Đề tài Hiện tượng đa nghĩa trong một số đoạn trích của tác phẩm Truyện Kiều

Đề tài Hiện tượng đa nghĩa trong một số đoạn trích của tác phẩm Truyện Kiều

Nghĩa trực tiếp là nghĩa phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp không thông qua ý nghĩa nào khác của từ này.

 Nghĩa gián tiếp là ý nghĩa phản ánh đối tượng gián tiếp thông qua những nét ý nghĩa khác.

 Ví dụ: Từ chân chỉ bộ phận để đi, chi dưới của động vật là nghĩa trực tiếp vì nó trực tiếp phản ánh đối tượng và người ta không giải thích được vì sao từ chân lại có ý nghĩa đó. Ngược lại, các ý nghĩa khác của từ này như: chân tường, chân trời, chân đồi là nghĩa gián tiếp vì có thể giải thích được thông qua ý nghĩa trực tiếp trên.

 - Nghĩa thông thường và nghĩa thuật ngữ: Phản ánh trình độ nhận thức khác nhau đối với sự vật, hiện tượng, đủ để có thể phân biệt những đối tượng cùng loại được khái quát trong ý nghĩa đó đối với những đối tượng khác.

 Nghĩa thuật ngữ phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng.

 Nghĩa thông thường: chất lỏng nói chung

Ví dụ: Nước Nghĩa thuật ngữ: hợp chất của hydro và oxy

 - Nghĩa đen và nghĩa bóng:

 Nghĩa đen là loại nghĩa có thể nhận thức được một cách trực tiếp cảm tính, không phải trải qua các bước luận lí phức tạp.

 Nghĩa bóng là loại nghĩa được suy ra từ nghĩa đen được hiểu một cách trừu tượng thường thông qua phương thức ẩn dụ. Hai loại này có mối liên hệ với nhau về nghĩa.

 Nghĩa đen: là một loại kim loại quý

Ví dụ: Vàng Nghĩa bóng: chỉ nhân cách cao quý

 (Bác ấy đúng là người có tấm lòng vàng.)

 

doc 28 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 4032Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Hiện tượng đa nghĩa trong một số đoạn trích của tác phẩm Truyện Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh chất khách quan nhiều hơn phương thức ẩn dụ.
 Dựa vào sự quan hệ nhau của sự vật, hiện tượng mà ta có thể chia hoán dụ từ vựng ra thành các kiểu khác nhau sau: 
 - Hoán dụ từ vựng dựa trên quan hệ bộ phận và toàn thể hoặc chỉnh thể và bộ phận của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: một ngày công, một đêm văn nghệ
 - Hoán dụ từ vựng dựa trên quan hệ các đơn vị thời gian nhỏ với đơn vị thời gian lớn. Ví dụ: xuân, hạ, thu để chỉ năm.
 - Hoán dụ từ vựng dựa trên quan hệ vật chứa và vật bị chứa. Ví dụ: cả làng, cả nhà, lớp ta đã giật giải 
 - Hoán dụ từ vựng dựa trên quan hệ vật chứa và lượng chất được chứa. Ví dụ: rương quần áo, tủ vải vóc
b.3. Hiện tượng đa nghĩa trong một số đoạn trích của “Truyện Kiều”:
 Trong “Truyện Kiều” số lượng từ đa nghĩa chỉ có khoảng trên 10 từ nhưng tần số sử dụng của mỗi từ lại tương đối nhiều. Hiện tượng đa nghĩa chủ yếu ở từ đơn và thuộc từ loại danh từ, tính từ. Ngoài những từ có tần số xuất hiện ít như: lộc, lành, thì những từ còn lại: bạc, hoa, xuân, lòng, được xuất hiện khá nhiều. Mỗi từ đa nghĩa lại được thi hào đặt vào từng văn cảnh, từng câu thơ tạo ra những nét nghĩa mang những giá trị biểu đạt khác nhau. 
b.3.1. Biểu hiện của từ đa nghĩa trong một số đoạn trích của “Truyện Kiều”
 Xuân
 - Nghĩa gốc: Trước hết, cần phải phân biệt rõ ràng hai từ xuân mà Nguyễn Du đã sử dụng trong “Truyện Kiều”. Thi hào đã sử dụng hai chữ xuân khác nhau hoàn toàn về nghĩa và đó được xem là hiện tượng đồng âm chứ không phải là từ đa nghĩa.
 + Từ xuân thứ nhất, đó là từ xuân mà nghĩa của nó chỉ cây xuân. Cây xuân thuộc loại như cây xoan, thân cây to, gỗ cứng và theo sách Trang tử chép thì đời thượng cổ có thứ cây xuân sống lâu, mùa xuân của nó đến tám nghìn năm. Vì vậy, trong “Truyện Kiều”, nhà thơ Nguyễn Du đã dùng mười một lần từ xuân này kết hợp với một yếu tố khác để chỉ đấng sinh thành như trong các câu thơ sau:
 Xuân và huyên để gọi hai đấng sinh thành:
Xót thay huyên cỗi xuân già,
 Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi? 
 Dùng để nói đến cha mẹ của Thúy Kiều nhưng được dùng với phương thức ẩn dụ:
Hạt mưa sá nghĩ phận hèn,
 Liều đem tấc cỏ, quyết đền ba xuân 
 Ba xuân có nghĩa là con cái báo đáp cho cha mẹ như cây cỏ đền bồi mùa xuân. Như vậy, từ xuân trên là để nói đến cha mẹ, nói đến tuổi già hay sức khỏe của cha mẹ đã già yếu và nghĩa của nó không hề liên quan đến từ xuân sau đây.
 + Từ xuân thứ hai với nét nghĩa gốc là chỉ mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm bắt đầu từ tháng 1 đến hết tháng 3 và đây là từ xuân mà chúng ta cần quan tâm làm rõ tính đa nghĩa của nó. Mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi, nảy lộc, và là mùa mà cảnh vật, thiên nhiên trở nên tươi tốt, căng đầy sức sống. Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã 41 lần dùng từ xuân, trong đó 22 lần từ xuân xuất hiện với nét nghĩa gốc này. 
 Cũng như các nhà thơ khác, thi hào đã sử dụng từ xuân với nét nghĩa vốn có của từ để miêu tả ngày xuân với những hình ảnh, không khí của mùa xuân. Chắc hẳn không ai xa lạ gì với bức tranh tả cảnh mùa xuân trong sáng và thanh khiết ở những câu thơ trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” – Truyện Kiều:
“Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.” (9) 
 Chị em Thúy Kiều đi chơi Thanh minh vào một ngày xuân. Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong một năm; mùa xuân có ba tháng. Do đó, bức tranh thiên nhiên đã được vẽ lên với những gam màu thật trong sáng: màu cỏ non xanh mơn mởn và màu trắng tinh khiết của hoa lê. Nguyễn Du đã gieo vào lòng người cảm giác say mê, đầy sức sống trước cảnh đẹp của đất trời vào những ngày đầu của tháng cuối xuân. Khi nhắc đến mùa xuân trong mỗi chúng ta đều liên tưởng đến bức tranh tuyệt mĩ ấy của Nguyễn Du. Hay câu thơ sau:
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. (9)
Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai. 
 Mùa xuân và mùa thu là hai mùa đẹp nhất trong năm. Nếu mùa xuân trăm hoa đua nở, có hoa lan nổi bật lên đẹp rạng rỡ, thì vào mùa thu thiên nhiên, hoa lá lại mang vẻ đẹp khác với hoa cúc giản dị, mà không hề kém phần xinh tươi. Mỗi mùa đều có mỗi loại hoa quý, ví như Thúy Kiều, Thúy Vân hai người con gái xinh đẹp, tài sắc vẹn toàn. 
 Xuân- một từ đa nghĩa được sử dụng khá phổ biến trong văn chương cùng với các nét nghĩa vốn có của nó. Chỉ một chữ xuân thôi cũng đủ để nhà thơ khái quát, phản ánh được tâm trạng, gợi lên không khí tươi vui, nhộn nhịp của cuộc sống. Chẳng thế mà các thi sĩ của chúng ta đã gọi mùa xuân, nâng niu và khao khát mùa xuân đến như thế. Tố Hữu đã từng gọi mùa xuân rất thân mật với đại từ “em”:
Xuân ơi xuân, em mới đến dăm năm,
Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội. 
 (Tố Hữu – “Bài ca mùa xuân 1961”)
 Nhà thơ chào đón, ca ngợi mùa xuân của thiên nhiên, của dựng xây, của hạnh phúc, lần đầu tiên trong thơ mùa xuân của đất nước được gọi là “em”. Hay nhà ái quốc Phan Bội Châu sau hơn ba mươi năm hoạt động cách mạng, phải trở về khuây “với bạn đầu xanh” cũng than thở với mùa xuân:
Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng?
Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng.
 (Phan Bội Châu - “Bài ca chúc tết thanh niên”)
 Quy luật của tự nhiên là thế nhưng không ai là không tiếc mùa xuân, ngay nhà thơ Xuân Diệu dẫu trẻ trung, sôi nổi đến như vậy nhưng cũng không sao nguôi được niềm than tiếc hoài xuân:
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.
 (Xuân Diệu – “Vội vàng”)
 Nói như vậy, để từ đó chúng ta mới tìm hiểu xem một đại thi hào đã đưa mùa xuân vào trong “Truyện Kiều” và cảm nhận về mùa xuân như thế nào? Với chữ xuân Nguyễn Du đã tinh dụng ra sao?
 - Nghĩa chuyển:
 + Chỉ niềm vui, hạnh phúc: Mùa xuân đẹp, trong xanh, tinh khiết là thế nên mỗi khi đông qua xuân đến như hứa hẹn bao điều tốt lành, hạnh phúc cho một năm mới. Vì vậy mà Nguyễn Du thường hay sử dụng từ xuân đi kèm một danh từ nào đó thì nghĩa của từ đó luôn gợi cho ta một cảm giác thoải mái, sự vui vẻ, những gì tốt đẹp và may mắn nhất.
“Một tường tuyết trở sương che,
 Tin xuân đâu dễ đi về cho năng!” 
“Tin xuân” là những tin vui, tin tốt lành của người yêu.
 Hay từ xuân trong: đêm xuân, giấc xuân:
Thuý Vân chợt tỉnh giấc xuân,
Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han: 
 Đêm xuân, giấc xuân nhà thơ muốn nói đến một đêm an lành, có một giấc ngủ ngon không phải suy nghĩ về điều gì. Trước tai biến của gia đình, Thúy Kiều đang lo lắng không thể chợp mắt được thì Thúy Vân vẫn vô tư, vẫn có một giấc ngủ ngon. 
 + Chỉ tuổi trẻ, sắc đẹp: Như đã nói ở trên, quy luật tuần hoàn xuân đến, xuân đi nên ai ai cũng có lúc đón mùa xuân đến mà lòng cảm thấy xao xuyến vì mình đang thêm một tuổi mới, thêm già đi rồi tuổi trẻ, nhan sắc cũng dần phai tàn theo thời gian. Do đó, xuân còn chỉ tuổi trẻ, nhan sắc và điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với người phụ nữ. Nét nghĩa này được thi hào dùng trong câu thơ sau:
Ngày xuân em hãy còn dài,
 Xót tình máu mủ, thay lời nước non. (9)
 Vẫn là chữ xuân đó nhưng ở hai câu thơ trên lại dùng phương thức hoán dụ, Nguyễn Du đã dùng từ ngày xuân để nói đến tuổi trẻ và sắc đẹp. Sau buổi đi hội Đạp thanh và gặp mộ Đạm Tiên thì Thúy Kiều đã dự đoán được kiếp đoạn trường của mình sẽ bắt đầu từ đây. Số mệnh của nàng như đã được an bài trước và khi gia đình gặp tai biến nàng đã phải trao duyên cho Thúy Vân. Nàng muốn Thúy Vân thay mình để nối duyên với chàng Kim, thực hiện lời thề hẹn trăm năm giữa Kiều và Kim Trọng. Rồi ở một số trường hợp khác Nguyễn Du cũng đã sử dụng từ xuân với nghĩa này như:
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê. (9)
 Hay ngày Vương ông, Vương bà gặp lại đứa con gái hiếu thảo sau mười lăm năm thì niềm vui khôn xiết khi thấy con gái mình nay vẫn còn sống khỏe mạnh nhưng cũng vô cùng đau lòng, xót xa cho sự hao gầy của con gái.
Bấy chầy dãi nguyệt, dầu hoa,
 Mười phần xuân, có gầy ba bốn phần. 
 Thúy Kiều “phận liễu yếu đào tơ” trải qua mười lăm năm lưu lạc “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” với biết bao đau khổ, ngậm đắng, nuốt cay trong nước mắt thì nhan sắc, sự trẻ trung sao còn được nguyên vẹn như ngày trước.
 + Chỉ tình yêu: Sự tài tình nhất của Nguyễn Du là cách dùng chữ dưới hình thức nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ nhưng người đọc, người nghe vẫn có thể cảm nhận được ẩn ý sâu xa đằng sau những chữ nghĩa đó. Từ xuân tượng trưng cho sự trẻ trung, cho cái đẹp như những câu thơ trên nhưng ở những trường hợp sau sự kết hợp có phần phũ phàng hơn và xuân giờ lại ẩn chứa thêm một nét nghĩa khác. Có khi tác giả dùng từ theo nghĩa thuần Việt: “tỏa” là cái khoá ; “xuân toả” hay “khoá xuân” là nơi giam giữ người con gái đẹp:
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,
 Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. (9)
 Như vậy, xuân ở đây đâu chỉ là niềm vui, tuổi trẻ nữa mà đó còn là tình yêu. Khóa xuân đó là nơi Kiều bị giam giữ, trói buộc cả về thể xác lẫn tâm hồn. Tình yêu, tuổi trẻ, sắc đẹp của nàng Kiều rồi cũng sẽ lụi tàn nơi lầu xanh đó. Và để rồi những khi nhìn lại mình nàng cũng phải ngao ngán, thốt lên rằng:
Những mình nào biết có xuân là gì!
 “Chữ trinh đáng giá nghìn vàng” kia khi nàng đã trao cho Mã Giám Sinh một tên vô học, không biết trân trọng điều đó khi “chơi cho liễu chán hoa chê” xong rồi thì hắn bán Kiều vào lầu xanh. Và những ngày nối tiếp, khi phải tiếp khách ở lầu xanh “Sớm đưa Tống ngọc, tối tìm Tràng Khanh” những cuộc vui suốt đêm ấy nàng biết rằng đó chỉ là sự thỏa mãn dục vọng chứ đâu phải là tình yêu.
 Phát huy những nét nghĩa vốn có của từ xuân, Nguyễn Du đã đưa vào từng câu thơ rất hợp người, hợp cảnh. Xuân để chấm phá, để gợi lên niềm vui, hạnh phúc; xuân là tình yêu, là sắc đẹp, là tuổi trẻ. Xuân còn được thi hào sử dụng có phần ưu ái hơn khi nói đến người con gái đẹp, đặc biệt là khi miêu tả, nói về nhân vật Thúy Kiều.
Hoa
 - Nghĩa gốc: Trong tổng số 3254 câu Kiều, thì có 107 lần từ hoa xuất hiện và được chia ra thành 4 nét nghĩa sau:	
+ Cái hoa, nghĩa đen và nghĩa bóng là dùng để tỷ dụ người đẹp, sắc đẹp, tình yêu.
+ Cái hoa được nhân cách hóa
+ Tỷ dụ mặt người đẹp
+ Tính từ chỉ vật gì có hoa, có trang sức bằng hoa
 Dựa trên cơ sở của các nét nghĩa trên, tôi cũng đưa ra những nét nghĩa chuyển của từ hoa theo quan điểm nhìn nhận riêng của tôi.
 Trước tiên, hoa với nghĩa gốc là chỉ cái hoa, là bộ phận sinh sản của cây hạt kín, có màu sắc và hương thơm. Từ hoa với nghĩa gốc được sử dụng với tần số là 59 lần, như các câu thơ sau:
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. (9)
 “Hoa” và “liễu” đều được nhân cách hóa. Hoa ghen vì không thắm bằng vẻ đẹp của Kiều và liễu thì hờn vì không xanh, không mặn mà như Kiều. Với từ “ghen” và “hờn” bao hàm ý nghĩa rằng sắc đẹp của Thúy Kiều đến mức tạo hóa cũng phải ghen ghét, ganh tị.
Sen tàn cúc lại nở hoa, 
 Nhà thơ không nói gì đến sự thay đổi, chuyển giao mùa trong năm nhưng bằng hình ảnh hoa sen và hoa cúc người đọc tự đoán được đó là sự chuyển từ mùa hạ sang mùa thu. Mùa hạ mới có hoa sen nổi bật, còn mùa thu lại rực rỡ với hoa cúc, hai loài hoa tiêu biểu cho hai mùa.
Thiếp như hoa đã lìa cành, 
 Khi biết được tình cảm mà Thúc Sinh dành cho mình, muốn lấy mình về làm thiếp nhưng Kiều tự nhận mình giống như một bông hoa đã lìa cành, trở nên khô héo, tàn úa rồi chứ không còn hương sắc gì đáng để được yêu quý nữa.
 Hình ảnh hoa được xuất hiện tương đối nhiều trong các câu thơ:
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa. 
 Trước sau nào thấy bóng người, 
 Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông 
 Cảnh vật giờ đã khác xưa, người không còn thấy nữa mà chỉ còn hoa đào lay động trong làn gió. Hoa cứ đến mùa hoa nở. Cứ có gió xuân là hoa lại bước vào cuộc sống hội hè. Hoa “cười” là cử chỉ đẹp nhất của loài hoa vì nó đang sống hết mình với người bạn xứng đôi - gió xuân. Nhưng đáng thương thay, cái tươi tắn vô tình của hoa càng khơi gợi sự tàn héo của nỗi người. Vết thương lòng từ sự va chạm trớ trêu này mà trở nên nhức nhối. Không gian của ngày xưa và của hôm nay đã có bao đổi thay khác biệt. Người xưa cũng đã vắng bóng. Duy nhất không có sự đổi thay là tình yêu thuỷ chung, mãnh liệt của Kim Trọng.
 - Nghĩa chuyển: Nhắc đến hoa là liên tưởng đến cái đẹp. Hoa có màu sắc, có hương thơm nên hoa luôn là hình ảnh so sánh, ẩn dụ về người phụ nữ xinh đẹp, quý phái, sang trọng. Thúy Kiều được thiên phú một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành làm say đắm bao người thì Nguyễn Du không thể bỏ qua hình ảnh của hoa để so sánh, để biểu trưng mỗi khi nhắc đến nàng Kiều. Vẻ đẹp của Kiều đến hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Với nét nghĩa chuyển từ hoa được xuất hiện với tần số là 48 lần.
 + Chỉ người phụ nữ, chỉ tình yêu hay sắc đẹp: Nguyễn Du đã dành ưu ái nhất cho vẻ đẹp của người phụ nữ, cho tình yêu đôi lứa. Bởi “Người ta là hoa đất” người con gái đẹp lại là bông hoa tinh tuý nhất, ngọt ngào nhất trong vô số các loài hoa của tạo vật. Vì thế, hình ảnh được đem ra so sánh với hoa là hình ảnh người phụ nữ đẹp. Trong 107 lần xuất hiện có tới 49 lần từ hoa quy chiếu đến người con gái đẹp. Hoa không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình kiều diễm mà hoa còn là một thứ “nước rửa ảnh” làm sáng thêm trí tuệ sắc sảo và tâm hồn nồng nhiệt của người con gái họ Vương:
Hoa hương càng tỏ thức hồng,
 	 Đầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu. 
 “Hoa” và “hương” tượng trưng cho vẻ đẹp và mùi thơm. Ở đây Nguyễn Du muốn nói khi Kiều đánh đàn nhìn sắc càng đẹp và tài càng làm say lòng người.
 Hoa còn là biểu tượng của tình yêu đôi lứa. Trong “Truyện Kiều”, dưới nhiều hình 
 thức khác nhau, tình yêu kéo dài từ đầu đến cuối, đa sắc đa màu với những khuôn mặt 
điển hình bất hủ, từ mối tình đầu e ấp, được dệt bởi mộng và thơ:
Gặp tuần đố lá, thỏa lòng tìm hoa. 
 Trong ngày hội đạp thanh khi “chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” thì có biết bao thiếu nữ xinh đẹp từ khắp nơi về dự hội, mỗi người đều như những bông hoa tươi đẹp, thơm ngát hội tụ thành một vườn hoa rực rỡ. Chàng Kim Trọng cũng đến tham dự hội trong ngày Thanh minh ấy và đã thỏa lòng mong ước khi được gặp Thúy Kiều - một người con gái xinh đẹp, thùy mị nổi bật trong vườn hoa đó. Hay trong câu thơ:
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa. 
 Nguyễn Du lấy hình ảnh đóa hoa để ẩn dụ về nàng Kiều, để nói về tình yêu, sự xinh đẹp của nàng. Hoa còn là hình ảnh miêu tả số phận của Thúy Kiều vì hoa chóng nở, sớm tàn đó là quy luật tất yếu. Vì vậy, cái kiếp hồng nhan bạc mệnh ấy của Kiều cũng như quy luật sinh trưởng của một đóa hoa.
Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây. 
 Trước cảnh gia biến, Kiều phải bán mình để chuộc cha, với nàng công ơn sinh thành, dưỡng nuôi của cha mẹ là không gì đền đáp cho xứng. Nên hoa dù có rã cánh, rụng xuống đất nghĩa là nàng hy sinh thân mình, chịu đau khổ để cho gia đình vượt qua cơn sóng gió, được đứng vững, yên bình “lá còn xanh cây”. 
 + Chỉ sự tươi tắn: Hoa là vật phẩm đẹp đẽ mà đất trời ban tặng cho cây cối. Sắc màu đó, hương thơm đó đã mang lại cho hoa một ý nghĩa biểu trưng dịu dàng: hoa tượng trưng cho cái đẹp, cái thanh cao và còn biểu trưng cho sự tươi tắn, dịu dàng.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang, (9)
 “Hoa” và “ngọc” đã được nhân cách hóa. Nụ cười của Thúy Kiều tươi như hoa, tiếng nói của nàng thì trong như ngọc. Hoa là miệng cười rồi hoa có lúc lại là nét mặt của Thúy Kiều:
Lại càng ủ dột nét hoa, 
 Hoa trong câu thơ không phải để chỉ nụ cười, cũng không nói đến số phận của Thúy Kiều mà tác giả muốn nhấn mạnh đến nét mặt của Kiều. Nàng đang buồn, đang lo lắng và nỗi buồn đã hiện lên trên khuôn mặt xinh đẹp, diễm lệ ấy. Vì thế mà Thúy Kiều vẫn đẹp ngay cả những khi nàng buồn, nét buồn của nàng vẫn phải là “nét hoa”.
 Nếu như “hoa cười” được nhân hóa chỉ sự tươi tắn, xinh đẹp thì một lần nữa hoa lại được nhân hóa thành “hoa chào”:
Hoa chào ngõ hạnh hương bay dặm phần. (2862)
 Ngày xưa, ai đậu được tiến sĩ sẽ được cưỡi ngựa để đi xem hoa ở Ngự Uyển, cho nên nói được là “hoa chào” để thể hiện sự tôn trọng và xứng là một người quyền quý, cao sang. Khi Kim Trọng và Vương Quan đỗ đạt trở về nhà thì đến hoa cũng nghiêng mình chào đón, chính từ hoa đã gợi lên một không khí tươi vui, trang trọng.
 + Tính từ chỉ vật gì có hoa, có trang sức bằng hoa, hay có vẻ đẹp: Hình ảnh hoa còn gợi lên sự thanh cao, đẹp đẽ nhất. Trong Truyện Kiều, hoa được dùng như một tính từ để chỉ cái cao sang, quyền quý. Những gì xung quanh Kiều: trướng hoa, kiệu hoa, đều đã trở nên lộng lẫy, đẹp hơn và nhờ có hoa mà không khí, không gian của một tiệc cưới mới thật sự đúng nghĩa và thêm phần trang trọng. 
 Kiều từ trở gót trướng hoa, 
 Hoa thêu dệt nên lời thề với người tình chung:
Thề hoa chưa ráo chén vàng 
 Mỗi tiếng hoa gieo vào câu thơ tựa hồ như một nốt nhạc vang vang đầy xúc cảm. 
Mảnh hương nguyền còn đó, phím tơ đàn còn đây, vậy mà lời thề kia đã xa mất rồi. Một lời thề chưa được đền đáp trọn vẹn! Đó là lời “thề hoa” bởi đằng sau nó là mối tình thiêng liêng, là khát vọng hạnh phúc mãnh liệt. 
 Hoa trở thành tính từ khi đi cùng với một danh từ khác để trở thành một cụm danh từ chỉ sự vật. Rõ ràng nhờ vào nét nghĩa của từ “hoa” mà “trướng hoa”, “thềm hoa”, những danh từ ấy trở nên tươi đẹp hơn, sang trọng và cao quý hơn rất nhiều.
 Có thể thấy, từ hoa trong “Truyện Kiều” chủ yếu được dùng với hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là chỉ người con gái đẹp, chỉ tình yêu, sắc đẹp; nghĩa thứ hai là tính từ chỉ vật có hoa, có trang sức bằng hoa,... Hoa hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp của Thúy Kiều và đã góp một phần lớn trong việc miêu tả thân phận trôi nổi, lưu lạc của nàng.
Bạc
 - Nghĩa gốc: Trong 3254 câu Kiều thì Nguyễn Du chỉ dùng 19 lần từ bạc nhưng việc kết hợp của từ “bạc” với một yếu tố khác đã tạo nên những nét nghĩa chính xác vừa hợp người, hợp cảnh trong mỗi trường hợp và từng đối tượng.
 Theo Nguyễn Như Ý thì từ bạc có 3 nét nghĩa: 
 + Chỉ sự mỏng manh, không trọn vẹn: mệnh bạc, (1)
 + Chỉ sự ít ỏi, sơ sài (trái với hậu): lễ bạc lòng thành, (2)
 + Không nhớ ơn nghĩa, không giữ được tình cảm trước sau: ăn ở bạc với bố mẹ,(3)
 Nghĩa (1) của từ “bạc” là nghĩa từ nguyên có gốc là Hán Việt. Nghĩa (2) và (3) của nó đều là nghĩa chuyển từ nghĩa (1). Tuy nhiên, trong thực tế tiếng Việt hiện đại chúng ta thấy nét nghĩa (3) lại được dùng phổ biến nhất.
 Song, trong “Truyện Kiều” qua khảo sát cho thấy Nguyễn Du phần lớn sử dụng từ “bạc” với nét nghĩa gốc và kết hợp cùng với một yếu tố khác là 16 lần, nét nghĩa (3) là 3 lần còn nét nghĩa (2) thì không có.
 Chỉ sự mỏng manh, hẩm hiu, không gặp may mắn trong tình duyên: Nếu ai đã từng đọc “Truyện Kiều”, từng cảm thấy nhói đau, xót xa, thương tiếc cho mối tình Kim Kiều và kiếp đoạn trường của nàng thì một trong những dư âm vẫn luôn ám ảnh chúng ta khi thiên truyện khép lại đó là một sự thật phũ phàng về kiếp “hồng nhan bạc mệnh”. Chẳng vậy mà ngay những câu thơ mở đầu “Truyện Kiều” thi hào đã đưa ra một nhận định rất chắc chắn rằng:
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
 Người phụ nữ càng xinh đẹp thì cuộc sống lại càng lận đận nhiều nỗi truân chuyên và nhất là trong chuyện tình duyên. Như vậy, Thúy Kiều một người tài sắc vẹn toàn đến thiên nhiên cũng phải hờn ghen thì nàng sẽ “bạc mệnh” biết dường nào. Câu thơ sau như là minh chứng cho điều đó.
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân. (9)
 Hai chữ “bạc mệnh” trên như xuyên suốt “Truyện Kiều” và đeo bám lấy Thúy Kiều. Thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đều bị coi thường, rẻ rúng, trong quan hệ giới thì “trọng nam khinh nữ”, trong hôn nhân thì “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. “Bạc” ghép với “mệnh” như một danh từ được tạo ra để luôn luôn song hành với số phận người phụ nữ mà người con gái càng đẹp thì lại càng “bạc mệnh”. Khi tình yêu đang dệt mộng đẹp thì tai họa ập đến với gia đình Kiều, nàng phải bán mình chuộc cha, phải bội thề với Kim Trọng; phải chịu sự tủi nhục ê chề nơi lầu xanh; bị Sở Khanh lừa gạt, một người phụ nữ đẹp toàn bích trải qua ba mối tình nhưng cuối cùng lại là một 
kết thúc không trọn vẹn.
 Thiên mệnh dường như đang đùa giỡn, trêu chọc người con gái đẹp ấy một cách quá đà, để sự chịu đựng, đau đớn như không thể chịu nổi để nàng Kiều, Vương ông phải thốt lên một cách chua xót:
Phận sao phận bạc như vôi 
 “Bạc mệnh”, “phận bạc” chỉ có 16 lượt nhắc đến trong “Truyện Kiều” nhưng sao mỗi lần cất lên lại càng như khẳng định cái kiếp “hồng nhan” của người con gái họ Vương. Điều đó như đay nghiến v

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_29_0843_2010925.doc