Sau khi học sinh đọc xong giáo viên có thể hỏi theo em đoạn ca dao trên muốn nói lên điều gì? Học sinh sẽ trả lời theo khả năng của mình. Cuối cùng giáo viên sẽ chốt lại để giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất của cha ông để giành độc lập nhất là ý chí sắt đá của những người phụ nữ chân yếu tay mềm. Qua đó còn giáo dục thêm cho các em lòng biết ơn đối với các anh hùng dân tộc đã hy sinh cho độc lập tự do của đất nước.
Trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta đã có 2 áng văn thơ bất hủ được là những bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc nên trong quá trình dạy lịch sử tôi tin chắc rằng mỗi người sẽ có một cách để khai thác và vận dụng vào bài dạy của mình. Ví dụ khi dạy bài 11(lịch sử 7) “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống 1075 -1077” giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi, Em hãy cho biết trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã sử dụng loại vũ khí độc đáo nào để đánh giặc? Câu hỏi này yêu cầu học sinh phải tư duy suy nghĩ để trả lời và chắc chắn các em sẽ trả lời được đó là cách đánh giặc bằng thơ ( đánh vào tinh thần của kẻ thù). Đến đây giáo viên trích dẫn bài thơ Nam quốc sơn hà.
“ Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
Việc lồng ghép kiến thức văn học trong tiết dạy lịch sử không phải là mới đối với một giáo viên giảng dạy lịch sử nhưng để nâng nó lên thành một kỹ năng và gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập là một vấn đề không hề đơn giản. Để góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học môn lịch sử trong nhà trường phổ thông, bản thân xin nêu một vài kinh nghiệm trong việc lồng ghép kiến thức văn học trong quá trình giảng dạy để việc dạy của người thầy và việc học của trò được hứng thú, học sinh tiếp thu bài tốt hơn. 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu: Khi thực hiện dạy học lồng ghép kiến thức văn học làm cho quá trình học tập có ý nghĩa; xác đinh rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn; lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học; tránh những kiến thức, kỹ năng trùng lặp; các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh; giúp giáo viên có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn. Qua giảng dạy môn lịch sử nhiều năm ở trường THCS Buôn Trấp, tôi đã rút ra được một kinh nghiệm: Đó là khi sử dụng thơ, văn vào bài giảng lịch sử sẽ gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài. Khi tôi đọc thơ minh hoạ, cả lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra rất thích thú. Những tiết học như vậy lớp học trở nên hấp dẫn hơn, các em có ấn tượng lâu hơn, nắm bài tốt hơn so với những tiết học không sử dụng thơ, văn trong bài giảng. Qua thể nghiệm bằng hai cách dạy của bản thân, tôi thấy những tiết dạy có sử thơ, văn, học sinh tập trung chú ý hơn, tâm lí thoải mái hơn, không khí lớp học cũng nhẹ nhàng hơn và mức độ hiểu cũng như tiếp thu bài tốt hơn. Tuy nhiên khi lồng ghép kiến thức văn học cũng gặp phải không ít khó khăn như: Giáo viên phải mất nhiều thời gian để sưu tầm thơ để lồng ghép vào các đơn vị kiến thức phù hợp. Nhiều học sinh cũng không thích học môn Ngữ Văn nên khi thầy cô yêu cầu các em về nhà sưu tầm những câu thơ, những tác phẩm văn có liên quan đến nội dung bài học cũng là một vấn đề đáng lo ngại hiện nay. 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Môn lịch sử là môn học có nội dung kiến thức khá trừu tượng và khô khan, có quá nhiều sự kiện và niên đại phải ghi nhớ, khó nhớ, kênh thông tin và hình ảnh trong sách giáo khoa ít, hình ảnh không sắc nét bằng các môn học khác. Khi giảng dạy lịch sử giáo viên rơi vào lối dạy học truyền thống, chủ yếu là thuyết trình và giảng giải Một nguyên nhân khác là do quan niệm sai lầm của một bộ phận trong xã hội chưa nhìn nhận đúng vai trò vị trí của khoa học lịch sử đối với sự phát triển của xã hội nói chung và đối với sự hình thành nhân cách của con người mới nói riêng. Bên cạnh đó còn nhiều người làm công tác giáo dục vẫn còn tư tưởng phân biệt giữa môn chính, môn phụ nên gây ra tâm lí tự ti cho cả người học lẫn người dạy. Nhiều giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, thiếu đầu tư công sức, thời gian cho việc tìm hiểu tư liệu, cập nhật thông tin, không trú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, ham mê tìm tòi vận dụng của học sinh, soạn giảng qua loa đại khái để rồi lên lớp “ Thầy đọc giáo án – trò chán không học!” Trong thực tế không ít giáo viên đang còn quá rập khuôn trong bài giảng nên dẫn đến sự khô khan và thiếu sinh động. Mặc khác, việc tích cực chủ động và tìm tòi tài liệu ở học sinh còn hạn chế. Như vậy, về chủ quan mà nói trong thực tiễn giảng dạy, sự đầu tư tìm tòi các nguồn tài liệu để phục vụ cho bài giảng của người giáo viên còn hạn chế và thường cho rằng trách nhiệm môn nào thì đào sâu môn đó với nguyên tắc chủ quan. Tuy nhiên, những năm gần đây quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, thực hiện nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 2 khoá IX, lối dạy truyền thụ một chiều đang được khắc phục, việc rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của học sinh đã và đang được quan tâm. Bộ môn lịch sử đã và đang được các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường, xã hội quan tâm nhìn nhận tích cực hơn. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra. Là một giáo viên dạy lịch sử, tôi luôn muốn tất cả mọi người trong xã hội, đặc biệt là học sinh, phụ huynh học sinh, các nhà quản lý giáo dục có cách nhìn nhận đúng đắn giá trị của môn học lịch sử trong trường phổ thông để những giáo viên lịch sử chúng tôi không bị coi là “những thầy, cô phụ của những môn học “phụ” có như vậy chúng tôi mới dồn hết tâm huyết cho môn lịch sử nói riêng và sự nghiệp trồng người nói chung. Góp phần đào tạo ra một lớp người “vừa hồng vừa chuyên” và đáp ứng mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời là làm sao cho “ Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Trong trường phổ thông hiện nay, hầu hết các thầy cô giáo đều được đào tạo trình độ cao đẳng và có nhiều thầy cô có trình độ đại học nhưng qua dự giờ của các giáo viên trên địa bàn toàn huyện trong các hội thi giáo viên giỏi, thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên tôi thấy rằng có không ít giáo viên chưa thực sự quan tâm nhiều đến phương pháp “lấy người học làm trung tâm” nên trong các giờ học, học sinh còn tiếp thu bài học một cách thu động, không hăng say tìm tòi, tự nghiên cứu. Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên không chịu hoặc chưa biết cách lồng ghép kiến thức văn học để tăng tính hấp, sinh động cho môn học, như vậy thì thử hỏi chất lượng của môn học này sẽ ra sao? Học sinh làm sao có thể yêu thích và hứng thú với một môn học vốn đã bị coi là khô khan, khó nhớ chứa đựng quá nhiều sự kiện, niên đại? Trong những năm gần đây, do sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với công tác giáo dục nên trường lớp ngày càng khang trang, trang thiết bị dạy học ngày càng phong phú, đa dạng hơn về loại hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp nhưng ở không ít trường đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo trong thư viện nhà trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dạy và người học. Qua kinh nghiệm mà bản thân đã rút ra được trong quá trình giảng dạy và qua các giờ dạy của đồng nghiệp, thông điệp mà tôi muốn gửi tới tất cả mọi người đặc biệt là những người đang làm công tác giáo dục hãy quan tâm nhiều hơn nữa đến lịch sử của nhân loại, của dân tộc, của quê hương bằng cách tin tưởng vào chúng tôi những người đang ngày đêm âm thầm đem đến cho các thế hệ học trò những nguồn tri thức bổ ích từ “quá khứ” để sống tốt hơn ở hiện tại và vươn tới những tầm cao mới trong tương lai. 3. Giải pháp, biện pháp 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Trước hết, giáo viên phải xác định vị trí, ý nghĩa của việc lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử. Bởi vì việc lồng ghép kiến thức văn học trong giờ học lịch sử nhằm tạo hứng thú cho học sinh, góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, là chỗ dựa để học sinh hiểu biết sâu sắc, nhớ lâu nội dung bài học. Giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong quá trình tìm hiểu nội dung lịch sử được phản ánh qua kiến thức văn học. Sau khi kết thúc một bài học ở trên lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà ( tuỳ vào từng bài) tự tìm hiểu các đơn vị kiến thức văn học có liên quan đến bài học lịch sử trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đến khi lên lớp học bài mới, học sinh sẽ có dịp thảo luận (dưới sự hướng dẫn của giáo viên) những gì các em đã chuẩn bị, tạo nên một không khí học tập sôi nổi, tạo tâm lí tốt cho học sinh khi học tập, phát huy được tính tích cực, độc lập của học sinh và còn đảm bảo nguyên tắc "thầy thiết kế - trò thi công” Đối với công việc dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng. Việc chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy. Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mục nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao Đối với những bài dạy có liên quan đến việc lồng ghép kiến thức văn học thì giáo viên phải xác định nội dung cho phù hợp với bài dạy, thời điểm thực hiện lồng ghép, cách lồng ghép như thế nào cho phù hợp với bài dạy có thể dùng hình ảnh tư liệu minh họa cho nội dung kiến thức lồng ghép. Để nâng cao chất lượng môn lịch sử mỗi giáo viên cần phải trau dồi kiến thức, tích cực sưu tầm sách báo, đọc các loại tài liệu văn học, tìm hiểu các môn học khác để thực hiện việc lồng ghép kiến thức văn học đạt hiệu quả tối ưu nhất nhằm lôi cuốn học sinh và thực sự hỗ trợ cho tiết dạy đạt kết quả cao nhất. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Môn lịch sử với chức năng là cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển của xã hội loài người, việc nắm vững các sự kiện lịch sử liên quan chặt chẽ với hiểu biết trí thức của nhiều môn khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên. là yêu cầu vô cùng quan trọng. Việc lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử thực hiện tính kế thừa trong nhận thức, quá trình lịch sử dân tộc và thế giới từ cổ đại đến hiện đại, giúp cho học sinh hiểu rõ sự phát triển của xã hội một cách liên tục thống nhất, nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, tính toàn diện của lịch sử. Lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử đòi hỏi giáo viên bộ môn lịch sử phải có kiến thức vững về bộ môn, nắm nội dung kiến thức văn học ở trường phổ thông có liên quan tới bài học. Đòi hỏi học sinh phải có vai trò tích cực chủ động huy động những kiến thức đã học liên quan đến bài học để hiểu sâu sắc, toàn diện sự kiện lịch sử đồng thời ôn tập củng cố tổng hợp các kiến thức ở mức độ cao hơn rèn luyện các kỹ năng thực hành vận dụng trong học tập. Nhận thức sâu sắc ý nghĩa tác dụng của viêc lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử tôi đã cố gắng tìm tòi, vận dụng, tổ chức hướng dẫn học sinh tích cực chủ động trong học tập. Huy động những kiến thức đã học để hiểu sâu hơn, toàn diện hơn một sự kiện. Trong giảng dạy bộ môn lịch sử, người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc làm sống lại các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những kiến thức trong SGK thì khó có thể tạo dựng lại không khí lịch sử cần thiết. Để thu hút các em đi sâu tìm hiểu khám phá quá khứ của dân tộc tạo nên những cảm xúc thực sự trước những sự kiện thì việc vận dụng kiến thức văn học vào giảng dạy lịch sử là điều cần thiết góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của các em.. Ví dụ khi dạy bài 17 ( Lịch sử 6) “ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40” giáo viên yêu cầu học sinh đọc 4 câu thơ: “ Một xin rửa sạch nước thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kẻo oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này” ( Thiên nam ngữ lục) Sau đó giáo viên dùng 4 câu thơ trên để khai thác mục tiêu của cuộc khởi nghĩa hay nói cách khác là để làm nổi bật nguyên nhân dẫn đến cuộc khỏi nghĩa bùng nổ là do chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Hán, đồng thời cuộc khởi nghĩa nổ ra còn để trả thù cho Thi Sách chồng của Trưng Trắc nhưng mục tiêu cuối cùng là để giành lại nền độc lập cho đất nước. Hay sau khi dạy xong bài 20( lịch sử 6) “ Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam đế” giáo viên cũng có thể gọi học sinh đọc đoạn ca dao trong sách giáo khoa: “ Ru con con ngủ cho lành Để mẹ gành nước rửa bành con voi Muốn coi lên núi mà coi Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng Túi gấm cho lẫn túi hồng Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân” ( Ca dao) Sau khi học sinh đọc xong giáo viên có thể hỏi theo em đoạn ca dao trên muốn nói lên điều gì? Học sinh sẽ trả lời theo khả năng của mình. Cuối cùng giáo viên sẽ chốt lại để giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất của cha ông để giành độc lập nhất là ý chí sắt đá của những người phụ nữ chân yếu tay mềm. Qua đó còn giáo dục thêm cho các em lòng biết ơn đối với các anh hùng dân tộc đã hy sinh cho độc lập tự do của đất nước. Trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta đã có 2 áng văn thơ bất hủ được là những bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc nên trong quá trình dạy lịch sử tôi tin chắc rằng mỗi người sẽ có một cách để khai thác và vận dụng vào bài dạy của mình. Ví dụ khi dạy bài 11(lịch sử 7) “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống 1075 -1077” giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi, Em hãy cho biết trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã sử dụng loại vũ khí độc đáo nào để đánh giặc? Câu hỏi này yêu cầu học sinh phải tư duy suy nghĩ để trả lời và chắc chắn các em sẽ trả lời được đó là cách đánh giặc bằng thơ ( đánh vào tinh thần của kẻ thù). Đến đây giáo viên trích dẫn bài thơ Nam quốc sơn hà. “ Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” Ông cha ta ngày xưa có cách đánh giặc thật độc đáo và sáng tạo khiến cho quân thù phải khiếp sợ chúng phải thốt lên “ai bàn đánh sẽ bị chém” đó là lệnh của Quách Quỳ đưa ra sau khi liên tiếp thất bại cộng với việc đêm đêm chúng lại nghe thấy những câu thơ trên vọng ra từ đền của Trương Hống, Trương Hát giống như lời của thần linh khiến cho tinh thần quân sĩ của chúng vô cùng khiếp đảm. Đứng trước cuộc sống đói khổ của nhân dân ta cuối thời Trần Nguyễn Phi Khanh đã viết: “ Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy Đồng quê than vãn trong vào đâu? Lưới chài quan lại còn vơ vét Máu thịt nhân dân cạn nửa rồi...” Qua những câu thơ trên sẽ cho học sinh thấy được việc chiếm đoạt ruộng đất công làng xã của các vương hầu, quý tôc, địa chủ nhà Trần đã làm con dân trăm họ phải sống trong cảnh lầm than đói khổ. Những câu thơ trên giáo viên có thể lòng ghép khi dạy bài 16( lịch sử 7) Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV. Trong bài 19 (lịch sử 7) Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418-1427) khi dạy những tới chiến công oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn giáo viên sẽ linh hoạt lồng ghép những câu thơ trong “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi để các em hiểu rõ và sâu sắc. “ Ninh kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm... Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế Ngày hai mươi, trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu... Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông... Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước...” Trong khi tìm hiểu bài chúng ta không chỉ lồng ghép những câu thơ ca ngợi chiến thắng vang dội của nghĩa quân mà chúng ta nên lồng ghép những câu thơ ca ngợi niềm tự hào của dân tộc : “ Từ Triệu, Đinh, Lê, Lý Trần, Hồ Bao đời dựng nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên Mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu mỗi lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có” Sau khi đã lồng ghép những câu thơ, khổ thơ vào các đơn vị kiến thức phù hợp trong mỗi tiết dạy giáo viên sẽ kết luận lại để học sinh biết được Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Khi dạy bài “ Cuộc kháng chiến từ 1858 – 1873” ( Lịch sử 8) mô tả về hoàn cảnh nước ta khi thực dân Pháp xâm lược, lên án trách nhiệm của nhà Nguyễn và nêu cao tinh thần chiến đấu của nhân dân Nam Kỳ. Chúng ta trích dẫn thơ của Nguyễn Đình Chiểu bài “ Chạy tây” và bài “Văn Tế Nghĩa Sỹ Cần Giuộc”. Khi khẳng định sức mạnh của nghĩa quân họ vốn là những người dân hiền lành chất phác đúng như nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu viết: “ Nhớ linh xưa Côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó Chưa quên cung ngựa đâu tới trường nhung Chỉ biết ruộng trâu ở theo làng họ Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn làm quen Tập khiên tập súng tập mác tập cờ mắt chưa từng ngó” Nhưng khi Tổ Quốc lâm nguy họ sẵn sàng hành động với khí thế dũng cảm phi thường: “ Ngoài cật có một manh áo vải Nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi, Trong tay cầm một ngọn tầm vông Nài chi sắm dao tu nón gõ Hoả mai đánh bằng rơm con cúi Cũng đốt xong nhà dạy đạo kia Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay Nhưng chém rớt đầu quan hai nọ” Cũng trong bài “ Cuộc kháng chiến từ 1858 – 1873” ( Lịch sử 8) giáo viên còn có thể lồng ghép văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu để cho các em thấy được ngoài cuộc đấu tranh chống Pháp bằng vũ trang của nhân dân ta thì các văn thân, sĩ phu còn dùng văn thơ để làm vũ khí chống Pháp với những lời thơ chứa chan tinh thần yêu nước nước: “ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” Hay những câu thơ để tố cáo tội ác của bọn việt gian bán nước hại dân “ Dù đui mà giữ đạo nhà Còn hơn có mắt ông cha không thờ Dù đui mà khỏi danh nhơ Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình Dù đui mà đặng trọn mình Còn hơn có mắt đổi hình tóc râu” Khi dạy bài 14 “Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất” giáo viên cũng có thể lồng ghép bài “Ba mươi năm đời ta có Đảng” của nhà thơ Tố Hữu để học sinh hiểu rõ nỗi thống khổ của nhân dân ta do chính sách bóc lột của thực dân Pháp ở các đồn điền, hầm mỏ. Từ đó giáo viên yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ của bản thân mình về thân phận người nông dân Việt Nam trong thời kì này. “Nửa đêm thuế thúc trống dồn Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy. Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu Bán thân đổi mấy đồng xu Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!” Giáo viên cũng có thể minh họa cảnh thúc sưu thuế của thực dân Pháp và tay sai khi dạy bài 14 “Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất” bằng cách tóm tắt đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" - Ngô Tất Tố: ” Tiếng trống mõ, tù và inh ỏi, tiếng thét lác đánh đập, tiếng kêu khóc vang lên như trong một cuộc săn người. Chị Dậu cố chạy vạy bằng mọi cách nhưng không đủ tiền nộp suất sưu cho anh Dậu. Đường cùng chị phải đứt ruột, gạt nước mắt bán con cho Nghị Quế. Một đứa con lên bảy, một ổ chó cộng với mấy hào bán khoai mới đủ nộp tiền sưu để chồng được tha về...ngờ đâu lại còn suất sưu của em chồng chết năm ngoái! Thật là đường cùng....anh Dậu vừa hơi tỉnh sau một trận no đòn và đói lả do nhịn đói hai ngày thì bọn cai Lệ đến đòi tiền sưu. Mặc cho chị Dậu van xin nhưng bọn chúng không tha, bịch luôn mấy vào ngực chị Dậu rối sấn đến anh Dậu... ” Dạy bài 7 “ Các nước Mĩ-La-tinh”( Lịch sử 9) sau khi kết thúc mục I giáo viên dùng đoạn thơ này để chuyển ý sang mục II Anh viết cho em, tự đảo này Cu ba, hòn đảo Lửa, đảo Say Ở đây say thật, say trời đất Sóng biển say cùng rượu, mật say... Em ạ, Cu - ba ngọt lịm đường Mía xanh đồng bãi biếc đồi nương Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại Ong lạc đường hoa rộn bốn phương... ( Từ Cu ba - Tố Hữu) Đồng thời qua đó giới thiệu về đất nước Cu-ba nhằm giúp học sinh hình dung thêm về vẻ đẹp và nguồn tài nguyên phong phú của đất nước Cu ba. Một đất nước có mối quan hệ gắn bó thủy chung với nước ta. Khi giới thiệu sự kiện tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin, trong bài 16 ( Lịch sử 9) " Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925" giáo viên trích đọc thơ trong bài “ Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên để học sinh hiểu được niềm vui sướng của Người: “Luận cương đến và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin Bốn bức tường im Nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!” Hình của Đảng lồng trong hình của nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đã trở về quê hương đó là niềm vui mừng khôn xiết đối với đồng bào cả nước. Nhưng không chỉ con người mới cảm được nhận niềm vui mừng mà cả cảnh vật cũng thế. Vậy để giúp học sinh dễ nhớ thời gian trở về nước của Bác trong bài 22 ( Lịch sử 9) “ Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” giáo viên sử dụng đoạn thơ: “ Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt Sáng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về Im lặng. Con chim hót Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ Bác đã về đây, Tổ quốc ơi! Nhớ thương hòn đất, ấm hơi Người Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ Mà đến bây giờ mới tới nơi!” (Theo chân Bác - Tố Hữu) Giáo viên cũng có thể đọc đoạn trích trong bài thơ Theo chân Bác của nhà Tố Hữu khi dạy bài 23 “ Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” để học sinh biết được giờ phút thiêng liêng khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộn
Tài liệu đính kèm: