Đánh giá một Sáng kiến kinh nghiệm

Đánh giá một Sáng kiến kinh nghiệm

11. Những ai ở tổ và cấp trên đã quan sát, kiểm tra? (Bằng chứng cụ thể: Tường thuật những việc đã làm trong khi thử nghiệm SK (công khai)- “biểu diễn” việc áp dụng SK cho cấp tổ kiểm tra. Giới thiệu về những người quan sát việc áp dụng SK- giúp người đọc thêm tin cậy vì có “nhân chứng” đáng kính đã chứng kiến hoạt động áp dụng SK, kiểm chứng giả thuyết).

 12. Sáng kiến kinh nghiệm tạo lợi ích thiết thực gì? (Mô tả và phân tích kỹ. Để chứng minh tính hiệu quả của sáng kiến, tác giả phải so sánh với cách thức cũ để có bằng chứng cụ thể).

 13. So với khi chưa có sáng kiến thì nay hiệu quả tăng lên thế nào? (Lượng hóa cụ thể).

 14. So sánh với mẫu đối chứng (không dùng SK) thì kết quả hơn bao nhiêu, gấp mấy lần? (Đánh giá của các cấp quản lý và đồng nghiệp trong các văn bản kết luận).

 

doc 5 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 10684Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá một Sáng kiến kinh nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học (NCKH), viết và trao đổi sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) là phương thức tự học, tự bồi dưỡng tốt nhất của giáo viên và cán bộ quản lý trường học. 
Thông qua quá trình nghiên cứu khoa học cũng như quá trình viết và trao đổii sáng kiến kinh nghiệm, trình độ mọi mặt của nhà giáo dục được nâng lên một cách tích cực. Đó cũng là quá trình nhà giáo cống hiến tốt nhất cho sự nghiệp giáo dục vì "lợi ích trăm năm" của dân tộc. 
  Tuy nhiên việc đánh giá thế nào cho khách quan, công bằng thì phải có một thước đo tương đối chuẩn với những tiêu chí vừa thể hiện nội hàm định tính, vừa thể hiện giá trị định lượng. Hiện nay thước đo này khá đa dạng, mỗi nơi mỗi chuẩn do quan niệm khác nhau về tiêu chí nào là quan trọng. 
  Xuất phát từ quan niệm tính khoa học và tính sáng tạo là tiêu chí hàng đầu, căn cứ hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nôi về công tác SKKN tại công văn số 9757/SGD&ĐT-KHCN ngày 28-10-2009, công văn số 4716/SGD&ĐT-KHCN ngày 29-4-2010 và công văn số 4717/SGD&ĐT-KHCN ngày 29-4-2010, (đường link tới các công văn trên đã được giới thiệu trên trang web của trường), theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường, chúng tôi xin trao đổi thêm về việc đánh giá SKKN năm 2010 của trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội như sau. 
 Những nội dung sau dây rất mong được các thày cô giáo, các anh chị cán bộ, nhân viên và các thành vên Hội đòng khoa học quan tâm suy nghĩ và trao đổi để trước khi họp Hội đồng chấm, chúng ta thống nhất được một thước đo tương đối chuẩn áp dụng đánh giá SKKN của trương. 
 Các tiêu chí trên được cụ thể hóa thành các mục điểm cụ thể sau đây: 
TIÊU CHUẨN 
TIÊU CHÍ  
ĐIỂM 
1 
KHOA HỌC (Tối đa: 6 điểm) 
1 
PP nghiên cứu, cải tiến phù hợp với đối tượng. 
1.5   
2 
Luận cứ, luận chứng đúng, đủ 
1.5 
3 
Cấu trúc lôgic chặt chẽ. 
1.5  
4 
Trình bày mạch lạc, đúng văn phong khoa học, không sai sót về khái niệm, câu và văn bản 
1.5   
2 
SÁNG TẠO (Tính khám phá, mới mẻ. Tối đa: 6 điểm) 
1 
Có đối tượng nghiên cứu mới 
1.5  
2 
Đánh giá dúng đối tượng, lý giải đúng vấn đề 
1.5   
3 
Có hướng/phương pháp nghiên cứu mới 
1.5   
4  
Tìm được giải pháp, quy trình mới 
1.5   
3 
HIỆU QUẢ (Tối đa: 4 điểm)
1
Giải pháp mang lại hiệu quả hơn quy trình cũ 
2   
2
Giải pháp, quy trình làm tiết kiệm hơn cách cũ về kinh phí, nhân lực và thời gian 
2   
4 
KHẢ THI (Tối đa: 4 điểm) 
Gải pháp, phương pháp có thể áp dụng ở nhiều nơi 
4  
Tổng cộng  
20 
Trong quá trình đánh giá, 25 câu hỏi sau đây luôn luôn phải đặt ra vơi các vấn đề trong văn bản. Trả lời được tất cả các câu hỏi thì văn bản đạt điểm tối đa. Nếu không trả lời được một câu hỏi thì trừ 1 điểm. Nếu trừ 10 diểm/tổng số 20 điểm thì giám khảo loại ngay văn bản, không cần đọc thêm. 
 1. Ở lĩnh vực này, cần đạt những gì mới được coi là tốt (chuẩn)? Cấp quản lý nào chỉ đạo như thế? (Nêu những điều cần đạt được trong lĩnh vực này xuất xứ các văn bản chỉ đạo) 
 2. Thực trạng khi chưa đổi mới sự việc, hiện tượng diễn ra như thế nào? (Miêu tả cụ thể, dẫn chứng cụ thể ai, ở đâu, bao giờ (ai dạy bằng cách cũ đó, chương trình nào, bài nào, ở lớp nào, khoa nào)) 
 3. Thực trạng so với mức chuẩn thì kém thua bao nhiêu? So với mức trung bình thì kém bao nhiêu? (Trong văn bản cần dẫn lời chê trách của cấp trên, cấp dưới về thực trạng khi chưa đổi mới (copy các văn bản đánh giá để làm chứng cứ). 
 4. Nếu không đổi mới sẽ có tác hại thế nào? (Dự báo nguy cơ nếu không đổi mới thực trạng). 
 5. Khi chưa cải tiến những giải pháp nào đã được áp dụng ? (Nêu hạn chế của các giải pháp đã vận dụng khi chưa cải tiến). 
 6. Những nguyên nhân nào gây nên yếu kém? (Nêu các nguyên nhân. Nguyên nhân nào là chủ yếu? Phân tích nguyên nhân chủ yếu). 
 7. Tác giả dựa vào cơ sở lý luận nào để định hướng trước khi giải quyết vấn đề? (Trích dẫn, phân tích). 
 8. Tác giả giả thuyết có thể làm gì và làm cách nào để cải thiện thực trạng, nâng hiệu quả? (Nêu giả thuyết bằng câu xác định: “Nếu” ... “thì”) 
 9. Hoạt động giải quyết vấn đề được diễn ra lần lượt thế nào? 
 10. Giải pháp mới, phương pháp mới đã được áp dụng lúc nào? Bao nhiêu lần? Trong bao lâu? (Các mẫu thực nghiệm, mẫu đối chứng phải được đính trong bản kinh nghiệm). 
 11. Những ai ở tổ và cấp trên đã quan sát, kiểm tra? (Bằng chứng cụ thể: Tường thuật những việc đã làm trong khi thử nghiệm SK (công khai)- “biểu diễn” việc áp dụng SK cho cấp tổ kiểm tra. Giới thiệu về những người quan sát việc áp dụng SK- giúp người đọc thêm tin cậy vì có “nhân chứng” đáng kính đã chứng kiến hoạt động áp dụng SK, kiểm chứng giả thuyết). 
 12. Sáng kiến kinh nghiệm tạo lợi ích thiết thực gì? (Mô tả và phân tích kỹ. Để chứng minh tính hiệu quả của sáng kiến, tác giả phải so sánh với cách thức cũ để có bằng chứng cụ thể). 
 13. So với khi chưa có sáng kiến thì nay hiệu quả tăng lên thế nào? (Lượng hóa cụ thể). 
 14. So sánh với mẫu đối chứng (không dùng SK) thì kết quả hơn bao nhiêu, gấp mấy lần? (Đánh giá của các cấp quản lý và đồng nghiệp trong các văn bản kết luận). 
 15. So với yêu cầu (chuẩn) của trên thì kết quả sau khi đổi mới ra sao (gần đạt, đạt hay vượt)? (Hội đồng nào đánh giá?). 
 16. Những ai đã khảo sát hiệu quả thực nghiệm cuối cùng của sáng kiến-kinh nghiệm? 
 17. Ý kiến đánh giá của họ ra sao? (Giới thiệu những người có kinh nghiệm liên quan đến SK của tác giả- đã ngợi khen về hiệu quả SK). 
 18. SKKN này thuộc loại nào? (Là “giải pháp cải tiến kỹ thuật”, “giải pháp hợp lý hoá sản xuất” hay “giải pháp hợp lý hoá nghiệp vụ công tác”?) 
 - Cải tiến kỹ thuật. 
 - Thiết kế đồ dùng, phương tiện phục vụ giảng dạy. 
 - Ứng dụng thành tự khoa học công nghệ. 
19. Quy trình công nghệ (phương pháp) trong SKKN gồm những bước nào? Cách làm cụ thể là gì? Quy trình có hợp lý không? 
 20. Tác giả kết luận ý nghĩa của SKKN đối với thực tiễn giảng dạy, với lý luận dạy học như thế nào? Có khách quan không. 
 21. Để nâng hiệu quả cao hơn, tác giả có kiến nghị gì, Tác giả đề xuất các ý tưởng nào về hướng nghiên cứu tiếp theo không; Tác giả đề nghị với đồng nghiệp về việc nghiên cứu ý tưởng mới đó thế nào? 
 22. Cần tiếp tục nghiên cứu đối tượng nào ở lĩnh vực này? Tác giả có đưa ra kiến nghị về những việc làm khác không? 
 23. Tác giả có đề nghị gì với các cấp quản lý về áp dụng và hỗ trợ SKKN (Các cấp quản lý cần tiếp tục bổ sung những tác động gì để nâng hiệu quả cho tác giả, đồng nghiệp (phía áp dụng SKKN)? 
 24. Ý nghĩa của SKKN đối với ngành khoa học liên quan, đối với thực tiễn. 
 25. Cách trình bày nội dung văn bản có bảo đảm tính khoa học không (logic văn bản, các thật ngữ khoa học, hình thức văn bản có đúng quy định không (bìa, kiểu chữ, cỡ chữ, lề dòng; tài liệu tham khảo, phụ lục...) 
 Đặc biêt lưu ý: 
 Trong văn bản SKKN, tối kỵ ba điều sai: 1, Sai quan điểm đường lối cña Đảng. 2, Sai kiến thức chuyên môn. 3, Sai quy tắc chính tả, quy tắc ngữ pháp, quy tắc trình bày. 
 Tất cả những sai sót thuộc những vấn đề trên, tùy từng loại lỗi, có thể trừ một phần hai đến toàn bộ số điểm của tiêu chí tính khoa học, đồng thời trừ điểm theo tỷ lệ thích đáng ở những tiêu chí liên đới. 
 Để tăng cường chất lượng các sản phẩm SKKN, cần đặc biệt lưu ý các tiêu chí đánh giá về tính khoa học và tính khám phá. Chẳng hạn: tính mới mẻ của giải pháp (phương pháp) phải là cái mới đối với ngành trên các qui mô Trường – Phòng GD Quận - Sở - Bộ. Theo đó, những giải pháp (phương pháp) ở đơn vị cơ sở giáo dục đã nhiều người thực hiện thì không được coi là cái mới nữa. Thí dụ các bài viết về đổi mới phương pháp giảng dạy bằng giải pháp: 
 1.    Áp dụng các yếu tố dạy học tích cực hóa: (PP (Phương pháp) trực quan, PP Thực hành, PP minh họa, PP động não, PP trò chơi, PP Bể cá, PP vấn đáp, PP nghiên cứu tài liệu, PP dạy học nêu vấn đề, PP Thảo luận, PP nhóm nhỏ, PP giảng dạy quy mô hẹp, PP giảng dạy tại cơ sở, PP đào tạo dựa trên kinh nghiệm, PP nghiên cứu tình huống) 
 2.    2. Đổi mới dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm.  
 3.   3.  Sử dụng công nghệ thông tin như phương tiện hỗ trợ dạy học. 
4.   .
Những phương pháp trên, hiện nay đã quá bình thường ở nước ta, và trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội đã thực hiện từ khoảng 10 tới hơn 20 năm nay. Hiên nay ở trường ta không ai không dạy theo những phương pháp và định hướng đó. Không ai không dùng projector và các thiết bị đa phương tiện phục vụ dạy học. Nếu tác giả nào nêu hiện trạng phương pháp dạy học thiếu tính tích cực, nặng về thuyết trình, đọc chép, không sử dụng CNTT cần có bằng chứng cụ thể (ai dạy, lớp nào, khoa nào, ai chủ nhiệm, thời gan nào). Nếu tác giả không bổ sung được căn cứ thì văn bản bị coi là vi phạm tính khoa học. 
Nếu một trong hai tiêu chí mấu chôt là tính khoa học, tính khám phá (tính mới mẻ) không đạt điểm trung bình thì toàn bộ văn bản SKKN bị coi là không đạt yêu cầu. Điều này là rất dễ hiểu, vì tính khoa học, tính khám phá kém thì đương nhiên không thể đem phổ biến, ứng dụng rộng rãi. Và đó càng không thể là sản phẩm có giá trị thực tiễn. 
Đó là những điểm cần hết sức chú ý để mỗi bản sáng kiến được đánh giá cao đều xứng đáng được tôn vinh. 
Các khoa phòng và các tác giả có thể tham khảo thêm bài viết của chúng tôi: “Bài 28. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, hướng dẫn viết và trình bày sáng kiến, kinh nghiệm giáo dục“ trong bộ Giáo trình Bồi dưỡng Hiệu trưởng trường THCS, tập IV, Nxb Hà Nôi 2005 tr58-78, và “Bài 10. Tổ trưởng chuyên môn tổ chức nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm” trong bộ Giáo trình Bồi dưỡng Tổ trưởng chuyên môn trường Trung học phổ thông Nxb Hà Nôi 2007 tr279-333. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDANH GIA MOT SANG KIEN KINH NGHIEM.doc