Chuyên đề Phương pháp dạy học phần Vần môn Tiếng Việt Lớp 1

Chuyên đề Phương pháp dạy học phần Vần môn Tiếng Việt Lớp 1

I. Mục tiêu của phần vần:

- H nắm chắc được 4 mẫu vần:

1. Mẫu 1 /ba/: Vần chỉ có âm chính (14 vần)

- H nắm được tất cả các nguyên âm và phụ âm, biết được các chữ ghi âm theo thứ tự của bảng chữ cái a, b, c, d .

- Nắm luật chính tả e, ê, i.

2. Mẫu 2 /oa/: Vần có âm đệm, âm chính (5 vần)

- H biết phân loại nguyên âm tròn môi và nguyên âm không tròn môi.

- H biết làm tròn môi các nguyên âm không tròn môi.

- Âm đệm ghi bằng hai chữ o/u.

- H nắm được luật chính tả về âm đệm, luật chính tả về dấu thanh.

3. Mẫu 3 /an/: Vần có âm chính, âm cuối (150 vần)

- H nắm được các âm chính là nguyên âm: a, ă, â, e, ê, o, ô, ơ, u, ư, i. Các cặp âm cuối là phụ âm n/t, m/p, ng/c, nh/ch. Các âm cuối là nguyên âm: i/y, o/u.

- H nắm được các vần có âm cuối: t, p, c, ch chỉ kết hợp được với 2 thanh là thanh sắc và thanh nặng. Các vần có các âm cuối âm cuối còn lại kết hợp được với cả 6 thanh.

4. Mẫu / oan /: Vần có đủ âm đệm, âm chính, âm cuối (khoảng 150 vần)

- H biết cách làm tròn môi vần có âm chính âm cuối để tạo thành vần mới: vần có đủ âm đệm, âm chính, âm cuối.

- H nắm được luật chính tả về âm đệm, luật chính tả về dấu thanh.

5. Vần có nguyên âm đôi. Dùng để tổng kết toàn bộ các mẫu đã học.

- H nắm được luật chính tả về nguyên âm đôi khi vần có âm cuối và vần không có âm cuối, luật chính tả e, ê, i.

- H nắm được: đối với vần có nguyên âm đôi /iê/ còn có luật chính tả ghi /i/ với tiếng có âm đầu và tiếng không có âm đầu, vần có âm đệm và vần không có âm đệm.

* Ngoài các mục tiêu riêng của các mẫu vần đã nêu ở trên, H còn cần đạt được các mục tiêu chung cho tất cả các mẫu vần đó là:

- Biết ghép phụ âm với các vần để tạo thành tiếng có thanh ngang, ghép tiếng có thanh ngang với các dấu thanh để tạo thành các tiếng khác nhau.

- Biết phân tích tiếng thành hai phần: Phần đầu, phần vần.

- Biết phân tích cấu tạo tiếng.

- Biết đọc trơn, rõ ràng đoạn văn trong bài đọc.

- Nghe viết được tất cả các tiếng có vần đã được học.

 

doc 9 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 432Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Phương pháp dạy học phần Vần môn Tiếng Việt Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
	Giáo viên dạy lớp 1 đã được tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ, giảng dạy theo chương trình CGD, người giáo viên cần phải nhiệt tình, nghiên cứu kĩ mục tiêu, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học của chương trình Tiếng Việt CGD lớp 1 nói chung phương pháp dạy học phần vần nói riêng với từng bài dạy cụ thể, phải thực hiện đúng quy trình của sách thiết kế Tiếng Việt 1 – CGD.
A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Mục tiêu chương trình Tiếng Việt lớp 1 – CGD
Học xong chương trình Tiếng Việt lớp 1 – CGD học sinh phải đạt những yêu cầu sau:
1.1. Học sinh phải đọc thông, viết thạo.
1.2. Học sinh nắm chắc các luật chính tả.
1.3. Học sinh nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt. 
2. Đối tượng chương trình Tiếng Việt lớp 1 - CGD:
	- Đối tượng của môn Tiếng Việt lớp 1 – CGD chính là cấu trúc ngữ âm của tiếng bao gồm:
	+ Tiếng
	+ Âm và chữ
	+ Vần
3. Nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 1 – CGD ( gồm 4 bài)
- Bài1: Tiếng
- Bài2: Âm
- Bài3: Vần
- Bài4: Nguyên âm đôi
4. Phương pháp dạy chương trình Tiếng Việt lớp 1 - CGD
4.1. Phương pháp mẫu: 
	- Lập mẫu, sử dụng mẫu.
	- Làm mẫu, tổ chức cho học sinh làm theo mẫu đã có.
4.2. Phương pháp:
	- Tổ chức việc học của các em bằng những việc làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác.
B. PHẦN CỤ THỂ: PHẦN VẦN
I. Mục tiêu của phần vần: 
- H nắm chắc được 4 mẫu vần:
1. Mẫu 1 /ba/: Vần chỉ có âm chính (14 vần)
- H nắm được tất cả các nguyên âm và phụ âm, biết được các chữ ghi âm theo thứ tự của bảng chữ cái a, b, c, d..
- Nắm luật chính tả e, ê, i. 
2. Mẫu 2 /oa/: Vần có âm đệm, âm chính (5 vần)
- H biết phân loại nguyên âm tròn môi và nguyên âm không tròn môi.
- H biết làm tròn môi các nguyên âm không tròn môi.
- Âm đệm ghi bằng hai chữ o/u.
- H nắm được luật chính tả về âm đệm, luật chính tả về dấu thanh.
3. Mẫu 3 /an/: Vần có âm chính, âm cuối (150 vần)
- H nắm được các âm chính là nguyên âm: a, ă, â, e, ê, o, ô, ơ, u, ư, i. Các cặp âm cuối là phụ âm n/t, m/p, ng/c, nh/ch. Các âm cuối là nguyên âm: i/y, o/u. 
- H nắm được các vần có âm cuối: t, p, c, ch chỉ kết hợp được với 2 thanh là thanh sắc và thanh nặng. Các vần có các âm cuối âm cuối còn lại kết hợp được với cả 6 thanh.
4. Mẫu / oan /: Vần có đủ âm đệm, âm chính, âm cuối (khoảng 150 vần)
- H biết cách làm tròn môi vần có âm chính âm cuối để tạo thành vần mới: vần có đủ âm đệm, âm chính, âm cuối.
- H nắm được luật chính tả về âm đệm, luật chính tả về dấu thanh.
5. Vần có nguyên âm đôi. Dùng để tổng kết toàn bộ các mẫu đã học.
- H nắm được luật chính tả về nguyên âm đôi khi vần có âm cuối và vần không có âm cuối, luật chính tả e, ê, i.
- H nắm được: đối với vần có nguyên âm đôi /iê/ còn có luật chính tả ghi /i/ với tiếng có âm đầu và tiếng không có âm đầu, vần có âm đệm và vần không có âm đệm. 
* Ngoài các mục tiêu riêng của các mẫu vần đã nêu ở trên, H còn cần đạt được các mục tiêu chung cho tất cả các mẫu vần đó là:
- Biết ghép phụ âm với các vần để tạo thành tiếng có thanh ngang, ghép tiếng có thanh ngang với các dấu thanh để tạo thành các tiếng khác nhau.
- Biết phân tích tiếng thành hai phần: Phần đầu, phần vần.
- Biết phân tích cấu tạo tiếng.
- Biết đọc trơn, rõ ràng đoạn văn trong bài đọc.
- Nghe viết được tất cả các tiếng có vần đã được học.
II. Quy trình dạy phần vần: 
Bài vần gồm 2 công đoạn:
Công đoạn 1: Lập mẫu: 
*Mục đích yêu cầu: Làm theo đúng quy trình 4 việc, làm chuẩn xác từng thao tác, thực hiện các mẫu phải chuẩn mực cho các tiết học trong bài.
Việc 1: Lập mẫu
- Giới thiệu vần.
- Phân tích vần.
- Vẽ mô hình vần.
- Tìm tiếng mới có chứa vần.
Việc 2: Viết
- Viết bảng con.
- Viết vở Em tập viết.
Việc 3: Đọc
- Đọc chữ trên bảng lớp.
- Đọc sách Tiếng Việt.
Việc 4: Viết chính tả
- Viết bảng con.
- Viết vở chính tả.
Công đoạn 2: Dùng mẫu (áp dụng cho tất cả các bài còn lại của phần vần).
* Mục đích của tiết dùng mẫu:
Vận dụng quy trình từ tiết lập mẫu. 
* Yêu cầu của giáo viên trong tiết dùng mẫu:
Nắm chắc quy trình từ tiết lập mẫu.
Trong quá trình tổ chức tiết học, giáo viên cần chủ động, linh hoạt sao cho phù hợp với học sinh của lớp mình.
C. BÀI SOẠN MINH HỌA: 
VẦN : /OĂNG/, /OĂC/, /UÂNG/, /UÂC/.
VIỆC 0
T. Nhiều vần có âm cuối không tròn môi, ta có thể làm tròn môi, tuy rằng ít dùng. Muốn làm tròn môi vần, ta chỉ thêm âm đệm vào trước vần.
VIỆC 1. Làm tròn môi vần.
1a. Làm tròn môi vần /ăng/.
T. Các em vẽ mô hình vần /ăng/. 
H. Vẽ mô hình 


ă
ng
T. Chỉ vào mô hình và phân tích vần /ăng/.
H. Chỉ vào mô hình, phân tích: vần /ăng/ có âm chính /ă/, âm cuối /ng/.
T. Các em phát âm vần ăng.
H. Phát âm: /ăng/
T. Khi phát âm vần/ăng/, các em đã thấy môi tròn chưa?
H. Chưa tròn môi.
T. Muốn làm tròn môi vần /ăng/ ta làm thế nào?
H. Ta thêm âm đệm vào trước vần /ăng/.
T. Hãy làm tròn môi vần /ăng/.
H. Phát âm: /oăng/.
T. Phát âm lại để làm mẫu: /oăng/.
H. Phát âm lại nhiều lần: cá nhân, tổ,cả lớp.
T. Đọc PT vần /oăng/.
H. /oăng/ - /o/ - /ăng/ - oăng/ 
T. Các em đưa vần /oăng/ vào mô hình.
H. Vẽ vào bảng con:


ă
ng


o
ă
ng

T. Chỉ vào mô hình, đọc phân tích vần /oăng/.
H. /oăng/ - /o/ - /ăng/ - /oăng/, âm đệm /o/, âm chính /ă/, âm cuối /ng/.
T. Các em tìm tiếng có vần /oăng/. 
H. Tìm và nêu tiếng của mình: xoăng, toăng, loăng,.
T. Các em thêm thanh để được tiếng mới.
H. Nêu tiếng của mình: loăng, loằng, loắng, loẳng, loẵng, loặng.
T. Vần /oăng/ kết hợp được với mấy thanh? Dấu thanh đặt ở đâu? 
H. Vần /oăng/ kết hợp được với 6 thanh. Dấu thanh đặt ở âm chính /ă/.
1b. Làm tròn môi vần /ăc/.
T. Các em vẽ mô hình vần /ăc/. 
H. Vẽ mô hình 


ă
c
T. Các em phát âm vần /ăc/.
H. Phát âm: /ăc/
T. Khi phát âm vần /ăc/, các em đã thấy môi tròn chưa?
H. Chưa tròn môi.
T. Hãy làm tròn môi vần /ăc/.
H. Phát âm: /oăc/.
T. Phát âm lại: /oăc/.
H. Phát âm nhiều lần: Cá nhân, tổ, cả lớp.
T. Đọc PT vần /oăc/.
T. Các em đưa vần /oăc/ vào mô hình.
H. Vẽ vào bảng con:


ă
c


o
ă
c
T. Chỉ vào mô hình, đọc phân tích vần /oăc/.
H. /oăc/ - /o/ - /ăc/ - /oăc/, âm đệm /o/, âm chính /ă/, âm cuối /c/.
T. Các em tìm tiếng có vần /oăc/. 
H. Nêu tiếng của mình: loắc, quặc, toắc, hoặc, quắc,
T. Vần /oăc/ kết hợp được với mấy thanh? Dấu thanh đặt ở đâu?
H. Vần /oăc/ kết hợp được với 2 thanh là thanh sắc và thanh nặng. Dấu thanh đặt ở âm chính /ă/.
1c. Làm tròn môi vần /âng/.
T. Các em vẽ mô hình vần /âng/.
H. Vẽ mô hình 


â
ng
T. Chỉ vào mô hình và phân tích vần /âng/.
H. Chỉ tay vào mô hình và phân tích: vần /âng/ có âm chính /â/, âm cuối /ng/.
T. Các em phát âm vần /âng/.
H. Phát âm: /âng/.
T. Khi phát âm vần /âng/, các em đã thấy tròn môi chưa?
H. Chưa tròn môi.
T. Muốn làm tròn môi vần /âng/ ta làm thế nào?
H. Ta thêm âm đệm vào trước vần /âng/.
T. Hãy làm tròn môi vần /âng/.
H. Phát âm /uâng/
T. Phát âm lại: /uâng/ 
H. Phát âm lại nhiều lần: cá nhân tổ, cả lớp.
T. Âm đệm đứng trước âm /â/ ghi bằng chữ gì?
H. Ghi bằng chữ /u/.
T. Đọc PT vần /uâng/.
H. /uâng/ - /u/ - /âng/ - /uâng/ 
T. Các em đưa vần /uâng/ vào mô hình.
H. Vẽ vào bảng con:


â
ng


u
â
ng

T. Chỉ vào mô hình, đọc phân tích vần /uâng/.
H. /uâng/ - /u/ - /âng/ - /uâng/, âm đệm /u/, âm chính /â/, âm cuối /ng/.
T. Các em tìm tiếng có vần /uâng/.
H. Nêu tiếng của mình: luâng, buầng, huấng, duẩng, tuẫng, nuậng....
T. Vần /uâng/ kết hợp được với mấy thanh. Dấu thanh đặt ở đâu?
H. Kết hợp được 6 thanh. Dấu thanh đặt ở âm chính /â/.
1d. Làm tròn môi vần: /âc/.
T. Các em vẽ mô hình vần /âc/.
H. Vẽ mô hình 


â
c
T. Các em phát âm vần /âc/.
H. Phát âm /âc/.
T. Khi phát âm vần /âc/, các em đã thấy tròn môi chưa ?
H. Chưa tròn môi.
T. Hãy làm tròn môi vần /âc/.
H. Phát âm /uâc/.
T. Phát âm lại để làm mẫu.
H. Phát âm lại nhiều lần: Cá nhân, tổ, cả lớp.
T. Đọc PT vần /uâc/.
H. /uâc/ - /u/ - /âc/ - /uâc/ 
T. Các em đưa vần /uâc/ vào mô hình.
H. Vẽ vào bảng con: 


â
c


u
â
c
T. Chỉ vào mô hình, đọc phân tích vần /uâc/.
H. /uâc/ - /u/ - /âc/ - /uâc/, âm đệm /u/, âm chính /â/, âm cuối /c/.
T. Tìm tiếng có vần /uâc/.
H. Nêu các tiếng của mình: quấc, khuấc, tuậc,...
T. Vần /uâc/ kết hợp được với mấy thanh. Dấu thanh đặt ở đâu?
H. Kết hợp được với 2 thanh: thanh sắc và thanh nặng. Dấu thanh đặt ở âm chính /â/.
T. Cho H chơi trò chơi thư giãn. 
VIỆC 2: Viết.
2a. Hướng dẫn viết chữ N viết hoa (kiểu 2) 
T. Gắn chữ N viết hoa. (kiểu 2) lên bảng.
T. Giới thiệu chữ N viết hoa. (kiểu 2)
T. Hướng dẫn viết chữ N viết hoa (kiểu 2), vừa viết trên bảng, vừa giảng quy trình.
H. Viết chữ N viết hoa kiểu 2 (2 lần).
T. Sửa chữa những điểm H viết chưa chính xác, nhận xét và khen những H viết đúng.
2b. Hướng dẫn viết vần.
T. Cho H lấy bảng con, hướng dẫn H viết vần /oăng/, /oăc/, /uâng/, /uâc/. Cỡ nhỏ vào bảng con (chữ ă, â, c, o, n, u cao 1 li; chữ g phía trên cao 1 li, phía dưới cao 1,5 li).
T. Sửa chữa những điểm H viết chưa chính xác, nhận xét và khen những H viết đúng.
T. Em tìm tiếng có vần /oăng/, /oăc/, /uâng/, /uâc/. Viết bảng con.
H. Viết: quăng, quắc
2c. Viết vở “ Em tập viết- CGD lớp 1.”
H. Viết từng dòng vào vở Em tập viết - CGD lớp 1 tập hai trang 68 theo hướng dẫn của T.
- Tô chữ N hoa (kiểu 2), cỡ nhỏ.
- Viết 1 dòng chữ N hoa (kiểu 2), cỡ nhỏ.
- Các vần oăng, uâng, oắc, uâc: mỗi vần viết 1 dòng, cỡ nhỏ.
- Các từ : loằng ngoằng, huyễn hoặc, bâng khuâng. Mỗi từ viết 1 dòng cỡ nhỏ.
T. Quan sát, kiểm soát quá trình viết của H.
T. Có thể nhận xét, chữa một số bài, nhận xét và rút kinh nghiệm cho cả lớp.
VIỆC 3: Đọc
3a. Đọc chữ trên bảng lớp.
T. Viết lên bảng: loằng ngoằng, huyễn hoặc, quầng trăng, sáng quắc.
H. Đọc (cá nhân, nhóm đôi, từng tổ, cả lớp).
T. Trong các tiếng trên, tiếng nào chứa luật chính tả?
H. Tiếng quầng, quắc.
T. Yêu cầu H nêu luật chính tả.
H. Nêu.
T. Cho học sinh đọc lại các từ: quầng trăng, sáng quắc.
H. Đọc.
3b. Đọc sách “Tiếng Việt - CGD lớp 1”, tập hai.
T. Hướng dẫn H đọc:
T. Hướng dẫn H đọc trang 134.
T. Đọc mẫu
H. Đọc cá nhân, đồng thanh (T - N), từng tổ.
* Bài đọc: Phép lịch sự.
H. Đọc thầm.
T. Đọc mẫu.
H. Đọc nối tiếp từng câu.
T. Chia đoạn: 
Đoạn 1: Từ 

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_phuong_phap_day_hoc_phan_van_mon_tieng_viet_lop_1.doc