay thư viện đã có khoảng gần 1000 quyển sách. Hàng năm thư viện được tổ chức Room ToRead tài trợ ¾ số sách. Còn lại nhà trường huy động đóng góp của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Như vậy nguồn sách được bổ sung thường xuyên đáp ứng nhu cầu mượn về nhà và đọc sách tại chỗ của học sinh.
3.2.3. Tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thư viện và giáo viên.
- Đối với nhân viên thư viện
Nhân viên thư viện được cấp trên tổ chức tập huấn thường xuyên về nghiệp vụ thư viện.
- Đối với giáo viên
Sau khi nhân viên thư viện được các cấp tập huấn về nghiệp vụ thư viện, nhà trường tổ chức tập huấn lại cho toàn bộ giáo viên toàn trường để giáo viên được nắm bắt và thực hiện trong các họat động liên quan đến thư viện. Như tập huấn về thiết lập thư viện, cách hướng dẫn học sinh tìm sách theo mã màu phù hợp với trình độ đọc; tập huấn về tổ chức tiết đọc thư viện cho học sinh.v.v.
Dưới đây là một số hình ảnh tập huấn của giáo viên
3.3.4. Chỉ đạo hoạt động của thư viện 
- Thành lập đội hỗ trợ thư viện
Đội hỗ trợ thư viện gồm khoảng 6 đội, mỗi đội có 6 em học sinh lớp 4,5. Đội hỗ trợ thư viện được giao nhiệm vụ giúp nhân viên thư viện ghi phiếu cho các bạn mượn, trả sách, thu hồi sách và xếp lên kệ.v.v.. Thời gian hoạt động của Đội là trước giờ vào lớp, giờ ra chơi và sau giờ học. Nhờ có đội hỗ trợ thư viện mà công việc của nhân viên thư viện đỡ vất vả hơn. Vì thế mà việc điều hành các hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn.
Hình ảnh học sinh đến thư viện đọc sách trong giờ ra chơi
- Phân bổ Lịch đọc sách theo tiết đọc thư viện của từng lớp
Tiết đọc thư viện được thực hiện theo từng lớp. Mỗi lớp thực hiện tiết đọc tại thư viện mỗi tuần 1 tiết do giáo viên chủ nhiệm phụ trách và hướng dẫn. Nội dung tiết đọc thư viện được quy định theo trình độ đọc của học sinh. Như đọc to nghe chung( Giáo viên đọc cho học sinh nghe) dành cho lớp 1, đọc cặp đôi, đọc cá nhân, cùng đọc...
Dưới đây là hình ảnh tiết đọc thư viện của trường
Ngoài các hoạt động thường xuyên, nhà trường đã tổ chức có hiệu quả các hoạt động nhằm tạo hứng thú và bổ ích cho học sinh, góp phần tạo môi trường học tập thân thiện để các em cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Cụ thể như tổ chức ngày hội đọc sách, giới thiệu sách, kể chuyện theo sách, thi vui đọc sách, rung chuông vảng.v.v..
Dưới đây là một số hình ảnh tổ chức các hoạt động:
Tổ chức Ngày hội đọc sách
Giới thiệu sách
- Lịch mượn, trả sách của từng lớp
Lịch mượn trả sách được nhân viên quy định thời gian mượn trả cho từng lớp để tránh chồng chéo. Ví dụ: Lớp 1A, 3A mượn và trả vào thứ 3 thì 1B, 4B mượn và trả vào thứ 4 hàng tuần.
* Hoạt động thư viện tại phân hiệu
Việc chỉ đạo hoạt động thư viện tại phân hiệu được thực hiện như ở điểm trường chính song chủ yếu giao cho giáo vên chủ nhiệm thực hiện tại lớp. Hàng tuần, nhân viên thư viện đến trực tại phân hiệu 1 ngày vào cuối tuần để thu hồi sách và cho mượn sách. Vì thế nên các em học sinh tại phân hiệu vẫn được mượn sách, đọc sách như những học sinh tại điểm trường chính.
 3.3. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng
	Sau gần một năm hoạt động, thư viện của nhà trường đã đạt hiệu quả rất tốt. các em học sinh đến thư viện đọc sách nhiều hơn. Kết quả dạy học đạt cao hơn. Đặc biệt thư viện nhà trường đã có sự phối hợp tích cực của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Cụ thể:
3.3.1. Về đầu tư kinh phí cho thư viện:
Năm học
Kinh phí mua sách báo, tài liệu
Kinh phí mua sắm tu sửa CSVC
Kinh phí cha mẹ học sinh
đóng góp
Số lượng sách hàng năm
2015-2016
14 000 000
0
0
3560
2016-2017
17 000 000
18 000 000
5 800 000
4343
	3.3.2. Tình hình học sinh đọc sách thư viện:
Năm học
Số lượt học sinh mượn sách về đọc/ tháng
Số lượt học sinh đến thư viện đọc sách/ngày
Tỷ lệ học sinh
 đọc sách của thư viện
Ghi chú
2015- 2016
74
34
45%
2016- 2017
280
200
100%
3.3.3. Công tác tuyên truyền giới thiệu sách:
Năm học
Số lần giới thiệu sách
Kể chuyện theo sách (lần)
Thi vui đọc sách (lần)
Tổ chức Ngày đọc sách
Ghi chú
2015- 2016
3
2
0
0
2016- 2017
7
5
1
1
	3.3.4. Danh hiệu thư viện đạt được:
Năm học
Danh hiệu
Ghi chú
2015- 2016
Thư viện đạt chuẩn
2016- 2017
Thư viện tiên tiến
	III. Phần kết luận, kiến nghị
1. Kết luận: 
Trong công tác dạy học, việc nâng cao chất lượng giáo dục thì hoạt động thư viện góp phần rất lớn. Việc đổi mới hoạt động thư viện chính là một phần cốt lõi của đổi mới giáo dục. Chúng ta đang xây dựng trường học thân thiện, xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh thì việc xây dựng một thư viện thân thiện là hết sức cần thiết. Thư viện có thân thiện thì mới thu hút học sinh và mọi người đến với thư viện. Thư viện có thân thiện thì hiệu quả và mục đích của nó mới đạt được cao nhất. 
Thư viện của trường Tiểu học Trần Quốc Toản thực sự là một địa điểm bổ ích và thân thiện đã thu hút tất cả học sinh nhà trường đến đọc sách, tra cứu cũng như thể hiện năng khiếu, chơi các trò chơi trí tuệ.v.v...Đặc biệt các em học sinh vào thư viện đọc sách nhiều sẽ rèn cho các em kỹ năng đọc và hiểu tiếng Việt, cảm thụ các bài văn hay, các nội dung câu truyện bổ ích hình thành nhân cách và phẩm chất cũng như giúp các em có kết quả học tập tốt hơn. Vì thế mà chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một nâng cao. 
2. Kiến nghị: 
Việc xây dựng thư viện thân thiện và để duy trì hoạt động lâu dài, có hiệu quả, Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện cần hỗ trợ thêm kinh phí để các trường tu sửa cơ sở vật chất hàng năm và mua thêm sách bổ sung vào thư viện.
Krông Ana, tháng 3 năm 2017
Người viết sáng kiến
	Võ Văn Tính
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP HUYỆN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 03 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
3. Hướng dẫn số 11185/GDTH ngày 17 tháng 12 năm 2004 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
4. Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 06 tháng 11 năm 1998 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành qui chế về tổ chức hoạt động thư viện trường phổ thông.
5. Cẩm nang thiết lập và quản lý thư viện.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
1
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 
2
5. Phương pháp nghiên cứu
2
 II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
2
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
3
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
5
3.1. Mục tiêu của giải pháp
5
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
5
3.2.1. Chỉ đạo xây dựng và thiết lập thư viện
5
3.2.2. Trang bị sách, truyện cho thư viện
12
3.2.3. Tập huấn cho giáo viên, nhân viên
12
3.3. 4. Chỉ đạo hoạt động thư vi

Tài liệu đính kèm:

  • docth_157_3483_2010878.doc