Đề tài Biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong trường Tiểu học

Đề tài Biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong trường Tiểu học

Tạo uy tín với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín chất lượng nhà trường, mục đích của huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất nhằm đáp ứng điều kiện dạy học và giáo dục cho nhà trường, nhiệm vụ chính của nhà trường được khẳng định bằng chất lượng thì việc đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất từ các nguồn lực là xứng đáng; bởi vậy sự tạo lập uy tín của nhà trường bằng chính nội lực của nhà trường và sự phấn đấu của mỗi thầy, cô giáo trong quá trình giảng dạy, phải biến trình tự giảng dạy của thầy, cô giáo thành trình tự học học tập của học sinh. Tạo một bầu không khí ở nhà trường thật vui tươi phấn khởi, để học sinh mỗi ngày đến trường được học, được vui chơi một cách thoải mái và tiếp thu bài học có hiệu quả. Xây dựng cho mỗi giáo viên trong giảng dạy phải thể hiện bằng cả tình thương và trách nhiệm của mình, để học sinh có được tự tin hơn khi được đến lớp, đến trường.

doc 23 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 4134Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước cho Đảng viên, cán bộ giáo viên để thống nhất cao về kế hoạch trong việc xây dựng cơ sở vật chất.
Định kì sinh hoạt chi bộ tập trung triển khai về kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, thông qua toàn chi bộ, tổ chức thảo luận, lấy ý kiến về công tác cơ sở vật chất.
Từ ý kiến thống nhất trong chi bộ, trên cơ sở thực tế, tập hợp ý kiến của tập thể cán bộ, viên chức nhà trường qua các cuộc họp, sau đó tổng hợp hiện trạng các mục chính cần thiết tối thiểu của trường.
b.2. Lập kế hoạch tu sửa và xây dựng các hạng mục
Trong việc quản lý cơ sở vật chất, hiệu trưởng phải có kế hoạch xây dựng hoặc đổi mới cơ sở vật chất nhà trường theo từng giai đoạn, dài hạn, ngắn hạn. Để có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất cần xác định mục tiêu của kế hoạch cụ thể các hạng mục; là làm mới, tu sửa hay nâng cấp hoàn thiện cơ sở vật chất của trường. Sau khi đã xác định mục tiêu của kế hoạch sẽ tập hợp nội dung của kế hoạch. Hàng năm, vào dịp hè, lãnh đạo nhà trường lập kế hoạch các hạng mục về cơ sở vật chất, có thể lập bảng thống kê những nội dung cần thiết sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau: 
Bảng khảo sát các hạng mục cần tu sửa, xây dựng 
Năm học 2014 - 2015
Thứ tự
Hạng mục
Hiện trạng
Nhu cầu
Giải pháp
1
Sân chơi HS
Nhiều chỗ nứt, bùn đất trộn lẫn, mùa mưa qua lại trên sân khó khăn.
Làm mới các khu vực hỏng nặng
Tham mưu với Phòng GD&ĐT hỗ trợ tu sửa
2
Sân khấu (chào cờ)
Chưa có
Xây mới
Tham mưu với Phòng GD&ĐT
3
Phòng vệ sinh (HS)
Hỏng nặng, không còn sử dụng được
Xây mới
Tham mưu với Phòng GD&ĐT
4
Phòng Văn thư
Chưa có
Xây mới
Tham mưu với Phòng GD&ĐT
5
Bàn ghế học sinh
Không đúng quy cách
Mua mới 100 bộ
Tham mưu với Phòng GD&ĐT
6
Phòng học
Mái ngói mục, mưa dột nhiều
Thay tôn mới 
* Tham mưu với:
+ PGD&ĐT hỗ trợ
+ UBND thị trấn cho huy động học sinh đóng góp theo Nghị định 24/1999/NĐ-CP
Khi lập hoàn chỉnh kế hoạch trên sẽ giúp hiệu trưởng có tầm nhìn bao quát về tình hình công tác xây dựng, phát triển và sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, có sự phân phối nguồn lực và phân công các bộ phận và cá nhân hợp lý để họ có tâm thế chuẩn bị chủ động công tác ngay từ đầu năm học. Có xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch sẽ đảm bảo được tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính hướng tới mục tiêu, sẽ loại trừ những hiện tượng lãng phí trong mọi hoạt động có liên quan đến cơ sở vật chất của nhà trường.
b.3. Tham mưu với các cấp
Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xin chủ trương phương án huy động đóng góp ngày công hoặc bằng hiện vật, tiền,...Với những bước làm cụ thể trên thực tiễn và kết hợp với các biện pháp linh hoạt trong tổ chức vận động, kết hợp tình yêu thương học sinh thầy cô giáo, vào đầu mỗi năm học, sau đại hội cha mẹ học sinh, công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường được tiến hành khẩn trương. 
Chủ động tham mưu trực tiếp với lãnh đạo Phòng GD&ĐT, tạo nhiều cơ hội để lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phương đến thăm cơ sở vật chất, gặp gỡ giáo viên nhà trường. Định kỳ làm việc với cấp ủy và chính quyền địa phương để kịp thời báo cáo được diễn biến mọi tình hình của nhà trường và xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ. Luôn chủ động tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền.
Trong việc thu chi nguồn xã hội hóa giáo dục và việc quản lý tài chính, nhà trường cần thực hiện nguyên tắc dân chủ tập trung, công khai rõ ràng, tránh những suy nghĩ sai lầm, lệch lạc của các lực lượng trong và ngoài nhà trường; có những vấn đề về tài chính, cần giải quyết kịp thời, dứt điểm, thỏa đáng ngay từ đầu, tránh kéo dài, tồn đọng sẽ gây ra sự việc không hay xảy ra gây mất lòng tin trong học sinh, cha mẹ học sinh và trong nhân dân.
Thường xuyên và kịp thời cung cấp những thông tin về giáo dục đến các cán bộ chủ chốt trong cấp ủy, chính quyền địa phương; phân tích cụ thể về hiện trạng cơ sở vật chất của đơn vị, lí do, mục đích của việc tham mưu; đưa ra được nguồn đối ứng để các cấp nhìn thấy sự cần thiết cung ứng để đạt được tầm chiến lược trong xây dựng và phát triển nhà trường. 
Để công tác tham mưu có hiệu quả, trong các cuộc họp cha mẹ học sinh, các cuộc gặp gỡ thường ngày, đội ngũ nhà trường đã chủ động tạo cơ hội để chuyển tải những thông tin cần thiết đến tận từng bậc cha mẹ học sinh, nhân dân làm cho họ nhận thức đúng đắn từ đó các nguồn lực sẵn sàng đóng góp công sức giúp nhà trường xây dựng, kiến thiết nhằm đáp ứng điều kiện tốt cho dạy và học của nhà trường.
Công tác tuyên truyền, vận động có hiệu quả hay không, phải xuất phát từ thực tế của đơn vị, người hiệu trưởng phải cùng với ban đại diện cha mẹ học sinh khảo sát thực tế, khái toán các nội dung, phân tích, dẫn chứng cụ thể để các lực lượng quan tâm đến nhà trường được biết rõ nguồn gốc, mục đích, lí do của việc huy động, khi tuyên truyền, vận động không được đưa ra yêu cầu, đề nghị bắt buộc huy động tất cả cùng một mức mà phải trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện của các bậc cha mẹ học sinh.
b.4. Sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản
Để cơ sở vật chất sử dụng được đảm bảo, yêu cầu các bộ phận, cá nhân được phân công quản lý và sử dụng tài sản phải đảm bảo đúng quy trình sử dụng, tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh khi sử dụng mọi tài sản của nhà trường phải tiết kiệm; chẳng hạn: học sinh tắt điện, quạt lúc không cần thiết, khi tan học. Viên chức tắt các thiết bị điện, nước tại các phòng học, phòng làm việc khi không sử dụng. Mọi trường hợp cá nhân tự ý làm mất hoặc hư hỏng tài sản, thiết bị đều phải bồi thường, có như vậy thì mọi cá nhân mới có trách nhiệm trong việc chuyên tu và bảo dưỡng cơ sở vật chất của tập thể và tài sản mới sử dụng được lâu dài và đúng mục đích.
Tất cả tài sản của nhà trường đều được ghi vào sổ tài sản của nhà trường. Thường xuyên có sự kiểm tra bổ sung, có biên bản kiểm tra xác nhận của Ban giám hiệu nhà trường. Chính vì vậy, tài sản của nhà trường không bị thất thoát, phòng học luôn bảo đảm vững chắc bền đẹp. 
Trong quá trình sử dụng tài sản không được tự ý di chuyển từ phòng này sang phòng khác, từ bộ phận này sang bộ phận khác nếu chưa có ý kiến của lãnh đạo nhà trường.
Ban cơ sở vật chất thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, giám sát việc quản lý tài sản của các bộ phận, cá nhân và trình hiệu trưởng làm quyết định điều chuyển tài sản giữa các bộ phận, cá nhân khi cần thiết.
Đầu mỗi năm học, bộ phận cơ sở vật chất làm tốt công tác giao nhận cụ thể với cá nhân phụ trách các phòng làm việc, giáo viên chủ nhiệm. Ví dụ, tại lớp học, nhà trường giao trách nhiệm như sau:
“Tất cả tài sản lớp 3A, nhà trường giao trách nhiệm cho tập thể lớp bảo quản và sử dụng đảm bảo. Nếu xẩy ra mất mát, hư hỏng trong giờ học thì giáo viên chủ nhiệm tìm nguyên nhân và giải quyết với học sinh phù hợp. Nếu ngoài giờ học thì giáo viên chủ nhiệm báo cáo với bảo vệ, nhà trường kịp thời để có hướng giải quyết. Các lớp tường mới sơn, bàn ghế còn nguyên vẹn, nếu học sinh tự ý làm bẩn, hỏng thì liên quan đến cá nhân đó phải chịu trách nhiệm”.
Công tác chuyên tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất được thường xuyên quan tâm thì mọi tài sản mới đảm bảo bền, đẹp và tạo được niềm tin với các lực lượng phối hợp giữa nhà trường, gia đình, lực lượng xã hội trong công tác xã hội hóa giáo dục.
b.5. Xây dựng mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình, lực lượng xã hội
Để đạt được hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động; chủ thể huy động cộng đồng người đứng ra làm nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục, tập thể sư phạm nhà trường là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai kế hoạch, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò quan trọng trong quá trình triển khai trực tiếp trước các bậc cha mẹ học sinh. 
Tham mưu với lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương, họ chính là những người giữ vai trò quan trọng trong việc phê duyệt chủ trương, tuyên truyền, vận động trong nhân dân, ban đại diện cha mẹ học sinh cũng là một chủ thể trong việc triển khai, thực hiện và giám sát.
Thành lập tiểu ban đại diện cha mẹ học sinh ở mỗi điểm trường, nắm được hoàn cảnh của từng gia đình học sinh về tình hình sức khỏe, đời sống văn hóa, phong cách giao tiếp và nhu cầu của từng gia đình học sinh. Họ cũng chính là người đại diện cho trẻ em và cộng đồng dân cư trong việc đi học và sự tiến bộ của trẻ trong học tập, vui chơi, sinh hoạt làm cho trẻ thích đi học hơn.
Đối với giáo viên chủ nhiệm, để tổ chức thành công cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm học thì nhà trường phải xây dựng được nội dung cuộc họp cho giáo viên chủ nhiệm các lớp, giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp triển khai tới các bậc cha mẹ học sinh luôn quan tâm đến lợi ích trong việc huy động cộng đồng, biết tận dụng thời cơ và chủ động tham gia các hoạt động của địa phương trong các dịp lễ, tết, nhằm tạo không khí sôi nổi trong các hoạt động văn hóa văn nghệ của đơn vị, đồng thời tạo được mối quan hệ mật thiết với các đoàn thể với chính quyền địa phương.	
Để khơi dậy được tinh thần tự nguyện của đa số các bậc cha mẹ học sinh, thì giáo viên chủ nhiệm phải giới thiệu cá nhân có ý kiến đồng thuận phát biểu trước, trực tiếp tuyên truyền trước cuộc họp, qua đó dễ thuyết phục được những phần tử nhỏ chưa tích cực trong tập thể, làm như vậy thì tất cả các thành viên trong cuộc họp ai nấy đều thấu hiểu, từ đó chính các bậc cha mẹ học sinh đã thay mặt giáo viên chủ nhiệm hiến kế cho nhà trường về công tác xã hội hóa giáo dục.
Huy động xây dựng cơ sở vật chất nhà trường bằng nhiều hình thức khác nhau; chẳng hạn: Ban đại diện CMHS các lớp phát động tự nguyện phục vụ tại mỗi lớp; mua và mắc quạt điện, trang trí lớp học, làm mái tôn che nắng tận dụng làm nhà để xe cho học sinh, bố trí thêm cây hoa, cây cảnh nhằm tôn tạo khuôn viên nhà trường, ủng hộ ngày công để sửa sang các hạng mục nhỏ tại mỗi lớp học, ủng hộ sách, tài liệu tham khảo xây dựng tủ sách dùng chung trong thư viện,
Coi trọng công tác xã hội hóa giáo dục, làm tốt công tác tuyên truyền các quan điểm của Đảng với các cấp các ngành và chính quyền địa phương cũng như mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Tham gia đầy đủ các cuộc họp ở địa phương, tổ chức các cuộc họp phụ huynh theo định kỳ để triển khai, thông báo, đánh giá xếp loại học sinh cũng như các hoạt động của nhà trường để tham khảo ý kiến đóng góp của các bậc cha mẹ học sinh. Tổ chức giao lưu văn nghệ quyên góp ủng hộ học sinh nghèo, chú trọng công tác tham mưu với chính quyền địa phương, các cấp các ngành, tuyên truyền vận động các nhà hảo tâm cùng tham gia vào sự nghiệp giáo dục.
Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh của toàn xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ, nhà trường một mặt phải làm tốt việc giảng dạy giáo dục của toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường. Mặt khác, phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, với các tổ chức xã hội, nhằm hướng vào một mục tiêu chung xây dựng khối đại đoàn kết trong toàn trường, khi có được sức mạnh toàn dân, sự đầu tư chăm lo giáo dục cho nhà trường sẽ toàn tâm, toàn ý và chắc chắn thúc đẩy phong trào thi đua "Hai tốt" trong nhà trường.
b.6. Tham mưu xã hội hóa nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục
Tạo uy tín với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín chất lượng nhà trường, mục đích của huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất nhằm đáp ứng điều kiện dạy học và giáo dục cho nhà trường, nhiệm vụ chính của nhà trường được khẳng định bằng chất lượng thì việc đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất từ các nguồn lực là xứng đáng; bởi vậy sự tạo lập uy tín của nhà trường bằng chính nội lực của nhà trường và sự phấn đấu của mỗi thầy, cô giáo trong quá trình giảng dạy, phải biến trình tự giảng dạy của thầy, cô giáo thành trình tự học học tập của học sinh. Tạo một bầu không khí ở nhà trường thật vui tươi phấn khởi, để học sinh mỗi ngày đến trường được học, được vui chơi một cách thoải mái và tiếp thu bài học có hiệu quả. Xây dựng cho mỗi giáo viên trong giảng dạy phải thể hiện bằng cả tình thương và trách nhiệm của mình, để học sinh có được tự tin hơn khi được đến lớp, đến trường. 
Nhà trường phải xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, gương mẫu trong đạo đức nghề nghiệp, tập thể sư phạm đoàn kết, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra một cách nghiêm túc, duy trì và thực hiện tốt phong trào thi đua trường học thân thiện học sinh tích cực và các cuộc vận động do các cấp phát động. Chú trọng việc dạy thật, học thật, chất lượng cao.
Để vận động cha mẹ học sinh sẵn sàng đóng góp ủng hộ nhà trường, vì sự nghiệp giáo dục và vì tương lai con em, nhà trường quan tâm việc xây dựng trang Web để giới thiệu hình ảnh nhà trường, trao đổi thông tin với  các đơn vị bạn để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, qua đó đăng tin những hoạt động nổi bật, hội thi trọng điểm của trường để cha mẹ học sinh, những người quan tâm đến học sinh được biết.
Xây dựng mối quan hệ thầy trò trong quá trình giáo dục học sinh, quan hệ thầy trò là quan hệ  thể hiện tình thương yêu và tinh thần trách nhiệm. Phải giữ gìn, phát huy được truyền thống đoàn kết, hiếu học, kính trọng người Thầy, tình cảm yêu thương học sinh; các thầy cô giáo phải thực sự chăm sóc tận tình, ân cần, chu đáo; điều đó thể hiện trong việc giáo dục nhân cách, trong giảng dạy, tổ chức nhận thức và cả trong chia sẻ cuộc sống đời thường cho người học.
 Tạo được mối quan hệ thầy trò với cơ sở vật chất, cảnh quan thiên nhiên; thầy với trò; trò với trò, luôn được thầy trò nhà trường nuôi dưỡng, cùng với việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử đã hình thành nét văn hóa nhà trường, tạo được bầu không khí tâm lý đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng quyết tâm gìn giữ và phát huy truyền thống nhà trường; điều đó thể hiện trong quá trình rèn luyện, học tập thường xuyên, trong văn hoá ứng xử. Học sinh yêu trường, kính thầy, mến bạn, ham mê, mong muốn đến trường.
Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ  cho đội ngũ là việc làm cần  thiết và thường xuyên đối với mỗi cán bộ giáo viên, nếu không sẽ bị mai một về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ ảnh hưởng đến việc giảng dạy và giáo dục học sinh. Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu 
và toàn diện, không ngừng học tập trau dồi kiến thức và nghiệp vụ sư phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy, giáo dục đòi hỏi người hiệu trưởng phải thường xuyên quan tâm đến việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận khoa học giáo dục về đổi mới giáo dục và nghiệp vụ sư phạm.
Cùng với việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong mỗi nhà trường, việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về mọi mặt là rất quan trọng và cần thiết, là việc làm thường xuyên và liên tục. Vì đội ngũ này chính là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục của một nhà trường. Đặc biệt với trường Tiểu học việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cần phải quan tâm chú ý hơn, vì đây là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hình ảnh người thầy luôn ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Học sinh tựa những hạt giống, tự nó nẩy mầm, nhưng tốt hay xấu còn phụ thuộc vào sự chăm sóc và dạy bảo của thầy cô giáo vì vậy thầy dạy thế nào sẽ tạo ra sản phẩm thế ấy.
Phong trào thi đua đổi mới phương pháp dạy học là phong trào có tác dụng tích cực và hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng giáo dục giúp học sinh học tập đạt chất lượng hơn. Nhà trường phải quan tâm hàng đầu công tác xây dựng kỉ cương nề nếp trong lớp, trong trường tạo môi trường học tập trong sáng, lành mạnh để giúp các em học tập tốt hơn, hạn chế được tình trạng học sinh lưu ban, bỏ học. Đặc biệt, nhà trường cần tổ chức tốt phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Từ đó sẽ tạo được niềm vui cho các em khi đến trường, hình thành được những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ cho các em, giúp các em gắn bó với mái trường, với thầy cô giáo, bạn bè thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các trò chơi dân gian,... nhằm thông qua đó thu hút đông đảo học sinh tham gia và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
 Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh để sử dựng các nguồn hỗ trợ từ các nguồn lực trong công tác xã hội hóa giáo dục nhằm động viên, ghi nhận kịp thời các phong trào thi đua, các phong trào mũi nhọn và sự tiến bộ của học sinh, viên chức đã đạt được.
Hiện nay ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, vì thế nên công tác huy động mọi lực lượng xã hội đóng góp công sức, vật chất, tiền của cùng Nhà nước chăm lo xây dựng cơ sở vật chất, các điều kiện cho hoạt động giáo dục là việc làm cấn thiết; làm tốt việc này thì chính cha me hoc sinh, tổ chức xã hội đem lại cho con em mình một môi trường giáo dục tốt. 
Hàng năm, học sinh phân hiệu Buôn Trấp của trường được Liên Đội huy động học sinh tại điểm trường chính hỗ trợ thêm sách giáo khoa, đồ dùng học tập, áo trắng tặng bạn, ... Tập đoàn Hoa Sen tặng áo trắng, vở, cặp học sinh, quỹ khuyến học các cấp trao tặng tiền, hiện vật,... Làm được việc đó là nguồn động viên lớn đối với học sinh dân tộc thiểu số giúp các em đi học chuyên cần, hạn chế lưu ban, bỏ học. Cùng với cha mẹ học sinh phối hợp hỗ trợ một phần kinh phí góp phần thúc đẩy phong trào thi đua hai tốt của trường, kịp thời tạo niềm động viên, tạo động lực phấn đấu tốt nhất trong các cuộc thi cho giáo viên và học sinh; đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đòi hỏi cao hơn, nếu nhà trường biết huy động tốt từ các lực lượng trong và ngoài nhà trường, sẽ nhanh chóng tiếp cận phương pháp dạy học tối ưu và hiệu quả nhất, để làm được điều này đòi hỏi nhà trường phải thực hiện đúng chức năng quản lí nhà nước và nhiệm vụ chính trị, thực hiện tốt công tác chi tiêu phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước và thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. 
b.7. Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của Hiệu trưởng 
“Mọi cuộc cải cách giáo dục đều bắt nguồn từ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng yếu tố quyết định chính là thầy cô giáo và cán bộ quản lí giáo dục.” (khuyến cáo của UNESCO về giáo dục).
Để chỉ đạo và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục đòi hỏi cán bộ quản lí nhà trường phải nắm vững cơ sở lí luận quản lí giáo dục, Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học, các Văn bản có tính pháp qui của cấp trên, am hiểu về tình hình địa phương, phong tục tập quán, những qui định riêng của địa phương để từ đó tác động hợp lí.
Hiệu trưởng rèn luyện nghệ thuật giao tiếp, để làm tốt vai trò của mình trong môi trường xã hội địa phương. Người hiệu trưởng có uy tín, năng lực là nguồn kích thích sự tham gia của cộng đồng địa phương cho sự phát triển của nhà trường. Chính vì thế, bên cạnh việc tiên phong đi đầu trong các hoạt động, biết động viên đội ngũ cùng vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ thì người hiệu trưởng phải có hiểu biết về pháp luật, các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, phải tìm hiểu để nắm được các điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, đặc điểm, điều kiện của nhân dân địa phương của học sinh. Đây chính là là điều kiện cần trong công tác quản lí nói chung và làm tốt công tác của người hiệu trưởng ở mỗi trường học. 
Hiệu trưởng phải nắm được nhà trường có những chức năng và nhiệm vụ giảng dạy và tổ chức cho học sinh học tập đạt hiệu quả cao. Nhưng để khuyến khích họ tham gia vào hoạt động xã hội hoá giáo dục thì phải nắm đúng chức năng, trách nhiệm của từng đối tượng để có biện pháp tuyên truyền, vận động thì các lực lượng mới tham gia nhiệt tình vào hoạt động xã hội hoá giáo dục.
Hiệu trưởng phải hiểu biết sâu sắc đặc điểm của cá nhân và tập thể trong cộng đồng để thuyết phục, thiết lập mối quan hệ, biết tổ chức hội họp, toạ đàm, gặp gỡ riêng thăm hỏi chúc mừng đúng chỗ, đúng lúc  nhằm  làm  tốt  công  tác  xã  hội hóa giáo dục, nếu tham mưu không đúng lúc thì không đạt kế hoạch của công tác tham mưu. Công tác xã hội hoá giáo dục phải tuân thủ theo luật pháp qui định, cần có đủ những cơ sở pháp lý để huy động nguồn lực phục vụ cho các hoạt động.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Trong các nhóm biện pháp trên, mỗi biện pháp đều có vị trí, chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng tổng hòa các biện pháp

Tài liệu đính kèm:

  • docth_57_8365_2021930.doc