Đề tài Kinh nghiệm dạy một số bài học sau khi giảm tải ở môn Hóa Học

Đề tài Kinh nghiệm dạy một số bài học sau khi giảm tải ở môn Hóa Học

Sau khi thực hiện chương trình giảm tải một thời gian, tôi đi dự giờ, kiểm tra giáo án phần thực hiện nội dung giảm tải ở một số giáo viên thì nhận thấy một số giáo viên còn hiểu nhầm nội dung giảm tải ở một số bài hoặc không dạy đúng hướng của bộ giáo dục yêu cầu. Ví dụ: Nhiều Gv vẫn sử dụng cấu tạo lớp vỏ electron trong khi nội dung này đã được giảm tải, yêu cầu khi dạy bài này không sử dụng các kiến thức trên nhưng nhiều giáo viên khi dạy bài trước giảm tải nội dung này thì bài sau có khi lại sử dụng nội dung đấy để hướng dẫn học sinh làm bài tập. Hoặc một số Gv không dạy 1 tính chất vật lý kim loại là kim loaị có tính dẫn điện trong khi phần hướng dẫn giảm tải chỉ yêu cầu không dùng thí nghiệm khi dạy tính chất này còn tính chất thì vẫn phải dạy đầy đủ. Hoặc như bài một số bazơ quan trọng như Ca(OH)2 có phần thang PH, bộ GD&ĐT yêu cầu không dùng hình vẽ khi dạy phần này thì một số GV không dạy tính chất này luôn.

Sau đó tôi đã tổng hợp lại những bài học Môn Hóa học có nội dung giảm tải và cùng sinh hoạt trong tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Tôi đã đưa ra một số định hướng để giải quyết vấn đề được các thành viên trong tổ thống nhất, sau khi sinh hoạt chuyên đề chúng tôi đã có cách thực hiện phù hợp, thu được kết quả tốt.

 

doc 15 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1266Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Kinh nghiệm dạy một số bài học sau khi giảm tải ở môn Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HCS Archimedes Academy (Hà Nội). Ngoài việc giành giải đặc biệt, Vũ Anh Thái cũng giành thêm một tấm huy chương Vàng cho đoàn học sinh Việt Nam.
Không chỉ cuộc thi này mà rất nhiều cuộc thi khác học sinh Việt Nam đạt giải rất cao. Học sinh Việt Nam có nhiều ưu điểm như chăm chỉ, chịu khó, học giỏi, thông minh nhưng Quốc tế đánh giá lao động Việt Nam như thế nào?
Theo tính toán của các tổ chức quốc tế, năng suất lao động của Việt Nam hiện tại bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore, bằng 1/6 so sánh với Malaysia, 1/3 Thái Lan và Trung Quốc. ...nghĩa là 18 người Việt Nam lao động mới bằng 1 người Singapo. Mặc dù có số lượng lao động lớn nhưng chất lượng lao động thấp. Sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi ra trường không xin được việc làm. Nguyên nhân do đâu?
Một vấn đề quan trọng là, đào tạo nguồn nhân lực ở Việt nam chưa gắn kết với nhu cầu của thị trường cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Rất nhiều doanh nghiệp phản ánh học sinh, sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Năm 2012, Ngân hàng Thế giới công bố kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học so với yêu cầu của nhà tuyển dụng tại 7 quốc gia Đông Á trong đó có Việt nam thì thái độ làm việc được đánh giá ở mức thiếu hụt nghiêm trọng, các kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề thiếu hụt lớn. Điều này phản ánh một thực tế là chất lượng đào tạo ở nước ta thấp, giáo dục mang tính nhồi nhét kiến thức mà quên giáo dục các kỹ năng sống. Do đó bộ giáo dục đã quyết định là phải đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Thay đổi phải làm từng bước mà đầu tiên phải giảm tải chương trình giáo dục. Nội dung giảm tải đã tương đối phù hợp nhưng điều quan trọng hơn cả là giáo viên giảng dạy thực hiện như thế nào cho hiệu quả để nâng cao chất lượng giao dục và thay đổi đúng hướng của bộ Giáo dục.
 - Để đạt được mục đích của việc giảm tải trong trường phổ thông thì giáo viên dạy hóa học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, giáo viên dạy hoá học còn phải hiểu rõ chương trình giảm tải và phải có phương pháp dạy học thu hút, gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức, làm cho HS thấy dễ hiểu, nắm bắt được kiến thức cần hiểu,... Do đó tôi nghiên cứu và đưa ra một số kinh nghiệm để dạy một số bài hóa học sau khi đã giảm tải với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm và nhận được sự góp ý từ đồng nghiệp để học hỏi.
	2. Thực trạng
	a. Thuận lợi, khó khăn
- Thuận lợi: 
Trường đóng trên địa bàn thị trấn nên được sự quan tâm của các cấp chính quyền, nhân dân địa phương. Ban lãnh đạo nhà trường có năng lực quản lý, quan tâm theo dõi sát hoạt động của các tổ chuyên môn, các giáo viên giảng dạy. Đặc biệt quan tâm đến hoạt động bồi dưỡng, phát triển năng lực giáo viên.
Các giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THCS Buôn Trấp nhiệt tình, có chuyên môn, có trách nhiệm, có tinh thần học tập, sẵn sàng trao đổi chia sẻ kinh nghiệm để học hỏi lẫn nhau nâng cao năng lực chuyên môn.
- Khó khăn: 
Nhiều học sinh còn lười học, chưa chăm ngoan, còn ham chơi game; đi học thì không chú ý, không chịu viết bài học bài
Một số giáo viên còn lúng túng khi thay đổi phương pháp dạy học, chưa biết thể hiện được trọng tâm bài học sau khi giảm tải.
b. Thành công, hạn chế
- Thành công: 
Giáo viên chịu khó lắng nghe, cùng nhau chia sẻ, học hỏi ở nhiều nơi, nhiều người, tìm tòi nhiều tài liệu hướng dẫn để hỗ trợ cho công tác giảng dạy để nâng cao chất lượng bộ môn.
- Hạn chế:
 Quy mô thực hiện, nghiên cứu đang chỉ giới hạn ở giáo viên trường THCS Buôn Trấp, hoặc một số giáo viên trong huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. Do đó đề tài chưa tìm hiểu hiệu quả thu được khi áp dụng ở các môi trường giáo dục khác.
Giảm tải nội dung trong sách giáo khoa nhưng lại chưa thay được sách giáo khoa cho đồng bộ.
	c. Mặt mạnh, mặt yếu
- Mặt mạnh: Nội dung, giải pháp, biện pháp thực hiện đề tài tương đối thiết thực, thường gặp, dễ vận dụng trong thực tế giảng dạy Hóa học. Mỗi GV đều ít nhiều áp dụng được vào công việc của mình..
- Mặt yếu: mới chỉ đưa ra được một số kinh nghiệm của bản thân để áp dụng giảng dạy cho bài học sau khi giảm tải chưa phát huy được nhiều phương pháp dạy học tích cực khác để phát huy tác dụng của đề tài.
d. Nguyên nhân, các yếu tố tác động:
- Những thành công mà đề tài thu được là nhờ những nội dung của biện pháp thực hiện được tôi nghiêm túc học hỏi suy nghĩ, trăn trở để hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi tiếp thu kiến thức, chương trình giáo khoa giảm tải tôi đã nghiên cứu phương pháp thực hiện và cùng trao đổi với các GV trong tổ chuyên môn để cùng trao đổi học hỏi rút kinh nghiệm lẫn nhau. 
- Đề tài vẫn còn một vài hạn chế nhất định bởi cái nhìn của người nghiên cứu chưa thể toàn diện, trong quá trình thực hiện có những phát sinh không theo hướng mong đợi. Những nguyên nhân khách quan như áp lực công việc nặng nề, đối tượng HS chưa thật hợp tác cũng tạo ra những tồn tại nêu trên.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra:
Để đổi mới chương trình giáo dục, thì đầu tiên bộ giáo dục đã giảm tải chương trình sách giáo khoa để giảm bớt đi những phần, kiến thức khó, nặng chưa phù hợp với năng lực, lứa tuổi học sinh. Sau khi đã có nội dung giảm tải của bộ giáo dục, phòng GD&ĐT Krông Ana đã triển khai các chuyên đề về thực hiện nội dung sau khi giảm tải. Giáo viên được lắng nghe, nắm bắt tình hình chương trình hóa học THCS sau khi giảm tải. Sau khi tiếp thu nhiều GV nhận thấy một số nội dung, kiến thức sẽ rất khó truyền tải sau khi cắt bớt, loại bỏ bớt nội dung trước đó nhất là sẽ khó dạy bài sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 9 khi không được dùng cấu tạo electron.
Sau khi thực hiện chương trình giảm tải một thời gian, tôi đi dự giờ, kiểm tra giáo án phần thực hiện nội dung giảm tải ở một số giáo viên thì nhận thấy một số giáo viên còn hiểu nhầm nội dung giảm tải ở một số bài hoặc không dạy đúng hướng của bộ giáo dục yêu cầu. Ví dụ: Nhiều Gv vẫn sử dụng cấu tạo lớp vỏ electron trong khi nội dung này đã được giảm tải, yêu cầu khi dạy bài này không sử dụng các kiến thức trên nhưng nhiều giáo viên khi dạy bài trước giảm tải nội dung này thì bài sau có khi lại sử dụng nội dung đấy để hướng dẫn học sinh làm bài tập. Hoặc một số Gv không dạy 1 tính chất vật lý kim loại là kim loaị có tính dẫn điện trong khi phần hướng dẫn giảm tải chỉ yêu cầu không dùng thí nghiệm khi dạy tính chất này còn tính chất thì vẫn phải dạy đầy đủ. Hoặc như bài một số bazơ quan trọng như Ca(OH)2 có phần thang PH, bộ GD&ĐT yêu cầu không dùng hình vẽ khi dạy phần này thì một số GV không dạy tính chất này luôn.
Sau đó tôi đã tổng hợp lại những bài học Môn Hóa học có nội dung giảm tải và cùng sinh hoạt trong tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Tôi đã đưa ra một số định hướng để giải quyết vấn đề được các thành viên trong tổ thống nhất, sau khi sinh hoạt chuyên đề chúng tôi đã có cách thực hiện phù hợp, thu được kết quả tốt.
3. Giải pháp, biện pháp
	a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
	Mục tiêu của các giải pháp, biện pháp chúng tôi đưa ra trong đề tài gồm:
	- Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để dạy đúng, phù hợp các bài hóa học sau khi giảm tải.
- Hướng dẫn học sinh biết tìm hiểu những kiến thức phù hợp với chương trình với năng lực học sinh.
	- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại trà của HS, đặc biệt chất lượng môn Hóa học. Giảm tỉ lệ HS học yếu môn Hóa học.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Qua nghiên cứu chương trình và thực tế giảng dạy tôi và các GV trong tổ nhận thấy chương trình được giảm tải là phù hợp. Đa số chương trình đã giảm tải phù hợp với khả năng học sinh giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng, nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên một số bài thì sau khi giảm tải một số kiến thức thì khó khăn để dạy – học những nội dung sau đấy, do nhiều phần giảm tải còn liên quan nhiều đến kiến thức sau nên để học sinh hiểu bài mà không sử dụng kiến thức đã giảm tải trước đôi khi còn gây khó khăn cho giáo viên, học sinh. Các GV trong tổ cùng nghiên cứu và đưa ra những cách thức thực hiện tốt hoặc một số GV có kinh nghiệm, sáng tạo đã thực hiện có thành công thì cùng nhau chia sẻ để thực hiện đúng hướng.
Sau đây là nội dung giảm tải và kinh nghiệm dạy – học một số nội dung còn khó khăn là:
Chương trình hóa học 8:Đa số các bài giảm tải là dễ thực hiện, chỉ có tiết 49 là khó do bỏ cả bài học.
TIẾT
TÊN BÀI
NỘI DUNG GIẢM TẢI
NỘI DUNG THAY THẾ
Chương 5: Hidro. Nước
Tiết 49
Phản ứng oxi hoá - khử
Không dạy cả bài mà sử dụng thời gian để luyện tập.
Luyện tập.
Tiết 49: Chúng ta không dạy bài Phản ứng oxi hoá - khử mà sử dụng tiết này để luyện tập. Nội dung luyện tập về phần tính chất của hidro vừa học ở tiết trước.
Chương trình hóa học 9:
Tăng thời gian làm các bài tập khác
Không dạy hình vẽ thang PH. Không yêu cầu hs làm bài tập 2.
Một số bazơ quan trọng
Tiết 12, 13
Nhiều GV nhầm là không dạy phần Thang PH nhưng không phải vậy, chỉ là hình in trong SGK không được chính xác về màu sắc nên không nên dùng hình này để dạy còn phần thang PH vẫn dạy bình thường, chúng ta có thể sưu tầm hình ảnh chính xác để sử dụng dạy học.
Tiết 21
Tính chất vật lí 
chung của kim loại
Không dạy các thí nghiệm về tính dẫn điện và tính dẫn nhiệt.
Sử dụng những ứng dụng trong thực tiễn đời sống để giảng dạy.
Tiết 21 không phải là không dạy 2 tính chất dẫn điện và tính dẫn nhiệt mà chỉ là không dùng thí nghiệm để dạy mà dùng những ứng dụng trong thực tiễn để dạy nên ta có thể hướng dẫn học sinh sử dụng những ứng dụng trong thực tiễn đời sống để giảng dạy.
Tiết 39, 40 
Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Không dạy các nội dung liên quan đến lớp electron (trang 97). Không yêu cầu hs làm bài tập 2.
Rèn kỹ năng nhận biết ý nghĩa của bảng TH.
Có lẽ mọi người trăn trở suy nghĩ nhiều ở bài này. Không dùng lớp e thì làm sao dạy về chu kỳ,nhóm. Có nhiều giáo viên vẫn sử dụng cấu tạo lớp electron để dạy bài này. Như vậy là chưa thực hiện tốt nội dung giảm tải theo yêu cầu của bộ GD&ĐT.
Và nghiên cứu kỹ ta thấy phần này giảm tải là phù hợp, sau giảm tải kiến thức nhẹ nhàng hơn, hiểu hơn, dấu hiệu nhận biết là đơn giảm hơn.
Sau đây là một số kinh nghiệm để thực hiện bài trên.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. .Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Yêu cầu hs quan sát bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Gv chỉ cho hs vị trí của số proton trong ô nguyên tố ( số hiệu nguyên tử). Yêu cầu hs quan sát kỹ
? Em có nhận xét gì về số proton của các nguyên tố theo sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?
Yêu cầu hs đọc sgk
? Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học có bao nhiêu nguyên tố, được sắp xếp như thế nào?
* Giải thích: Hạt Prôtn nằm trong hạt nhân, hạt p mang điện tích (+) nên tổng số hạt p chính là số điện tích hạt nhân
Hs quan sát bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Hs theo dõi
Số proton tăng dần từ trái sang phải
Hs đọc sgk
Hs trả lời rút ra kết luận
KL: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học có hơn 100 nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
Cấu tạo bảng tuần hoàn
1. Ô nguyên tố
Yêu cầu hs quan sát 1 ô nguyên tố
Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi
? N1: ô nguyên tố số 9 có chứa những thông tin gì?
?N2:Ô nguyên tố số 11 có chứa những thông tin gì?
Gv nhận xét.
? Mỗi ô nguyên tố cho biết những điều gì?
Hs quan sát ô nguyên tố
Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi của giáo viên.
Các nhóm nhận xét và bổ sung cho nhau.
Rút ra kết luận
KL: Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, KHHH, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.
2. Chu kỳ
Yêu cầu hs đọc sgk. 
Gv chiếu chu kỳ 2, 3. Yêu cầu học sinh quan sát, thảo luận trả lời câu hỏi:
- Chu kỳ 2,3 có đặc điểm gì giống nhau?
GV nhận xét
- Chu kỳ là gì?
- Có mấy chu kỳ trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?
- So sánh số lượng nguyên tố ở chu kỳ 1,2,3 và chu kỳ 4,5,6,7
Gv nhận xét 
Hs đọc thông tin, quan sát chu kỳ 2,3 trong bảng tuần hoàn thảo luận rút ra KL:
- Chu kỳ 2,3 đều là dãy nguyên tố theo hàng ngang bắt đầu chu kỳ là nguyên tố kim loại, kết thúc là nguyên tố khí hiếm, được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
Hs nhận xét cho nhau.
-Chu kỳ là dãy các nguyên tố theo hàng ngang bắt đầu là nguyên tố kim loại, cuối là nguyên tố phi kim mạnh, kết thúc là nguyên tố khí hiếm, được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
 .- Có 7 chu kỳ
- Chu kỳ 1, 2, 3: có số lượng nguyên tố ít
Chu kỳ 4, 5, 6, 7: có số lượng nguyên tố nhiều hơn.
Học sinh nhận xét cho nhau, rút ra kết luận
KL: - Chu kỳ là dãy các nguyên tố theo hàng ngang bắt đầu là nguyên tố kim loại kết thúc là nguyên tố khí hiếm, được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
- Có 7 chu kỳ. Chu kỳ 1, 2, 3 là chu kỳ nhỏ. Chu kỳ 4, 5, 6, 7: chu kỳ lớn
3. Nhóm
Gv chiếu hình ảnh về nhóm I, nhóm VII. Nhóm là dãy các nguyên tố theo hàng nào?
. Yêu cầu hs đọc sgk, thảo luận trả lời câu hỏi:
- Nhóm I, VII có các nguyên tố như thế nào?
- Giữa các nguyên tố trong nhóm I có tính chất gì giống nhau?
- Giữa các nguyên tố trong nhóm VII có tính chất gì giống nhau?
- Nhóm là gì?
-Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học có mấy nhóm? 
Gv nhận xét
- Nhóm là dãy nguyên tố theo hàng ngang
Hs thảo luận trả lời câu hỏi của giáo viên:
- Nhóm I: gồm các nguyên tố kim loại kiềm, có tính chất giống nhau.
 Nhóm VII gồm các nguyên tố phi kim mạnh, có tính chất giống nhau. 
- Nhóm là dãy các nguyên tố theo hàng dọc được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các nguyên tố trong nhóm có tính chất tương tự nhau.
-Có 8 nhóm
Các nhóm trả lời nhận xét cho nhau, rút ra KL:
- Nhóm là cột gồm các nguyên tố theo hàng dọc có tính chất tương tự nhau, được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
 -Có 8 nhóm
Các nhóm nhận xét cho nhau, rút ra kết luận
 III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
1. Trong một chu kỳ
GV treo bảng tuần hoàn các NTHH và đồng thời chiếu chu kỳ 2,3 của bảng tuần hoàn các NTHH
? Kể tên những nguyên tố có trong chu kỳ 2.
? Kể tên những nguyên tố có trong chu kỳ 3.
Yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Bắt đầu, cuối, và kết thúc chu kỳ là nguyên tố như thế nào?
? Ở chu kỳ 3: dựa vào những kiến thức đã học so sánh tính kim loại của Na, Mg, Al; tính phi kim của P, S, Cl
? Trong chu kỳ tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố như thế nào?
? Biến đổi tính chất của các nguyên tố trong 1 chu kỳ của bảng tuần hoàn các NTHH như thế nào?
GV nhận xét
Gọi hs lấy ví dụ cụ thể ở chu kỳ 2
Gv nhận xét.
Hs theo dõi bảng tuần hoàn các NTHH, theo dõi kỹ chu kỳ 2,3
- Chu kỳ 2: Li, Be, B, C, N, O, F, Ne
- Chu kỳ 3: Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar
Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Bắt đầu chu kỳ là nguyên tố kim loại kiềm, cuối là nguyên tố phi kim mạnh, kết thúc là nguyên tố khí hiếm.
- Dựa vào dãy hoạt động hoá học của kim loại thì tính kim loại được xếp giảm dần là: Na, Mg, Al
Dựa vào khả năng phản ứng của phi kim với kim loại (Fe), khả năng phản ứng của PK với hidro thì tính phi kim xếp giảm dần là: Cl, S, P
- Tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần.
Các nhóm trả lời câu hỏi, nhận xét cho nhau, rút ra KL: Trong 1 chu kỳ theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân thì tính kim loại của các nguyên tố giảm dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.
Hs lấy ví dụ ở chu kỳ 2: đầu chu kỳ là Li kim loại mạnh, cuối là F là phi kim mạnh, kết thúc là Ne
Tính kim loại xếp giảm dần là: Li, Be
Tính phi kim tăng dần là: B, C, N, O, F, Ne
2. Trong một nhóm
Chiếu rõ hơn về nhóm I, VII
Kể tên các nguyên tố nhóm I, VII
Yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? Các nguyên tố trong nhóm I, VII có gì giống nhau?
? Dựa vào tính chất đã học so sánh tính kim loại của Mg, Ca (nhóm II) và K, Na (nhóm I) ?
? Trong một nhóm tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố như thế nào?
? Tính chất của các nguyên tố trong một nhóm như thế nào?
GV nhận xét
Gọi hs lấy ví dụ
Hs quan sát
Hs kể tên các nguyên tố nhóm I, VII
Nhóm I: Li, Na, K, Rb, Cs, Fr
Nhóm VII: F, Cl, Br, I, At
Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Nhóm I: Các nguyên tố kim loại mạnh. Nhóm VII: các nguyên tố phi kim mạnh.
- Dựa vào tính chất tác dụng được với nước thì Ca mạnh hơn Mg; dựa vào BTH các NTHH thì K mạnh hơn Na
- Tính kim loại tăng dần tính phi kim giảm dần
- Các nguyên tố trong một nhóm thường có tính chất hoá học tương tự nhau.
Các nhóm nộp kết quả, nhận xét cho nhau.
Rút ra KL: 
Trong 1 nhóm từ trên xuống dưới theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
Hs lấy ví dụ.
IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
1. Biết vị trí của nguyên tố có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố
? Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17, chu kỳ 3 nhóm VII. Cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố A, so sánh với nguyên tố lân cận.
? Nguyên tố B có số hiệu nguyên tử là 22, chu kỳ 3, nhóm II. Cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố B, so sánh với các nguyên tố lân cận.
? Vậy khi biết vị trí của các nguyên tố ta có thể suy ra điều gì?
- A: là Cl là PK mạnh hoạt động hoá học yếu hơn F mạnh hơn Br, S
Tương tự hs trả lời nguyên tố B
KL: Khi biết vị trí của nguyên tố có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.
2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố đó
?Nguyên tử nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 13. Cho biết vị trí nguyên tố X trong bảng tuần hoàn.
? Vậy khi biết cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố ta có thể suy ra điều gì
- Nguyên tố X có stt là 13, chu kỳ 3, nhóm 3
Hs trả lời rút ra KL:
Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố đó
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
	- Giáo viên bộ môn cần có ý thức cao trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Mỗi GV thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các buổi sinh hoạt chuyên môn để cùng trao đổi, học hỏi sẽ có nhiều lợi ích trong việc dạy- học. Để đạt hiệu quả mong muốn khi vận dụng đề tài thì mỗi người chúng ta phải thường xuyên nghiên cứu chương trình để thực hiện đúng và trong quá trình thực hiện tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu để tích lũy các kinh nghiệm từ bản thân, đồng nghiệp để có nhiều phương pháp hay để thực hiện chương trình hiệu quả, khoa học.
	Để tiếp tục hoàn thiện vấn đề nghiên cứu trong đề tài chúng ta lại cần dành thời gian, công sức đáng kể để nghiên cứu kỹ hơn sách giáo khoa, sách tham khảo và các tài liệu, kiến thức khác. 
Với HS, đối tượng quan trọng nhất, HS sẽ là người thể hiện kết quả đạt được của đề tài, thì cần điều kiện mang tính quyết định: HS phải là người có ý thức đối với việc học tập của bản thân, chăm, ngoan, biết cách tự học, tự nghiên cứu và có tinh thần hợp tác. Với số ít HS rơi vào tình trạng không thèm nghe, bàng quang, không chịu học, đạo đức chưa khá tốt,... thì GV khó để đạt được hiệu quả mong muốn.
Như vậy, để thực hiện và thành công đề tài, cần tổ hợp các điều kiện cả về phía GV lẫn HS.
	d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
- Giải pháp về phía GV (nghiên cứu kiến thức, định hướng, gợi mở, tổ chức hoạt động tích hợp...) là điều kiện đầu tiên để thực hiện được mục đích của đề tài, giải pháp này mở đường cho hoạt động học tập, ôn tập, vận dụng của học sinh diễn ra.
- Giải pháp về phía HS lại quyết định các hoạt động của GV có tiếp tục diễn ra hay không, có đạt được kết quả hay không. Hay nói cách khác, những bài tập Hóa học mà HS áp dụng các phương pháp giải toán hay vào để hoàn thành là bằng chứng của việc GV vận dụng các giải pháp, biện pháp vào dạy học.
Các giải pháp đưa ra đều có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau từ đó tạo ra kết quả nghiên cứu của đề tài. Thiếu một trong các giải pháp trên sẽ gây khó khăn, tạo rào cản trong khi thực hiện thậm chí làm cho quá trình nghiên cứu không thu được kết quả. 
	e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
	- Kết quả khảo nghiệm: 
	+ Đối với giáo viên:
Sau khi thực hiện 

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_22_544_2010918.doc