Ví dụ: Khi dạy bài “Bức tranh của em gái tôi” (Ngữ văn 6- Tạ Duy Anh) chúng ta có thể đặt câu hỏi: Qua sự thay đổi trong suy nghĩ của nhân vật người anh khi đứng trước bức tranh đạt giải của cô em gái Kiều Phương, em cảm nhận được điều gì? Với câu hỏi này giáo viên giúp học sinh cảm nhận được ở người anh là sự ăn năn, hối hận chân thành về thái độ của mình và rất khâm phục tài năng và tấm lòng nhân hậu của em gái. Hay: Qua việc tìm hiểu về nhân vật Kiều Phương? Em hãy cho biết những đặc điểm nổi bật nào về nhân vật này? Học sinh sẽ chốt được: Kiều Phương là một em bé hồn nhiên, trong sáng thông minh, hiếu động, có tấm lòng nhân hậu, độ lượng và có tài năng về hội họa.
- Hệ thống câu hỏi phải được sắp đặt hợp lý, được xác định phù hợp với đối tượng và phân loại đối tượng.
Kiểm tra bài cũ ở các đối tượng học sinh giáo viên tổ chức như sau:
Tổ chức trò chơi ai nhanh hơn:
Giáo viên phổ biến luật chơi: Cô sẽ cho các em xem một số hình ảnh và sau đó chúng ta sẽ trả lời các câu hỏi phía dưới. Ai có câu trả lời đúng, nhanh nhất sẽ được cộng thêm điểm.
ất nước. Từ mục tiêu trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những biện pháp trong việc lựa chọn hệ thống câu hỏi nhằm tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác, phát huy tư duy, sáng tạo của học sinh như sau: a. Yêu cầu của các loại câu hỏi: - Câu hỏi phải gợi mở để tìm tòi vấn đề, phải đạt được mục đích kích thích sự cảm thụ của học sinh với tác phẩm, phải gây được những phản ứng bên trong của học sinh. Không nên đưa những dạng câu hỏi mà chỉ yêu cầu học sinh trả lời có hoặc không. Ví dụ: Khi giảng văn bản Bức tranh của em gái tôi(Ngữ văn 7) chúng ta không nên đặt những câu hỏi như: Đọc xong văn bản, em thấy nhân vật người anh có phải là một người xấu không? Mà chúng ta phải đặt những câu hỏi nhằm giúp các em tìm kiếm, phát hiện: Qua hình ảnh người anh đứng trước bức tranh đạt giải của em gái và những suy nghĩ của người anh, em cảm nhận được gì về nhân vật người anh? - Câu hỏi phải tác động đến cảm xúc và rung động thẩm mỹ, đặc biệt là tác động đến trực giác của học sinh. Ở dạng câu hỏi này giáo viên phải biết chọn lựa những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, có tác dụng thẫm mỹ cao. Ví dụ 1: Cách sử dụng điệp từ “vì” ở 4 câu thơ trong khổ thơ cuối ở bài “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh giúp em cảm nhận được điều gì? (Điệp từ “vì” khẳng định hành động chiến đấu vì mục đích cao cả, bảo vệ non sông đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, gia đình, người thân, và niềm hạnh phúc của tuổi thơ). Vì sao người chiến sĩ có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu của mình còn là “vì tiếng gà cục tác, Ổ trứng hồng tuổi thơ”? (Ổ trứng hồng và tiếng gà là những điều thân thương, quí giá chân thật. Là biêu tượng hạnh phúc ở mỗi miên quê. Vì thế cuốc chiến đấu hôm nay còn có thêm ý nghĩa bảo vệ những điều chân thật quí giá đó). Ví dụ 2: Trong bài thơ, có nhiều câu thơ có cách cấu tạo đặc biệt. Đó là những câu thơ nào? “ Ra thế “ Thôi rồi, Lượm ơi!” Lượm ơi !” “ Lượm ơi, còn không? ? Tại sao những câu thơ trên lại có cấu tạo đặc biệt như thế? Tác giả sử dụng như thế để làm gì? (Diễn tả niềm đau xót, tiếc thương của tác giả đối với sự hi sinh của Lượm). - Câu hỏi phải hướng vào thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, khái quát. Chẳng hạn khi củng cố bài hay kiểm tra bài cũ học sinh cần tránh những câu hỏi như sau: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ và cho biết nội dung, nghệ thuật của bài. Dạng câu hỏi này không có tác dụng phát huy sự sáng tạo, tính tích cực của học sinh vì chỉ cần chăm chỉ học thuộc phần ghi nhớ cuối sách giáo khoa chứ không cần tư duy nhiều là học sinh trả lời được. Hơn nữa, câu hỏi này sẽ gây cho học sinh thói quen có hại đó là thói quen học thuộc một cách máy móc. Có thể thay dạng câu hỏi này bằng một câu hỏi có sức gợi hơn. Ví dụ: Để kiểm tra kiến thức cũ bài thơ “Lượm” của Tố Hữu trong chương trình Ngữ văn lớp 6 thì giáo viên có thể hỏi như sau: 1. Qua bài thơ “Lượm”, em thích nhất đoạn thơ nào? Vì sao? Hãy đọc đoạn thơ đó với ngữ điệu sao cho phù hợp với những điều mà em vừa giải thích?( Học sinh có thể trả lời em thích khổ thơ nào trong bài thơ cũng được. Miễn là các em giải thích được lí do mình thích và đọc thuộc lòng đúng đoạn thơ đó) 2. Em có nhận xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh của tác giả trong bài thơ? Cách viết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung bài? Từ đó, em hãy khái quát tư tưởng chủ đề của bài thơ. (Qua bài thơ “Lượm”, bằng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Tố Hữu đã thể hiện Lượm là một chú bé liên lạc nhí nhảnh, hồn nhiên, yêu đời, nhanh nhẹn và ham thích công việc kháng chiến. Tác giả đã dành cho Lượm tình cảm vừa thân thiết, gần gũi vừa trân trọng, cảm phục, coi Lượm như người bạn chiến đấu). Với những câu hỏi này, đòi hỏi học sinh phải có sự hiểu biết, cảm thụ sâu sắc về tác phẩm đồng thời phải có cách trả lời sao cho đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi. Loại câu hỏi này vừa giúp giáo viên đánh giá được kiến thức, sự cảm thụ vừa rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong môn Ngữ văn đồng thời cũng phát huy được tư duy sáng tạo, tính tích cực, chủ động của học sinh. Sở dĩ như vậy vì học sinh phải dựa vào quá trình phân tích tác phẩm để nhận biết những chi tiết nghệ thuật mà tác giả sử dụng (đây là yêu cầu nhận biết). Sau khi nhận biết, học sinh phải lí giải được tác dụng của những chi tiết nghệ thuật ấy tức là phải lí giải được câu hỏi viết để làm gì? (đây là yêu cầu tư duy, cảm thụ). Cuối cùng học sinh phải chủ động tổng hợp khái quát những vấn đề do chính học sinh đã phân tích ở trên. - Phải có câu hỏi then chốt, trọng tâm với mục đích yêu cầu của bài, tránh đưa ra những câu hỏi chung chung mơ hồ, vụn vặt không có sự tư duy, sáng tạo. Ví dụ: Khi dạy bài “Bức tranh của em gái tôi” (Ngữ văn 6- Tạ Duy Anh) chúng ta có thể đặt câu hỏi: Qua sự thay đổi trong suy nghĩ của nhân vật người anh khi đứng trước bức tranh đạt giải của cô em gái Kiều Phương, em cảm nhận được điều gì? Với câu hỏi này giáo viên giúp học sinh cảm nhận được ở người anh là sự ăn năn, hối hận chân thành về thái độ của mình và rất khâm phục tài năng và tấm lòng nhân hậu của em gái. Hay: Qua việc tìm hiểu về nhân vật Kiều Phương? Em hãy cho biết những đặc điểm nổi bật nào về nhân vật này? Học sinh sẽ chốt được: Kiều Phương là một em bé hồn nhiên, trong sáng thông minh, hiếu động, có tấm lòng nhân hậu, độ lượng và có tài năng về hội họa. - Hệ thống câu hỏi phải được sắp đặt hợp lý, được xác định phù hợp với đối tượng và phân loại đối tượng. Kiểm tra bài cũ ở các đối tượng học sinh giáo viên tổ chức như sau: Tổ chức trò chơi ai nhanh hơn: Giáo viên phổ biến luật chơi: Cô sẽ cho các em xem một số hình ảnh và sau đó chúng ta sẽ trả lời các câu hỏi phía dưới. Ai có câu trả lời đúng, nhanh nhất sẽ được cộng thêm điểm. Để tổ chức kiểm tra bài cũ theo phương pháp này giáo viên sưu tầm những hình ảnh phục vụ tốt cho kiến thức cần kiểm tra, sau đó trình chiếu cho học sinh xem rồi đặt câu hỏi. Ví dụ: Để kiểm tra bài “Cảnh khuya, Rằm tháng giêng” trong chương trình Ngữ văn lớp 7, giáo viên cho các em xem hình ảnh sau: Đặt các câu hỏi: Những hình ảnh sau đây gợi cho em nhớ đến những bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn 7? Tác giả là ai? Hoàn cảnh sáng tác của những bài thơ đó? Đọc thuộc những bài thơ đó? Cảm nhận chung của em về về nội dung chính của những bài thơ đó? Với cách tổ chức và sử dụng các câu hỏi trên, giáo viên sẽ rất dễ dàng kiểm tra được các đối tượng học sinh. Hai câu đầu dành cho học sinh yếu, trung bình; hai câu sau dành cho đối tượng học sinh khá, giỏi. Tóm lại, yêu cầu của câu hỏi trong giờ giảng văn phải vừa tạo ra sự kích thích, vừa tác động đến nhận thức, tư duy của học sinh. Việc đưa ra câu hỏi phải căn cứ vào nội dung bài học, vào đối tượng học sinh, vào điều kiện khách quan để có cách đặt câu hỏi, cách lựa chọn hình thức câu hỏi và sử dụng lượng câu hỏi thích hợp giúp các em lĩnh hội tác phẩm văn chương một cách hiệu quả nhất. 4. Các dạng câu hỏi sử dụng trong giờ học văn bản. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức của học sinh, kết hợp phương pháp dạy học, có thể phân ra các loại câu hỏi sau: (1) Câu hỏi tái hiện : Giáo viên đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Loại câu hỏi này giúp học sinh tái hiện thế giới nghệ thuật của tác phẩm như: Các hình ảnh, hình tượng, chi tiết nghệ thuật, nhân vật, bức tranh đời sống qua sự phản ảnhCác câu hỏi này có khả năng khơi dậy sự liên tưởng, tưởng tượng trong quá trình tiếp nhận ở học sinh. Đó là một biện pháp được sử dụng khi cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học, hoặc củng cố kiến thức vừa mới học. Ví dụ: Ví dụ 1: Khi dạy văn bản Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (văn 7 tập 1), giáo viên có thể hỏi: Người chiến sỹ bắt gặp âm thanh của tiếng gà trưa trong hoàn cảnh nào? Ví dụ 2: Dạy Phần cuối văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê (văn 6 tập 1), GV có thể hỏi: Hãy tìm trong đoạn văn những chi tiết miêu tả hình ảnh thầy Ha-men khiến ta xúc động. (2) Câu hỏi yêu cầu giải thích, minh hoạ: Loại câu hỏi này nhằm mục đích làm sáng tỏ một khái niệm, đề tài nào đó. Giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này được áp dụng có hiệu quả trong một số trường hợp như khi Giáo viên biểu diễn phương tiện trực quan (băng ghi hình, máy chiếu) Ví dụ: Em hãy nhìn tranh và đọc lại bài thơ “Bạn đến chơi nhà’ của Nguyễn Khuyến( Ngữ văn 7-tập 1) Khi dạy văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân, ở phần tìm hiểu khái quát về quần đảo Cô Tô. Để tạo tâm thế cho học sinh vào bài, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Nêu những hiểu biết của em về quần đảo Cô Tô? + Để giúp các em hình dung cụ thể hơn về quần đảo Cô Tô, giáo viên cho các em quan sát những bức tranh hoặc xem clip về Cô Tô. Các em có cảm nhận gì về Cô Tô sau khi đã quan sát thêm tranh minh họa (xem clip) ? + Hs cảm nhận được: Phong cảnh đẹp, tài nguyên biển phong phú, giàu có, là điểm du lịch hấp dẫn. GV: Chính vì vậy mà nhà văn Nguyễn Tuân đã nhiều lần đến thăm đảo Cô Tô và có lẽ lần này là lần ấn tượng nhất nên ông đã tạo ra một áng văn hay đến như vậy. (3) Câu hỏi tìm tòi (vấn đáp phát hiện) Đây là loại câu hỏi trọng tâm nhất trong một giờ học văn. Sự cảm thụ tác phẩm của học sinh phải qua con đường của nhận thức. Để học sinh nắm bắt chính xác tác phẩm, người giáo viên phải đặt những câu hỏi khơi dậy tư duy ở các em. Cần tổ chức việc trao đổi ý kiến - kể cả tranh luận - giữa thầy với cả lớp, giữa trò với trò, thông qua đó các em nắm được tri thức mới do chính mình tìm tòi phát hiện. Hệ thống câu hỏi được sắp đặt hợp lý nhằm phát hiện, đặt ra và giải quyết một vấn đề xác định, buộc học sinh phải liên tục cố gắng, tìm tòi lời giải đáp. Trong vấn đáp tìm tòi, hệ thống câu hỏi của người thầy giữ vai trò chỉ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội của lớp học.Trật tự logic của các câu hỏi hướng dẫn học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, quy luật của hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham muốn hiểu biết ở các em. Ở đây giáo viên là người tổ chức sự tìm tòi còn học sinh là người tự lực phát hiện kiến thức mới, vì vậy kết thúc cuộc đàm thoại học sinh có được niềm vui của sự khám phá, vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được cách thức đi tới kiến thức đó, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. Cuối đoạn đàm thoại, Giáo viên cần biết vận dụng các ý kiến của học sinh để kết luận vấn đề đặt ra, dĩ nhiên là có bổ sung, chỉnh lí khi cần thiết. Làm được như vậy, học sinh càng hứng thú, tự tin vì thấy trong kết luận của thầy có phần đóng góp ý kiến của mình. Để học sinh tìm tòi được kiến thức trong giờ học văn bản, có thể đưa ra nhiều dạng câu hỏi khác nhau: * Câu hỏi nêu vấn đề: Câu hỏi nêu vấn đề có liên quan chặt chẽ đến vấn đề và tình huống có vấn đề. Loại câu hỏi này phải làm rõ được vấn đề tiềm ẩn trong tác phẩm, phải gây hứng thú nhận thức cho học sinh và phải động viên, khuyến khích học sinh giải quyết vấn đề đã nêu. Ví dụ 1: Khi dạy bài “Cô Tô” của Nguyễn Tuân (Ngữ Văn 6 tập 2), Giáo viên có thể hỏi: - Nếu có ý kiến cho rằng Nguyễn Tuân không hề miêu tả cảnh Cô Tô trước cơn bão nhưng người đọc vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của Cô Tô khi chưa có bão đi qua. Em thấy có đúng không? Vì sao? Câu hỏi này đặt ra khi phân tích Cảnh thiên nhiên trên đảo Cô Tô sau trận bão. Để giúp HS giải quyết được vấn đề trên, GV có thể gợi mở giúp cho HS cảm nhận được: Bên cạnh các tính từ miêu tả cảnh Cô Tô sau cơn báo, tác giả sử dụng đi kèm những từ: thêm, hơn. Điều đó chứng tỏ vốn dĩ Cô Tô rất đẹp, sau cơn bão Cô Tô càng đẹp hơn, càng đáng yêu hơn, càng có sức sống mãnh liệt hơn. Từ đó GV tích hợp giáo dục HS trong quan sát và cách dùng từ khi tạo lập văn bản miêu tả. Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Cổng trường mở ra” của Lý Lan, GV có thể đặt câu hỏi: Em hiểu gì về câu nói của người mẹ “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”? Theo em thế giới kì diệu đó là gì? HS có thể có nhiều phát hiện: + Được khám phá một thế giới mới lạ: những điều kì diệu, bí ẩn trong thế giới tự nhiên và con người + Được đến với cả một chân trời tri thức: văn hóa, khoa học bao la rộng lớn + Được bồi dưỡng về tâm hồn nhân cách + Được sống trong vòng tay yêu thương của thầy cô, bè bạn + Ước mơ, khát vọng được chắp cánh để bay cao, bay xa; Hay câu hỏi: Đoạn cuối văn bản xuất hiện câu thành ngữ “Sai một li đi một dặm” Em hiểu câu thành ngữ này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục? Câu hỏi này đặt ra yêu cầu HS suy luận. Giáo viên giúp HS giải quyết vấn đề bằng những câu hỏi gợi mở để tìm ra ý nghĩa của câu nói đó là Không được phép sai lầm trong giáo dục. * Câu hỏi cần được phân tích, nhận xét, đánh giá: Sau khi nêu ra các câu hỏi chúng ta phải đặt những câu hỏi để tìm ra những lý do: Tại sao tác giả lại xây dựng, sử dụng những hình ảnh, hình tượng, chi tiết nghệ thuật đó? Ý nghĩa của vấn đề? Loại câu hỏi này giúp học sinh biết phân tích, đánh giá và khái quát những vấn đề quy tụ vào những đặc trưng về hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng của tác phẩm. Ví dụ 1: Khi giảng bài “ Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài(Ngữ văn 7- tập 1) giáo viên có thể hỏi: Hai bức tranh trong SGK minh họa cho nội dung nào trong truyện? (Chia búp bê - Hai anh em chia tay nhau). Nhan đề truyện gợi lên điều gì? HS cảm nhận được: Những con búp bê vốn là đồ chơi của tuổi thơ gợi nên sự ngộ nghĩnh, vô tư, ngây thơ, vô tội -> thế mà đành chia tay -> tên truyện gợi tình huống buộc người đọc theo dõi, góp phần thể hiện ý định của tác giả. Thực chất văn bản đề cập đến cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy. Hình ảnh của hai con búp bê là hình ảnh biểu tượng của hai anh em, chúng không hề có lỗi, chúng ngây thơ trong sáng. Viết về cuộc chia tay không đáng có. Văn bản đã làm toát lên thông điệp về quyền trẻ em: - Không thể đẩy trẻ em vào tình cảnh bất hạnh - Người lớn và xã hội phải chăm lo và bảo vệ hạnh phúc trẻ em. Ví dụ 2: Khi giảng bài Lượm của Tố Hữu ( Ngữ văn 6, tập 2) GV hỏi: Trong bài thơ là thể thơ 4 chữ gồm 15 khổ thơ, nhưng có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt: Ra thế Lượm ơi! và lại có khổ thơ chỉ có 1 câu: Lượm ơi còn không? Em hãy phân tích tác dụng của cách diễn đạt trên trong việc biểu đạt cảm xúc của tác giả? Đối với câu hỏi này giáo hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng ý nghĩa của câu thơ. Sau đó GV yêu cầu HS trình bày cảm nhận của mình dựa vào những ý nghĩa trên: Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ gãy đôi như một tiếng nấc nghẹn ngào: Ra thế Lượm ơi! Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ra ngay cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Lượm “ thiên thần bé nhỏ ấy đã bay đi”, để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt: Lượm ơi, còn không? Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy vào lòng người đọc, đã nói rõ tình cảm của nhà thơ đối với chú bé anh hùng của dân tộc. Tác gỉa như không tin rằng Lượm đã hy sinh, Lượm vẫn còn trong lòng tác giả, mãi còn cùng với đất nước, quê hương. Ví dụ 3: Khi dạy văn bản “Sống chết mặc bay” Của Phạm Duy Tốn, GV hỏi: Trong bài tên sông được nói cụ thể (sông Nhị Hà) nhưng tên phủ được ghi bằng ký hiệu (phủ X, làng X). Điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả ? GV giúp HS cảm nhận được: Tác giả muốn người đọc hiểu câu chuyện này không chỉ xảy ra ở một nơi mà có thể là phổ biến ở nhiều nơi trên nước ta. * Câu hỏi yêu cầu có sự so sánh đối chiếu: Sự so sánh đối chiếu là một hình thức của thao tác phân tích trong tư duy. Qua việc so sánh đối chiếu trong giờ học văn bản, học sinh có thể nhận ra những nét độc đáo, những ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm. Các loại câu hỏi đưa ra có thể là để so sánh các hình ảnh chi tiết trong tác phẩm hoặc với các tác phẩm khác. Ví dụ 1: Khi dạy bài thơ “Bạn đến chới nhà”, GV có thể hỏi: Theo em có gì khác nhau trong cụm từ “ta với ta” ở bài thơ “Bạn đến chơi nhà” so với bài “Qua Đèo Ngang” Bà Huyện Thanh Quan ? Học sinh so sánh được: - Giống nhau: cấu tạo ngữ pháp, từ ngữ - Khác nhau về ý nghĩa: + Qua Đèo Ngang :nói về cái tôi riêng lẻ, cô đơn + Bạn đến chơi nhà: nói về 2 người gắn bó thân mật ấm áp tình đời và sâu lặng tình bạn Ví dụ 2: Ngôn ngữ ở bài thơ Bạn đến chơi nhà có gì khác so với ngôn ngữ ở đoạn thơ Sau phút chia ly mà chúng ta đã học? * Câu hỏi ứng dụng và liên hệ: Loại câu hỏi này giúp học sinh chuyển nhận từ nhận thức về tác phẩm để nhìn vào hiện thực cuộc đời. Để trả lời câu hỏi này, học sinh phải tự liên hệ với thực tế và bản thân để tìm ra hướng giải quyết thích hợp theo sự cảm thụ của mình. Các loại câu hỏi này có thể là: Cho biết tác dụng từ việc đọc tác phẩm đến tình cảm thái độ nhận thức của em? Theo em, tác phẩm này có tác dụng như thế nào đối với đời sống? Tác phẩm có đóng góp gì đối với nền văn học?... Ví dụ 1: Giảng bài “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh (Ngữ văn 6-tập 1), Giáo viên có thể hỏi: Cảm nhận của em đối với nhân vật người anh như thế nào? (hoặc ấn tượng của em về nhân vật người anh). HS có thể trình bày cảm nhận của mình, GV hỏi thêm: Em hãy cho biết hình ảnh chú bé trong tranh của Kiều Phương với hình ảnh người anh ngoài thực tế có khác nhau nhiều không ? - HS sẽ thấy được: Có khác nhưng không nhiều ( Hình ảnh trong tranh đẹp, hoàn hảo về ngoại hình lẫn bản chất. Nếu người anh biết ăn năn hối hận thì bản chất của người anh cũng rất tốt đẹp). Ví dụ 2: Khi dạy bài “Bài học đường đời đầu tiên”( Tô Hoài), sau khi hướng dẫn HS phân tích bài học đầu tiên của dế Mèn, GV có thể dùng một số câu hỏi sau để giáo dục các em và giúp các em rút ra bài học cho bản thân: - Theo em, ta có thể tha thứ cho lỗi lầm của Dế Mèn được không? Vì sao? HS sẽ trả lời: Có thể tha thứ được. Vì tình cảm của Dế Mèn rất chân thành, biết ăn năn sám hối về tội lỗi của mình. Đã biết nghĩ đến việc thay đổi cách sống, cách suy nghĩ và cách cư xử để từ đó GV giáo dục HS - Em thấy có đặc điểm nào của con người được gán cho các con vật trong đoạn truyện này? Em thích những đặc điểm nào? Không thích đặc điểm nào? - Theo em, sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra được điều gì ? Đó là bài học gì? - Bài học đó có phải là bài học cho tất cả chúng ta không? Vì sao? 5. Các biện pháp kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò Để phần việc này thực sự đạt hiệu quả và sức hấp dẫn, người giáo viên cần lưu ý: - Cần nắm vững chuẩn kiến thức- kĩ năng và yêu cầu cần đạt của mỗi bài học. Đây là “kim chỉ nam” giúp cho phần củng cố của bài học không bị chệch hướng và xác định được nội dung trọng tâm. - Cần phối hợp nhiều phương pháp, trong đó chú ý đến phương tiện dạy học hiện đại (dùng công nghệ thông tin, màn ảnh, máy chiếu, âm thanh...) để củng cố bài học tạo nên sự hứng thú của học sinh. - Cung cấp thêm những tư liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm hoặc những lời bình về tác phẩm, chẳng hạn: + Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Đêm nay Bác không ngủ(Minh Huệ), Cây tre Việt Nam( Thép Mới), Buổi học cuối cùng( An- phông- xơ Đô- đê),...Cảnh khuya- Rằm tháng giêng( Hồ Chí Minh),... + Giới thiệu thêm tác phẩm có liên quan đến cùng nội dung chủ đề của cùng tác giả: sau khi học xong bài Cây tre Việt Nam( Thép Mới), đọc thêm cho học sinh nghe bài thơ “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy, Vài câu thơ về cây tre trong bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương,... + Đọc những bài thơ, câu thơ được khơi gợi cảm xúc từ những hình tượng nhân vật văn học: ví dụ những câu thơ viết về Thánh Gióng, Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu,... + Dùng sơ đồ, biểu bảng... để tổng kết những nội dung cơ bản hoặc cấu trúc bài học: - Sử dụng hệ thống câu hỏi để kiểm tra, đánh giá năng lực nhận thức, rung động cảm xúc và khả năng sáng tạo của học sinh bằng một số kiểu câu hỏi theo cấp độ tăng dần như sau: + Những câu hỏi mang tính chất tái hiện lại, liệt kê lại kiến thức: Ví dụ: Sau khi học xong 4 văn bản ca dao trong chương trình Ngữ văn lớp 7, hãy nêu nội dung và nghệ thuật tiêu biểu trong mỗi văn bản đó? + Nhữn
Tài liệu đính kèm: