Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A - Dray sáp - Krông Ana - Đăk lăk

Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A - Dray sáp - Krông Ana - Đăk lăk

Xây dựng kế hoạch là một trong các nhiệm vụ của quản lí để chỉ đạo giáo viên thực hiện các nội dung mà nhà trường cần thực hiện trong năm học. Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học. Vì vậy, nếu xây dựng được kế hoạch coi như ta đã thành công được một nửa công việc. Nhìn vào tình hình thực trạng của nhà trường, cũng như những ưu điểm và hạn chế về việc giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại đơn vị. Do vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

Kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng ban hành phải là một phương án tổng hợp bao gồm các yếu tố: Mục tiêu, thời gian, không gian, nội dung của các hoạt động, nguồn nhân lực, vật lực, tài chính, phương án tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ cho việc triển khai thực hiện. Phải xác định các mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng học kỳ, từng năm học. Cụ thể như:

Xây dựng kế hoạch về khai thác và sử dụng kinh phí đầu tư: Không chỉ dừng ở việc đầu tư trang thiết bị, mà cần chú trọng hơn trong kế hoạch kinh phí cho bảo trì, bảo dưỡng; mua phần mềm; lắp đặt và khai thác đường truyền Internet, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ dạy học và quản lý.

 

doc 27 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1784Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A - Dray sáp - Krông Ana - Đăk lăk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách có hiệu quả.
Tuy máy tính điện tử có nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên, nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên Mầm non. Đôi lúc vì là máy móc nên có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình giảng dạy như: mất điện, máy bị treo, bị vi rút... và mỗi khi có sự cố như vậy giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn. 
Mặt khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi. Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên Mầm non. Đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho CNTT dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó. Việc sử dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó.
Từ những kết quả trên tôi nhận định: Kỹ năng ứng dụng CNTT của giáo viên tỷ lệ thuận với chất lượng học của học sinh, nếu giáo viên được bồi dưỡng về Tin học, biết sử dụng các phần mềm dành cho việc soạn bài thì tiết dạy đạt hiệu quả hơn.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp.
Tuy bản thân chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc ứng dụng CNTT, nhưng nhận thức được vị trí, vai trò và nhiệm vụ của việc  ứng dụng CNTT cho giáo viên trong đơn vị là rất quan trọng nên tôi nhờ đến sự hỗ trợ của bạn bè, mục đích chính là chỉ ra được một số biện pháp có hiệu quả trong công tác ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học tại trường MN Bình Minh. 
Giúp đội ngũ giáo viên có một số hiểu biết cơ bản về Tin học, biết vận dụng những hiểu biết ban đầu để áp dụng vào công tác góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục của trường. Nhằm bổ sung kiến thức, hoàn thiện kĩ năng sư phạm, đẩy mạnh sự phát triển về nghiệp vụ cho tất cả giáo viên trong nhà trường, thông qua đó, giúp giáo viên có đủ năng lực tham gia vào công cuộc đổi mới Giáo dục Mầm non, theo kịp và đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển của xã hội.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Xác định con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công trong việc ứng dụng CNTT vào trong quản lý và giảng dạy. Do đó, nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ Tin học, đặc biệt là các kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên. Để hiểu rõ trình độ và kỹ năng Tin học của đội ngũ, ngoài việc tìm hiểu hồ sơ giáo viên, nhà trường đã tiến hành khảo sát thực tế. Kết quả cho thấy 50% giáo viên có chứng chỉ Tin học từ A trở lên nhưng trong đó kỹ năng sử dụng máy tính của một số giáo viên còn hạn chế, nhiều giáo viên chưa biết soạn bài bằng powerpoint, trình bày văn bản chưa đúng thể thức quy định. Xuất phát từ thực tế đó, nhà trường đã tiến hành bồi dưỡng bằng các biện pháp cụ thể sau:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên trong trường. 
Bằng nhiều hình thức quán triệt trong Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức khác trong nhà trường. Cung cấp, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT, UBND huyện, xã... về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch có tính chất chiến lược lâu dài, kết hợp triển khai theo từng mảng công việc, giao trách nhiệm cho các tổ chức trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ về ứng dụng CNTT. Tạo sự đồng thuận, nhất trí trong Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn trong nhà trường. 
Tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo, chuyên đề. Thông qua dự giờ thăm lớp và qua việc triển khai các cuộc thi có ứng dụng CNTT do ngành tổ chức. Để giáo viên thấy được sự cần thiết của ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học. Trên cơ sở đã nhận thức đúng đắn, sâu sắc, giáo viên sẽ chủ động tìm tòi những giải pháp phù hợp với yêu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học. Góp phần đổi mới tư duy, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học. 
Phát động sâu rộng thành phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết ứng dụng CNTT đối với mỗi giáo viên để chính họ qua áp dụng thấy được hiệu quả và sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đặc biệt là đối với đổi mới phương pháp dạy học. 
Ví dụ: Tất cả giáo viên phải biết soạn bài trên máy tính và biết trình bày văn bản theo thể thức quy định. Soạn ít nhất 2 tiết có ứng dụng CNTT/GV/tháng 
Lãnh đạo nhà trường phải là người tiên phong, đi đầu trong việc ứng dụng các tiện ích của CNTT thông tin đem lại, tạo ra phong trào và là tấm gương sáng cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường noi theo. Cần động viên, khuyến khích các cô giáo cao tuổi có kinh nghiệm, say mê CNTT, say sưa tìm tòi phương pháp giảng dạy mới. Tổng hợp, góp ý, kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại để đạt được hiệu quả cao nhất trong dạy học, coi đó là tấm gương sáng cho cán bộ, giáo viên trẻ noi theo.
Có chế độ ưu tiên, khuyến khích, động viên, khen thưởng, tuyên dương các cá nhân ứng dụng hiệu quả CNTT trong công việc và đổi mới phương pháp dạy học. Coi đó là một tiêu chí thi đua cho các cá nhân trong nhà trường.
Chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên là đoàn thanh niên nòng cốt đi đầu trong học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, Tin học. Tạo thói quen truy cập mạng Internet, cập nhật thông tin, sưu tầm dữ liệu, phần mềm Giáo dục, đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giáo dục trẻ.
Tạo mọi điều kiện cho cán bộ, giáo viên đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực CNTT.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
Xây dựng kế hoạch là một trong các nhiệm vụ của quản lí để chỉ đạo giáo viên thực hiện các nội dung mà nhà trường cần thực hiện trong năm học. Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học. Vì vậy, nếu xây dựng được kế hoạch coi như ta đã thành công được một nửa công việc. Nhìn vào tình hình thực trạng của nhà trường, cũng như những ưu điểm và hạn chế về việc giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại đơn vị. Do vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
Kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng ban hành phải là một phương án tổng hợp bao gồm các yếu tố: Mục tiêu, thời gian, không gian, nội dung của các hoạt động, nguồn nhân lực, vật lực, tài chính, phương án tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ cho việc triển khai thực hiện. Phải xác định các mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng học kỳ, từng năm học. Cụ thể như:
Xây dựng kế hoạch về khai thác và sử dụng kinh phí đầu tư: Không chỉ dừng ở việc đầu tư trang thiết bị, mà cần chú trọng hơn trong kế hoạch kinh phí cho bảo trì, bảo dưỡng; mua phần mềm; lắp đặt và khai thác đường truyền Internet, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ dạy học và quản lý...
Xây dựng kế hoạch về con người: Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ hiện nay, có kế hoạch bồi dưỡng chuyên sâu các kỹ năng soạn thảo văn bản trên máy tính để thiết kế giáo án, sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học, kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng, kỹ năng tổ chức dạy học bằng trình chiếu....Trong kế hoạch cần chỉ rõ ai chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, chỉ đạo hoạt động, kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra.
Thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT trong nhà trường do Hiệu trưởng hoặc ủy quyền cho một đồng chí trong Ban giám hiệu làm trưởng ban để theo dõi, giúp đỡ các cán bộ, giáo viên, tích hợp và triển khai các hoạt động về ứng dụng CNTT, coi tiêu chí ứng dụng CNTT là một tiêu chí thi đua trong nhà trường. 
Cụ thể tại đơn vị: Hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học có liên quan chặt chẽ với các hoạt động chuyên môn nên công việc này tôi giao trực tiếp cho đồng chí Phó Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn, vì hai đồng chí này có trình độ, kĩ năng về CNTT và có kinh nghiệm trong chỉ đạo đổi mới dạy học đối với giáo viên.
Biện pháp 3: Bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng về CNTT cho nhà trường. 
Muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính và các phương tiện hỗ trợ. Đòi hỏi giáo viên cần phải có kỹ năng vi tính thành thạo (thực tế cho thấy nhiều người có chứng chỉ hoặc bằng cấp cao về Tin học nhưng nếu ít sử dụng thì kỹ năng sẽ mai một, ngược lại chỉ với chứng chỉ A –Tin học văn phòng nhưng nếu bạn chịu khó học hỏi, thực hành thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ chẳng mấy khó khăn). Nhận thức được điều đó, nhà trường rất chú trọng việc bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên thông qua nhiều hoạt động như:
Hằng năm, luân phiên cử cán bộ, giáo viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn về Tin học, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT cho giáo viên cốt cán để sử dụng được máy vi tính, phần mềm ứng dụng vào giảng dạy. Đồng thời mời các chuyên gia và giáo viên giảng dạy có kinh nghiệm về hướng dẫn trực tiếp, thuyết trình bằng máy chiếu, thảo luận, hỏi đáp, thực hành tại trường. Tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày. Ví dụ: Cách lấy thông tin, khai thác các phần mềm thông dụng, các bước soạn một bài trình chiếu. Cách chuyển đổi các loại phông chữ, sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh..
Từ những giáo viên mạng lưới này sẽ tự bồi dưỡng cho những giáo viên khác trong trường về những kiến thức cơ bản của Tin học để có khả năng sử dụng tốt máy vi tính trong công tác Học thầy không tày học bạn. Qua kinh nghiệm cho thấy một cách học nhanh nhất của Tin học đó là học tập kinh nghiệm qua truyền tay và chỉ bảo trực tiếp qua máy tính ngay từ tổ, nhóm chuyên môn. Bằng hình thức người biết nhiều dạy cho người biết ít, người biết ít dạy cho người chưa biết, giáo viên nhiều tuổi học cách ứng dụng CNTT ở đồng nghiệp trẻ của mình, chú trọng việc hành theo quan niệm: Nói với tôi có thể tôi sẽ quên, chỉ cho tôi có thể tôi sẽ nhớ, cho tôi làm tôi sẽ hiểu.  Biện pháp này dễ áp dụng, được chị em vận dụng, sau một thời gian vốn hiểu biết về Tin học của giáo viên tăng lên rất nhiều.
Thực hiện việc bồi dưỡng ngắn ngày, trực tiếp cho giáo viên có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng dụng các thiết bị và phần mềm nhằm đổi mới nội dung giảng dạy, phương pháp, đánh giá. Vận dụng phương tiện CNTT vào tự học, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng CNTT hiệu quả, bộ phận chuyên môn nghiên cứu chọn lọc tài liệu, photo phát cho giáo viên. Bằng cách làm này nhà trường đã có nhiều tài liệu hay, dễ thực hành cho giáo viên sử dụng như: Tài liệu hướng dẫn soạn giáo án powerpoint, sử dụng máy chiếu, thiết kế bài giảng điện tử e- Learning...
Động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp. Chuyên môn nhà trường phải là bộ phận kết nối, là trung tâm  tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực.
Ví dụ: Chỉ đạo tổ trưởng tổ CNTT bồi dưỡng cho giáo viên thông qua buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, qua các giờ dạy mẫu, thao giảng dự giờ nhằm đúc rút kinh nghiệm cho những giáo viên khác.
Chỉ đạo các nhóm giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ tốt cùng Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT tham gia thiết kế bài giảng điện tử e-learning. Qua đó, nâng lên một tầm cao mới cho việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Quan tâm đến việc bồi dưỡng giáo viên giỏi và có khả năng triển khai các phần mềm hay bài giảng trên máy tính. Kết nối mạng Internet cho các máy tính để các cán bộ, giáo viên tranh thủ, truy cập lấy thông tin phục vụ công việc của mình. 
Để làm được điều đó, Ban giám hiệu đặc biệt là Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi, cùng làm với giáo viên thì mới hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần giúp đỡ gì (trong các buổi tập huấn về CNTT, thì Phó Hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn của nhà trường đều tham gia). Nói đi đôi với làm luôn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy phong trào phát triển.
 Biện pháp 4 : Tăng cường các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật Tin học, hiện đại hoá trang thiết bị trong nhà trường. 
Hàng năm xây dựng kế hoạch tham mưu các cấp lãnh đạo duyệt bổ sung thêm trang thiết bị, máy tính cho nhà trường. Tiết kiệm các khoản chi tiêu trong năm, tranh thủ các dự án để mua sắm, bổ sung thêm trang thiết bị, máy tính, mạng máy tính phục vụ cho giảng dạy và ứng dụng CNTT.
Ví dụ: Mua 01 máy tính bàn + 01 láp tốp cho lớp chồi và tổ chuyên môn...
Tích cực làm tốt công tác xã hội hóa để huy động nhân dân, cộng đồng, cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm tài trợ đóng góp cho nhà trường để trang bị thêm cơ sở vật chất, máy tính và mạng máy tính cho nhà trường. 
Khuyến khích giáo viên mua sắm máy móc để chủ động trong soạn giảng và làm hồ sơ sổ sách là rất cần thiết. Trong đơn vị có một số giáo viên hoàn cảnh khó khăn, hoặc lý do tuổi cao, có vấn đề sức khỏe nhưng tôi đã tìm cách động viên để họ thấy được tầm quan trọng của việc mua máy, nối mạng Internet. Vì máy móc hỗ trợ kiến thức chuyên môn cho mình và mang thêm rất nhiều hiểu biết cho mọi thành viên của gia đình. Giáo viên có máy sẽ chủ động hơn khi thực hành dạy trình chiếu, không phải phụ thuộc vào máy của trường.
 Để giúp giáo viên có điều kiện tiếp cận CNTT và thực hành, khai thác có hiệu quả các ứng dụng của Tin học vào giờ học, nhà trường đã chủ động liên hệ với Trung tâm chi nhánh Viettel huyện Krông Ana hợp đồng lắp đặt hệ thống Wifi, đầu tư đường truyền, nâng cấp hệ thống mạng Internet. Những việc làm này đã góp phần giúp giáo viên có nhiều cơ hội hơn trong việc ứng dụng CNTT.
Song song với việc khai thác sử dụng, nhà trường luôn chú trọng khâu quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị như: Giao trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận, GVCN các lớp thường xuyên bảo dưỡng, quan tâm bồi dưỡng kiến thức cho người sử dụng với phương châm Giữ tốt- dùng bền nhằm khai thác tối đa, có hiệu quả trang thiết bị được cung cấp.
Ví dụ: Vào đầu năm học, chỉ đạo bộ phận thiết bị đi kiểm kê CSVC – thiết bị của từng lớp, bộ phận và bàn giao lại cho GVCN lớp đó tự bảo quản, sử dụng (có biên bản bàn giao cụ thể). Đến cuối học kỳ - cuối năm học, bộ phận thiết bị sẽ đi kiểm tra lại và so sánh với biên bản kỳ trước xem có hư hỏng nhiều không. Đề xuất vời nhà trường có phương án khen thưởng đối với những lớp biết bảo quản thiết bị tốt.
Biện pháp 5: Chỉ đạo xây dựng giáo án điện tử và khai thác tư liệu 
phục vụ việc ứng dụng CNTT vào các giờ hoạt động chung.
Bên cạnh đội ngũ, máy móc thiết bị, thì chúng tôi bỗi dưỡng giáo viên 
xây dựng giáo án điện tử về các bài dạy theo chủ đề trong năm học trong 
quá trình ứng dụng CNTT. Việc thiết kế một bài giảng điện tử hoặc ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục đòi hỏi phải có quá trình tìm kiếm hoặc tạo dựng rất công phu. Ban giám hiệu nhà trường tư vấn cho cán bộ giáo, viên tích cực khai thác tài liệu trên trang web của ngành, trang Violet của các trường khác và của cá nhân CBGV trong toàn ngành để tạo thêm tư liệu phong phú trong việc thiết kế bài giảng điện tử hoặc ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục.
Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Mỗi giáo viên dạy trung bình ít nhất 2 tiết có ứng dụng CNTT/ tháng (theo kế hoạch đã đề ra), giao cho cán bộ phụ trách thiết bị tổng hợp số tiết dạy học có ứng dụng CNTT của mỗi giáo viên và báo cáo về Ban chỉ đạo. Bộ phận chuyên môn nhà trường chú trọng dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm và tổ chức sinh hoạt chuyên môn trao đổi về cách ứng dụng CNTT một cách chọn lọc, phù hợp với đối tượng,  nhằm phát huy có hiệu quả tác dụng của phương tiện, tránh lạm dụng CNTT quá nhiều dẫn đến tiết dạy không hiệu quả. 
 Ví dụ: Môn KPKH: Tìm hiểu một số con vật sống dưới nước: Giáo viên có thể quay Clip về những con vật sống dưới nước cho trẻ quan sát. Trẻ rất hứng thú khi được quan sát con cá, con tôm đang bơi dưới nước, đặc biệt trẻ tập trung chú ý khi được xem các con vật bơi lội, bắt mồi. 
Mặt khác nhằm tránh tình trạng để trẻ ngồi thụ động trong giờ học tập chỉ ngồi xem và nghe cô giảng, cần nhắc nhở giáo viên  thường xuyên dùng những câu hỏi kích thích tư duy để trẻ giải quyết, phát huy tính tích cực ở trẻ. 
Ví dụ: Cho trẻ lên phân nhóm các con vật sống trong gia đình, sống dưới nước bằng cách cho trẻ nhấp chuột vào hình ảnh. Hiệu ứng hình ảnh của các con vật sẽ chạy lên phía trên màn hình từ đó khắc sâu thêm kiến thức cho trẻ về các con vật sống dưới nước và con vật sống trong gia đình. 
Với những kiến thức này trẻ sẽ lĩnh hội được nhiều kiến thức cơ bản về thế giới xung quanh phong phú và đa dạng. Giáo viên cũng giúp trẻ phát huy tính tích cực sáng tạo và luôn hấp dẫn trong các hoạt động dạy và học. Việc sử dụng đồ dùng trực quan trên máy vi tính mang lại cho trẻ hứng thú và kích thích trẻ tham gia vào hoạt động hơn nữa, bởi trên máy vi tính các hình ảnh xuất hiện và mất đi hay kèm theo các hiệu ứng mới là hấp dẫn theo ý muốn của giáo viên, trẻ sẽ tập trung sự chú ý trước những điều mới lạ, tiết học sẽ càng đạt hiệu quả hơn. 
Biện pháp 6: Tổ chức tập huấn, chia sẻ các nguồn tài nguyên.
Nhà trường cần đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giáo dục theo hướng Tin học hóa quản lý giáo dục và sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho việc đổi mới phương pháp quản lý và dạy học như:
+ Triển khai chương trình quản lý nhân sự, hệ thống thông tin quản lý giáo dục trong nhà trường.
+ Khai thác tốt các phần mềm quản lý đang thực hiện trong nhà trường theo sự chỉ đạo của ngành: Phần mềm phổ cập, dinh dưỡng, Pơmis, Emis
+ Trong dạy và học, chỉ đạo, khuyến khích giáo viên tăng cường khai thông tin trên mạng internet để tra cứu, tải các thông tin, phần mềm phục vụ công tác chuyên môn và đổi mới phương pháp ở nhà trường và đây cũng là môi trường thuận lợi giúp các giáo viên khai khác nhanh nhất các nguồn thông tin hiện đại trên thế giới. 
+ Sử dụng tốt các phần mềm thiết kế bài dạy như: phần mềm Microsoft PowerPoint, Violet,...
+ Thông báo thông tin điện tử (Website) của Phòng, Sở và địa chỉ email chung của nhà trường để CBGV-NV nắm bắt các thông tin, hoạt động của ngành, của nhà trường nhanh chóng và chính xác. Yêu cầu mỗi cán bộ, giáo viên lập và đăng ký một địa chỉ email cố định với nhà trường.
Các kế hoạch năm học, học kì, tháng, tuần của nhà trường và các đoàn thể đều được gửi vào hộp thư điện tử của nhà trường, tạo thói quen cho giáo viên cập nhật thông tin qua thư điện tử. Giáo viên nào không cập nhật sẽ không nắm bắt được kế hoạch cho nên đó cũng là điều kiện buộc người giáo viên phải thay đổi nếp nghĩ, nếp tư duy, từ đó có sự đầu tư mua máy tính, kết nối mạng tại gia đình để đáp ứng yêu cầu công việc.
Biện pháp 7: Kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT và bảo quản thiết bị của nhà trường.
Việc kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quản lý giáo dục. Có thể nói kiểm tra, đánh giá việc khai thác sử dụng, ứng dụng CNTT là một phần quyết định của việc ứng dụng có thành công ở trường học hay không. Cùng với việc kiểm tra, đánh giá đầy đủ, chính xác những thông tin thu được trong quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học tại trường Mầm non, sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra quyết định điều chỉnh cần thiết. 
Phát hiện 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_cntt_16_17_thuy_7037_2021858.doc